BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG

 

Thực hiện Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên môi trường mạng giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh. Hôm nay, ngày 21/11/2019, tại Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cùng với ông Nguyễn Đại Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Lương Bảy - Phó Giám đốc Sở Công thương; ông Hồ Dần – Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức với chủ đề “Bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống”.

Buổi đối thoại được truyền hình trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (www.thuathienhue.gov.vn) và trên website của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (www.trt.vn).

Quý vị quan tâm xin mời gửi câu hỏi đến Ban Biên tập qua địa chỉ thư điện tử: bbt.ubnd@thuathienhue.gov.vn và gọi điện thoại qua đường dây nóng 0234.362.9999, hoặc gửi trực tiếp tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên trang chủ của Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.

Vâng, thưa ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trước khi bắt đầu đối thoại ông có điều gì chia sẻ cùng với các cá nhân, tổ chức đang theo dõi và tham gia buổi đối thoại trực tuyến hôm nay không ạ? 

PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHAN THIÊN ĐỊNH TẠI BUỔI ĐỐI THOẠI (ngày 21/11/2019)

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

 

Xin kính chào tất cả quý vị đang theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề “Bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống” trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế sáng ngày hôm nay!

Kính thưa quý vị!

Từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945) với gần 150 năm, xứ Huế - Phú Xuân ngày xưa là nơi tụ hội của nhiều bàn tay tài hoa từ khắp mọi miền tổ quốc để chế tác ra các sản phẩm tinh xảo phục vụ cho cuộc sống xa hoa, tinh tế của kinh thành. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có số làng nghề và nghề truyền thống khá nhiều so với các nơi khác trong cả nước với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa.

Các làng nghề truyền thống, nhất là làng nghề ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh chúng ta đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm tại chỗ, tạo nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ người dân ở nông thôn. Đặc biệt là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, làng nghề đã đóng vai trò là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế...

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển làng nghề và nghề truyền thống, trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các ngành và địa phương trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống. UBND tỉnh cũng đã có những định hướng cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề như:

- Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; khôi phục phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; kết hợp phát triển làng nghề với du lịch;

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững;

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm; quảng bá thương hiệu sản phẩm tới người tiêu dùng...

Từ năm 2005, thành phố Huế định kỳ 2 năm 1 lần đã tổ chức liên tục các kỳ Festival nghề truyền thống. Các kỳ Festival nghề truyền thống đã góp phần tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghề và làng truyền thống của tỉnh; qua đó góp phần gìn giữ, phát huy giá trị của các nghề truyền thống, gắn các sản phẩm nghề, làng nghề với phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, thì công tác phát triển nghề và làng nghề vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của của tỉnh. Nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp phải không ít những khó khăn, như: Thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Khả năng cạnh tranh của làng nghề thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế...Do vậy, việc bảo tồn và phát triển làng nghề đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra không ít cơ hội và thách thức đối với tỉnh nhà.

Thế giới đang nhìn lại quá trình phát triển của mình. Công nghệ phát triển ở tốc độ cao, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng nhiều đến mức tham lam vô độ đã và đang làm cho thế giới ngày một tiến dần hơn đến chỗ tự diệt vong trong đống "rác" sinh ra từ sự hoang phí của tiêu dùng. Đây cũng là lúc con người ta nhìn lại quá khứ, trở lại với những nhu cầu của quá khứ, một cách đơn giản, tinh tế và thân thiện nhất với môi trường. Điều đó, mở ra những cơ hội lớn cho nghề và làng nghề truyền thống.

Hội nghị này là cơ hội để UBND tỉnh cùng các Sở ngành lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến tâm huyết đóng góp cho sự phát triển nghề và làng nghề truyền thống; đồng thời cũng là dịp để UBND tỉnh, các sở ngành, địa phương giải đáp, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về công tác bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nhà.

Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến của tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Có thể có những vấn đề chúng ta trao đổi đầy đủ, giải quyết thỏa đáng trong hôm nay, nhưng cũng có thể có nhiều vấn đề còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ chưa có câu trả lời đầy đủ; chúng tôi xem đây là những khiếm khuyết mà chính quyền cần nhìn nhận để tập trung quan tâm có giải pháp trong thời gian tới.

Kết quả của buổi đối thoại hôm nay sẽ được Văn phòng UBND tỉnh ghi nhận để cùng các ngành, địa phương tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh chuyển tải thành những nhiệm vụ trong thời gian tới, vì mục tiêu đưa công tác Bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống lên một tầm cao mới, mang lại những giá trị thiết thực, hiệu quả hơn cho người dân, cộng đồng và xã hội.

Xin trân trọng cảm ơn!


 

Toàn cảnh buổi Đối thoại

Bắt đầu đối thoại
Câu hỏi của bạn Phạm quang Long, TP Huế:

Xin Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cho biết những thành tựu đạt được, những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh thời gian qua và những định hướng phát triển làng nghề truyền thống trong thời gian tới của tỉnh.

Trả lời của Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ được phân bố trên 123 địa điểm có nghề hoạt động theo địa bàn cấp huyện, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa. Ước tính giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2018 tại 30 nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận khoảng 374 tỷ đồng. Cao nhất là nhóm các làng nghề điêu khắc gỗ, mộc An Bình, đúc đồng Huế, mè xửng Huế; chiếm hơn 30% giá trị sản xuất của 30 đơn vị, địa phương có nghề và làng nghề được công nhận. Thu nhập bình quân của người lao động của các cơ sở, hộ gia đình trong những đơn vị nghề, làng nghề khoảng 3,3 triệu đồng/lao động/tháng.

Trong Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Tỉnh đã chủ trương và có kế hoạch để khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Hiện nay, tỉnh đưa 13 làng nghề tiêu biểu vào kế hoạch để bảo tồn lâu dài cũng như quy hoạch phát triển nghề và làng nghề.

Trong thời gian vừa qua, thông qua các chương trình, dự án từ nhiều nguồn kinh phí, với các chính sách hỗ trợ nghề truyền thống và làng nghề truyền thống của địa phương, một số nghề truyền thống và làng nghề truyền thống bước đầu đã được khôi phục và bảo tồn (như làng nghề truyền thống gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình…). Một số làng nghề như mây tre Bao La, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, An Bình, chế biến bún bánh Ô Sa, Vân Cù, chế biến thủy hải sản An Dương, Làng Trài… được hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị, bao bì nhãn mác, xúc tiến thương mại … tạo được những chuyển biến tích cực.

Đặc biệt từ năm 2005, thông qua việc tổ chức các kỳ Festival nghề truyền thống vào các năm lẻ thì đã tạo ra một hướng đi. Đây là một Festival đặc trưng nhất của Việt Nam mà chúng ta tổ chức được, hội tụ được rất nhiều các làng nghề, nghề truyền thống tại Việt Nam cũng như nước ngoài đến tham dự, tạo ra cơ hội để chúng ta tuyên truyền, quảng bá những sản phẩm cũng như có cơ hội để học tập cách thức của các làng nghề, các nghệ nhân các nơi khác trên thế giới. Qua đó chúng ta dần nâng cao được năng lực, những điểm còn tồn tại trong phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

:

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

Tuy nhiên phải nói cái công tác này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Ở đây trước hết tôi xin nói đến công tác quản lý nhà nước về ngành nghề, làng nghề nông thôn tại cấp huyện, xã còn hạn chế. Vốn quan tâm đầu tư cho hạ tầng cũng như hỗ trợ giúp cho các nghệ nhân các làng nghề phát triển chưa được tập trung. Việc đó cũng xảy ra ngay tại các sở tham mưu cho UBND tỉnh. Chúng tôi cảm giác rằng một số Sở thực hiện công tác này vẫn chưa tận tâm, tận lực. Thời gian qua, Sở Công Thương đã có nỗ lực thông qua việc hỗ trợ cho các nghề và làng nghề; trong đó, các chuyên viên cũng như lãnh đạo và một số bộ phận liên quan đã tiếp cận rất sâu với các cơ sở sản xuất và qua đó tham mưu cho tỉnh kịp thời hỗ trợ rất chính xác, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của các làng nghề. Tuy nhiên việc này vẫn diễn ra chưa được đồng đều, đây là điểm đầu tiên mà chính quyền cần tập trung khắc phục.

Thứ hai là sản xuất tại làng nghề quy mô hộ là chính, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiết bị công nghệ lạc hậu; năng lực trình độ tổ chức sản xuất còn yếu - thiếu tính kế thừa và phát huy. Một số làng nghề thông qua sự hỗ trợ của chính quyền thì cũng đã bước đầu tiếp cận với thị trường, đã có một số sản phẩm đáng ghi nhận, tuy nhiên khi có những đơn hàng lớn thì gần như chúng ta không tổ chức thực hiện được. Tỉnh cũng nhận thấy có một số ngành nghề có khả năng phát triển rất tốt nhưng đội ngũ quản lý ở đây thì chưa đảm bảo; đối với những làng nghề thủ công mỹ nghệ thì thị trường trong nước đang bị cạnh tranh rất lớn, còn thị trường nước ngoài là một thị trường khá lớn đối với chúng ta, nhưng gần như cái sự kết nối giao thương với nước ngoài thì nó đang còn rất là yếu.

Từ thực trạng trên, vấn đề này có sự bắt nguồn từ sự hỗ trợ của chính quyền, để kết nối được những doanh nghiệp lớn có khả năng giúp cho các làng nghề vươn xa hơn. Bên cạnh đó chính các làng nghề, các đơn vị sản xuất cũng chưa đáp ứng khả năng sẵn sàng để kết nối các doanh nghiệp lớn đó khi có sự tương tác. Một đặc điểm nữa là hiện nay trong thị trường thì công tác tiếp cận thị trường, marketing là rất quan trọng, đặc biệt là qua mạng và sử dụng các kỹ thuật marketing mới. Tuy nhiên việc này thì nó quá xa vời so với các làng nghề của chúng ta. Chúng tôi cho rằng cái việc này không phải là quá khó nhưng chúng ta không đào tạo được nguồn nhân lực trẻ cho cho công tác quản lý. Một bộ phận rất lớn các thanh niên sau khi học xong 12 thì chúng ta hướng đến đại học và làm những ngành nghề hầu như là đi vào thành phố hoặc các nơi khác. Ít ở lại địa phương để cùng với làng nghề chúng ta phát triển. Hoặc ngược lại là các làng nghề của chúng ta cũng ít kết nối với con em chúng ta đang làm việc ở các nơi để hỗ trợ làng nghề, việc này phụ thuộc vào tầm nhìn phát triển của làng nghề. Điều này bên cạnh cái lỗi của các làng nghề thì cũng có lỗi của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và định hướng vẫn còn hạn chế.

Đối với tính sáng tạo trong mẫu mã sản phẩm, Tỉnh đang có rất nhiều chương trình để đi theo hướng vận động sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm bằng nhựa và đây cũng là một xu thế đang được cả thế giới ủng hộ; Việt Nam và Huế đang thay đổi rất nhiều. Nhưng việc tiếp cận làm sao để những sản phẩm bên cạnh chất lượng tốt thì có các mẫu mã có tính chất cạnh tranh, hội nhập được với thị trường thì đây cũng là điểm tất yếu. Lâu nay, chủ yếu làng nghề tự nghĩ ra để làm thì đây là một công tác rất khó khăn vì làng nghề tập trung vào công tác chuyên môn nhiều hơn và công tác nghiên cứu thị trường đòi hỏi nguồn nhân lực cũng như chi phí khá lớn và điểm này cũng đang còn hạn chế.

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kết nối với Bộ chủ quản, bước đầu đã có hỗ trợ cho một số mẫu mã để cho các làng nghề như Mây tre Đan Bao La tiếp cận thì các sản phẩm này được thị trường rất hoan nghênh. Vì vậy để phát triển được cần phải có sự thay đổi trong các mẫu mã sản phẩm và sự thay đổi trong công tác maketing cũng như mẫu mã sản phẩm cần một doanh nghiệp mạnh, đủ lớn để làm đầu tàu. Các doanh nghiệp là nơi tìm hiểu thị trường, là nơi đưa ra sản phẩm ra thị trường và cũng chính là nơi đặt hàng cho các làng nghề thì thực tiễn hiện nay gần như đang thiếu về mặt này. Đến bây giờ, chưa có doanh nghiệp nào lớn để kết nối với các làng nghề, đây là một điểm cần phải tháo gỡ.

Việc triển khai gắn kết với hoạt động du lịch là một trong những hoạt động mà Tỉnh đặt ra khá nhiều nhưng việc phát triển vẫn chưa cao. Cái đầu tiên có thể thấy rõ đó là hạ tầng để đảm bảo cho việc kết nối du lịch còn hạn chế. Hạ tầng từ làng nghề, hạ tầng từ các trung tâm du lịch đến các làng nghề còn nhiều vấn đề.

Một vấn đề nữa là tính sáng tạo, hấp dẫn trong tư duy về sản phẩm vẫn còn thiếu. Khi đã kết nối với du lịch thì không phải câu chuyện là người ta đến xem sản phẩm và mua, vấn đề là câu chuyện gì trong sản phẩm đó. Phải nói rằng, so với nhiều địa phương khác thì các làng nghề đang thiếu tính sáng tạo. Và các làng nghề cần phải chủ động, nhà nước sẽ có cách thức hỗ trợ, đào tạo, định hướng, gợi ý nhưng câu chuyện của làng nghề thực sự phải xuất phát từ chính các làng nghề thì mới có đủ sức lan tỏa, hấp dẫn. Và mỗi nghệ nhân, mỗi người tham gia làng nghề họ phải là một người đóng góp ra linh hồn của câu chuyện đó thì mới thành công. Cho nên, câu chuyện phát triển du lịch cũng đang là một điểm yếu. Nếu phát triển được các mặt này trong du lịch sẽ tạo ra một hướng đi mới tốt hơn cho làng nghề, vốn đang là thế mạnh của Tỉnh.

Về một số giải pháp sắp tới thì về quan điểm để phát triển làng nghề thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp, làng nghề. Phải có chân chuyền như vậy thì mới phát triển vững chãi. Trước đây, chính quyền hỗ trợ và làng nghề thực hiện nhưng như thế là chưa đủ. Về phía chính quyền, cần phải tiếp tục các giải pháp hỗ trợ về đầu tư hạ tầng, đổi mới công nghệ, đặc biệt là thúc đầy hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua mặt bằng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm ở trong tỉnh.

Nói nhiều đến câu chuyện phát triển làng nghề đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ phục vụ cho du lịch nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có một điểm nào để cho các làng nghề vào đó trưng bày và điểm đó phải thực sự là điểm đến của du lịch. Trước đây, Tỉnh đã đầu tư tại địa điểm 15 Lê Lợi, tuy nhiên quá trình hoạt động không hiệu quả và đang tiến hành tổ chức lại và địa điểm này chưa đủ sức để chứng đựng được những nhu cầu giới thiệu cho sản phẩm của làng nghề. Đây là một vấn đề chúng ta cũng cần phải đặt ra. Tỉnh cũng đã quy hoạch một khu làng nghề trước đây là đúc đòng thì đã xây dựng xong và một địa điểm tại khu vực Cầu Lim nhưng các mô hình chưa thành công do các thức tổ chức vận hành, chưa thu hút được nhà đầu tư.

Điểm nữa, để tiếp cận thị trường trong đó có công tác quảng bá thì tỉnh sẽ phải hỗ trợ một phần rất lớn thông qua các công tác quảng bá truyền thông trên mạng, qua các kênh quảng bá chuyên nghiệp, xúc tiến các thị trường trong nước và đặc biệt là nước ngoài, các thị trường đang có nhu cầu lớn, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trường khác. Chính quyền cũng phải thực hiện công tác hỗ trợ trong đào tạo  năng lực quản lý đặc biệt là năng lực kinh doanh.

Chúng tôi nghĩ rằng, các làng nghề cần phải có một tổ chức có tính chất chuyên nghiệp hơn, cần hình thành một mô hình doanh nghiệp từ làng. Tỉnh đang khuyến khích những phong trào khởi nghiệp, tuy nhiên qua theo dõi phong trào khởi nghiệp thì chúng tôi cảm thấy rằng các bạn khởi nghiệp đang bắt đầu từ câu chuyện rất là khó ở chỗ các bạn phải bắt đầu đầu tư hết toàn bộ trong khi ở các làng nghề của chúng ta đã có khả năng làm ra sản phẩm rồi thì thiếu sự kết nôí này. Làm sao hình thành được các doanh nghiệp từ làng, khởi nghiệp từ làng để đi lên thì một bài toán đặt ra cho chính quyền để có định hương trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chính quyền phải tìm kiếm được cho các doanh nghiệp đủ lớn, đủ tin cậy để phát triển một số ngành nghề của chúng ta vốn đang là thế mạnh có khả năng tiếp cận tốt với thị trường.

Đối với làng nghề chúng tôi đề nghị các địa phương có chỉ đạo chú trọng mạnh đến đào tạo tay nghề và đặc biệt là đào tạo năng lực quản lý kinh doanh và phải tìm ra được đội ngũ kế thừa. Chúng tôi đã tiếp cận được một số làng nghề và thấy rằng các làng nghề đang có sản phẩm nhưng chỉ vài ba năm tới thì sẽ có khả năng không có đội ngũ kế cận. Và nếu gián đoạn trong đội ngũ kế cận đó thì chúng ta lại có thể mất thị trường và trở lại bài toán từ đầu. Đây cũng là điểm cần phải lưu ý và làng nghề phải hướng đến mô hình doanh nghiệp. Về doanh nghiệp thì chúng tôi cho rằng đây là một yếu tố hết sức quan trọng, tỉnh sẽ cố gắng tập trung. Vừa rồi chúng tôi đã đặt một số vấn đề một số doanh nghiệp hỗ trợ cho tỉnh trong việc giới thiệu các sản phẩm ra nước ngoài để chào hàng và tìm kiếm chính các doanh nghiệp từ nước ngoài đặt hàng về cho chúng ta. Vừa rồi một số sản phẩm như đan lát đã có doanh nghiệp Thái Lan quan tâm và đã có đặt hàng. Chúng tôi cho rằng đây là hướng đi mà tỉnh tiếp tục hỗ trợ hơn nữa để hình thành lên những kết nối giữa doanh nghiệp và làng nghề để triển khai.

Và trong các mối quan hệ này, vai trò của chính quyền hết sức quan trọng. Phía tỉnh giao Sở Công thương chủ trì cùng với các sở địa phương xây dựng một kế hoạch cụ thể để tiến hành các nhiệm vụ này bắt đầu từ năm 2020 và sẽ đặt ra những tiêu chí cụ thể. Thay vì trước đây chúng ta hỗ trợ thì phải đi sâu vào để hình thành mô hình nghề, làng nghề có hướng phát triển tốt để tạo ra cho các đơn vị, làng nghề khác theo sau.

Về định hướng phát triển, trong thời gian tới, Tỉnh sẽ tiếp tục bám sát quy hoạch phát triển nghề, làng nghề truyền thống đến năm 2020 cũng như định hướng đến 2025 theo quyết định số 111/QĐ-UBND nhằm cụ thể hóa quy hoạch này và thực hiện theo từng năm để đạt được mục tiêu đề ra.


Câu hỏi của bạn Ngọc hiền, ngochien_83@yahoo.com:

Xin cho biết tỉnh đã có những bước tiến cụ thể như thế nào trong công tác bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống? Những ngành nghề nào sẽ được tỉnh ưu tiên hỗ trợ, bảo tồn trong thời gian tới?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:


Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn

Trước tiên, phải khẳng định rằng, nghề và làng nghề truyền thống đóng vai trò nhất định trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp, chuyển đổi chuyển đổi nguồn lao động nông thôn từ sản xuất nông nghiệp với thu nhập thấp sang sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với dịch vụ) với thu nhập cao hơn. Sự tác động này tạo ra một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, với sự thay đổi về cơ cấu và phong phú về sản phẩm, đa dạng hoá các loại hình sinh kế của hộ gia đình nông dân.

Ngoài ra, làng nghề truyền thông còn có vai trò rất quan trọng nữa là giữ gìn giá trị di sản văn hoá tiêu biểu cho một vùng đất, một địa phương, tạo ra sự gắn kết của một cộng đồng thôn bản. Với ý nghĩa vai trò như vậy, thời gian qua tỉnh đã tập trung để bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề truyền thống. Ước tính giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2018 của nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống khoảng 374.000 triệu đồng. Cao nhất là nhóm các làng nghề điêu khắc gỗ, mộc An Bình, đúc đồng Huế, mè xửng Huế.

Nói chung, dù giá trị sản xuất tại các nghề, làng nghề chưa cao nhưng đã giải quyết lượng lớn lao động nông nhàn, thời vụ tại địa phương; ổn định trật tự xã hội, đóng góp xây dựng kinh tế xã hội của địa phương góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nếu lấy hình ảnh để minh hoạ cho bước tiến đáng kể của việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống tại TTH đó là việc dệt Zèng công nhận là di sản VH phi vật thể Quốc Gia theo QĐ của Bộ VHTTDL. Nghệ nhân của làng nghề Dệt Zèng A Lưới mới đây đã tham gia hội chợ quảng bá du lịch làng nghê tại Thuỵ Sỹ - được bạn bè thế giới đánh giá rất cao.

Tại Quyết định 111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến 2020 và định hướng đến 2025, tỉnh đã chủ trương và có kế hoạch để khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền bao gồm nghề truyền thống tranh giấy làng Sình, nghề truyền thống làm diều Huế, nghề truyền thống gốm Phước Tích, nghề truyền thống rèn Hiền Lương, Cầu Vực…

Đồng thời, khôi phục để phát triển một số nghề và làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định sản xuất như nhóm ngành nghề khác như: nghề truyền thống đệm bàng Phò Trạch, nghề truyền thống nón lá Huế, nghề truyền thống may áo dài Huế, các nghề truyền thống sơn mài, khảm trai, khảm xương, các nhóm nghề đan lưới, chổi đót, tăm hương... Đặc biệt, tiếp tục các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm cho các sản phầm truyền thống đã có chỗ đứng như Zèng, Mây tre đan lát,… 

Câu hỏi của bạn Hoàng Thị Thanh Nga, TP Huế:

Mặc dù có sự quan tâm đầu tư của tỉnh, song sản xuất ở nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh thiếu ổn định, đầu ra sản phẩm khó khăn. Xin hỏi lãnh đạo Sở Công Thương nguyên nhân là gì và giải pháp khắc phục như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:


Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Công Thương đã tham mưu triển khai các chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong các làng nghề để thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, đầu tư ứng công nghệ thiết bị vào các công đoạn sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến, thay đối, mẫu mã, tính năng sử dụng của sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên tình hình sản xuất – kinh doanh của các cơ sở trong các làng nghề vẫn còn những hạn chế như:

Đa số các cơ sở sản xuất tại các làng nghề hiện nay có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất theo cách truyền thống, thủ công, dựa vào kinh nghiệm là chính; công nghệ và thiết bị chậm đổi mới; tính liên doanh, liên kết trong ngành nghề, làng nghề còn hạn chế, sản lượng sản xuất còn nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu số lượng lớn của siêu thị khi có đột biến về số lượng đặt hàng; một số sản phẩm chưa có nhãn hiệu, thương hiệu và chưa tạo được lòng tin ở người tiêu dùng

Về chất lượng mẫu mã sản phẩm làng nghề trong thời gian qua đã được UBND tỉnh chỉ đạo triển khai nhiều nhiều chương trình, kế hoạch phát triển mẫu mã sản phẩm và bao bì đóng gói, do đó đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu so với tiềm năng  lợi thế của sản phẩm ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

Để khắc phục thực trạng này, ngành Công thương đã tham mưu tỉnh triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

Một là tăng cường lồng ghép các nguồn kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, đào tạo nghề nhằm phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm; đổi mới thiết kế, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thông qua các hoạt động  như tổ chức các hội thi thiết kế sản phẩm, bao bì sản phẩm, tạo mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất với đội ngũ các đơn vị/ cá nhân có năng lực thiết kế

Hai là tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các đơn vị tham gia các hội chợ - triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với các nhà phân phối nhằm đưa sản phẩm vào các kênh phân phối; định hướng tạo sự liên kết giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa đơn vị sản xuất – đơn vị tiêu thụ sản phẩm. 

Câu hỏi của bạn tranthuhuyen82@gmail.com, tranthuhuyen82@gmail.com:

Khó khăn của các làng nghề hiện nay là tiêu thụ sản phẩm. Xin hỏi tỉnh có giải pháp gì để giúp các làng nghề quảng bá,đua sản phẩm đến với người tiêu dùng

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Công Thương đã tham mưu triển khai các chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong các làng nghề để thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, đầu tư ứng công nghệ thiết bị vào các công đoạn sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải tiến, thay đối, mẫu mã, tính năng sử dụng của sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên tình hình sản xuất – kinh doanh của các cơ sở trong các làng nghề vẫn còn những hạn chế như:

Đa số các cơ sở sản xuất tại các làng nghề hiện nay có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất theo cách truyền thống, thủ công, dựa vào kinh nghiệm là chính; công nghệ và thiết bị chậm đổi mới; tính liên doanh, liên kết trong ngành nghề, làng nghề còn hạn chế, sản lượng sản xuất còn nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu số lượng lớn của siêu thị khi có đột biến về số lượng đặt hàng; một số sản phẩm chưa có nhãn hiệu, thương hiệu và chưa tạo được lòng tin ở người tiêu dùng

Về chất lượng mẫu mã sản phẩm làng nghề trong thời gian qua đã được UBND tỉnh chỉ đạo triển khai nhiều nhiều chương trình, kế hoạch phát triển mẫu mã sản phẩm và bao bì đóng gói, do đó đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu so với tiềm năng  lợi thế của sản phẩm ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

Để khắc phục thực trạng này, ngành Công thương đã tham mưu tỉnh triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

Một là tăng cường lồng ghép các nguồn kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến, đào tạo nghề nhằm phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm; đổi mới thiết kế, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thông qua các hoạt động  như tổ chức các hội thi thiết kế sản phẩm, bao bì sản phẩm, tạo mối liên kết giữa các đơn vị sản xuất với đội ngũ các đơn vị/ cá nhân có năng lực thiết kế

Hai là tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các đơn vị tham gia các hội chợ - triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với các nhà phân phối nhằm đưa sản phẩm vào các kênh phân phối; định hướng tạo sự liên kết giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa đơn vị sản xuất – đơn vị tiêu thụ sản phẩm.

Câu hỏi của bạn Phạm anh Tú, TP Huế:

Công tác dạy nghề truyền thống chưa phát huy hiệu quả tại các làng nghề, các mô hình đào tạo nghề vẫn chưa thu hút được đông đảo lao động nông thôn tham gia, nhất là thanh niên? Giải pháp để khắc phục tình trạng này như thê nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

Đúng là công tác dạy nghề truyền thống và các mô hình đào tạo nghề vẫn chưa thu hút được đông đảo lao động nông thôn tham gia, nhất là thanh niên nên chưa phát huy hiệu quả tại các làng nghề. Để khắc phục, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu tỉnh triển khai một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề truyền thống như sau:

Một là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền với người dân về công tác đào tạo nghề, quan tâm đến các làng nghề, các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi; tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn học nghề, chọn nghề và tổ chức dạy học theo phương châm xuất phát từ nhu cầu học nghề, việc làm và điều kiện của người học và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Hai là đổi mới chương trình, nội dung dạy nghề phù hợp, linh hoạt, chủ yếu tập trung dạy thực hành và thực hiện tại nơi sản xuất, có thời gian đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, từng vùng, từng địa phương và phù hợp với điều kiện của người học nghề.

Ba là ban hành các cơ chế chính sách ưu tiên kêu gọi và thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các làng nghề; các vùng nông nghiệp, nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triền kinh tế tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Bốn là phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao vai trò các nghệ nhân tham gia đào tạo nghề truyền thống ở địa phương để tạo việc làm cho lao động nông thôn sau khi đào tạo nghề.

Năm là tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp của lao động nông thôn theo hướng gắn với đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xã nông thôn mới phù hợp với yêu cầu sản xuất, nuôi trồng và các mô hình kinh tế có hiệu quả để tổ chức đào tạo nghề, nhằm giúp lao động nông thôn nâng cao chất lượng kỹ năng tay nghề góp phần tăng năng suất, chất lượng hàng hóa, nâng cao thu nhập so với lúc chưa học nghề.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Mai Vinh, Lộc Thủy, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế:

Dầu tràm là nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc thì nghề này có từ lâu đời. Nghề dầu tràm được xem là thế mạnh trong phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh. Thế nhưng việc quản lý, phát triển làng nghề này chưa tương xứng, manh múm, thậm chí có dấu hiệu tự phát, thả nổi. Nguy hại hơn, hiện việc làm giả, sử dụng tinh dầu tràm giả tràn lan khắp tỉnh làm ảnh hưởng thương hiệu dầu tràm ở Thừa Thiên Huế. Xin được hỏi ông Phan Thiên Định: 1 - Ông có những chỉ đạo và kế hoạch gì để xây dựng, sớm công nhận làng nghề, đồng thời bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống này? 2 - Ông có những chỉ đạo nào để sớm chấm dứt, ngăn chặn nạn dầu trả dỏm, dầu tràm giả làm ảnh hưởng đến uy tín của dầu tràm Huế?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:


 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

1. Kế hoạch để xây dựng, sớm công nhận làng nghề, đồng thời bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống nấu dầu tràm:

- Nghề nấu dầu tràm là một trong những nghề nằm trong quy hoạch, bảo tồn, khôi phục và phát triển của Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến 2020 và định hướng đến năm 2025 và  Đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh TT Huế đến năm 2025”; trong đó có dự án khôi phục và phát triển làng nghề và dự án nghiên cứu phát triển các vùng nguyên liệu dược liệu trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn từ nay cho đến năm 2025, sẽ ưu tiên tập trung phát triển các nhóm ngành, sản phẩm Công nghiệp nông thôn có thế mạnh của các địa phương về nguồn tài nguyên, lao động và thân thiện với môi trường, trong đó có dầu tràm.

- UBND tỉnh vừa chọn và ban hành danh mục sản phẩm chủ lực giai đoạn 2019 - 2020 để hỗ trợ phát triển. Theo đó, có 16 sản phẩm được hỗ trợ trong giai đoạn này  trong đó có nhóm sản phẩm tinh dầu tràm, tinh dầu sả và các loại tinh dầu từ dược liệu.

- Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ các cơ sở sản xuất tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đưa các sản phẩm đạt chất lượng vào các kênh phân phối hiện đại.

- Tổ chức có hiệu quả các chính sách đã ban hành; nghiên cứu, xây dựng các chính sách mới để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản phẩm.

* Một số giải pháp hỗ trợ Tinh dầu tràm và các loại tinh dầu từ dược liệu trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến:

+ Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KHCN để cải tiến hệ thống chưng cất nhằm nâng cao hiệu quả trong chiết xuất tinh dầu tràm và các loại tinh dầu khác

+ Thực hiện dự án xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm dầu tràm Huế.

+ Lập đề án phát triển vùng nguyên liệu cây tràm gió tại các huyện

+ Đầu tư cải thiện khả năng thương mại hóa các sản phẩm dầu tràm

- Để được công nhận làng nghề, địa phương làm hồ sơ đề nghị công nhận nếu đáp ứng tiêu chí công nhận làng nghề được quy định tại Nghị định 52/NĐ-CP của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Giải pháp chấm dứt, ngăn chặn nạn dầu trả dỏm, dầu tràm giả

- UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm tinh dầu tràm Huế để các cơ sở có điều kiện áp dụng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về công đăng ký, sản xuất - kinh doanh dầu tràm.

- Chỉ đạo các địa phương tập trung quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác sắp xếp các địa điểm kinh doanh các doanh nghiệp, đặc biệt là kinh doanh trên tuyến quốc lộ 1A, nhất là đoạn qua huyện Phú Lộc.

- Chỉ đạo các địa phương phối hợp với Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra để chống hàng giả hàng nhái.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân tham gia đấu tranh phòng, chống khai báo những đơn vị sản xuất tinh dầu không đảm bảo chất lượng.

- Tăng cường cung cấp thông tin, kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm, phát hiện về hàng giả, hàng kém chất lượng đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để thu hồi tiêu hủy, xử lý kịp thời; thực hiện cam kết không tham gia tiếp tay buôn bán sản xuất, kinh doanh tinh dầu không đảm bảo chất lượng.

- Tăng cường thanh tra, hậu kiểm, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ,... 

Câu hỏi của bạn phuonghong09_75@gmail.com, phuonghong09_75@gmail.com:

Thách thức chung mà các làng nghề gặp phải là thực trạng thiếu lao động có tay nghề để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến sản phẩm các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế. Xin hỏi, Tỉnh có những chính sách hỗ trợ gì trong công tác đào tạo nghề và mẫu mã sản phẩm?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao Động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

1. Về công tác đào tạo nghề

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, làng nghề, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nói chung, đào tạo nghề cho các làng nghề nói riêng đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác này cũng còn những khó khăn, thách thức trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực để phát triển các làng nghề.

Để hỗ trợ cho các làng nghề phát triển, cần triển khai các giải pháp sau:

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học nghề đối với các làng nghề, nhất là vai trò của việc học nghề trong nâng cao thu nhập, phát triển làng nghề.

- Đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và làng nghề trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực để phát triển làng nghề.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, miễn giảm học phí (theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đi với cơ sở giáo dục thuộc hệ thng giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, h trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016đến năm học 2020 - 2021,Quyết định số 46/2015/QĐ-TTgngày 28/9/2015của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; các Chương trình, Đề án, Dự án của Nhà nước và các tổ chức tài trợ quốc tế (Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Đề án Đào tạo nghề cho phụ nữ, Đề án Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển; Dự án Phát triển nông thôn do Chính phủ Luxembourg tài trợ, Dự án Plan, Dự án JICA của Chính phủ Nhật Bản…)

- Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ gíao viên.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với giới tính, độ tuổi (đào tạo thường xuyên, đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học; hướng dẫn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, công nghệ; tập huấn…). Đối với lực lượng lao động trẻ cần chú trọng các chính sách đào tạo để giúp họ có khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến phát triển làng nghề.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học và các kiến thức liên quan cho các nghệ nhân, người sản xuất có tay nghề cao… để tiếp tục tham gia dạy nghề, truyền nghề.

- Các cơ sở đào tạo thường xuyên phối hợp với các làng nghề để đào tạo cho lao động theo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Khuyến khích các nghệ nhân, người có tay nghề cao truyền nghề tại các làng nghề.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại dạy và học để từng bước sản xuất các sản phẩm tinh xảo, chất lượng nhằm nâng cao giá trị hàng hóa cho các sản phẩm truyền thống.

- Đẩy mạnh thông tin, quảng bá, quảng cáo, xúc tiến thương mại… nhằm giới thiệu các sản phẩm của các làng nghề ra thị trường trong nước và quốc tế.

- Rà soát, đánh giá tình trạng lao động, việc làm, trình độ nghề nghiệp tại các làng nghề. Qua đó đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại các làng nghề.

2. Về mẫu mã sản phẩm

Về chính sách hỗ trợ mẫu mã sản phẩm:

- Tỉnh đã ban hành Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016, trong đó có chính sách hỗ trợ về mẫu mã sản phẩm: Các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 2 Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND thực hiện thiết kế mới và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm có giá trị kinh tế được hỗ trợ 50% kinh phí nhưng không quá 50 triệu đồng cho 1 loại sản phẩm mới. Nội dung chi phí gồm: nghiên cứu, khảo sát thị trường; thuê chuyên gia thiết kế, chế tạo; chi phí sản xuất thử.

- Ngoài ra, qua các năm 2008, 2010, 2013 tỉnh đã tổ chức các hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia dự thi; đồng thời từ năm 2016 đến năm 2018, hàng năm UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch thiết kế mẫu mã sản phẩm , bao bì sản phẩm để hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị phát triển mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và khách du lịch, theo đó trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức đặt hàng thiết kế sản phẩm, thiết kế bao bì sản phẩm với  17 mẫu thiết kế sản phẩm và 4 mẫu thiết kế bao bì sản phẩm và chuyển giao các mẫu thiết kế trên cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn tiếp nhận để sản xuất sản phẩm hàng hóa.

Câu hỏi của bạn Kim Duyên, k_duyen@gamil.com:

Các sản phẩm làng nghề truyền thống chủ yếu được thực hiện bởi các nghệ nhân có tay nghề cao, khéo léo, được truyền từ đời này qua đời khác…Xin cho biết cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển của các làng nghề truyền thống của tỉnh trong thời gian tới?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 86 làng nghề; trong đó có 14 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 18 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Cùng với những ngành nghề khác, làng nghề và làng nghề truyền thống nói trên chịu sự tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên 2 mặt là tích cực và tiêu cực.

- Về cơ hội (mặt tích cực):

Một là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra áp lực để thay đổi tư duy, nhận thức và hành động của các cơ quan quản lý và nhất là của các cơ sở sản xuất làng nghề để khắc phục được điểm yếu lớn nhất của làng nghề hiện nay là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình khả năng tiếp thị sản phẩm và giới thiệu làng nghề còn hạn chế, mẫu mã chưa phong phú, sản xuất theo lối cha truyền con nối.

Hai là tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhất đối với các làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản thực phẩm. Riêng đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được thực hiện bởi các nghệ nhân có tay nghề cao, khéo léo, được truyền từ đời này qua đời khác và mang đậm dấu ấn cá nhân, dòng tộc…nên công nghệ tiên tiến, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn con người mà chỉ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn.

Ba là gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 là việc phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử sẽ mở ra nhiều kênh bán hàng mới cho các làng nghề như bán hàng trực tuyến, sàn giao dịch điện tử; tăng cường sự tương tác giữa khách hàng và làng nghề để trao đổi thông tin, nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng để phát triển mẫu mã sản phẩm mới…

- Về thách thức: Hiện nay, các làng nghề thiết hụt về lao động có trình độ, có khả năng về công nghệ thông tin, kiến thức về quản trị kinh doanh nên việc tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 như ứng dụng trong thiết kế mẫu mã sản phẩm, vận hành thiết bị máy móc, marketing phát triển thị trường sẽ rất hạn chế.

Điểm xuất phát của các làng nghề còn thấp, quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, thiếu vốn;  năng lực sáng tạo, thiết kế mẫu mã, bao bì mới của hầu hết các làng nghề nhất là làng nghề thủ công mỹ nghệ là rất yếu, chủ yếu là sản xuất theo mẫu mã truyền thống và làm theo đơn đặt hàng.

Thời gian qua Chính phủ, các Bộ ngành cũng như Tỉnh đã kịp thời xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp để chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, để nắm bắt xu thế này, các làng nghề cần chủ động liên kết mở rộng sản xuất đủ điều kiện sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và xuất khẩu thông qua các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và sản xuất theo chuỗi liên kết...         

Câu hỏi của bạn Lê Tự Nhiên, Phú Vang: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm tiểu thủ công nghiệp gắn việc phát triển các ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh được triển khai như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:


Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn

Bản chất của chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm chính là thúc đẩy để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống, và để phát triển nghề truyền thống ở mỗi địa phương. Cho nên quan điểm của tỉnh là phải kết hợp chặt chẽ giữa Chương trình XDNTM, xây dựng chương trình OCOP và Chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Dựa trên quan điểm này, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách quan trọng như đã đề cập ở phần đầu.

Bên canh đó, Sở NN&PTNT đã nỗ lực cùng với các đơn vị liên quan của Trung ương và địa phương tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực đào tạo, tập huấn Chương trình OCOP từ cán bộ triển khai cấp tỉnh, huyện, xã đến các chủ thể kinh tế tham gia chương trình; phối hợp thông tin tuyên truyền về chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với Viện nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn để thực hiện chỉ dẫn địa lý, quảng bá và xúc tiến tương mại một số sản phẩm như Thanh Trà Hương Vân, Thuỷ Biều, Đan lát Bao La, Xèng A Lưới, các loại tinh dầu, trà, rượu, mè xửng, mắm, nước mắm… Đây cũng chính là những sản phẩm ngề truyền thống và đặc sản địa phương để xây dựng thương hiệu OCOP TTH.

Đặc biệt, tỉnh đã tổ chức Hội chợ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 (trong khuôn khổ Chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư ngành nông nghiệp do UBND tỉnh tổ chức từ 28-30/7/2019), với quy mô 64 gian hàng và sự tham dự của gần 50 tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Trong đó có các gian hàng giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản phẩm OCOP của tỉnh và địa phương. Và chúng tôi sẽ duy trì thường xuyên hội chợ như thế này trong thời gian tới.

Năm 2019 tỉnh bố trí vốn nâng cấp tiêu chuẩn hóa 18 sản phẩm OCOP của 18 chủ thể kinh tế trên địa bàn 9 huyện thị và TP và cuối năm 2019 sẽ tổ chức xem xét xếp loại các sản phẩm này dự kiến đạt 3 sao.

Câu hỏi của bạn Lê Thị Thùy Trang, thuytrangle_1982@gmail.com: Xin hỏi nếu đầu tư trồng và chế biến sản phẩm mây tre thì sẽ được hưởng ưu đãi, hỗ trợ gì từ phía nhà nước, rất mong được chương trình giải đáp. Trân trọng cám ơn.

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:

Nghề mây tre đan là hoạt động ngành nghề nông thôn và là nghề được khuyến khích phát triển tại các làng nghề nên được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định 52/2018-CP ngày 12/4/2018 về Phát triển ngành nghề nông thôn, theo đó:

+ Được hỗ trợ như mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực.

+ Các dự án phát triển ngành nghề nông thôn được hỗ trợ mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án. Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

- Ngoài ra, được hỗ trợ từ kinh phí hoạt động khuyến công của tỉnh (Quyết định 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh): Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ KHKT vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề cho người lao động; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động XTTM khác.

- Nếu có dự án trồng mây, tre sẽ được hỗ trợ 50% giá cây giống khi trồng dưới tán rừng với diện tích trồng tối thiểu 2 ha nhưng không quá 3 triệu đồng/1 ha (Quyết định 32/2016/QĐ-UBND của tỉnh). 

Câu hỏi của bạn Đỗ Thị Hằng, Phú mậu, phú vang: Chương trình cho tôi hỏi hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chính sách và hỗ trợ gì cho phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:


Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn

Chúng ta đã biết, để phát triển và bảo tồn nghề và làng nghề truyền thống thì phải tập trung vào 3 nội dung chính: Quy hoạch làng nghề - Tổ chức sắp xếp lại sản xuất phù hợp, để tạo ra hang hoá sản phẩm đặc biệt, có giá trị gia tang cao – và (3) giữ nghề không để thất truyền thông qua việc đào tạo nghề truyền thống, gìn giữ bí kíp của các nghệ nhân không cho thất truyền. Hiện nay, hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng tập trung vào 3 nội dung quan trọng này.

Hiện nay, hệ thống chính sách hỗ trợ để phát triển nghề và làng nghề truyền thống rất nhiều. Ở đây chúng ta phải biết rằng sự hỗ trợ của Nhà nước không hẳn chỉ là hỗ trợ trực tiếp cho những người làm nghề truyền thống như vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, gìn giữ nghề truyền thống, mà căn cơ hơn là hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng các làng nghề tập trung, hỗ trợ kết nối thị trường, chuyển giao công nghệ...

Chính Phủ đã ban hành Nghị định 52/2018-CP ngày 12/4/2018 về Phát triển ngành nghề nông thôn, theo đó:

Tại các Điều 7 đến Điều 12 của Chương III Nghị định này đã quy định các nội dung ngành nghề nông thôn được hỗ trợ như mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực.

Đặc biệt tại Điều 12 của Chương này, cũng đã quy định các dự án phát triển ngành nghề nông thôn được hỗ trợ mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án.

Mức hỗ trợ tối đa 50% cho một dự án nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

Ngoài ra, các nghề truyền thống đều được hỗ trợ từ kinh phí hoạt động khuyến công của tỉnh được quy định tại Quyết định 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh về Quy chế quản lý sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công, với nhiều chính sách hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ KHKT vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động XTTM khác.

Tại Quyết định 111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến 2020 và định hướng đến 2025 cũng đề xuất một sô dự án đâu tư trong lĩnh vực này, với tổng giá trị đầu tư 51 tỷ đồng.

Tại Quyết định 597/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2025 cũng có những quy định chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống. Theo đó Trong giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên tập trung phát triển các nhóm ngành, sản phẩm CNNT có thế mạnh của các địa phương về nguồn tài nguyên, lao động và thân thiện với môi trường như: chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm thiết bị, máy móc và phụ tùng cơ khí; vật liệu xây dựng, dệt may - da giày. Tại QĐ này cũng đã đề ra danh mục các chương trình dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2025 với tổng giá trị đầu tư là 1.897 tỷ đồng tâp trung vào các nội dung đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN, làng nghề, đầu tư phát triển sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm của công nghiệp nông thôn và xác định các dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp nông thôn.

Ngay cả việc phát triển vùng nguyên liệu cho nghề truyền thống như có dự án trồng mây, tre thì tại Điều 4, Quyết định 32/2016/QĐ-UBND của tỉnh về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành thì mây tre thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ nên dự án trồng mây tre sẽ được hỗ trợ 50% giá cây giống khi trồng dưới tán rừng với diện tích trồng tối thiểu 2 ha nhưng không quá 3 triệu đồng/1 ha.

Câu hỏi của bạn Nhật Minh, Phò trạch, phong điền: XIN HỎI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH NHƯ THẾ NÀO

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:

Để phát triển và bảo tồn nghề và làng nghề truyền thống thì phải tập trung vào 3 nội dung chính: Quy hoạch làng nghề - Tô chức sắp xếp lại sản xuất phù hợp, để tạo ra hang hoá sản phẩm đặc biệt, có giá trị gia tang cao – và (3) giữ nghề không để thất truyền thông qua việc đào tạo nghề truyền thống, gìn giữ bí kíp của các ngệ nhân không cho thất truyền. Hiện nay, hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng tập trung vào 3 nội dung quan trọng này.

Hiện nay, hệ thống chính sách hỗ trợ để phát triển nghề và làng nghề truyền thống rất nhiều. Ở đây chúng ta phải biết rằng sự hỗ trợ của Nhà nước không hẳn chỉ là hỗ trợ trực tiếp cho những người làm nghề truyền thống như vay tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, gìn giữ nghề truyền thống, mà căn cơ hơn là hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng các làng nghề tập trung, hỗ trợ kết nối thị trường, chuyển giao công nghệ… vân vân.

Chính Phủ đã ban hành Nghị định 52/2018-CP ngày 12/4/2018 về Phát triển ngành nghề nông thôn, theo đó:

Tại các Điều 7 đến Điều 12 của Chương III Nghị định này đã quy định các nội dung ngành nghề nông thôn đươc hỗ trợ như mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực.

Đặc biệt tại Điều 12 của Chương này, cũng đã quy định các dự án phát triển ngành nghề nông thôn được hỗ trợ mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sx; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án.

Mức hỗ trợ tối đa 50% cho một dự án nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

Ngoài ra, các nghề truyền thống đều được hỗ trợ từ kinh phí hoạt động khuyến công của tỉnh được quy định tại Quyết định 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh về Quy chế quản lý sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công, với nhiều chính sách hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ KHKT vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động XTTM khác.

Tại Quyết định 111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến 2020 và định hướng đến 2025 cũng đề xuất một sô dự án đâu tư trong lĩnh vực này, với tổng giá trị đầu tư 51 tỷ đồng.

Tại Quyết định 597/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2025 cũng có những quy định chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống. Theo đó Trong giai đoạn đến năm2025, ưu tiên tập trung phát triển các nhóm ngành, sản phẩm CNNT có thế mạnh của các địa phương về nguồn tài nguyên, lao động và thân thiện với môi trường như: chế biến nông lâm, thủy sản và đồ uống; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm thiết bị, máy móc và phụ tùng cơ khí; vật liệu xây dựng, dệt may - da giày. Tại QĐ này cũng đã đề ra danh mục các chương trình dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2025 với tổng giá trị đầu tư là 1.897 tỷ đông tâp trung vào các nội dung đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN, làng nghề, đầu tư phát triển sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm của công nghiệp nông thôn và xác định các dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp nông thôn.
Câu hỏi của bạn Phạm Đình Lâm, phamdinhlam.st@gmail.com:

Các các phẩm tiêu biểu nông nghiệp nông thôn tỉnh công nhận hàng năm có số lượng tham gia bình chọn chưa tương xứng với tiềm năng sản phẩm công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh nhiều đơn vị tham gia nhiều lần với các dòng sản phẩm tương tự (dầu tràm Kim vui, trà rau má, Bộ sản phẩm rổ, rá...).... Xin hỏi tỉnh có giải gì để tạo sức hút cho các doanh nghiệp tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu những năm tiếp theo.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu là một trong những nội dung của hoạt động khuyến công, nhằm bình chọn và tôn vinh các sản phẩm CNNT tiêu biểu ở 04 cấp: huyện (thị xã), tỉnh, khu vực và quốc gia, với mục đích của bình chọn là tôn vinh các sản phẩm có đóng góp vào kinh tế - xã hội địa phương  và được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BCT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 14/2018/TT-BCT ngày 28/6/2018 của Bộ Công Thương.

Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức 05 lần bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh và gửi đi bình chọn cấp khu vực 04 lần, tham gia bình chọn cấp quốc gia 03 lần. Kết quả sau gần 10 năm thực hiện, đã có 851 sản phẩm đạt bình chọn cấp huyện; 175 sản phẩm đạt bình chọn cấp tỉnh; 34 sản phẩm đạt bình chọn cấp khu vực Miền Trung-Tây Nguyên và 11 sản phẩm đạt bình chọn cấp quốc gia.

Mục đích của bình chọn là tôn vinh các sản phẩm có đóng góp vào kinh tế - xã hội địa phương; sản phẩm tham gia và được cấp giấy chứng nhận đạt bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp có thời hạn là 4 năm (tính từ năm bình chọn) và theo quy định thì 1 sản phẩm có thể tham gia nhiều kỳ bình chọn nếu đáp ứng được các tiêu chí quy định.

Để tạo sức hút, khuyến khích động viên các doanh nghiệp tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu những năm tiếp theo, trong thời gian tới Sở Công Thương tiếp tục triển khai các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và vận động tại cơ sở để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn về công tác bình chọn và tích cực tham gia. Phát huy vai trò của các hội, hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong công tác tổ chức và triển khai vận động các cơ sở, hội viên tham gia bình chọn. Tăng cường sự phối hợp của các ngành để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện.

- Lồng ghép các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu theo chương trình khuyến công, chương trình xúc tiến thương mại, chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ… Các sản phẩm CNNT tiêu biểu sau bình chọn được ưu tiên hỗ trợ đầu tư ứng dụng thiết bị máy móc tiên tiến, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm;…Từ các sản phẩm đã đạt bình chọn, tiếp tục hỗ trợ các cơ sở để phát triển thêm nhiều mẫu mã sản phẩm mới, hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm, ứng dụng thiết bị máy móc tiến tiến, đăng ký thương hiệu….để trong thời gian tới, các cơ sở CNNT tiếp tục có nhiều sản phẩm mới để mang đi tham dự các kỳ bình chọn.

Đồng thời để sản phẩm tham gia bình chọn với số lượng, chất lượng tương ứng với tiềm năng về sản phẩm công nghiệp nông thôn tại địa phương thì các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn cần chủ động tập trung đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, tăng khả năng phát triển sản xuất; tìm kiến thị trường để cho ra sản phẩm phù hợp; xây dựng thương hiệu, đổi mới mẫu mã, đào tạo nguồn nhân lực…

- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong cùng ngành nghề hoặc làng nghề; xây dựng doanh nghiệp đầu mối trong các làng nghề; đẩy mạnh công tác công nhận làng nghề và phong tặng nghệ nhân với công tác khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng bảo tồn gắn với phục vụ du lịch hoặc phát triển làng nghề gắn với phát triển sản phẩm. 

Câu hỏi của bạn Lê Văn Hùng, thôn Ngọc Anh, xã Phú Mỹ: Đào tạo nghề truyền thống đòi hỏi thời gian khá dài nên các trường rất khó tuyển sinh. Vậy xin Ban tổ chức đối thoại cho biết có hình thức đào tạo nào phù hợp cho lao động tại các làng nghề không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần:


ÔngHồ Dần - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 

Hiện nay, ngoài phương thức đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo nghề, còn có các phương thức đào tạo khác cho lao động tại các làng nghề truyền thống, đó là:

a) Đào tạo theo hình thức thường xuyên đối với các ngành nghề truyền thống đơn giản: Hình thức này được dùng cho các loại hình như sau: đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp; kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; chuyển giao công nghệ và các chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng (Theo Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo thường xuyên)

b) Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học đối với các ngành nghề đòi hỏi trình độ từ sơ cấp trở lên. Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học là hình thức đào tạo nghề nghiệp không tập trung liên tục, theo đó người học tập trung học tập tại địa điểm đào tạo theo từng học kỳ, đợt học; hết học kỳ, đợt học người học tiếp tục làm công việc của mình tại nơi làm việc (Theo Khoản 1. Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, Điều 2, Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học). 

Câu hỏi của bạn Lê Thị Hoa, TP Huế:

Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của người dân. Xin hỏi lãnh đạo tỉnh có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này, để các làng nghề phát triển ổn định, bền vững, sạch hơn và an toàn hơn.

Trả lời của Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:


Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khá đa dạng, với 32 nghề và 6 nhóm nghề: gồm các nghề tiểu thủ công nghiệp, dệt – thêu, chế biến nông – lâm – thủy – hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng…

Một thực tế hiện nay là, các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề chưa thực sự chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Để khắc phục tình trạng này, đối với các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp cụ thể trong thowig gian tới như sau:

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước và các cấp chính quyền:

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Điều tra, đánh giá tình hình hoạt động của các làng nghề/làng có nghề, từ đó tái cơ cấu ngành nghề làng nghề cho phù hợp; xây dựng các quy định về vệ sinh môi trường tại các làng nghề; tiêu chí làng nghề xanh; xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, chú trọng công tác bảo vệ môi trường.

+ Sở Khoa học và Công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, bảo vệ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường tại các làng nghề.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các cơ quan liên quan của UBND tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn gắn với quy định về bảo vệ môi trường; chủ trì hoặc phối hợp với UBND cấp huyện tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn cơ sở thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Giám sát việc thực hiện công khai thông tin về bảo vệ môi trường tại các làng nghề trên địa bàn.

+ UBND cấp huyện: Thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền không cho phép thành lập mới các công đoạn sản xuất có tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề, trình phê duyệt theo quy định; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm theo thẩm quyền; thực hiện tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường; khuyến khích các cơ sở phân loại chất thải tại nguồn.

- Đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề

+ Thực hiện đúng, đủ các nội dung về bảo vệ môi trường (BVMT) theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận trong hương ước, quy ước của địa phương (nếu có);

+ Áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và các biện pháp xử lý tại chỗ theo quy định; thực hiện thu gom, phân loại, tập kết đúng nơi quy định chất thải rắn; đối với chất thải nguy hại (nếu có) phải thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao cho đơn vị có giấy phép hành nghề theo quy định;

+ Tiếp nhận và vận hành đúng quy định các hạng mục công trình xử lý chất thải nếu được lựa chọn, đầu tư; chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

+ Thực hiện di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc chấp hành các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp xảy ra sự cố cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, phán tán ô nhiễm thì phải báo cáo cho UBND cấp xã để chỉ đạo xử lý và khắc phục kịp thời;

+ Đóng góp kinh phí xây dựng, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT làng nghề; nộp phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; nước thải công nghiệp và các loại phí, lệ phí khác có liên quan. 

Câu hỏi của bạn Phạm Sông Hương, A Lưới, TTH: Cho hỏi tỉnh đã bố trí kinh phí cho các địa phương để hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề chưa? Nhất là đối với 13 làng nghề đã được tỉnh đưa vào danh mục cần được bảo tồn lâu dài ?

Trả lời của Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:

Nhu cầu vốn thực hiện nội dung phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề được xây dựng trong Đề án “Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh TT Huế đến 2025” đã được tỉnh phê duyệt tại QĐ số 597/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 12/03/2019.

Quyết định này kèm theo 2 phụ lục: (1). Xác định danh mục các chương trình dự án ưu tiên đầu tư phát triển Công nghiệp nông thôn đến 2025, và (2). Nhu cầu nguồn vốn thực hiện đề án phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó có các chương trình hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề truyền thống với tổng giá trị đầu tư hỗ trợ là 1.897 tỷ đồng (lồng ghép từ nhiều nguồn vốn khác nhau: Nhà nước, kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp…) với nội dung cụ thể như tôi vừa trả lời ở câu hỏi trước.

Riêng với hỗ trợ đối với 13 làng nghề đã được tỉnh đưa vào danh mục cần được bảo tồn và phát triển thì đã có QĐ số 111 của UBND tỉnh ngày 17/01/2015 về phê duyệt QH phát triển nghề truyên thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh TTH định hướng đến 2025, theo đó cũng đề xuất một sô dự án đâu tư trong lĩnh vực này, với tổng giá trị đầu tư 51 tỷ đồng (như đã trình bày ở phần trên).

Cụ thể, các làng nghề và nghề cần ưu tiên tập trung đầu tư từ 2015 – 2020 theo QĐ111 là:

- Xây dựng thí điểm mô hình làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tập trung, bao gồm các làng nghề sau: Đúc đồng Huế, Gốm Phước Tích, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh làng Sình, Nón lá Thủy Thanh, Dệt Zèng A Lưới, Đan lát mây tre Bao La và Thủy Lập.

- Xây dựng chương trình bảo tồn, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống bao gồm các nghề sau: Nghề làm Bún bánh, Nghề mây tre đan (đan thúng, đan giỏ, đồ mỹ nghệ), Nghề nấu rượu, Nghề chế biến nước mắm, mắm.

 Dự án ưu tiên đầu tư:

- Dự án bảo tồn làng nghề gốm Phước Tích.

- Dự án đầu tư phát triển Làng bún Ô Sa và Vân Cù.

- Dự án đầu tư phát triển gắn với du lịch làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên.

- Dự án đầu tư phát triển gắn với du lịch làng hoa giấy Thanh Tiên.

- Dự án bảo tồn làng nghề tranh làng Sình.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề chế biến thủy sản: Phong Hải, Quảng Công, Phú Thuận, Lộc Vĩnh, Vinh Hiền

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống Huế

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề mây tre đan Bao La.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam, Thanh Tân, Thủy Thanh.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề dầu tràm Nước Ngọt.

- Dự án đầu tư phát triển các nghề dệt Zèng ở huyện A Lưới và Nam Đông. 

Câu hỏi của bạn Lê Song Ngọc, Thuận Lộc, Huế:

Xin hỏi chủ trương, định hướng của tỉnh trong việc triển khai hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm, bao bì nhãn mác, xúc tiến thương mại… cho các làng nghề trong thời gian tới như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 về phê duyệt đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

1. Về hỗ trợ các cơ sở sản xuất nghề truyền thống ở nông thôn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công

Trong giai đoạn 2014-2019, căn cứ vào các quy định của Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện hỗ trợ cho 71 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ gần 4.400 triệu đồng; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: chế biến nông lâm thủy hải sản, cơ khí, vật liệu không nung, ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống... Từ hoạt động này, chương trình khuyến công đã khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư vào phát triển sản xuất, ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất nhằm sản xuất sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và giải quyết việc làm khu vực nông thôn.

2. Về Hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2636/QĐ-UBND ngày 07/11/2019 của UBND tỉnh về Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020; Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh theo ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 -2020”

3. Về Xúc tiến Thương mại: Thực hiện Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương hàng năm đều ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua các hoạt động:

Về định hướng hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới:

Đó là triển khai các nội dung của đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, trên cơ sở các chính sách hỗ trợ (hỗ trợ đầu tư thiết bị công nghiệp, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu nhãn hiệu và xúc tiến thương mại) tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; các sản phẩm thuộc chương trình OCOP; các sản phẩm có lợi thế tại địa phương được sản xuất theo chuỗi giá trị (nguyên liệu-chế biến- tiêu thụ).

Câu hỏi của bạn Lê Thị Hồng, Thôn Liên Bằng, xã Hương Thọ, TX Hương Trà:

Để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống phải kết hợp chặt chẽ với các loại hình du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Xin cho hỏi trên địa bàn tỉnh có cơ sở đào tạo nào có đào tạo các chương trình đào tạo như vậy không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:


Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở đào tạo nghề có đào tạo các nghề liên quan đến du lịch, trong đó có các nghề liên quan đến du lịch làng nghề, du lịch sinh thái như sau:

- Trường Cao đẳng Du lịch Huế, địa chỉ 04 Trần Quang Khải, thành phố Huế Du lịch cộng đồng, Du lịch về nguồn, Kỹ thuật chế biến món ăn truyền thống Huế…)

- Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, địa chỉ: số 70 Nguyễn Huệ, thành phố Huế (Du lịch cộng đồng, Kỹ thuật chế biến món ăn truyền thống …)

- Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế: địa chỉ số 51 đường 2/9, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy (Du lịch cộng đồng, Du lịch về nguồn, Kỹ thuật chế biến món ăn truyền thống …)

- Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế, địa chỉ: số 49 Nguyễn Chí Diễu, thành phố Huế (nhạc công truyền thống Huế, Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, Nghệ thuật biểu diễn múa đân gian dân tộc, Biểu diễn ca Huế…).

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Phong Điền (Du lịch cộng đồng gắn với làng cổ Phước Tích).

Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng đào tạo của các cơ sở nói trên.

Câu hỏi của bạn vanlam_1973@gmail.com, vanlam_1973@gmail.com:

Theo tôi được biết, tại các làng nghề truyền thống thường sử dụng phương pháp thủ công để sản xuất sản phẩm, trong đó có các làng nghề về sản xuất ẩm thực phẩm. Vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở các sở này được triển khai như thế nào và có đảm bảo các tiêu chuẩn đã đề ra không?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:


 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

Căn cứ các quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 về việc quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật ATTP Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 quy định về quản lý ATTP thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, để đảm bảo an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất ngành Công Thương nói chung và đặc biệt các cơ sở sản xuất tại các làng nghề nói chung cần đảm bảo các quy định sau:

- Điều về cơ sở vật chất, địa điểm: đảm bảo thoáng mát, cách ly các nguồn ô nhiễm xung quanh đặt biệt phải tách biệt hẳn khu vực sinh hoạt gia đình;

- Điều kiện về con người: chủ cơ sở và người lao động trực tiếp phải được khám sức khỏe và xác nhận kiến thức ATTP do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Điều kiện về nguyên liệu đầu vào: có nguồn gốc xuất rõ ràng, đảm bảo chất lượng và ATTP; có đầy đủ giấy tờ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm;

- Điều kiện về sản phẩm: phải tiến hành kiểm nghiệm và tự công bố chất lượng sản phẩm hang hóa; ghi nhãn đầy đủ theo quy định;

Trong thời gian qua nhằm tăng cường công tác đảm bảo ATTP ngành công thương, Sở Công Thương đã triển khai các giải pháp sau:

Một là tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 41/2019/QĐ-UBND ngày 22/7/2019 thay thế Quyết định số 13/2017/QĐ-UBND ngày 28/2/2017 về việc quy định quản lý ATTP thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh;

Hai là tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP. Qua đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất thực phẩm, đặc biệt là các làng nghề, các cơ sở nhỏ lẻ thường sử dụng phương pháp thủ công để sản xuất đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với việc thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất thực phẩm và triển khai các giải pháp để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc rượu xảy ra trên địa bàn.

Ba là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tuyên truyền, phổ biến để người lao động có nhận thức đúng đắn về các quy định của Pháp luật trong sản xuất thực phẩm, đồng thời kiểm tra xử lý các cơ sở vi phạm các quy định của Pháp luật nhắm chấn chỉnh kịp thời, tất cả những vấn đề trên đã góp phần làm giảm số vụ ngộ độc thực phẩm.

Chính vì vậy trong thời gian qua, công tác đảm bảo ATTP ngành Công Thương nói chung và tại các làng nghề sản xuất thực phẩm nói riêng chưa xảy ra các vụ việc mất an toàn về thực phẩm, song song với đó  ý thức và trách nhiệm của người lao động trong sản xuất thực phẩm ngày càng được nâng cao.

Câu hỏi của bạn Đặng Văn Yến, Lộc Thủy, Phú Lộc:

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống là gì?

Trả lời của PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được quy định tại Điều 5, Nghi định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.

Theo đó, tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống áp dụng đối với các đối tượng được UBND tỉnh quyết định công nhận có các hoạt động ngành nghề nông thôn, gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Sản xuất muối; Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

* Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

* Tiêu chí công nhận làng nghề:

Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/NĐ-CP.

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định ở trên và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại tiêu chí nghề truyền thống.

Câu hỏi của bạn Lê Trường Sơn, A Lưới :

Chương trình phát triển sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 của tỉnh hiện được triển khai như thế nào? Những sản phẩm đặc sản nào được hỗ trợ phát triển thị trường và nguồn vốn hỗ trợ cho mỗi sản phẩm là bao nhiêu?

Trả lời của PGĐ Sở Công Thương Nguyễn Lương Bảy:


PGĐ Sở Công Thương Nguyễn Lương Bảy

Chương trình phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 được UBND tỉnh ban hành tại văn bản số 57/CTr-UBND ngày 22/4/2016 với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản Huế đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường  được tổ chức thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các sở ngành, địa phương

Với chức năng của mình, các sở ngành, địa phương hằng năm xây dựng các các chương trình, đề án phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ chứ không trực tiếp hỗ trợ kinh phí cho sản phẩm, kết quả cụ thể:

1. Xây dựng danh mục các sản phẩm đặc sản Huế :

Sở Công Thương tổ chức rà soát các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ của tỉnh năm 2018; trên cơ sở đó, đang xây dựng ấn phẩm “Thông tin sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế” dự kiến phát hành năm 2019 nhằm quảng bá thương hiệu các sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế với 105 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của 18 nhóm sản phẩm; tạo cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất địa phương kết nối giao thương với các nhà phân phối trong và ngoài nước góp phần hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

2. Phát triển “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”

- Sở Công Thương đã triển khai công tác cấp quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế” cho 18 đơn vị với 386 mẫu của 43 sản phẩm/bộ sản phẩm; tổ chức không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm các sản phẩm đã được cấp quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế” trong dịp Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2018

- Sở Công Thương đang tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện ”con dấu nhận diện sản phẩm đặc sản Huế”.

3. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản Huế

- Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ của tỉnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, thông qua Kế hoạch Khuyến công năm 2018; với nguồn kinh phí được bố trí là 1,584 tỷ đồng Sở Công Thương đã triển khai các đề án nhằm các cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua các nội dung hỗ trợ đào tạo nghề, cải tiến mẫu mã sản phẩm và đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất; hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm; tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng phát triển mẫu mã sản phẩm truyền thống địa phương.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ của tỉnh phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm; trưng bày, quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Trong đó, Sở Công Thương đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 432/KH-SCT ngày 19/3/2018 về Xúc tiến thương mại năm 2018, kết quả đã tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia 10 hội chợ triển lãm trong và ngoài nước

Về Hoạt động kết nối cung cầu, mở rộng thị trường năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả tích cực: tổng số đại lý, nhà phân phối được kết nối mới trong năm là trên 100 đại lý với khoảng 130 biên bản ghi nhớ, hợp đồng tiêu thụ được ký kết

- Quảng bá sản phẩm đặc sản Huế trên các phương tiện thông tin truyền thông và website sản phẩm đặc sản Huế:

Sở Công Thương đã thực hiện giới thiệu, quảng bá bộ sản phẩm được cấp “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế” trên website của Sở. Đã khai trương Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Thừa thiên Huế với tên miền là www.santmdthue.vn. Sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm mục đích cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin, tạo sự kết nối thị trường tiêu thụ, địa chỉ đáng tin cậy nhằm hỗ trợ việc quảng bá hình ảnh thương hiệu, thực hiện tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hiện nay, đã có 21 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký thành viên để quảng bá giới thiệu sản phẩm.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, nhà phân phối thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục xuất nhập hàng để hỗ trợ các đơn vị sản xuất đưa sản phẩm vào các kênh phân phối lớn

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản của tỉnh đổi mới thiết kế, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thông qua các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có kinh nghiệm về thiết kế mỹ thuật

Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 1247/KH-SCT ngày 16/7/2018 về việc phát triển hàng lưu niệm và quà tặng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018; đặt hàng thiết kế mới 04 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hỗ trợ phát triển 02 bộ bao bì sản phẩm đặc sản làm hàng lưu niệm và quà tặng với tổng kinh phí hỗ trợ 130 triệu đồng.

Ngoài ra, nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm các làng nghề truyền thống, góp phần phát triển sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương; Sở Công Thương xây dựng “Bộ sưu tập hàng lưu niệm và quà tặng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018” gồm 54 sản phẩm của 43 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Du lịch trao cho các đơn vị kinh doanh khách sạn, lữ hành trên địa bàn tỉnh để quảng bá, giới thiệu đến các du khách trong và ngoài nước.

Những sản phẩm đặc sản nào được hỗ trợ phát triển thị trường giai đoạn 2016-2020 gồm: 3 nhóm sản phẩm đặc sản: m thực, sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản; thủ công mỹ nghệ (hàng quà tặng, lưu niệm)

Nguồn vốn thực hiện: Tổ chức thực hiện chương trình trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn như : Nguồn khuyến công, Nguồn khuyến nông, lâm, ngư, Chương trình phát triển khoa học công nghệ, chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển thương mại điện tử, chương trình xúc tiến thương mại.

Thông tin cụ thể về Chương trình số 57/CTr-UBND ngày 22/4/2016 của UBND tỉnh phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 đề nghị các đơn vị thuộc 03 nhóm sản phẩm, có nhu cầu đăng ký thực hiện đề nghị truy cập Website Sở Công Thương để biết thông tin cụ thể và liên hệ trực tiếp với các đơn vị có chức năng để được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Nguyên, thôn Tây trì Nhơn, xã Phú Thượng, Phú Vang:

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ trong đào tạo và sản xuất sản phẩm nghề truyền thống là rất cần thiết. Xin Ban tổ chức cho biết có cơ sở đào tạo nào thuộc tỉnh có đầu tư thiết bị thuộc nhóm này chưa? Xin cảm ơn.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:


Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hồ Dần

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và của Ủy ban nhân dân tỉnh, có nhiều cơ sở đào tạo địa phương đã được đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại để đào tạo nghề truyền thống. Cụ thể như sau:

- Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế (các loại máy CNC lập trình điêu khắc gỗ)

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thành phố Huế (máy CNC lập trình điêu khắc gỗ, máy CNC lập trình tiện, bào… )

- Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm người tàn tật và trẻ em mồ côi (máy CNC lập trình điêu khắc gỗ, máy thêu theo lập trình…)

Việc đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cũng như giúp cho học viên tăng thêm cơ hội tiếp cận các loại máy móc, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong sản xuất các sản pharm truyền thống.

Câu hỏi của bạn Phạm Anh Thư, Huế:

Sau một thời gian đưa vào khai thác, sử dụng “không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm đúc đồng Huế” thì hiện nay đã xuất hiện tình trạng nhếch nhác, xuống cấp không gian trưng bày ở trung tâm bị bỏ trống. Bên cạnh đó, các sản phẩm được bán tại các ki ốt bị lai tạp với những sản phẩm đúc đồng từ các địa phương khác, trong đó có các sản phẩm xuất xứ từ Đài Loan. Vậy cho hỏi hiện nay chính quyền đã có giải pháp nào để khai thác tối đa tiềm năng của không gian trưng bày chưa, việc trưng bày các sản phẩm đúc đồng từ các địa phương khác có đúng với mục đích mà không gian đưa ra?

Cùng vấn đề này bạn Nguyễn Phước Hiền, Huế: Xin hỏi vì sao Khu Trung tâm trưng bày, trình diễn nghề truyền thống tại 15 Lê Lợi - vị trí vàng mà bỏ hoang lâu nay rất lãng phí. Đến nay thì Tỉnh có chủ trương và kế hoạch khai thác sử dụng như thế nào chưa? Nếu Doanh nghiệp hay cá nhân muốn đầu tư (thuê) kinh doanh thì thực hiện như thế nào?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:

Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng Đúc Huế (Trung tâm) được UBND Tỉnh và Thành phố hỗ trợ 4,518 tỷ đồng để xây dựng, với diện tích mặt bằng 4.300 m2 , kết hợp xây dựng hạ tầng kỹ thuật tuyến đường xóm Kinh Nhơn - Bổn Bộ dài 600 mét nhằm mục đích tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, và người dân trong vùng tham gia và mở rộng, phát triển nghề đúc truyền thống; góp phần hỗ trợ phục vụ du lịch và quảng bá sản phẩm nghề truyền thống tại Huế; công trình đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 6/2007. Thành phố giao UBND Phường Phường Đúc quản lý và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

Trung tâm có một nhà chính để trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tư liệu làng đúc vẫn duy trì hoạt động, và có 10 ki ốt để các cơ sở đúc đồng trên địa bàn trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm của cơ sở mình. Hoạt động của Trung tâm đã góp phần quảng bá, giới thiệu sản phẩm đúc đồng Huế, bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống Huế, đảm bảo doanh thu ổn định cho các hộ đúc đồng trên địa bàn, có đóng góp cho kinh tế xã hội, du lịch, dịch vụ thành phố; thông qua sự kết nối từ  hoạt động của Trung tâm nhiều hợp đồng có giá trị kinh tế lớn của các cơ sở trên địa bàn đã được ký kết.

Đối với không gian ở tại Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm đúc đồng. Kì vọng của chúng ta rất lớn là ở đây vừa là nơi giới thiệu sản phẩm, vừa là nơi trình diễn. Tuy nhiên, một vấn đề là khi tạo một không gian trình diễn mà nó không nằm ở trong làng nghề (mặc dù nằm ở rất gần làng nghề) thì những hoạt động mang tính chất trình diễn đó chỉ là trình diễn không gắn với thực tế cuộc sống thường ngày nên sức sống cũng không có, vì vậy việc điều chỉnh không gian này là rất cần thiết. Thành phố Huế đã đưa ra phương án kêu gọi đầu tư bao gồm không gian hiện tại cũng như khu đất ở phía sau để có quy mô lớn hơn, trong đó có thể chứa đựng được các dịch vụ, một số dịch vụ phục vụ khách du lịch gắn với trưng bày, phải thiết lập được các tour tuyến đi thăm các làng nghề đúc đồng quanh khu vực này.

Đối với dự án ở 15 Lê Lợi, chúng ta vận hành theo mô hình giao cho doanh nghiệp kết hợp hoạt động kinh doanh của họ với duy trì không gian trưng bày. Qua thời gian vận hành thấy rằng, doanh nghiệp chủ yếu muốn phát triển dịch vụ hơn là hỗ trợ hoạt động trưng bày của các sản phẩm làng nghề. Giá bán trong không gian này thực sự rất cao, cao đến mức khách không muốn mua sản phẩm đó. Điều đó gây ra tác dụng ngược là khách nghĩ các sản phẩm khác của chúng ta cũng đắt và không đáng với giá tiền như thế.  Trước tình trạng đó, thành phố Huế đã báo cáo với UBND tỉnh để thu hồi lại trung tâm này để tỉnh xem xét đưa ra mô hình mới và tổ chức đấu giá để triển khai.



Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

Cả hai vấn đề này, Tỉnh đang xem xét để điều chỉnh lại và đã chỉ đạo thành phố Huế rà soát để có phương án cụ thể hơn; về dự án ở 15 Lê Lợi, cơ bản hoàn tất các thủ tục để triển khai. Liên quan đến không gian trưng bày, tại khu vực cầu Lim, hiện nay đã có nhà đầu tư đề nghị nghiên cứu theo mô hình khá phù hợp. Nó gắn liền hoạt động du lịch với giới thiệu sản phẩm nhưng theo hình thức sáng tạo hơn (Nhà đầu tư sẽ báo cáo, đề xuất). Ngoài ra, Tỉnh cũng đang xem xét hướng là phải bố trí một số không gian tốt hơn, ví dụ tại khu vực bến xe, thậm chí là khu vực các di tích của chúng ta để các sản phẩm có thể vào đó, là nơi để du khách có thể tiếp cận tốt nhất để giới thiệu ra bên ngoài.

 Tóm lại, cả hai vấn đề các bạn hỏi đều có điểm chung và điểm yếu nhất của chúng ta hiện nay là một nơi để giới thiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống của chúng ta. Thực sự, đây cũng là trách nhiệm rất lớn của tỉnh, thành phố và các ngành trong thời gian tới phải giải quyết. Giải quyết được những điểm thắt này cũng là tạo bước mới cho sự phát triển của sản phẩm nghề, làng nghề chúng ta trong thời gian tới.

 

Câu hỏi của bạn Trần Văn Đức, Huế : Bên cạnh những nghề, làng nghề truyền thống đã có thì Tỉnh có kế hoạch du nhập nghề, làng nghề mới không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn

Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến 2020 và định hướng đến 2025 theo Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015 của UBND tỉnh, đã nêu rõ về định hướng ngành nghề du nhập mới. Đó là, ngành nghề  được du nhập phải đảm bảo phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương, phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, du nhập nghề gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả, bền vững gắn với tạo công ăn việc làm nhiều cho cộng đồng dân cư.

Những ngành nghề có khả năng du nhập, phát triển trong thời gian đến bao gồm các nghề sau: Chạm khắc đá mỹ nghệ, chạm, tam khí; Vật liệu xây dựng không nung; Tranh gỗ; Sản xuất đồ chơi, hàng thủ công mỹ nghệ; Bảo quản, sơ chế nông, lâm thủy sản; Nuôi trồng sinh vật cảnh.

Để phát triển các ngành nghề và làng nghề mới, bên cạnh xây dựng và ban hành chính sách khen thưởng và hỗ trợ cho các nghệ nhân, thợ giỏi về điều kiện sinh hoạt, nhà ở và thu nhập, một mặt du nhập nghề mới và thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề, Tỉnh sẽ có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề vay vốn, hỗ trợ lãi suất, vay vốn ưu đãi; tiếp cận, tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước…

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn

Câu hỏi của bạn thinhbui_0202@gmail.com, thinhbui_0202@gmail.com:

Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại có được ngân sách nhà nước hỗ trợ không? Kính đề nghị chương trình cho biết cụ thể

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:


Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy

Các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại được ngân sách nhà nước hỗ trợ, cụ thể như sau:

Căn cứ chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia và nguồn kinh phí ngân sách tỉnh giao hàng năm, Sở Công Thương đã lựa chọn các Hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối có quy mô và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia hội chợ, triển lãm ngoài tỉnh và nước ngoài; tham gia hoạt động kết nối tiêu thụ, phát triển thị trường cho các sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ với các tỉnh, thành trong cả nước.

Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Sở Công Thương bố trí phương tiện vận chuyển và gian hàng miễn phí nếu doanh nghiệp tham gia khu gian hàng chung của tỉnh và cử cán bộ hỗ trợ kết nối, thông tin giữa đơn vị tổ chức với doanh nghiệp trong thời gian diễn ra hội chợ.

Đối với các hội chợ xã hội hóa trong và ngoài nước không nằm trong kế hoạch đã được phê duyệt (hàng năm, các địa phương tự tổ chức trên dưới 200 hội chợ trên toàn quốc nhằm kích cầu sản xuất kinh doanh của địa phương mình); Sở Công Thương cũng thông tin đến các doanh nghiệp, là đầu mối kết nối cho các doanh nghiệp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đăng ký với các đơn vị tổ chức để miễn phí thuê gian hàng (nếu có hỗ trợ của đơn vị tổ chức). Sở Công Thương không tổ chức đoàn đối với các hội chợ không nằm trong kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm.

Câu hỏi của bạn Trần Trung, 16 Nguyễn Phúc Tần, Kim Long, TP Huế:

Hiện nay nhiều thanh niên trong các làng nghề muốn theo học các ngành nghề truyền thống để duy trì các nghề truyền thống. Vậy xin Ban tổ chức cho biết trên địa bàn tỉnh có trường hoặc cơ sở nào có đào tạo các nghề truyền thống? (Trần Trung, 16 Nguyễn Phúc Tần, thành phố Huế)

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo nghề có đào tạo các nghề liên quan đến nghề truyền thống như sau:

- Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế: địa chỉ số 51 đường 2/9, phường Phú Bài, TX Hương Thủy. Các nghề đào tạo: Mộc mỹ nghệ, điêu khắc gỗ, mây tre đan…

- Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế, địa chỉ: số 49 Nguyễn Chí Diễu, thành phố Huế. Các nghề đào tạo: nhạc công truyền thống Huế, Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc, Biểu diễn ca Huế.

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thành phố Huế (điêu khắc gỗ, thêu…).

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Phong Điền (đan lưới cước, gốm sứ, mây tre đan…)

- Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế: Nhã nhạc cung đình, Ca Huế… 

Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng đào tạo (hoặc Phòng Tổ chức) của các cơ sở nói trên.


:

Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần


Câu hỏi của bạn Nguyễn Phước Hiền, Huế:

Xin hỏi vì sao Khu Trung tâm trưng bày, trình diễn nghề truyền thống tại 15 Lê Lợi - vị trí vàng mà bỏ hoang lâu nay rất lãng phí. Đến nay thì Tỉnh có chủ trương và kế hoạch khai thác sử dụng như thế nào chưa? Nếu Doanh nghiệp hay cá nhân muốn đầu tư (thuê) kinh doanh thì thực hiện như thế nào?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

Cơ sở nhà đất Trung tâm Trưng bày, Giới thiệu sản phẩm truyền thống và Đặc sản Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Đề án sử dụng cơ sở nhà đất số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế vào mục đích cho thuê tại Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 06/8/2018. 

Căn cứ Quyết định nêu trên, UBND thành phố Huế đã giao Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Huế phê duyệt phương án đấu giá sử dụng tài sản cơ sở nhà đất số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế vào mục đích cho thuê và đã triển khai tổ chức thông báo đấu giá từ ngày 09/01/2019. Tuy nhiên, do phương án đấu giá sử dụng tài sản cho thuê không phù hợp với Đề án đã được phê duyệt nên UBND thành phố Huế đã chỉ đạo dừng tổ chức thực hiện việc đấu giá.

Ngày 04/5/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 2298/UBND-CS về việc đấu giá cho thuê sử dụng cơ sở nhà đất tại số 15 Lê Lợi, thành phố Huế; theo đó UBND tỉnh Thừa Thiên chỉ đạo UBND thành phố Huế rà soát toàn bộ quy trình phương án đấu giá, tiêu chí lựa chọn năng lực, công tác tổ chức đấu giá cho thuê để bổ sung, hoàn thiện và triển khai công tác đấu giá theo đúng quy định.

Căn cứ Công văn nêu trên, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Huế đang phối hợp với các ngành chức năng đã hoàn thiện Phương án đấu giá và giá khởi điểm để đấu giá cho thuê tài sản cơ sở nhà đất tại số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế báo cáo UBND thành phố Huế trình UBND tỉnh thống nhất chủ trương trước khi phê duyệt.

Sau khi phê duyệt phương án đấu giá, giá khởi điểm để đấu giá, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Huế sẽ phối hợp với Đơn vị đấu giá chuyên nghiệp để thông báo đấu giá công khai, rộng rãi trên các thông tin đại chúng theo quy định. Các tổ chức kinh tế có đủ năng lực, đáp ứng các tiêu chí của phương án đấu giá đều được nộp hồ sơ để tham gia đấu giá.

Câu hỏi của bạn vanthanh_1975@gmail.com, vanthanh_1975@gmail.com:

Du lịch mà một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, vậy tỉnh ta đã có những giải pháp nào trong việc kết hợp giữa bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống với các loại hình du lịch làng nghề, du lịch sinh thái.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn


Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn

Trong định hướng phát triển du lịch chung của địa phương, tỉnh Thừa Thiên Huế rất quan tâm, chú trọng phát triển du lịch làng nghề, nhằm vừa bảo tồn, phát huy giá trị, đồng thời giới thiệu những tinh hoa, sáng tạo của nghề truyền thống đến du khách trong và ngoài nước, và góp phần đa dạng hóa sản phẩm, điểm đến du lịch. Để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (theo Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015). Trong kế hoạch khôi phục, phát triển nghề và làng nghề truyền thống, Thừa Thiên Huế xác định phải gắn với phát triển du lịch.

Từ năm 2005 đến nay Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công 7 kỳ Festival nghề truyền thống, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của nghề, làng nghề đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh, văn hóa, các sản phẩm của làng nghề Thừa Thiên Huế đến công chúng trên phạm vi cả nước và quốc tế. Gần đây nhất, Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch cũng đã nhấn mạnh cần “Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch như làng gốm Phước Tích, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên… gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kết nối các điểm đến.”

Thực tế, trong thời gian qua ngành du lịch của tỉnh cũng rất cố gắng phối hợp các ngành, địa phương, doanh nghiệp tập trung triển khai phát triển du lịch gắn với các nghề, làng nghề trên địa bàn tỉnh thông qua tổ chức xây dựng các tour du lịch làng nghề; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề như làng Phước Tích (gốm), thôn Thanh Toàn (chằm nón), làng Thanh Tiên (hoa giấy), làng Sình (tranh dân gian),…tạo ấn tượng tốt với du khách. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển du lịch làng nghề hiện nay vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định, thiếu tính bền vững.

Tuy nhiên, kết quả đem lại chưa thực sự thành công; mặc dù có những điểm đến, có những tour du lịch đến với các làng nghề nhưng chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, chưa chuyên nghiệp, bài bản để thực sự giúp các làng nghề và những ngành nghề truyền thống tạo ra điểm nhấn, hấp dẫn trong tour, sản phẩm du lịch.Du khách đến với các làng nghề truyền thống còn ít, dịch vụ du lịch chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối và phục vụ du khách chưa hoàn thiện, sản phẩm hàng hóa cho du khách còn nghèo nàn, thiếu những sản phẩm đặc trưng có thể sản xuất gia công số lượng lớn, thu nhập từ du lịch đem lại cho người dân chưa cao. Thiếu sự liên kết giữa người dân, doanh nghiệp du lịch, lữ hành du lịch và cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương

Một số nguyên nhân chính do điều kiện hạn chế cũng như chưa có sự đầu tư quy mô về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,chưa có định hướng vế phát triển mẫu mã, chất lượng các sản phẩm du lịch tại làng nghề truyền thống, thiếu sự đầu tư, phát triển dịch vụ của doanh nghiệp du lịch, thiếu nguồn nhân lực về quản lý cũng như nghệ nhân trong phát triển làng nghề, và chưa tận dụng, lồng ghép với các chương trình lớn của trung ương và địa phương như khuyến công, khuyến nông, quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phươngđể tập hợp các nguồn lực cho một số làng nghề tiêu biểu.

Mục tiêu trong phát triển du lịch nghề, làng nghề truyền thống đạt được hai vấn đề chính đó là nghề, làng nghề trở thành điểm đến, sản phẩm du lịch trên cơ sở tổ chức các tour du lich làng nghề và tạo ra những sản phẩm có thể cung ứng trong các cơ sở kinh doanh du lịch, đồng thời là những hàng lưu niệm cho khách du lịch và có những hoạt động trải nghiệm nghề. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch gắn nghề, làng nghề truyền thống, để thực sự phát huy giá trị làng nghề vừa có thể phát triển giá trị sản xuất vừa phục vụ phát triển du lịch, trở thành một điểm đến, trở thành loại hình, sản phẩm du lịch thực thụ với nền tảng bề dầy rất hấp dẫn, đặc trưng của làng nghề Huế, trong thời gian tới, ngành du lịch tập trung một số giải pháp sau:

           - Tỉnh chỉ đạo  các cơ quan, ban ngành chức năng (Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh Hợp tác xã, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao) cần phối hợp chặt chẽ với nhau và với chính quyền địa phương các huyện, thị xã, thành phốđể quy hoạch và triển khai tập trung các hoạt động bảo tồn nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nghề thủ công và hoạt động du lịch một số làng nghề thực sự đặc sắc, đặc thù để tập trung phát triển thành chuỗi sản phẩm du lịch, như: làng cổ Phước Tích gắn với gốm, làng mộc Mỹ Xuyên, làng đan lát Bao la, kết nối đệm bàng Phò Trạch; hoa giấy Thanh Tiên, tranh Làng Sình; dệt zèng A Roàng,..

- Phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp và các điểm đến xây dựng được một vài mô hìnhchuẩn du lịch làng nghề, một điểm đến của làng nghề để phục vụ khách du lịch từ khâu tiếp cận, đón tiếp, quy trình trải nghiệm, trưng bày, giới thiệu và bán hàng lưu niệm sản phẩm làng nghề.

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của làng nghề. Trước những đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch và các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng thì việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của làng nghề là rất cần thiết và luôn đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống.

-   Thực hiện chính sách tôn vinh các nghệ nhân, phát huy vai trò của các nghệ nhân trong bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, đồng thời chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của làng nghề truyền thống và xây dựng bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức địa phương.

-   Tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan: đẩy mạnh phát triển thương hiệu, phát triển sản phẩm đa dạng cả về mẫu mã, chất lượng và tạo ra các sản phẩm đặc trưng, phù hợp với hàng lưu niệm - quà tặng phục vụ du lịchỨng dụng có chọn lọc các thành tựu của khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất tại các làng nghề truyền thống để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm lao động nặng nhọc, nhưng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng làm quà lưu niệm cho du khách.

- Kết hợp linh hoạt các loại hình du lịch, tạo sự đa dạng, hấp dẫn  du khách. Du lịch làng nghề truyền thống cần được kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, với các hoạt động lễ hội lớn của địa phương, nhất là có kết nối các điểm du lịch các địa phương lân cận để tạo thành chuỗi, tuyến các điểm đến tạo sự đa dạng, hấp dẫn đối với du khách.

- Quan tâm quảng bá giới thiệu điểm đến du lịch làng nghề và các sản phẩm nghề truyền thống trên các kênh truyền thông, trên các trang mạng xã hội, trong các hội chợ, triên lãm du lịch quốc tế và trong nước. Tổ chức giới thiệu cho các đoàn Famtrip trong và ngoài nước đến khảo sát và xây dựng tour tuyến

- Tiếp tục tập trung đẩy mạnh phối hợp các doanh nghiệp lữ hành khảo sát kỹ các làng nghề để xây dựng tour du lịch gắn các làng nghề, ưu tiên các làng nghề gắn với các điểm du lịch cộng đồng, các làng nghề có yếu tố trải nghiệm cao để phục vụ khách du lịch, tập trung các làng nghề như đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích, đệm bàng Phò Trạch, dệt Zèng A Lưới,…

Ngoài ra các giải pháp trên, dựa trên cơ sở kinh nghiệm của một số địa phương kết nghĩa có thế mạnh về du lịch làng nghề như tỉnh Gifu và phủ Kyoto (Nhật Bản) và một số tỉnh, thành trong cả nước về phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ nghiên cứu, tham khảo và vận dụng trong quá trình bảo tồn và phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống, trong đó xem trọng việc giữ gìn cảnh quan môi trường và nếp sinh hoạt truyền thống địa phương, tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Trọng Bình, binhtrong.0203@yahoo.com:

Ngành du lịch có kế hoạch gì để đổi mới cách làm, đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:

Mục tiêu trong phát triển du lịch nghề và làng nghề truyền thống đạt được hai vấn đề chính đó là nghề, làng nghề trở thành điểm đến, sản phẩm du lịch trên cơ sở tổ chức các tour du lịch làng nghề và tạo ra những sản phẩm có thể cung ứng trong các cơ sở kinh doanh du lịch, đồng thời là những hàng lưu niệm cho khách du lịch và có những hoạt động trải nghiệm nghề. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch gắn nghề, làng nghề truyền thống, để thực sự phát huy giá trị làng nghề vừa có thể phát triển giá trị sản xuất vừa phục vụ phát triển du lịch, trở thành một điểm đến, trở thành loại hình, sản phẩm du lịch thực thụ với nền tảng bề dầy rất hấp dẫn, đặc trưng của làng nghề Huế, trong thời gian tới, kế hoạch của ngành du lịch là tập trung một số giải pháp sau:

 - Tỉnh chỉ đạo  các cơ quan, ban ngành chức năng (Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh Hợp tác xã, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao) cần phối hợp chặt chẽ với nhau và với chính quyền địa phương các huyện, thị xã, thành phố để quy hoạch và triển khai tập trung các hoạt động bảo tồn nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nghề thủ công và hoạt động du lịch một số làng nghề thực sự đặc sắc, đặc thù để tập trung phát triển thành chuỗi sản phẩm du lịch, như: làng cổ Phước Tích gắn với gốm, làng mộc Mỹ Xuyên, làng đan lát Bao la, kết nối đệm bàng Phò Trạch; hoa giấy Thanh Tiên, tranh Làng Sình; dệt zèng A Roàng,..

- Phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp và các điểm đến xây dựng được một vài mô hình chuẩn du lịch làng nghề, một điểm đến của làng nghề để phục vụ khách du lịch từ khâu tiếp cận, đón tiếp, quy trình trải nghiệm, trưng bày, giới thiệu và bán hàng lưu niệm sản phẩm làng nghề.

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của làng nghề. Trước những đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch và các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng thì việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của làng nghề là rất cần thiết và luôn đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống.

-   Thực hiện chính sách tôn vinh các nghệ nhân, phát huy vai trò của các nghệ nhân trong bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, đồng thời chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của làng nghề truyền thống và xây dựng bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức địa phương.

-   Tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan: đẩy mạnh phát triển thương hiệu, phát triển sản phẩm đa dạng cả về mẫu mã, chất lượng và tạo ra các sản phẩm đặc trưng, phù hợp với hàng lưu niệm - quà tặng phục vụ du lịch. Ứng dụng có chọn lọc các thành tựu của khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất tại các làng nghề truyền thống để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm lao động nặng nhọc, nhưng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng làm quà lưu niệm cho du khách.

- Kết hợp linh hoạt các loại hình du lịch, tạo sự đa dạng, hấp dẫn  du khách. Du lịch làng nghề truyền thống cần được kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, với các hoạt động lễ hội lớn của địa phương, nhất là có kết nối các điểm du lịch các địa phương lân cận để tạo thành chuỗi, tuyến các điểm đến tạo sự đa dạng, hấp dẫn đối với du khách.

- Quan tâm quảng bá giới thiệu điểm đến du lịch làng nghề và các sản phẩm nghề truyền thống trên các kênh truyền thông, trên các trang mạng xã hội, trong các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế và trong nước. Tổ chức giới thiệu cho các đoàn Famtrip trong và ngoài nước đến khảo sát và xây dựng tour tuyến

- Tiếp tục tập trung đẩy mạnh phối hợp các doanh nghiệp lữ hành khảo sát kỹ các làng nghề để xây dựng tour du lịch gắn các làng nghề, ưu tiên các làng nghề gắn với các điểm du lịch cộng đồng, các làng nghề có yếu tố trải nghiệm cao để phục vụ khách du lịch, tập trung các làng nghề như đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích, đệm bàng Phò Trạch, dệt Zèng A Lưới,…

Ngoài ra các giải pháp trên, dựa trên cơ sở kinh nghiệm của một số địa phương kết nghĩa có thế mạnh về du lịch làng nghề như tỉnh Gifu và phủ Kyoto (Nhật Bản) và một số tỉnh, thành trong cả nước về phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ nghiên cứu, tham khảo và vận dụng trong quá trình bảo tồn và phát triển bền vững du lịch làng nghề truyền thống, trong đó xem trọng việc giữ gìn cảnh quan môi trường và nếp sinh hoạt truyền thống địa phương, tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển ngành du lịch của tỉnh.



 Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn

 

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Liên, Phú Mậu, Phú Vang:

Toàn tỉnh hiện nay có bao nhiêu nghệ nhân nghề truyền thống được công nhận. Muốn được công nhận nghệ nhân thì phải có những điều kiện gì

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:

Đến thời điểm hiện tại, số lượng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ của tỉnh đã được phong tặng, gồm:

- Đối với danh hiệu danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ: Từ năm 2007 đến thời điểm hiện tại đã có 32 nghệ nhân được Chủ tịch UBND tỉnh phong tặng (trong đó có 03 nghệ nhân đã mất do tuổi cao sức yếu)

- Đối với danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ: đã có 4 Nghệ nhân Ưu tú và 02 Nghệ nhân Nhân dân được Chủ tịch nước phong tặng.

Năm 2019, Hội đồng xét phong tặng tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân” cho 01 cá nhân và danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cho 09 cá nhân của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các tiêu chuẩn để được phong tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ:

Về danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế: UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 64/2015/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 trong đó quy định các tiêu chuẩn để xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân Thừa Thiên Huế.

Về danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” và nghệ nhân nhân dân: Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”  trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Thực hiện 02 văn bản này, Sở Công Thương đã đăng tải các thông tin liên quan trên Website của Sở để phố biến rộng rải và xây dựng bộ thủ tục hành chính để công khai các hồ sơ thủ tục đề nghị xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân các cấp; định kỳ, theo Kế hoạch, Sở Công Thương đều tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch tổ chức thực hiện, đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các hội nghị để phỗ biến rộng rải đến các địa phương, cá nhận hoạt động sản xuất trong các làng nghề để triển khai thực hiện.

Do đó đối với các cá nhân có nhu cầu, đề nghị truy cập Website của Sở Công Thương hoặc liên hệ trực tiếp với Sở Công Công Thương để được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi của bạn Trần Duy Phương’, 124/16 đường Bùi Thị Xuân, TP Huế: Xin cho biết có chính sách nào của nhà nước đã ban hành để khuyến khích các nghệ nhân thợ giỏi dạy nghề, truyền nghề?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

Hiện nay, nhu cầu dạy nghề, truyền nghề truyền thống hiện nay rất lớn. Thực tế, ở các làng nghề, việc đào tạo nghề theo lối truyền nghề đơn lẻ trong các hộ gia đình làm nghề nên chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phát triển hàng hoá quy mô lớn. Phần lớn nghệ nhân là người cao tuổi, số lượng ít và muốn truyền nghề cho lớp con cháu nhưng tâm lý thanh niên không muốn học nghề truyền thống mà muốn thoát ly ra thành phố làm việc.

Truyền nghề thực chất là việc lưu giữ nghề bằng phương pháp chỉ dẫn, chỉ bảo…trực tiếp từ nghệ nhân cao tuổi, tốn ít kinh phí, dễ học, dễ dạy, song hạn chế là không chuẩn xác, thiếu sự đóng góp của tập thể. Mỗi nghệ nhân truyền nghề theo một kiểu nên không có sự thống nhất. Cùng với đó là việc không có sách vở nên nếu công việc không ổn định thì nguy cơ bị thất truyền nghề rất cao.

Có thể thấy, việc đào tạo nhân lực cho các làng nghề truyền thống vẫn là bài toán nan giải bởi hiện nay các bạn trẻ thường lựa chọn con đường vào cao đẳng, đại học, chứ ít chú trọng đến vào các trường đào tạo nghề hay học nghề tại các làng nghề và các cơ sở đào tạo nghề truyền thống.

Vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi dạy nghề, truyền nghề  trong các làng nghề là rất quan trọng. Để các nghệ nhân, thợ giỏi tâm huyết trong việc truyền nghề và tạo sự hấp dẫn đối với người học, Nhà nước đã có các chính sách sau:

- Ưu tiên các nghệ nhân và thợ giỏi tham gia các khóa đào tạo cho lao động theo học các nghề truyền thống, cổ truyền.

- Hỗ trợ các khóa bồi dưỡng miễn phí phương pháp sư phạm hoặc kỹ năng dạy học cho các nghệ nhân, thợ giỏi.

- Thường xuyên tổ chức phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, bàn tay vàng cho lao động làng nghề.

- Tổ chức các cuộc thi tay nghề cho thợ thủ công; xây dựng chính sách tôn vinh, ưu đãi, trọng dụng các nghệ nhân, khuyến khích họ truyền nghề, dạy nghề cho lớp trẻ. (theo Đề án Phát triển dạy nghề tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2020).

Riêng đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn thì được hưởng các chính sách sau:

1. Đối tượng: Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định (tại thời điểm ban hành Nghị định này là 1.150.000 đồng), gồm:

a) Người đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;

b) Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;

c) Người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy định;

d) Các đối tượng còn lại không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c nêu trên.

(theo Điều 2. Đối tượng áp dụng, Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ Về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn).

2. Mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng

2.1. Mức 1.000.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c nói trên thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.

2.2. Mức 850.000 đồng áp dụng đối với đối tượng sau:

a) Đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c nói trên thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở;

b) Đối tượng quy định tại Điểm d nói trên thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.

2.3. Mức 700.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điểm d nói trên thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở.

(Điều 3. Mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ Về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn).

3. Hỗ trợ bảo hiểm y tế như sau:

- Được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế với mức đóng như đối với người thuộc hộ gia đình nghèo (mức đóng tại thời điểm ban hành Nghị định này bằng 4,5% mức lương cơ sở do Chính phủ quy định).

- Được hưởng bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh với mức hưởng như đối với người thuộc hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. (Điều 4. Bảo hiểm y tế, Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ Về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn).

Câu hỏi của bạn Ngọc Loan, ngocloan_02@gmail.com:

Vai trò của của các nghệ nhân đối với việc lưu giũ và phát triển nghề truyền thống rất quan trọn, Xin hỏi tỉnh có chính sách, đãi ngộ nào đối với các nghệ nhân không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Lương Bảy:

Đối với nghệ nhân Thừa Thiên Huế:

- Quyền lợi của các cá nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân Thừa Thiên Huế được Quy định cụ thể tại Quyết định số 64/2015/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh;

 - Các Nghệ nhận được phong tặng được ưu tiên hỗ trợ kinh phí để thực hiện công tác đào tạo nghề và truyền nghề; ngoài ra Tỉnh cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ đối với các nghệ nhân được phong tặng được hỗ trợ để phát triển các hoạt động sản xuất sản phẩm tại Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công

2. Đối với nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn; cụ thể là thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ s do Chính phủ quy định thì được các chính sách theo quy định tại Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ, cụ thể:

a) Mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng gồm 03 mức: 1.000.000 đồng850.000 đồng; 700.000 đồng

b) Bảo hiểm y tế

c) Hỗ trợ chi phí mai táng

Hồ sơ, trình tự thực hiện được quy định cụ thể tại Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Tùng, tổ 4, khu vực III phường Thủy Xuân:

Tôi muốn mở cơ sở đào tạo nghề truyền thống. Vậy điều kiện và hồ sơ như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:


Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần

Điều kiện để mở một cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo nghề truyền thống nói riêng như sau:

a) Nếu mở một trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam.

- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2.

- Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng;

- Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

(Theo Điều 3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp,Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ về việc quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP  ngày 08/10/2018 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

  b) Nếu tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn trực tiếp đào tạo mà không thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;

- Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định;

- Có người dạy nghề là nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, người có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2/5 hoặc thợ bậc 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.

Sau khi tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện trên thì có thể đăng ký mở nghề đào tạo tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

(theo Điều 6. Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định về đào tạo thường xuyên..)./.

Câu hỏi của bạn Hoàng Văn Thao, Phường Đúc, Huế:

Xin hỏi Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đinh hướng quy hoạch và bảo tồn các làng nghề truyền thống của tỉnh trong thời gian tới?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:

Theo Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến 2020 và định hướng đến 2025 (QĐ 111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015), các định hướng phát triển trong thời gian tới là:

- Phát triển nghề và làng nghề phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

- Phát triển nghề truyền thống và làng nghề phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…

- Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề trên cơ sở bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương cùng với sự tham gia của cộng đồng gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng các công nghệ mới; kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm vừa truyền thống nhưng phải tinh xảo vừa hiện đại mang tính thương mại cao.

- Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất từ nghề.

- Song song với việc bảo tồn cần phải tập trung khôi phục, phát triển các nghề và làng nghề có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh về nguyên vật liệu, kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút nhiều lao động,… nhằm góp phần tích cực giải quyết việc làm để nâng cao đời sống và thu nhập cho cư dân ở các địa phương.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Loan, Thủy Xuân, Huế: Những nghề và làng nghề nào đã được tỉnh được quy hoạch gắn với phát triển du lịch?

Trả lời của Sở du lịch:

Trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch nghề, làng nghề được định hướng phát triển để trở thành các loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh. Đối với quy hoạch phát triển nghề và làng nghề truyền thống đến năm 2025, tỉnh đã có chủ trương về phát triển làng nghề gắn với du lịch, cụ thể các nghề, làng nghề như sau:

1. Làng nghề đúc đồng Huế, phường Đúc, thành phố Huế;

2. Làng gốm Phước Tích, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền;

3. Làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền;

4. Làng nghề tranh dân gian làng Sình và hoa giấy Thanh Tiên;, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang;

5. Làng nghề nón lá Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy;

6. Làng nghề nón lá Mỹ Lam, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang;

7. Làng nghề dệt Zèng, các xã a Roàng, A Đớt, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới;

8. Làng nghề đan lát mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền

 

Câu hỏi của bạn Hồ Thị Na, Thị Trấn A Lưới:

Tôi là doanh nghiệp làm chổi đót tại thị trấn A Lưới. Tôi muốn đào tạo lao động tại doanh nghiệp thì điều kiện giáo viên hoặc người hướng dẫn kỹ thuật phải đạt điều kiện gì?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần:


Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần

Tiêu chuẩn nhà giáo đào tạo các nghề theo hình thức tổ chức đào tạo thường xuyên được quy định tại điểm c, khoản 2, điều 6, chương III của Thông tư số 43 /2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Quy định về đào tạo thường xuyên: Có người dạy nghề là nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, người có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2/5 hoặc bậc thợ 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.



Câu hỏi của bạn Lê Văn Thịnh, Nguyễn Huệ, thanh phố Huế: Các cơ sở sản xuất có nhu cầu đào tạo nghề nhằm phục vụ phát triển bảo tồn nghề (lớp học chưa đến 10 người thì có được hưởng mức hỗ trợ khuyến công nào không)?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Lương Bảy:


Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Lương Bảy

Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 7 của Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công:
- Các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực các ngành nghề truyền thống địa phương khi tổ chức các lớp truyền nghề nhằm bảo tồn nghề (mỗi lớp 10 học viên trở lên) thì được kinh phí khuyến công hỗ trợ một phần chi phí đào tạo.
Tuy nhiên,theo quy định tại Khoản 10, Điều 7 của Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND thì các nội dung và mức chi đối với các hoạt động khác chưa được quy định (như trường hợp của bạn hỏi); nhưng do điều kiện cần thiết phải thực hiện, Sở Công Thương nghiên cứu đề xuất đối với từng đề án cụ thể, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.



Câu hỏi của bạn Lê Nhã, Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy:

Tôi muốn tham gia gian hàng giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của sản phẩm nghề truyền thống thì được hưởng mức hỗ trợ như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:

Khi tham gia gian hàng giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của sản phẩm nghề truyền thống thì được hưởng mức hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công:Theo điểm c, điểm d, khoản 4, Điều 7 Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công:
+ Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn và ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm trong nước. Mức hỗ trợ 80% giá thuê gian hàng (tối đa 2 gian tiêu chuẩn/cơ sở, không quá 2 lần/năm).Các nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân được hỗ trợ 100% chi phí thuê 01 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày các sản phẩm do chính các nghệ nhân này làm ra tại các hội chợ triển lãm trong nước (không quá -2 lần/1 năm/nghệ nhân).
+ Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức gian hàng giới thiệu tiềm năng, thế mạnh; sản phẩm CN - TTCN và thủ công truyền thống của tỉnh tại các hội chợ, triển lãm trong nước do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại hoặc cơ quan quản lý nhà nước về công thương thực hiện. Với các nội dung: khảo sát tổ chức Hội chợ; thuê diện tích, thiết kế và trang trí gian hàng; vận chuyển hàng hoá; bảo vệ, hướng dẫn và giới thiệu tại gian hàng; tổ chức hội thảo quảng cáo sản phẩm CN - TTCN và làng nghề của địa phương; chi phí đi lại, thuê chỗ ở, phụ cấp công tác phí của cán bộ tham gia hội chợ; tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh; và các chi phí liên quan khác.
- Hỗ trợ từ chương trình xúc tiến thương mại: Hỗ trợ phương tiện vận chuyển và gian hàng miễn phí nếu doanh nghiệp tham gia khu gian hàng chung của tỉnh; hỗ trợ kết nối, thông tin giữa đơn vị tổ chức với doanh nghiệp trong thời gian diễn ra hội chợ.

Câu hỏi của bạn thaingoc_1978@gamail.com, thaingoc_1978@gamail.com: Tại tỉnh hiện có bao nhiêu làng nghề ruyền thống? Xin cho biết biết thực trạng các LNTT ở tỉnh ta hiện nay?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ được phân bố trên 123 địa điểm có nghề hoạt động theo địa bàn cấp huyện, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa.

Số lượng ngành nghề nông thôn ở Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ với sự du nhập và phát triển của nhiều nghề mới. Do đó quy mô và lĩnh vực các ngành nghề đa dạng hơn như cơ khí, sửa chữa điện - điện tử, sửa chữa xe máy, cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng, sinh vật cảnh, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, đá…), dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp…đáp ứng nhu cầu đời sống dân cư và nhu cầu trong và ngoài tỉnh.  Hơn nữa, giá trị sản xuất không ngừng tăng lên, sự phát triển các ngành nghề trong nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm, đặc biệt là lao động nông nhàn, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở các vùng nông thôn và làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hiện Tỉnh đã lập danh sách 13 làng nghề tiêu biểu để bảo tồn lâu dài, gồm: Làng nghề gốm Phước Tích; Làng nghề đệm bàng Phò Trạch; Làng nghề rèn Hiền Lương; Làng nghề tranh dân gian Làng Sình; Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên; Làng nghề nón lá Mỹ Lam; Làng nghề nón lá Thanh Tân; Làng nghề nón lá Vân Thê; Làng nghề dệt zèng A Đớt; Làng nghề dệt zèng A Hưa; Làng nghề dệt zèng xã A Roàng; Làng nghề dệt zèng thị trấn A Lưới; Làng nghề dệt zèng xã A Ngo.

Đáng chú ý, nghề dệt zèng ở A Lưới có tới 5 Làng nghề được bảo tồn lâu dài. Mới đây, nghề dệt zèng của đồng bào dân tộc A Lưới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận 02 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống tại 8/9 huyện, thị xã, thành phố Huế.

Ước tính giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2018 tại 30 nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận khoảng 374.000 triệu đồng. Cao nhất là nhóm các làng nghề điêu khắc gỗ, mộc An Bình, đúc đồng Huế, mè xửng Huế, chiếm hơn 30% giá trị sản xuất của 30 đơn vị, địa phương có nghề và làng nghề được công nhận. Thu nhập bình quân của người lao động của các cơ sở, hộ gia đình trong những đơn vị nghề, làng nghề khoảng 3,3 triệu đồng/lao động/tháng.

Nói chung, dù giá trị sản xuất tại các nghề, làng nghề chưa cao nhưng đã giải quyết lượng lớn lao động nông nhàn, thời vụ tại địa phương; ổn định trật tự xã hội, đóng góp xây dựng kinh tế xã hội của địa phương góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Câu hỏi của bạn Lê Hải, thôn 7, xã Hải Dương, Hương Trà: Xin Ban tổ chức cho biết bà con muốn học nghề đan lưới cước thì có thể học ở đâu?

Trả lời của Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

Nếu bạn ở xã Hải Dương, thị xã Hương Trà thì  bạn có thể đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phong Điền (Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TT Huế) để đăng ký học nghề đan lưới cước.

Trường hợp, tại địa phương có nhiều người có nguyện vọng học nghề đan lưới cước thì bạn có thể đề nghị UBND xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã Hương Trà tổ chức lớp hoặc  Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phong Điền mở lớp đào tạo nghề lưu động đan lưới cước tại địa phương bạn. Chúc bạn sớm được tham gia lớp học nghề theo nhu cầu của bạn.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Thuận, Tổ 3, Phường Thủy Xuân, Huế: Xin ban tổ chức cho biết hộ gia định hoặc doanh nghiệp nhỏ có được cho phép đào tạo nghề truyền thống (nghề đúc ) không?Nếu đào tạo thì người học có được hưởng chính sách ưu đãi gì không?

Trả lời của Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

a) Về việc đào tạo nghề truyền thống

Theo Điều 6 Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên đối với tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân được quy định như sau:

- Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;

- Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định;

- Có người dạy nghề là nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, người có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2/5 hoặc thợ bậc 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.

Sau khi tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có đủ điều kiện trên thì có thể đăng ký mở nghề đào tạo tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hộị

b) Chính sách đối với  người tham gia học nghề truyền thống

Người học được  miến phí 01 khóa học nghề. Trường hợp, người học nghề đã được hỗ trợ học nghề bị mất việc làm do  nguyên nhân khách quan, có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì được hỗ trợ thêm 01 khóa học nghề nữa

c) Chính sách đối với giáo viên

- Nhà giáo tham gia đào tạo nghề được Nhà nước hỗ trợ các chính sách đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo Thông tư 08/2017/TT-BLĐTXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. 

- Đối với nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, thợ giỏi...thì được hỗ trợ chi phí các khóa bồi dưỡng kỹ năng dạy dạy học để tham gia đào tạo nghề.

Câu hỏi của bạn Hồ Văn Thanh, A Lưới:

Những ngành nghề nào sẽ được tỉnh ưu tiên hỗ trợ bảo tồn trong thời gian tới

 

Trả lời của Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:

Tại Quyết định 111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến 2020 và định hướng đến 2025, tỉnh đã chủ trương và có kế hoạch để khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền bao gồm nghề truyền thống tranh giấy làng Sình, nghề truyền thống làm diều Huế, nghề truyền thống gốm Phước Tích, nghề truyền thống rèn Hiền Lương, Cầu Vực,...

 Đồng thời, khôi phục để phát triển một số nghề và làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định sản xuất như nhóm ngành nghề khác như: nghề truyền thống đệm bàng Phò Trạch, nghề truyền thống nón lá Huế, nghề truyền thống may áo dài Huế, các nghề truyền thống sơn mài, khảm trai, khảm xương, các nhóm nghề đan lưới, chổi đót, tăm hương... Đặc biệt, tiếp tục các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm cho các sản phẩm truyền thống đã có chỗ đứng như Zèng, Mây tre đan lát,…

Câu hỏi của bạn Trần An, Kim Long, tp Huế:

Các làng nghề đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên chỉ tạo việc làm cho dân ở địa phương đó, một số người có tay nghề không ở trong làng nghề đó, vẫn còn người có tay nghề kg có việc làm, phải chăng Tỉnh nên tổ chức 1 xí nghiệp hay công ty ở các khu công nghiệp để thu hút dân co tay nghề vào làm, đe giảm tỷ lệ thất nghiệp

Trả lời của Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hồ Dần:


Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hồ Dần

Đặc trưng làng nghề gắn với truyền thống và mang tính đặc thù của từng địa phương, vùng miền, gắn với vùng nguyên liệu đặc biệt là quy mô sản xuất không lớn. Vì vây, thực tế sẽ không hiệu quả cao nếu tổ chức sản xuất tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp các nghề truyền thống mang tính phổ biến (ví dụ như mộc mỹ nghệ, đan lát...) có thể sản xuất với quy mô vừa hoặc lớn thì sẽ phù hợp. Do bạn không nói rõ là ngành nghề gì nên tỉnh sẽ giao các ngành chức năng nghiên cứu để có hướng dẫn giúp bạn. 

Câu hỏi của bạn Hồ Thị Hồng, Thị trấn Khe Tre, Nam Đông: Tỉnh đã có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre chưa? Nếu có xin cho biết những địa phương nào được quy hoạch vùng trồng mây tre?

Trả lời của Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:

Đến nay, tỉnh chưa có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre. Tuy nhiên năm 2016, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 28/12/2016 về phát triển ngành mây tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020, cụ thể sẽ phấn đấu đến năm 2020, tạo vùng nguyên liệu mây, tre do trồng mới ti thiểu 1.500 ha mây và 500 ha tre các loại, cả tập trung và phân tán; bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tối thiểu 3.000 ha mây các loại tại các huyện/thị xã: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc, Hương Thủy.

Câu hỏi của bạn phandinhtuan_1979@gmail.com, phandinhtuan_1979@gmail.com: Các làng nghề và nghề nào sẽ được tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư trong thời gian đến?

Trả lời của Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:

Tại Quyết định111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến 2020 và định hướng đến 2025:

Các làng nghề và nghề cần ưu tiên tập trung đầu tư từ 2015 - 2020:

- Xây dựng thí điểm mô hình làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tập trung, bao gồm các làng nghề sau: Đúc đồng Huế, Gốm Phước Tích, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh làng Sình, Nón lá Thủy Thanh, Dệt Zèng A Lưới, Đan lát mây tre Bao La và Thủy Lập.

- Xây dựng chương trình bảo tồn, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống bao gồm các nghề sau: Nghề làm Bún bánh, Nghề mây tre đan (đan thúng, đan giỏ, đồ mỹ nghệ), Nghề nấu rượu, Nghề chế biến nước mắm, mắm.

 Dự án ưu tiên đầu tư:

- Dự án bảo tồn làng nghề gốm Phước Tích.

- Dự án đầu tư phát triển Làng bún Ô Sa và Vân Cù.

- Dự án đầu tư phát triển gắn với du lịch làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên.

- Dự án đầu tư phát triển gắn với du lịch làng hoa giấy Thanh Tiên.

- Dự án bảo tồn làng nghề tranh làng Sình.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề chế biến thủy sản: Phong Hải, Quảng Công, Phú Thuận, Lộc Vĩnh, Vinh Hiền

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống Huế

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề mây tre đan Bao La.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam, Thanh Tân, Thủy Thanh.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề dầu tràm Nước Ngọt.

- Dự án đầu tư phát triển các nghề dệt Zèng ở huyện A Lưới và Nam Đông.

Câu hỏi của bạn Phạm Hà, , Xuân Phú, Huế:

Xin hỏi tỉnh có chính sách hỗ trợ gì cho các cơ sở sản xuất nghề truyền thống ở nông thôn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy:

Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 về phê duyệt đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

1. Về hỗ trợ các cơ sở sản xuất nghề truyền thống ở nông thôn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công

Trong giai đoạn 2014-2019, căn cứ vào các quy định của Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện hỗ trợ cho 71 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ gần 4.400 triệu đồng; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: chế biến nông lâm thủy hải sản, cơ khí, vật liệu không nung, ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống... Từ hoạt động này, chương trình khuyến công đã khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư vào phát triển sản xuất, ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất nhằm sản xuất sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và giải quyết việc làm khu vực nông thôn.

2. Về Hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2636/QĐ-UBND ngày 07/11/2019 của UBND tỉnh về Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020; Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh theo ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 -2020”

3. Về Xúc tiến Thương mại: Thực hiện Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương hàng năm đều ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua các hoạt động:

Về định hướng hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới:

Đó là triển khai các nội dung của đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, trên cơ sở các chính sách hỗ trợ (hỗ trợ đầu tư thiết bị công nghiệp, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu nhãn hiệu và xúc tiến thương mại) tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; các sản phẩm thuộc chương trình OCOP; các sản phẩm có lợi thế tại địa phương được sản xuất theo chuỗi giá trị (nguyên liệu-chế biến- tiêu thụ).

Câu hỏi của bạn Huỳnh Tấn Phấn, TX Hương Thủy:

Bao đời nay, cây tre, nứa (lồ ô) gắn liền với hình ảnh các vùng nông thôn Việt Nam và ở Huế cũng không là ngoại lệ. Trong đời sống sản xuất qua bao đời đã hình thành nhiều nghề, sản phẩm, vật dụng từ tre nứa như nghề đan lát, tăm hương ... nhiều sản phẩm được tạo ra như rổ, rá, thúng, giỏ sách ... và nó đã trở thành một nghề truyền thống, một nét riêng có của các miền quê. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển đi lên của xã hội, những sản phẩm bằng nhựa, túi ni lông, dần thay thế cho các mặt hàng truyền thống. Từ đó giá trị của các sản phẩm truyền thống đi xuống và nghề này cũng dần mai một. Để giữ nghề và phát huy giá trị truyền thống của nghề đan lát, xây dựng các sản phẩm thân thiện với môi trường UBND Tỉnh đã có chính sách gì trong việc quy hoạch, đầu tư, phát đối với nghề đan lát và định hướng những gì về phát triển trong tương lai. Rất mong lãnh đạo Tỉnh và bác Phan Thiên Định quan tâm, cháu chúc sức khỏe các bác

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định:


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định

Chính sách liên quan đến phát triển ngành nghề truyền thống về đan lát, mây tre, chúng ta có nhiều quy định, tỉnh đã triển khai các hoạt động hỗ trợ. Các quy định của Trung ương, có Nghị định 52, các đơn vị liên quan đến hoạt động sản xuất này sẽ được hỗ trợ các chính sách về mặt bằng, đầu tư, tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, cũng như hỗ trợ một phần 50% giá trị thiết bị dây chuyền sản xuất, đào tạo cán bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất, phát triển sản phẩm.

Tỉnh có ban hành quy định về hỗ trợ trong hoạt động khuyến công theo quyết định số 74, ngày 18/10/2016, có nhiều hỗ trợ cho hoạt động này. Ngoài ra dự án trồng mây, tre cũng sẽ được hỗ trợ 50% giá cây giống khi trồng dưới tán rừng với diện tích tối thiểu là 2ha, nhưng mức hỗ trợ không quá 3 triệu đồng/ 1ha.

Thông qua các chương trình chính sách của tỉnh, sở công thương cũng đã tham mưu, hỗ trợ nhiều cho một đơn vị – một làng nghề đang dẫn đầu ở tỉnh hiện nay, đó là làng nghề đan lát Bao La. Đã tiến hành hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ lò sấy, hỗ trợ máy chẻ tre với 16 loại khác nhau, hỗ trợ máy khắc la-ze và các công nghệ kỹ thuật để làng nghề triển khai. Với sự hỗ trợ này làng nghề Bao La đã và đang có được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường và cạnh tranh được với các sản phẩm nhựa, sản phẩm ni-lông trên địa bàn. Ngoài ra, một số các hoạt động liên quan đến đan lát, từ đệm bàng, từ bèo tây cũng đang có sự chuyển biến khá tích cực. Bước đầu, chúng ta cũng có những sản phẩm mang thương hiệu làng nghề của Thừa Thiên Huế, đi ra được với thị trường.

Tuy nhiên, về định hướng phát triển liên quan đến quy hoạch vùng nguyên liệu, đặc biệt là mây tre, tuy có kế hoạch số 205, ngày 28/12/2016 về phát triển ngành mây tre của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020, trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ tạo vùng nguyên liệu mây tre do trồng mới tối thiểu là 1500 ha mây và 500 ha tre các loại, bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tối thiểu 3000 ha mây các loại.

Trong kế hoạch này cũng đề ra rất nhiều nhiệm vụ để phát triển các ngành nghề truyền thống liên quan đến đan lát mây tre. Tuy nhiên, kế hoạch này chúng ta thực hiện chưa tốt, việc cụ thể hóa nó hàng năm và đưa vào lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn với phát triển nông thôn mới chưa được thực hiện một cách cụ thể, chi tiết. Cho nên, vấn đề này đề nghị giao cho sở nông nghiệp kiểm tra và đề xuất với UBND tỉnh để lồng ghép, tiến hành ngay từ năm 2020. Đồng thời rà soát, so sánh lại với thực tể để có sự điều chỉnh kế hoạch này cho giai đoạn 2012-2025.

Về những vấn đề mà các bạn trao đổi, cũng đã nói rằng cùng với sự đi lên của xã hội, thì sản phẩm bằng nhựa, túi ni-lông dần thay thế cho các mặt hàng truyền thống, cũng là một nguyên nhân làm cho các sản phẩm đan lát của chúng ta đi xuống, đó là một thực trạng đã diễn ra trong các năm trước. Tuy nhiên, xã hội đang có sự thay đổi, xu hướng trở lại của các sản phẩm đan lát rất thịnh hành, nó thay thế rất tốt cho những sản phẩm bằng nhựa và túi ni lông hiện đang có. Chúng tôi cũng đã trao đổi với sở công thương để đặt hàng cho làng nghề đan lát Bao La về việc sản xuất các túi đựng để thay thế cho túi ni-lông, và năm 2020 sẽ bắt đầu đề tài cho vấn đề này.

Sản phẩm mây tre thay thế cho sản phẩm bằng nhựa, chúng tôi nghĩ là đủ sức để thay thế, vấn đề là chúng ta tìm cách phát động phong trào để dùng các sản phẩm này. UBND tỉnh cũng đã có kế hoạch triển khai, giao cho các sở, ngành, địa phương, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp,… đề xuất các sản phẩm để thay thế sản phẩm bằng nhựa dùng một lần và các sản phẩm nhựa trong cơ quan, đơn vị của mình. Tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, rà soát lại, thay thế bằng các sản phẩm đan lát từ mây tre.

Hiện nay Bao La đang có các sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được. Và nếu bắt đầu từ câu chuyện này ở tại tỉnh Thừa Thiên Huế thì sẽ tạo ra thị trường rất lớn ở tỉnh, mô hình của chúng ta có thể là mô hình rất tốt để các nơi nhân rộng và nếu nhân rộng thì cũng sẽ tạo ra thị trường cho chúng ta rất lớn. Điều chúng ta lo lắng là liệu các cơ sở sản xuất có khả năng đáp ứng được nhu cầu đó hay không? Hiện nay Bao La là đơn vị lớn nhất, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy được độ sẵn sàng để có thể đáp ứng được cho nhu cầu của thị trường trong tỉnh khi tỉnh triển khai hoạt động này. Vậy cho nên các cơ sở sản xuất cần có sự chuẩn bị kỹ hơn, để chúng ta tiếp cận một cơ hội mớivà rất chính đáng, phù hợp với xu thế chung, giúp chúng ta bảo vệ môi trường tốt hơn. Xu hướng bây giờ đang quay trở lại, rất có lợi cho các ngành nghề đan lát mây tre phát triển trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Phước Bảo Ninh, Quảng Điền: Xin cho biết hiện nay có bao nhiêu làng nghề của tỉnh được công nhận là điểm du lịch, đó là những làng nghề nào?

Trả lời của Phó giám đốc Sở Du Lịch Nguyễn Văn Phúc:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều làng nghề truyền thống, tuy nhiên, mới có 3 làng nghề, nghề được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch gắn với làng nghề, nghề truyền thống đó là:

1. Điểm du lịch Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên và tranh dân gian làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang.

2. Điểm du lịch Làng cổ Phước Tích , xã Phong Hòa, huyện Phong Điền (gốm Phước Tích).

3. Điểm du lịch Cầu ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy (gắn với nghề nón lá Thủy Thanh).

Câu hỏi của bạn Hoàng Viết Tiến, hoangviettien.dt@gmail.com:

Tôi xin được hỏi: nếu các cơ sở làm nghề trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nếu chuyển ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch thì có được hỗ trợ kinh phí di dời không ?

Trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Hiện nay, tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ riêng cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp di dời vào các điểm quy hoạch (cụ thể là: khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm tiểu thủ công nghiệp nông thôn). Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND ngày 19/6/2018 của UBND tỉnh; cụ thể:

“Điều 33. Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

2. Mức bồi thường cụ thể như sau:

a) Đối với công trình xây dựng dạng lắp ghép thì được bồi thường chi phí tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt, chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt bằng 30% giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương;

b) Đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán hoặc thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân lập dự toán chi phí di dời, lắp đặt, xây dựng lại, được các cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành thẩm định (theo phân cấp), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để làm căn cứ bồi thường;

c) Đối với nhà, công trình xây dựng không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này khi di chuyển khỏi chỗ ở cũ đến chỗ ở mới thì được bồi thường di chuyển như sau:

- Di chuyển chỗ ở dưới năm kilomet: 5.000.000 đồng;

- Di chuyển chỗ ở từ năm đến mười kilomet: 7.000.000 đồng;

- Di chuyển chỗ ở trên mười kilomet: 8.000.000 đồng.

…”

Ngoài ra, theo Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế: cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài, DNNVV có vốn nhà nước) thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được tỉnh hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh (tiền thuê đất hoặc giá thuê lại đất), cụ thể:

1. Thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các KCN, CCN đã có đơn vị kinh doanh hạ tầng:

- Thời gian, mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ:

+ Mức hỗ trợ: 30% giá thuê lại đất trả tiền hàng năm (bao gồm tiền thuê lại đất và phí hạ tầng) nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Giá thuê lại đất làm căn cứ hỗ trợ hàng năm được tính theo giá tại hợp đồng thuê được ký kết giữa các bên. Riêng CCN Thủy Phương, Tứ Hạ được hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ so với các cụm công nghiệp còn lại.

+ Thời gian hỗ trợ: 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê lại đất lần đầu với đơn vị kinh doanh hạ tầng.

+ Hình thức hỗ trợ: Chuyển trực tiếp cho đơn vị kinh doanh hạ tầng mà DNNVV ký hợp đồng thuê đất.

2. Thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các KCN, CCN chưa có đơn vị kinh doanh hạ tầng:

-  Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ:

+ Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% tiền thuê đất.

+ Thời gian hỗ trợ: Sau thời gian được miễn tiền thuê đất theo quy định hiện hành của nhà nước, dự án của DNNVV được hỗ trợ 100% tiền thuê đất thêm 02 năm đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, 04 năm đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Riêng CCN Thủy Phương, Tứ Hạ được hỗ trợ 100% tiền thuê đất thêm 01 năm sau thời gian được miễn tiền thuê đất theo quy định hiện hành của nhà nước.

Tuy nhiên, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của chính sách này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp Phú Đa (huyện Phú Vang), khu công nghiệp Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (trừ cụm công nghiệp Hương Sơ).

Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát các cơ sở sản xuất đang hoạt động không phù hợp quy hoạch xây dựng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sản xuất hóa chất cần phải di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách,để hỗ trợ việc di dời các cơ sở sản xuất vào các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung.

Câu hỏi của bạn Bình Nguyễn, Thủy Vân , Hương Thủy: Cho hỏi tỉnh TTH có hỗ trợ gì trong việc phát triển nghề mây tre đan không ạ.

Trả lời của Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn:

Nghề mây tre đan là hoạt động ngành nghề nông thôn và là nghề được khuyến khích phát triển tại các làng nghề nên được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định 52/2018-CP ngày 12/4/2018 về Phát triển ngành nghề nông thôn, theo đó:

Tại các Điều 7 đến Điều 12 của Chương III Nghị định này đã quy định các nội dung ngành nghề nông thôn đươc hỗ trợ như mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực.

Đặc biệt tại Điều 12 của Chương này, cũng đã quy định các dự án phát triển ngành nghề nông thôn được hỗ trợ mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án. Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

Nghề mây tre là nghề được hỗ trợ từ kinh phí hoạt động khuyến công của tỉnh được quy định tại Điều 7. Nội dung và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công của Quyết định 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh, với nhiều chính sách hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ KHKT vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề cho người lao động; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động XTTM khác.

Ngoài ra, nếu có dự án trồng mây, tre thì tại Điều 4, Quyết định 32/2016/QĐ-UBND của tỉnh về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành thì mây tre thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ nên dự án trồng mây tre sẽ được hỗ trợ 50% giá cây giống khi trồng dưới tán rừng với diện tích trồng tối thiểu 2 ha nhưng không quá 3 triệu đồng/1 ha.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Lê Hà, Phước Vĩnh, Huế: Nhiều cơ sở sản xuất làng nghề hiện nay đang bắt đầu ăn nên làm ra nhờ biết tạo ra những sản phẩm phục vụ khách du lịch như Tranh dân gian Làng Sình, Hoa giấy Thanh Tiên, Đan lát mây tre Bao La... tuy nhiên, đa số những người làm nghề là người lớn tuổi do đó khó có thể phát triển với quy mô lớn. Giải pháp nào để hỗ trợ cho các làng nghề để phát triển?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần:


Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hồ Dần

1. Về công tác đào tạo nghề

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, làng nghề, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nói chung, đào tạo nghề cho các làng nghề nói riêng đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên công tác này cũng còn những khó khăn, thách thức trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực để phát triển các làng nghề.

Để hỗ trợ cho các làng nghề phát triển, cần triển khai các giải pháp sau:

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học nghề đối với các làng nghề, nhất là vai trò của việc học nghề trong nâng cao thu nhập, phát triển làng nghề.

- Đẩy mạnh cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và làng nghề trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực để phát triển làng nghề.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, miễn giảm học phí (theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đi với cơ sở giáo dục thuộc hệ thng giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, h trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016đến năm học 2020 - 2021,Quyết định số 46/2015/QĐ-TTgngày 28/9/2015của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; các Chương trình, Đề án, Dự án của Nhà nước và các tổ chức tài trợ quốc tế (Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Đề án Đào tạo nghề cho phụ nữ, Đề án Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển; Dự án Phát triển nông thôn do Chính phủ Luxembourg tài trợ, Dự án Plan, Dự án JICA của Chính phủ Nhật Bản…)

- Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ gíao viên.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với giới tính, độ tuổi (đào tạo thường xuyên, đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học; hướng dẫn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, công nghệ; tập huấn…). Đối với lực lượng lao động trẻ cần chú trọng các chính sách đào tạo để giúp họ có khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến phát triển làng nghề.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học và các kiến thức liên quan cho các nghệ nhân, người sản xuất có tay nghề cao… để tiếp tục tham gia dạy nghề, truyền nghề.

- Các cơ sở đào tạo thường xuyên phối hợp với các làng nghề để đào tạo cho lao động theo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Khuyến khích các nghệ nhân, người có tay nghề cao truyền nghề tại các làng nghề.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại dạy và học để từng bước sản xuất các sản phẩm tinh xảo, chất lượng nhằm nâng cao giá trị hàng hóa cho các sản phẩm truyền thống.

- Đẩy mạnh thông tin, quảng bá, quảng cáo, xúc tiến thương mại… nhằm giới thiệu các sản phẩm của các làng nghề ra thị trường trong nước và quốc tế.

- Rà soát, đánh giá tình trạng lao động, việc làm, trình độ nghề nghiệp tại các làng nghề. Qua đó đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại các làng nghề.

2. Về mẫu mã sản phẩm

Về chính sách hỗ trợ mẫu mã sản phẩm:

- Tỉnh đã ban hành Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016, trong đó có chính sách hỗ trợ về mẫu mã sản phẩm: Các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 2 Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND thực hiện thiết kế mới và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm có giá trị kinh tế được hỗ trợ 50% kinh phí nhưng không quá 50 triệu đồng cho 1 loại sản phẩm mới. Nội dung chi phí gồm: nghiên cứu, khảo sát thị trường; thuê chuyên gia thiết kế, chế tạo; chi phí sản xuất thử.

- Ngoài ra, qua các năm 2008, 2010, 2013 tỉnh đã tổ chức các hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia dự thi; đồng thời từ năm 2016 đến năm 2018, hàng năm UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch thiết kế mẫu mã sản phẩm , bao bì sản phẩm để hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị phát triển mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và khách du lịch, theo đó trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức đặt hàng thiết kế sản phẩm, thiết kế bao bì sản phẩm với  17 mẫu thiết kế sản phẩm và 4 mẫu thiết kế bao bì sản phẩm và chuyển giao các mẫu thiết kế trên cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn tiếp nhận để sản xuất sản phẩm hàng hóa.

Câu hỏi của bạn Hồ Văn Thái, Lộc An, Phú Lộc: Được biết tỉnh đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với tinh dầu tràm Huế, vậy hiện tại đã có bao nhiêu cơ sở sản xuất công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại quy chuẩn này? Dấu hiệu để nhận biết sản phẩn đã được công bố đạt chuẩn kỹ thuật. Hiện nay trạng thật, giả lẫn lộn rất khó phân biệt là ảnh hưởng đến thương hiệu dầu tràm Huế

Trả lời của Sở Công Thương:

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với tinh dầu tràm Huế được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định Số: 09/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2017. Quy chuẩn này quy định chỉ tiêu cảm quan, mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng và các yêu cầu quản lý đối với sản phẩm tinh dầu tràm được sản xuất bằng phương pháp chưng cất thủ công từ cây tràm gió
1. Về số lượng cơ sở sản xuất công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại quy chuẩn: Khoảng 50 cơ sở.
2. Về dấu hiệu để nhận biết sản phẩ đã được công bố đạt chuẩn kỹ thuật, gồm quy định về kỹ thuật như sau :
*Chỉ tiêu cảm quan
+Màu sắc, độ trong: Tinh dầu tràm có màu vàng nhạt và độ trong suốt.
+Mùi ; Mùi thơm đặc trưng của tinh dầu tràm Huế
+Vị cay và cay dịu đặc trưng của tinh dầu tràm Huế
* Chỉ tiêu vật lý, hóa học
+Chỉ số khúc xạ ở 20°C
+Tỷ trọng ở 20°C
+Góc quay cực riêng ở 20°C
+Giới hạn Aldehyd, tính theo ml dung dịch KOH 0,5N trong ethanol
* Hàm lượng kim loại nặng
+Asen (As)
+Thủy ngân (Hg)
+Chì (Pb)

Câu hỏi của bạn Leductrung_1985@gmail.com, Leductrung_1985@gmail.com: Các sản phẩm làm từ mây tre đang được nhiều người dân ủng hộ, thay thế các sản phẩm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường. Xin hỏi hế hoạch phát triển ngành mây tre đan của tỉnh trong thời gian tới như thế nào?

Trả lời của Sở Nông nghiệp và PTNT:

Hiện nay, ngoài một số sản phẩm từ các vật liệu thân thiện với môi trường thì tiềm năng của Thừa thiên Huế cũng có thể sản xuất các mặt hàng mây tre đan để thay thế các sản phẩm nhựa.

Từ thực trạng sản xuất nghề truyền thống mây tre đan và làng nghề tại Thừa Thiên Huế, hiện nay Sở Nông nghiệp và PTNT đang có kế hoạch phối hợp với Sở Công thương và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề này theo hướng như sau:

- Hỗ trợ mạnh mẽ để HTX Mây tre đan Bao La có thể sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng mẫu mã và kiểu dáng ra thị trường và làm ăn có lãi.

- Rà soát để tiến tới thành lập các tổ hợp tác đan lát tại các địa phương, liên kết với HTX Mây tre đan Bao La như một cổ đông hoặc thành lập HTX mới định hướng liên doanh liên kết với các Công ty kinh doanh mây tre đan và xuất khẩu để xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm.

- Hỗ trợ đào tạo nghề đan lát, thiết kế mẫu mã đa dạng, tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ đào tạo năng lực quản trị cho các HTX và tổ hợp tác.

- Quy hoạch tạo nguồn nguyên liệu mây, tre do trồng mới tối thiểu 1.500 ha mây và 500 ha tre các loại, cả tập trung và phân tán; bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tối thiểu 3.000 ha mây các loại (Kế hoạch 205/KH-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển ngành mây tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020).

Về chính sách hỗ trợ nghề mây tre đan thì ngoài các chính sách được hỗ trợ tại Nghị định 52/NĐ-CP, nghề mây tre là nghề được hỗ trợ từ kinh phí hoạt động khuyến công của tỉnh được quy định tại Điều 7. Nội dung và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công của Quyết định 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh, với nhiều chính sách hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ KHKT vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề cho người lao động; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động XTTM khác.

Ngoài ra, nếu có dự án trồng mây, tre thì tại Điều 4, Quyết định 32/2016/QĐ-UBND của tỉnh về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành thì mây tre thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ, do đó dự án trồng mây tre sẽ được hỗ trợ 50% giá cây giống khi trồng dưới tán rừng với diện tích trồng tối thiểu 2 ha nhưng không quá 3 triệu đồng/1 ha.

Câu hỏi của bạn Hoangvanquy0606@gmail.com, Hoangvanquy0606@gmail.com: Xin được hỏi trên địa bàn tỉnh có những nghề truyền thống nào đang có nguy cơ bị mất đi, kế hoạch bảo tồn các nghề đó của tỉnh hiện nay là như thế nào?

Trả lời của Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Các nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một, thất truyền là: Nghề truyền thống tranh giấy làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Nghề truyền thống làm diều Huế. Nghề và Làng nghề truyền thống gốm Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Nghề rèn Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền và Nghề rèn Cầu Vực, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy.

- Kế hoạch bảo tồn các nghề đó của tỉnh hiện nay: Đối với những làng nghề đang trong quá trình gặp khó khăn trong sản xuất, thị trường tiêu thụ có khả năng mất đi, xác định bảo tồn là chính, coi đó là tài sản văn hóa quốc gia. UBND tỉnh đã ban hành QĐ số 111 của ngày 17/01/2015 về phê duyệt QH phát triển nghề truyên thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh TTH định hướng đến 2025. Theo đó,tỉnh đã quy hoạch các nghề và làng nghề gắn với du lịch, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

- Gắn kết chương trình phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch, tăng các tour du lịch làng quê, làng nghề, phố nghề vừa phục vụ du lịch, vừa trình diễn nghề và bán sản phẩm làng nghề.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch; đồng thời kết hợp nâng cấp cải tạo hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch hợp lý mặt bằng khuôn viên của cơ sở sản xuất trong làng nghề vừa phục vụ phát triển sản xuất, đảm bảo mỹ quan và thuận lợi cho khách du lịch khi đến tham quan và mua sắm tại làng nghề.

+ Đẩy mạnh xây dựng, phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin cho các làng nghề để kết hợp phát triển du lịch.

+ Tranh thủ các nguồn vốn của các dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ cho các làng nghề.

+ Trước mắt, các làng nghề truyền thống có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các hình thức du lịch (như tour du lịch tham quan làng nghề, tour du lịch tham quan làng di sản, làng đồng quê,…).

+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề.

+ Xây dựng địa điểm trình diễn sản phẩm, giới thiệu và bán hàng lưu niệm cho du khách, đồng thời nghiên cứu bảo tồn các di tích lịch sử của làng nghề như Đền thờ Tổ nghề, các lễ hội văn hóa truyền thống của làng; xây dựng các điểm sản xuất thử nghiệm cho du khách tham gia,…

Tại Quyết định này có quy hoạch các nghề và làng nghề gắn với du lịch, trong đó có Làng nghề Gốm Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) và Làng nghề Tranh dân gian làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang).


Câu hỏi của bạn Vũ Hoài Phương, thành phố Huế: Chương trình có thể cho tôi biết quy hoạch chi tiết - cụ thể về phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào, những giải pháp nào cho việc thực hiện quy hoạch.

1. Quy hoạch về phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh được chi tiết-cụ thể tại Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 17/01/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh TTH đến năm 2020 định hướng đến 2025. Theo đó, tỉnh chú trọng khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền, bao gồm nghề truyền thống tranh giấy làng Sình, nghề truyền thống làm diều Huế, nghề truyền thống gốm Phước Tích, nghề truyền thống rèn Hiền Lương, nghề truyền thống rèn Cầu Vực.

Bên cạnh đó, tỉnh có kế hoạch khôi phục để phát triển một số nghề và làng nghề như chế biến nông, lâm, thủy sản (nghề chế biến tương măng Phong Mỹ), nhóm nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ (nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên, nghề truyền thống đệm bàng Phò Trạch, nghề truyền thống nón lá, nghề truyền thống may áo dài Huế, các nghề truyền thống sơn mài, khảm trai, khảm xương, các nhóm nghề đan lưới, chổi đót, tăm hương…).

Các địa phương tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống (chủ yếu là nghề dệt zèng) của các đồng bào dân tộc tại 2 huyện miền núi là Nam Đông, A Lưới.

2. Quy hoạch các làng nghề; phát triển làng nghề gắn với du lịch theo từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố:

+ Làng nghề Đúc đồng Huế (phường Phường Đúc và Thủy Xuân, thành Phố Huế).

+ Làng nghề Gốm Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).

+ Làng nghề Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).

+ Làng nghề Tranh dân gian làng Sình và Hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang).

+ Làng nghề  Nón lá Thủy Thanh (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy).

+ Làng nghề  Nón lá Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang).

+ Làng nghề Dệt Zèng tại các xã A Roàng, A Đớt, Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới.

+ Làng nghề đan lát mây tre Bao La, xã Quảng Phú và Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.

3. Kế hoạch du nhập nghề, làng nghề mới đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Những ngành nghề có khả năng du nhập, phát triển trong thời gian đến bao gồm các nghề sau:

-   Chạm khắc đá mỹ nghệ, chạm, tam khí.

-   Vật liệu xây dựng không nung.

-   Tranh gỗ.

-   Sản xuất đồ chơi, hàng thủ công mỹ nghệ.

-   Bảo quản, sơ chế nông, lâm thủy sản.

-   Nuôi trồng sinh vật cảnh.

4. Một số dự án đề xuất thực hiện:

- Xây dựng thí điểm mô hình làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tập trung, bao gồm các làng nghề sau: Đúc đồng Huế, Gốm Phước Tích, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh làng Sình, Nón lá Thủy Thanh, Dệt Zèng A Lưới, Đan lát mây tre Bao La và Thủy Lập.

- Xây dựng chương trình bảo tồn, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống bao gồm các nghề sau: Nghề làm Bún bánh, Nghề mây tre đan (đan thúng, đan giỏ, đồ mỹ nghệ), Nghề nấu rượu, Nghề chế biến nước mắm, mắm.

- Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng và mở rộng quy mô cho các cụm công nghiệp - TTCN để thúc đẩy ngành nghề ở các địa phương phát triển:

+ Cụm làng nghề Xước Dũ.

+ Cụm làng nghề Mỹ Xuyên.

+ Cụm TTCN Thủy Phương.

+ Cụm công nghiệp - TTCN Hương Hòa.

+ Cụm công nghiệp - TTCN ACo.

+ Cụm công nghiệp - TTCN Bình Điền.

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kết hợp hệ thống xử lý chất thải chung cho các làng nghề truyền thống chế biến thực phẩm: Bún Vân Cù; Bún Ô Sa; Chế biến thủy sản Tân Thành, Phú Thuận, Phụ An.

* Dự án ưu tiên đầu tư:

-  Dự án bảo tồn làng nghề gốm Phước Tích.

- Dự án đầu tư phát triển Làng bún Ô Sa và Vân Cù.

- Dự án đầu tư phát triển gắn với du lịch làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên.

- Dự án đầu tư phát triển gắn với du lịch làng hoa giấy Thanh Tiên.

- Dự án bảo tồn làng nghề tranh làng Sình.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề chế biến thủy sản: Phong Hải, Quảng Công, Phú Thuận, Lộc Vĩnh, Vinh Hiền

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề đúc đồng truyền thống Huế

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề mây tre đan Bao La.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam, Thanh Tân, Thủy Thanh.

- Dự án đầu tư phát triển làng nghề dầu tràm Nước Ngọt

- Dự án đầu tư phát triển các nghề dệt Zèng ở huyện A Lưới và Nam Đông.

* Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch:

Các nhóm giải pháp được cụ thể tại Quyết định số 111/QĐ-UBND. Theo đó, định hướng và giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trong thời gian tới là kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Tỉnh phát triển nghề truyền thống và làng nghề gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…

Tỉnh hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất từ nghề; tập trung khôi phục, phát triển các nghề và làng nghề có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh về nguyên vật liệu, kỹ năng, kỹ xảo sản xuất, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút nhiều lao động… nhằm góp phần tích cực giải quyết việc làm để nâng cao đời sống và thu nhập cho cư dân ở các địa phương.

Câu hỏi của bạn Thanh Hằng (Tổ 15, KV5, P Thủy Xuân, Tp Huế), Tổ 15, KV5, P Thủy Xuân, Tp Huế: - Xin hỏi Lãnh đạo Tỉnh có chính sách gì (về mặt kinh tế và cả về mặt tinh thần – để khích lệ) đối với các nghệ nhân tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh. - Có rất nhiều người Việt rất muốn dùng sản phẩm truyền thống, tuy nhiên thường thì giá thành của sản phẩm nghề truyền thống thường khá đắt. Cho hỏi Tỉnh có chính sách, biện pháp gì để cho các sản phẩm nghề truyền thống có thể cạnh tranh tốt về giá thành nhằm có điều kiện cũng như cơ hội duy trì, phát triển?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Lương Bảy:

1. Đối với nghệ nhân Thừa Thiên Huế:

- Quyền lợi của các cá nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân Thừa Thiên Huế được Quy định cụ thể tại Quyết định số 64/2015/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh;

 - Các Nghệ nhân được phong tặng được ưu tiên hỗ trợ kinh phí để thực hiện công tác đào tạo nghề và truyền nghề; ngoài ra Tỉnh cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ đối với các nghệ nhân được phong tặng được hỗ trợ để phát triển các hoạt động sản xuất sản phẩm tại Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí kinh tế đối với hoạt động khuyến công

2. Đối với nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn; cụ thể là thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định thì được các chính sách theo quy định tại Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ, cụ thể:

a) Mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng gồm 03 mức: 1.000.000 đồng;  850.000 đồng; 700.000 đồng

b) Bảo hiểm y tế

c) Hỗ trợ chi phí mai táng

Hồ sơ, trình tự thực hiện được quy định cụ thể tại Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ.

 

2. Giải pháp của Tỉnh để cho các sản phẩm nghề truyền thống có thể cạnh tranh tốt về giá thành nhằm có điều kiện cũng như cơ hội duy trì, phát triển:

- Tăng cường hỗ trợ các cơ sở sản xuất làng nghề ứng dụng công nghệ, thiết bị máy móc tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm; tăng khả năng sản xuất hàng loạt, rút ngắn thời gian sản xuất nhất là đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.

- Đào tạo lao động có trình độ, có khả năng về công nghệ thông tin, kiến thức về quản trị kinh doanh, marketing; hỗ trợ xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm….

- Đối với một số làng nghề đặc trưng, tập trung phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ sản xuất cho các làng nghề, liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

 

Câu hỏi của bạn Ngọc Hà, Vinh Xuân, Phú Vang: Tôi đang gặp khó khăn trong việc thiết kế, kiểu dáng bao bì sản phẩm truyền thống, tôi có được hỗ trợ chính sách gì đối với việc thiết kế, kiểu dáng bao bì sản phẩm không?

Trả lời của Sở Nông nghiệp và PTNT: 

Nếu cơ sở của bạn và sản phẩm truyền thống đó thuộc đối tượng và chủ thể quy định tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 thì khi tham gia vào Chương trình OCOP sẽ được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành, cụ thể:

- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương. Sản phẩm bao gồm 6 nhóm: (1) Thực phẩm; (2) Đồ uống; (3) Thảo dược; (4) Vải và may mặc; (5) Lưu niệm, nội thất, trang trí; (6) Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

- Chính sách hỗ trợ về bao bì, nhãn mác: tại Điều 20 của Thông tư 08/2019/TT- BTC ngày 30/01/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 có quy định: Chi hỗ trợ quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP, bao gồm cả chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hỗ trợ chi phí thiết kế nhãn hiệu sản phẩm tham gia chu trình OCOP, in tem, giấy chứng nhận.

* Ngoài ra, theo Điều 7, khoản 4, điểm đ và khoản 5, điểm b của Quyết định 74/2016 ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công thì:

Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; thiết kế mới và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng các sản phẩm có giá trị kinh tế.

- Các cơ sở sản xuất thực hiện đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bao bì sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa), kiểm tra và công bố chất lượng sản phẩm, … được hỗ trợ 50% chi phí nhưng tối đa không quá 35 triệu đồng/sản phẩm để thực hiện thủ tục đăng ký, bao gồm: chi phí thuê thiết kế, đăng ký, kiểm tra.

- Các cơ sở sản xuất thực hiện thiết kế mới và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm có giá trị kinh tế được hỗ trợ 50% kinh phí nhưng không quá 50 triệu đồng cho 1 loại sản phẩm mới. Nội dung chi phí gồm: nghiên cứu, khảo sát thị trường; thuê chuyên gia thiết kế, chế tạo; chi phí sản xuất thử.

- Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, ngành nghề truyền thống đầu tư  phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Mức hỗ trợ tối đa 30% kinh phí nhưng không quá 100 triệu đồng/cơ sở; bao gồm các chi phí: xây dựng, dụng cụ phục vụ trưng bày, bảng hiệu.

Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước. 

Hỗ trợ thuê tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn: Thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 35 triệu đồng/ cơ sở.

Câu hỏi của bạn Phan Thị Tâm, TP Huế: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có bao nhiêu nghề và làng nghề truyền thống.

Trả lời của Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đại Anh Tuấn: 

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 18 làng nghề truyền thống, đó là: Làng nghề đúc đồng Huế,Làng nghề đan lát mây tre Bao La,Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, Làng nghề nón lá Mỹ Lam, Làng nghề bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo, Làng nghề bún tươi Vân Cù, Làng nghề SXCBDV dầu tràm Nước Ngọt, Làng nghề gốm Phước Tích, Làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, Làng nghề đệm bàng Phò Trạch, Làng nghề nón lá Thanh Tân, Làng nghề rèn Hiền Lương, Làng nghề đan lưới Vân Trình, Làng nghề tranh dân gian Làng Sình, Làng nghề dệt zèng A Đớt, Làng nghề dệt zèng A Hưa, Làng nghề TT Mai cảnh Thế Chí Tây, Làng nghề TT chế biến nước mắm Hải Nhuận và 20 nghề truyền thống gồm 18 nghề truyền thống đã có  tại các làng nghề truyền thống đó và có 2 nghề truyền thống đó là:nghề rèn Cầu Vực và nghề mè xửng Huế).

______________________________________________________________________________________

Buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế của lãnh đạo tỉnh với chủ đề “Bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống” đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong cả nước, rất nhiều câu hỏi đã được gửi về hộp thư của Ban biên tập và đường dây nóng của BTC.

Qua 2 giờ đối thoại, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành đã trả lời thẳng thắn, đầy trách nhiệm những câu hỏi của cá nhân, tổ chức gửi tới buổi đối thoại. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nên còn rất nhiều câu hỏi được tiếp nhận nhưng chưa thể trả lời trực tiếp đến bạn đọc tại buổi đối thoại; BTC đã tổng hợp lại đầy đủ, và tiếp tục trả lời sau kết thúc đối thoại. Kính mời quý vị bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung trả lời tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ www.thuathienhue.gov.vn).

* Hiện nay, do thời gian chương trình đối thoại trực tuyến đã hết, nên có một số câu hỏi của các bạn chúng tôi chưa kịp trả lời tại buổi đối thoại, chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời sau buổi đối thoại này, mong các bạn sau chú ý theo dõi:

Hồ Văn Thái, Lộc An, Phú Lộc

Thanh Hằng (Tổ 15, KV5, P Thủy Xuân, Tp Huế)

 

***************************************


Vâng, thưa ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trước khi kết thúc buổi đối thoại chắc hẳn ông cũng có đôi điều muốn chia sẻ cùng bạn đọc, xin mời ông:

PHÁT BIỂU BẾ MẠC CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHAN THIÊN ĐỊNH TẠI BUỔI ĐỐI THOẠI (ngày 21/11/2019)

Kính thưa quý vị, qua 2 giờ đối thoại, đã có rất nhiều câu hỏi của người dân, tổ chức và doanh nghiệp gửi đến chương trình và đã được Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành có liên quan tập trung trả lời, giải đáp một cách chu đáo đầy trách nhiệm.

Qua nghe các ý kiến, câu hỏi, phản ánh của quý vị gửi về chương trình, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nhà  thời gian qua dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp, song việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thốngcủa tỉnh vẫn đàn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, các vấn đề về môi trường, đầu ra cho sản phẩm và nhân lực vẫn là bài toán nan giải đòi hỏi sự nỗ lực của chính quyền các cấp, các ngành và cả cộng đồng người dân.

Sau buổi đối thoại này, Tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm và chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan nỗ lực hơn nữa, sớm khắc phục những bất cập, những tồn tại mà quý vị đã nêu lên tại buổi đối thoại này.

Thời gian tới, Tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành có liên quan và các địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể các làng nghề nhằm định hướng phát triển phù hợp cho mỗi làng nghề gắn với phục vụ du lịch; chú trọng việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề. Lồng ghép việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ… Tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học – kỹ thuật, thị trường; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo, hỗ trợ các làng nghề áp dụng một phần công nghệ vào một số công đoạn trong quá trình sản xuất...

Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội thì thời gian đến, công tác bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống sẽ đạt được nhiều kết quả to lớn hơn nữa, góp phần phần gìn giữ, phát huy giá trị của các nghề truyền thống, gắn các sản phẩm nghề, làng nghề với phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo tỉnh, xin cám ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và trực tiếp tham gia buổi đối thoại hôm nay!