Ai đã có dịp thăm lăng Khải Định đề được thấy pho tượng đồng “Hoàng đế Khải Định”  ngồi trên ngai vàng. Chúng tôi không có ý định giới thiệu pho tượng này, mà chỉ đề cập đến 1 pho tượng Khải Định đứng ngõ hầu có được những thông tin cần thiết để đối sánh các tượng Khải Định hiện biết. Tượng vốn đặt trong lầu bát giác “Trung lập đình” dựng ở sân trước cung An Định, nhìn qua cổng cung nhìn xuống sông An Cựu, từ năm 1960 đưa vào lăng Khải Định đặt ở nhà bia “Bi Đình” và từ năm 1975 thì cất vào một phòng kho của lăng nên ít người được biết.

Pho tượng này cao 1m60, cả về kích thước và tạo hình đều giống người thực, khuôn mặt mang tính chân dung ở dạng tự nhiên, được tạc kết hợp hai quan niệm tại hình Á – Âu ở mức hình thức: đầu đội mũ kiểu khăn xếp, áo hoàng bào mặt trong, trước ngực đeo thẻ bài với những chữ khoa trương “Thụ thiên vĩnh mạng” và “ Đại Nam thiên tử”, tay phải để thỏng hơi đưa về đằng trước, tay trái chống kiếm trong bao có ba tua gù… nhưng áo khoác ngoài lại xẻ tà thẳng từ cổ xuống bụng, ngực đeo đầy “mề đay” (ngực phải đeo 3 chiếc và ngực trái đeo 4 chiếc), hai vai đeo ngà võ quan, ba ngón tau đều đeo nhẫn mặt hoa nổi cao, chân đi giày da. Đã thế, áo tây nhưng lại thêu rồng, mây và sóng. Tượng một vị “Đại Nam thiên tử” nhưng lại dương oai kiểu võ quan Pháp. Là tượng một vị “Thiên tử” oai phong, bệ vệ, uy nghi và đầy quyền nhưng lại đứng ở sân cung nhìn xa đường cái.

Tượng với phong cách “hiện đại”, được tạc vào khoảng năm 1918, có thể tin một số người Huế cho biết là do một số cho biết là do một số nhà điêu khắc người Pháp tạc, sau đó do một người thợ đúc đồng Việt Nam tổ chức đúc tại Huế, để nguyên chất liệu đồng thau đanh chắc. Đây là một trong những tượng chân dung đích thực sớm ở nước ta, đánh dấu sự gặp gỡ buổi đầu của hai quan niệm tạc tượng Á – Âu, bỡ ngỡ dừng lại ở hình thức. Sau đó một thời gian ngắn, tượng Khải Đỉnh ngồi ngai vàng đúc năm 1920, do người Pháp tạo ra và đúc ở Pháp, nhưng tư thế và phong tục lại có phần dân tộc, khắc phục được những gặp gỡ ngỡ ngàng của pho tượng trên.