Bộ “tranh tường” ở cung An Định gồm 6 bức, vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên mặt tường trát xi măng, nhưng tại có khung đắp nổi cao rất cầu kỳ, gây ấn tượng như tranh vẽ trên giá rồi lông khung treo lên tường!
|
Bộ “tranh tường” ở cung An Định |
Các tranh này không đề tên, nhưng đều vẽ các lăng vua chính của nhà Nguyễn: Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh và một lăng nữa có thể là dự án lăng Khải Định sắp xây sau đấy. Nguyên tắc “treo” các “tranh tường” này là trong nước ngoài sau, trái trước phải sau, hai tranh đối diện thuộc hai lăng kế tiếp nhau, hai tranh trên một mảng tường đăng đối nhau qua cửa lớn. Tranh thường có kích thước khá lớn, từng bức chiến cả phần nửa mảng tường bên cửa lớn.
Đề tài ở cả 6 tranh này đều là cảnh thực ở ngay trong vùng (riêng tranh lăng Khải Định là đồ án, lúc đó chưa xây, sau xây có thay đổi) khiến ai đã đi thăm thực địa rồi, nhìn tranh dễ dàng nhận ra ngay đề tài tranh.
Lối xây dựng tranh ở đây theo luật viễn cận châu Âu mà có phần nào kết hợp với lối nhìn sinh động phương Đông, tạo ra điểm tụ và đường chân trời không chặt chẽ, do đó có độ xa gần với chiều ngang mở rộng và chiều dâu hun hút, nhưng các mảng không chặt, nhiều ngôi nhà vênh váo, hai mặt phẳng vuông góc mà độ sáng tối như nhau (điển hình là trang lăng Đồng Khánh). Từng hình được diễn tả bằng nét là chính, các mảng màu tô theo cường độ ánh sáng trời đêm, không có bóng đổ và bóng hắt, độ sáng tối chênh nhẹ không gắt, hình khối nổi nét hơn là bằng màu. Màu chủ yếu ở cả 6 tranh là màu xanh diễn tả cây, da trời và sắc nước, tiếp đến là màu nâu diễn tả các kiến trúc vâth, nâu được phản ảnh của thiên nhiên xanh bạt ngàn thành ghi xám diễn tả tường nhà và mặt cầu
Cung An Định được xây dựng năm Mậu Ngọ đời Khải Định (1918), những “tranh tường” này hẳn được vẽ cùng năm ấy hay ngay sau đấy. Đây là những bức tranh của giai đoạn chuyển tiếp giữa nghệ thuật tạo hình truyền thống với nghệ thuật tạo hình mới, biểu hiện sự đổi mới, cách tân một thói quen cơ bản dựa trên hiện tại có khai thác vốn cũ. Đó cũng là những hiện vật của giai đoạn cuối cùng của chính thể quân chủ Việt Nam, cách nay chừng 70 năm.