Dịch vụ đô thị thông minh

THÔNG BÁO

 

Hiện nay chúng tôi đã có đầy đủ các câu trả lời của các bạn: Lê Phước Hải (Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế); Hoàng Hà (Thái Phiên, Tây Lộc, TP Huế); Nguyễn Thái Bình (61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế, email: thaibinhtth@gmail.com); Phạm Sơn (Đông Hà, Quảng Trị); Đình Nhật (email: dinhnhat_82@gmail.com); Trần Văn (TP Huế); Nguyễn Khoa Chiêm (TP Huế); Nguyễn Đức Thắng (32 - Nguyễn Phúc Chu, Tp Huế, TT Huế); Nguyễn Thanh Chiến (Thị trấn Phong Điền) Nguyễn Quang Huy; và các bạn đọc có địa chỉ email: vuquangtuyen@yahoo.com; ducquyenit@gmai.com; hungnguyen02_06@gmail.com (do điều kiện thời gian nên những câu hỏi của các bạn chưa được trả lời trực tiếp tại buổi đối thoại vào chiều ngày 21/9), xin mời các bạn chú ý theo dõi phía dưới:

1. Bạn đọc có email là ducquyen.it@gmail.com gởi đến chương trình câu hỏi: Được biết Tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng Đề án "Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025", trong đó xác định rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai, vậy xin hỏi Lãnh đạo tỉnh trong giai đoạn trước mắt sẽ ưu tiên tập trung cho nhiệm vụ nào trước và hướng đi cho những giai đoạn tiếp theo là như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Theo phê duyệt của đề án thì dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn đến năm 2020 sẽ cung cấp các dịch vụ cơ bản trên 5 lĩnh vực: Y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, môi trường. Hiện nay, các dịch vụ đều đang trong quá trong trình nghiên cứu và thí điểm.

Năm 2018: Tập trung xây dựng kiến trúc tổng thể nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng thông minh, các doanh nghiệp thông qua ứng dụng đó cung cấp dịch vụ phục vụ cho người dân. Kiến trúc là thành phần quan trọng nhằm đảm bảo tính quy chuẩn, công khai, minh bạch và tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi cung cấp ứng dụng và dịch vụ thông minh phục vụ người dân, xã hội.

Năm 2019: Dự kiến 6 tháng đầu năm 2019 sẽ hoàn thiện công tác thử nghiệm và có thể cung cấp cho người dân trên địa bàn một số dịch vụ cơ bản thông qua môi trường mạng như:

- Y tế: Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, dịch vụ khám chửa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo.

- Du lịch: Du lịch lịch ảo; tìm kiếm tra cứu thông tin phục vụ di lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ phương tiện di chuyển.

- Giáo dục: Dịch vụ cung cấp thông tin du lịch; dịch vụ tương tác giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh (theo dõi, kiểm tra việc học tập), và đặc biệt là xây dựng các mô hình phòng học thông minh nhằm thúc đẩy phát triển mô hình dạy và học hiện đại.

- Giao thông: Cung cấp thông tin giao thông.

- Môi trường: Cung cấp thông tin môi trường cho người dân, xã hội.

Cuối năm 2019, năm 2020 sẽ hoàn thiện các dịch vụ sau khi đưa vào vận hành và thu thập ý kiến người sử dụng, đồng thời sẽ phát triển các dịch vụ mới theo thực tiễn phát triển.

Tuy nhiên, nhằm có cơ sở, cũng như hình thành dần thói quen sử dụng mạng và phát huy các thế mạnh của dịch vụ đô thị thông minh, trong năm 2018 sẽ triển khai một số nội dung quan trọng sau:

- Đưa vào vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh hiện trường thông qua địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về các lĩnh vực hạ tầng đô thị, trật tự đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm .v.v.

- Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống camera nhằm tăng tính cảm biến, hỗ trợ mục tiêu phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

2. Câu hỏi của bạn Nguyễn Đức Thắng: Với nguồn kinh phí hạn hẹp, để xây dựng thành công đô thị thông minh tỉnh cần đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ CNTT. Vậy tỉnh có cam kết bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp của tỉnh đã đầu tư vào các dịch vụ công ích cho tỉnh không? Những Doanh nghiệp lợi dụng về sức mạnh tài chính (phá giá thị trường) hoặc dùng các thủ đoạn bất hợp pháp để loại bỏ các DN đã đầu tư vào dịch vụ công theo hình thức xã hội hóa của thì tỉnh có biện pháp xử lý như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Các chương trình phát triển dịch vụ đô thị thông minh được chia ra làm ba Nguồn: Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ, hỗ trợ và nguồnxã hội hóa.

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật CNTT hỗ trợ cho việc triển khai ban đầu phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Nguồn tài trợ, hỗ trợ: Là những dự án được hỗ trợ tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp theo chương trình hợp tác chiến lược của UBND tỉnh với các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

- Nguồn xã hội hóa: Là nhóm các chương trình kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp và hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nhóm này, trên cơ sở kinh nghiệm các giải pháp được tiếp cận, Tỉnh sẽ xây dựng một quy chuẩn nhằm đảm bảo bình đẳng, công khai và khuyến khích số lượng lớn các doanh nghiệp vào đồng hành cùng tỉnh.

 Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ngành liên quan đang trong quá trình tìm hiểu các giải pháp, nghiên cứu một chính sách đặc thù để tham mưu UBND tỉnh ban hành nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp tham gia theo hình thức xã hội hóa. Vì vậy, chúng tối khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu giải pháp công nghệ và đề xuất các phương án để sớm hoàn thiện quy định làm căn cứ sớm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh (các hoạt động cản trở doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu cũng như giới thiệu giải pháp công nghệ đều không được chấp nhận).

3. Bạn đọc có email là vuquangtuyen@yahoo.com có câu hỏi: Theo tôi được biết để trở thành một đô thị thông minh đòi hỏi phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, trong đó phải kể đến hạ tầng kỹ thuật, cho tôi hỏi với những điều kiện khó khăn hiện nay như cơ sở vật chất chưa đảm bảo, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, sự vào cuộc của các nhà đầu tư chưa lớn... thì tỉnh Thừa Thiên Huế có đủ khả năng để phát triển đô thị thông minh không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Những khó khăn hiện nay mà tỉnh gặp phải như bạn nêu là rất đúng; tuy nhiên bên cạnh đó, tỉnh cũng có những lợi thế nhất định như:

- Sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn là rất cao.

- Các cấp lãnh đạo đều nhận thức vai trò và tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính.

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT và truyền thông đã kết nối đến tuyến cơ sở (xã, phường).

- Các dịch vụ đô thị thông minh đã hình thành tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi Đề án được triển khai.

- Chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ và đang đến giai đoạn hoàn thiện (vừa qua Huế được xếp thứ 1 về chính phủ điện tử).

Ngoài ra, việc quyết tâm triển khai đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh cũng là cơ sở, điều kiện để nâng cao chất lượng các dịch vụ, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật (ngành điện, nước, viễn thông đang tập trung hiện đại hóa hạ tầng trên cơ sở định hướng của đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh) hướng mục tiêu phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Theo đó, có thể khẳng định Huế có đủ khả năng triển khai các dịch vụ đô thị thông minh.

4. Bạn Nguyễn Khoa Chiêm có câu hỏi: Tôi muốn hỏi kết quả triển khai dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh đến thời điểm hiện tại?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Kết quả triển khai dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh đến thời điểm hiện tại:

Hiện nay, tỉnh đang tổ chức triển triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trường tại địa chỉ website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn . Hệ thống sẽ tiếp nhận và xử lý toàn bộ thông tin về các vấn đề bất cập trong xã hội, chất lượng các dịch vụ trong quá trình ứng dụng của người dân .v.v. Toàn bộ công tác xử lý phản ánh theo định hướng sẽ được công khai và thông qua đó, người dân có thể tương tác, trao đổi, đưa ra ý kiến với cách giải quyết của cơ quan nhà nước, đồng thời chức năng đánh giá, khảo sát mức độ hài lòng của công dân đối với kết quả xử lý được hỗ trợ công cụ thực hiện chi chiết cho từng phản ánh.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai dịch vụ công với 3 hình thức chính:

- Thông qua Trung tâm Hành chính công: Tại các địa phương, công dân, doanh nghiệp đăng ký dịch vụ công qua một đầy mối trực tuyến trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công các cấp. Hình thức tiếp nhận trực tiếp tại các cơ quan chuyên môn hiện nay không còn áp dụng.

- Thông qua hình thức đăng ký trực tuyến tại địa chỉ Cổng dịch vụ công duy nhất và thống nhất toàn tỉnh: https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn

- Thông qua dịch vụ Bưu chính công ích, công dân, doanh nghiệp có thể sử yêu cầu Bưu điện làm thay giao dịch thủ tục hành chính theo yêu cầu.

Hiện nay, Tỉnh đang triển khai thí điểm Trung tâm giám sát, điều hành tỉnh nhằm kết nối, chia sẻ giám sát, điều hành một số lĩnh vực sau:

- Giám sát, điều hành vi phạm giao thông.

- Giám sát đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Tổng đài hỗ trợ hành chính công, tổng đài hỗ trợ du khách.

- Tổng hợp tình hình báo chí địa phương.

- Giám sát tình hình an toàn thông tin mạng.

- Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh hiện trường.

- Trung tâm hỏi đáp và tiếp nhận phản ánh kiến nghị tập trung.

5. Câu hỏi của bạn Trần Văn: Về dịch vụ công, anh Nguyễn Xuân Sơn vừa trả lời về số liệu thống kê hiện tại khá đẹp, tuy nhiên số liệu mức 3,4 cần kiểm tra lại về các hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai! Có thông tin là khi cấu hình thực hiện dịch vụ công các đơn vị cấp huyện cấu hình nhiều ngày hơn so với quy định của UBND tỉnh, vậy UBND tỉnh có công cụ để kiểm tra TTHC nào quá ngày hay không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Song song với việc triển khai Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công đến công dân, tổ chức, tỉnh đã triển khai Hệ thống giám sát việc triển khai quá trình cung cấp dịch vụ công.

Ngoài ra, tỉnh đã thành lập Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến tỉnh.

Thông qua Hệ thống giám sát, Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến tỉnh thực hiện hoạt động giám sát trực tuyến việc triển khai dịch vụ công, đồng thời thường xuyên nhắc nhở các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính đúng thời hạn, phù hợp với quy định.

6. Bạn đọc có email là hungnguyen02_06@gmail.com có câu hỏi: Kinh phí để triển khai đô thị thông minh là rất lớn, giải quyết bài toán này như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn: 

Các chương trình phát triển dịch vụ đô thị thông minh được chia ra làm ba Nguồn: Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ, hỗ trợ và nguồnxã hội hóa.

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật CNTT hỗ trợ cho việc triển khai ban đầu phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Nguồn tài trợ, hỗ trợ: Là những dự án được hỗ trợ tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp theo chương trình hợp tác chiến lược của UBND tỉnh với các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

- Nguồn xã hội hóa: Là nhóm các chương trình kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp và hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nhóm này, trên cơ sở kinh nghiệm các giải pháp được tiếp cận, Tỉnh sẽ xây dựng một quy chuẩn nhằm đảm bảo bình đẳng, công khai và khuyến khích số lượng lớn các doanh nghiệp vào đồng hành cùng tỉnh.

 Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ngành liên quan đang trong quá trình tìm hiểu các giải pháp, nghiên cứu một chính sách đặc thù để tham mưu UBND tỉnh ban hành nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp tham gia theo hình thức xã hội hóa. Vì vậy, chúng tối khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu giải pháp công nghệ và đề xuất các phương án để sớm hoàn thiện quy định làm căn cứ sớm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh (các hoạt động cản trở doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu cũng như giới thiệu giải pháp công nghệ đều không được chấp nhận).

7. Câu hỏi của bạn Đình Nhật: Xây dựng đô thị thông minh bên cạnh các điều kiện như chính sách, hạ tầng kỹ thuật thì rất cần nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, đủ khả năng vận hành, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Vậy định hướng của tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển đô thị thông minh là gì?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Theo Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tỉnh cũng đã đề ra chương trình đào tạo nhân lực cho Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh và nhân sự các sở, ngành, thành phố Huế nhằm vận hành hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, nhân lực kỹ thuật từ các đơn vị viễn thông, điện lực, cấp nước, các ngân hàng,… cũng tham gia vận hành hệ thống theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phân cấp.

8. Bạn Nguyễn Thanh Chiến có câu hỏi: Thừa Thiên Huế có những lợi thế gì để phát triển ĐTTM ? Mất khoảng bao nhiêu năm để triển khai xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

a) Thừa Thiên Huế có những lợi thế sau trong phát triển ĐTTM:

1. Nằm ở vị trí trung tâm giao thông của Việt Nam và có địa hình đồng bằng phù hợp với phát triển.

2. Sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn là rất cao.

3. Các cấp lãnh đạo đều nhận thức vai trò và tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính.

4. Hạ tầng kỹ thuật CNTT và truyền thông đã kết nối đến tuyến cơ sở (xã, phường).

5. Các dịch vụ đô thị thông minh đã hình thành tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi Đề án được triển khai.

6. Chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ và đang đến giai đoạn hoàn thiện.

b) Mất khoảng bao nhiêu năm để triển khai xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh?

- Giai đoạn từ 2018 - 2020

Hoàn thành kiến trúc ICT đô thị thông minh đảm bảo về mặt pháp lý và các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thu hút sự tham gia của xã hội vào xây dựng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh một cách thuận lợi, theo quy chuẩn thống nhất và tạo ra sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho các thành phần tham gia.

Đảm bảo sẵn sàng hạ tầng dùng chung trên cơ sở huy động nguồn lực có sẵn, đầu tư mới kết hợp với thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Triển khai hệ thống thiết bị cảm biến phủ toàn bộ khu vực thành phố Huế tạo nên nền tảng hạ tầng xã hội sẵn sàng cho việc ứng dụng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Xây dựng kho dữ liệu số, hình thành hệ thống dữ liệu mở trên cơ sở số hóa hiện trạng, chuyển đổi và tự động thu thập thông qua hệ thống thiết bị cảm biến các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Du lịch, Giao thông, Môi trường.

Xây dựng và triển khai mô hình Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh đảm bảo thực hiện các chức năng điều hành, giám sát.

Xây dựng hoàn chỉnh mô hình hệ sinh thái thông minh trong các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Du lịch tạo thành nền tảng mở để thúc đẩy phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Triển khai một số dịch vụ cơ bản về giao thông thông minh như: Giám sát vi phạm an toàn giao thông; Trật tự an toàn xã hội; Tổng hợp thống kê số liệu phục vụ việc quy hoạch và phát triển ngành giao thông.

Triển khai một số dịch vụ cơ bản về môi trường thông minh như: Giám sát chất lượng nước, không khí tại các điểm đông dân cư, khu công nghiệp; Giám sát hệ thống hồ thủy điện, các điểm ngập lụt hỗ trợ trong việc phòng chống bão lụt.

Xây dựng hệ thống kết nối giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, tạo lập các chính sách, môi trường và hệ thống ứng dụng cơ bản giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đến mô hình phát triển kinh tế số.

- Giai đoạn từ 2021 - 2025

Hoàn thiện Kiến trúc ICT đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo được nền tảng cốt lõi của đô thị thông minh đáp ứng điều kiện triển khai Internet vạn vật (IoT); Xử lý dữ liệu lớn (BigData).

Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các dịch vụ đô thị thông minh được triển khai từ giai đoạn 2018-2020.

Đánh giá thực tiễn triển khai của giai đoạn, kinh nghiệm triển khai của Việt Nam và thực tiễn phát triển đô thị thông minh của thế giới để bổ sung các dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2020 – 2025.

9. Bạn Nguyễn Thái Bình (thaibinhtth@gmail.com), số 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế gởi đến chương trình câu hỏi có nội dung như sau: Một trong những nội dung quan trọng của phát triển dịch vụ đô thị thông minh là người dân được cung cấp dịch vụ tốt nhất, được tham gia giám sát hoạt động của Nhà nước trong quá trình cung cấp các dịch vụ công, phản ánh kiến nghị của người dân. Như vậy có nghĩa là, ngoài những cảm biến vật chất (camera, wifi, mạng xã hội, smartphone…) mỗi người dân là một cảm biến xã hội. Tỉnh đã có những động thái gì nhằm giúp người dân có thể dễ dàng tương tác với chính quyền, góp phần phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh? Bao giờ thì người dân có thể tương tác, phản ánh đến chính quyền và chính quyền công khai kết quả xử lý có tương tác và tích hợp chức năng đánh giá mức độ hài lòng của kết quả xử lý.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Hiện nay tỉnh đã đưa vào vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh hiện trường nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về các lĩnh vực hạ tầng đô thị, trật tự đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm .v.v. (Đây là một kênh tiếp nhận cảm biến xã hội). 

Người dân có thể gửi phản ánh qua các hình thức:

a) Ứng dụng di động: Hue-S (dịch vụ đô thị thông minh Thừa Thiên Huế)

b) Trang facebook, zalo đô thị thông minh: https://facebook.com/huesmartcity

c) Thư điện tử: dttm@thuathienhue.gov.vn; dttm.hue@gmail.com

d) Cổng thông tin tương tác: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn

Các phản ánh này sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý theo quy trình được giám sát chặt chẽ và có tương tác với người dân, người dân có thể đánh giá mức độ hài lòng đối với kết quả xử lý. Tất cả quá trình này đều được công khai trên môi trường mạng.

10. Bạn Lê Phước Hải gởi đến chương trình đối thoại: "Dịch vụ đô thị thông minh” 3 câu hỏi sau:

a) Đô thị thông minh là đô thị được quản lý bằng công nghệ thông tin để kết nối tất cả các ngành, các hệ thống vận hành của đô thị đó. Do vậy, điều kiện tiên quyết để xây dựng một đô thị thông minh là phải tích hợp tất cả các ngành theo một quy trình hợp lý, chúng phải được kết nối và liên thông như một hệ thống chuẩn mực hoàn thiện. Vậy thưa ông vấn đề này hiện nay tại tỉnh Thừa Thiên Huế chúng ta đã thực hiện được hay chưa và đạt bao nhiêu % rồi?

b) Nếu giả sử chưa có sự quy hoạch rõ ràng cho tất cả các ngành trong giải quyết công việc phối hợp trong việc triển khai, “đơn điệu như ngành cấp nước đi đào đường thì đụng cáp viễn thông, ngành viễn thông đi cáp lại đụng dây của điện lực” – theo ông vấn đề này sẽ được xử lý thế nào?

c) Mới nhất, theo bản thân tôi được biết vào ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, theo bản thân tìm hiểu việc triển khai xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam chúng ta nói chung hiện vẫn còn một khó khăn nhất định liên quan tới việc chưa có một định nghĩa, tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, thống nhất về đô thị thông minh. Vậy đối với tỉnh nhà chúng ta nói riêng khi áp dụng sẽ gặp trở ngại nào lớn nhất và hướng giải quyết? Chưa kể, tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện còn có xuất phát điểm về ứng dụng khoa học công nghệ thấp đặc biệt trong các lĩnh vực như sử dụng năng lượng, giao thông, y tế, môi trường, cơ sở hạ tầng, giáo dục…Sự phối hợp của các Bộ, ngành trong việc xây dựng đô thị thông minh còn nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ. Cuối cùng xin kính chúc đ/c Phan Ngọc Thọ cùng các đ/c lãnh đạo các sở, ngành lời chúc mạnh khỏe và đưa tỉnh nhà chúng ta hướng đến “đô thị thông minh”

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Câu a và Câu b:

Nhằm triển khai Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ, hiệu quả, tránh chồng chéo, đảm bảo tính tích hợp, liên thông. Hiện tại, tỉnh đang triển khai các nội dung sau:

Thứ nhất, tập trung Xây dựng Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh. Xác định đây là nhiệm vụ cốt lõi cần tập trung mọi nguồn lực ưu tiên hoàn thiện. Nhằm đạt được các kết quả sau:

- Hình thành Kiến trúc tổng thể các thành phần dịch vụ đô thị thông minh làm định hướng phát triển.

- Hoàn thiện kiến trúc thành phần các lĩnh vực được ưu tiên trong Đề án.

- Xây dựng các chuẩn kết nối, chuẩn tích hợp, chuẩn chia sẻ, liên thông thông tin tạo điều kiện thuận lợi và công khai cho các doanh nghiệp tham gia vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Tạo ra nền tảng chia sẻ kho dữ liệu số có sự kiểm soát của cơ quan nhà nước và hợp thành công cụ tự động thu thập dữ liệu nhằm bổ sung kho dữ liệu số phục vụ cho công tác quản lý nhà nước dựa trên môi trường số hóa và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Thứ hai, thực hiện việc chuyển đổi số; liên kết, liên thông các hệ thống thông tin. Đó là: Số hóa cơ sở dữ liệu dùng chung toàn tỉnh; Số hóa dữ liệu chuyên ngành cung cấp dịch vụ đô thị thông minh; Chuyển đổi dữ liệu GIS, ưu tiên phát triển 3D GIS, Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu số của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thứ ba, xây dựng mô hình trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh. Nhằm điều phối hoạt động các đơn vị liên quan phối hợp một cách hiệu quả trong xử lý các dịch vụ liên quan đến dịch vụ đô thị thông minh. Hiện tại, tỉnh đã xây dựng và đang đưa vào hoạt động Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh.

Thứ tư, xây dựng phương án thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển đô thị thông minh. Các dịch vụ sự nghiệp cơ bản như: môi trường, điện, nước, điện thoại, internet được tích hợp và cung cấp dịch vụ lên cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham gia vào hoạt động của Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.

Câu c:

a) Khó khăn, trở ngại trong triển khai dịch vụ đô thị thông minh:

- Chính phủ chưa ban hành quy chuẩn, tiêu chí cho đô thị thông minh.

- Nhận thức về đô thị thông minh của các cấp, các ngành chưa thật sự cao và chưa thống nhất trong các cấp các ngành.

- Chuyển đổi cách thức thực hiện công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước.

- Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp chưa cao.

- Việc ứng dụng CNTT của người dân để khai thác các dịch vụ đô thị thông minh là khó khăn và thách thức lớn khi triển khai Đề án.

b) Hướng giải quyết:

Để giải quyết các khó khăn, trở ngai trên, hiện nay, tỉnh đang tập trung thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, tập trung Xây dựng Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh.

Thứ hai, thực hiện việc chuyển đổi số; liên kết, liên thông các hệ thống thông tin.

Thứ ba,  xây dựng mô hình trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh.

Thứ tư, phát triển kinh tế số. Gồm:

- Xây dựng cơ chế đặc thù thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển các dịch vụ kinh tế số, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các trang web thương mại điện tử nhằm quảng bá, cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng. Xây dựng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ứng dụng CNTT khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số.

- Đẩy mạnh xây dựng, phát triển kênh thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử hướng đến phát triển thương mại điện tử, áp dụng hợp đồng số, chữ ký số trong giao dịch.

- Xây dựng, áp dụng các bộ tiêu chuẩn cho việc trao đổi thông tin giữa các tổ chức để tạo ra các mối liên kết trong đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ năm, xây dựng phương án thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển đô thị thông minh.

Thứ sáu, phổ biến, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ đô thị thông minh, bao gồm các hoạt động:

- Định hướng được người dân, toàn xã hội nhằm tạo lập được thói quen tiếp nhận thông tin thường xuyên về những dịch vụ phát triển đô thị thông minh.

- Quy định cách thức truyền tải thông tin từ cơ quan nhà nước đến người dân khi dịch vụ mới được phát triển và các nội dung liên quan đến khai thác dịch vụ.

- Tạo niềm tin cho người dân an tâm và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ đô thị thông minh.

- Đảm bảo 100% người dân đều có khả năng tiếp cận thông tin về dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế.

11. Câu hỏi của bạn Phạm Sơn: Tỉnh có cơ chế, chính sách ưu đãi gì để thu hút nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao làm việc tại tỉnh. Đề nghị chương trình cho biết cụ thể?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Hiện nay, tỉnh đang xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin tỉnh. Trong đó:

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT trong tỉnh được huấn luyện, đào tạo nâng cao kiến thức và áp dụng các chuẩn quốc gia, quốc tế về quản lý chất lượng (CMMi, ISO,...)

- Ngoài ra, chú trọng thát triển nguồn nhân lực CNTT: Đảm bảo đủ nguồn lực để phát triển sản xuất, quản lý, và dịch vụ phục vụ công nghiệp CNTT. Gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và tổ chức, doanh nghiệp; hỗ trợ sinh viên trong lĩnh vực CNTT, điện tử, viễn thông đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp CNTT.

- Nghiên cứu, từng bước hình thành khu công nghiệp CNTT tập trung của tỉnh.

Thông qua đó làm cơ sở để thu hút nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao làm việc tại tỉnh.

12. Bạn đọc Bạch Thuỷ Thanh gởi đến chương trình 02 câu hỏi:

- Hiện nay ZALO đã liên kết với nhiều tỉnh thành để cung cấp các tiện ích phục vụ cho người dân vì sao tỉnh TT Huế chưa liên kết?

- Các dự án, phần mềm, ứng dụng đi kèm với đô thị thông minh khá lớn nhưng qua theo dõi, tôi chưa thấy công khai và đấu thầu rộng rãi? Có ý kiến cho rằng, Sở TTTT chỉ ưu ái một số đơn vị "nhà" và có tình trạng là giao cho đơn vị đó làm trước, trình tự, thủ tục, thanh toán chạy theo sau, việc đó có đúng hay không? và cơ hội nào cho các Doanh nghiệp CNTT tham gia các dự án do Sở TTTT làm chủ đầu tư trong thời gian tới?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Chào bạn Bạch Thủy Thanh,

Hiện nay, dịch vụ đô thị thông minh có sử dụng Zalo để tiếp nhận phản ánh, bạn có thể truy cập vào Website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn để lựa chọn hình thức tương tác như: Facebook, Zalo, Email .v.v.

 Đến nay, các dự án thuộc Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục và chưa có dự án nào triển khai. Theo dự kiến, nhanh nhất thì đến cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019 mới khởi động triển khai được các dự án. Khi triển khai dự án sẽ áp dụng đúng quy trình, trình tự dự án và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Rất mong bạn theo dõi thông tin.

 Việc lựa chọn đơn vị trước đầu tư trước và tiến hành thủ tục sau theo thông tin của bạn tiếp nhận được là không chính xác: Hiện nay, Sở Thông tin và truyền thông đang triển khai thí mô hình Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với giá trị 3 tỷ theo chương trình hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nên cũng có thể là hiểu nhầm dự án đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh đó, sau khi tiếp cận thông tin về Đề án, rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài đã tiếp cận với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan để giới thiệu giải pháp phục vụ đô thị thông minh. Đây là hoạt động rất bổ ích giúp cho Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan tiếp cận được nhiều công nghệ giải pháp của các doanh nghiệp từ đó có phương án tham mưu tốt hơn trong quá trình xây dựng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh. Điều rất mừng là đa số các giải pháp được các doanh nghiệp giới thiệu đều nằm trong phạm vi xã hội hóa của đề án.

 Các chương trình phát triển dịch vụ đô thị thông minh được chia ra làm ba nhóm: Nhóm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhóm tài trợ, hỗ trợ và nhóm xã hội hóa.

- Đối với nhóm ngân sách nhà nước sẽ tiến hành trình tự thủ tục theo quy định, các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về năng lực đều có thể bình đẳng tham gia theo quy định.

- Nhóm tài trợ, hỗ trợ: Là những dự án được hỗ trợ tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp theo chương trình hợp tác chiến lược của UBND tỉnh với các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

- Nhóm xã hội hóa: Là nhóm các chương trình kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp và hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nhóm này, trên cơ sở kinh nghiệm các giải pháp được tiếp cận, Tỉnh sẽ xây dựng một quy chuẩn nhằm đảm bảo bình đẳng, công khai và khuyến khích số lượng lớn các doanh nghiệp vào đồng hành cùng tỉnh.

 Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ngành liên quan đang trong quá trình tìm hiểu các giải pháp, nghiên cứu một chính sách đặc thù để tham mưu UBND tỉnh ban hành nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp tham gia theo hình thức xã hội hóa. Vì vậy, chúng tối khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu giải pháp công nghệ và đề xuất các phương án để sớm hoàn thiện quy định làm căn cứ sớm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh (các hoạt động cản trở doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu cũng như giới thiệu giải pháp công nghệ đều không được chấp nhận).

 Đây là dự án lớn, được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng xã hội. Vì vậy, đảm bảo quy định, hiệu quả đầu nhằm hướng tới đạt mục tiêu lớn của tỉnh là việc làm hết sức lưu tâm, cẩn thận. Trong quá trình làm nhằm tranh thủ các nguồn lực đòi hỏi phải tiếp cận để nắm bắt tình hình các doanh nghiệp nên không tránh khỏi những hiểu nhầm.

Chúng tôi kêu gọi các ngành, các cấp, các doanh nghiệp hãy đồng hành cùng đề án vì một tương lai tốt đẹp.

13. Câu hỏi của bạn Hoàng Hà: Kính thưa quý vị lãnh đạo tỉnh! Tôi muốn hỏi về việc thành lập Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh trong Đề án: Phát triển dịch vụ đô thị thông minh thì Trung tâm sẽ có trách nhiệm, quyền hạn như thế nào? Cơ cấu tổ chức ra sao? Và bao giờ thành lập? Có tuyển dụng thêm vị trí việc làm mới hay không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày  09  tháng  4   năm 2018 của UBND tỉnh về việc thí điểm Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm có chức năng sau: thực hiện 02 nhiệm vụ chính: nhiệm vụ giám sát và nhiệm vụ điều hành hoạt động; thực hiện 06 chức năng: (1) giám sát giao thông; (2) giám sát an ninh công cộng; (3) tổng đài hỗ trợ hành chính công, tổng đài hỗ trợ du khách; (4) giám sát thông tin trực tuyến; (5) giám sát an toàn thông tin mạng; (6) phối hợp, báo cáo xin ý kiến xử lý các trường hợp khẩn cấp.

Tổ chức hoạt động thí điểm: Lãnh đạo phụ trách và 02 bộ phận gồm Bộ phận Giám sát, điều hành và Tổng đài hỏi đáp.      

Trong năm 2019, khi triển khai Đề án, Sở TTTT sẽ xây dựng chức năng nhiệm vụ và trình UBND tỉnh phê duyệt.

* Hiện nay Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh là tên gọi về mặt kỹ thuật, đã được thành lập trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông và đang trong giai đoạn triển khai thí điểm trên cơ sở tận dụng CBVC của 02 Trung tâm trực thuộc Sở TTTT là: Trung tâm CNTT và TT và Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử. Cùng với quá trình phát triển các dịch vụ ĐTTM thì mô hình Trung tâm sẽ được mở rộng, khi đó sẽ xem xét để tuyển dụng thêm các vị trí làm việc mới hay không.

14. Câu hỏi của bạn Nguyễn Quang Huy: Hiện nay, một số địa phương đang huy động nguồn vốn xã hội hoá để lắp đặt camare an ninh tại các khu dân cư. Sau này hệ thống camera này có được tích hợp vào hệ thống camera của đô thị thông minh không? Giải pháp để đảm bảo an toàn an ninh thông tin là như thế nào vì các loại camera này chủ yếu là cam Trung Quốc.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Hiện nay, tỉnh đã ban hành Quy định về đầu tư, quản lý và phối hợp vận hành hệ thống camera phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh (Quyết định số 1016/QĐ-UBND ngày 14/05/2018). Theo đó:

(*) Quy định về Tích hợp hệ thống Camera

1. Hệ thống camera được lắp đặt tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp phải được kết nối tích hợp vào Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.

2. Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình tích hợp vào hệ thống Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh phục vụ lưu trữ, giám sát và điều tra tội phạm khi cần thiết.

3. Các cơ quan, ban, ngành có Kế hoạch tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá thể có lắp đặt camera giám sát tích hợp, chia sẻ dữ liệu vào hệ thống tại Trung tâm điều hành.

(*) Đảm bảo an toàn thông tin

Tỉnh đã xây dựng quy định tiêu chuẩn các nhóm camera trong đó quy định rõ cấu hình tối thiểu thiết bị camera đầu tư mua sắm

Về xuất xứ thiết bị: các đơn vị có trách nhiệm gửi thông tin về Sở Thông tin và Truyền thông để kiểm định tính chất bảo mật thiết bị trước khi lựa chọn đầu tư.

 

 ---------------------------------------------------------------------------


Thực hiện Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên môi trường mạng giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh. Hôm nay, ngày 21/9/2018, tại Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng với  ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Xuân Sơn - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và ông Lê Viết Bắc - Phó Giám đốc Sở Y tế sẽ đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức với chủ đề "Dịch vụ đô thị thông minh".

Buổi đối thoại được truyền hình trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (www.thuathienhue.gov.vn) và trên website của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (www.trt.vn).

Quý vị quan tâm xin mời gửi câu hỏi đến Ban Biên tập qua địa chỉ thư điện tử: bbt.ubnd@thuathienhue.gov.vn và gọi điện thoại qua đường dây nóng 0234.362.9999, hoặc gửi trực tiếp tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên trang chủ của Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.

Vâng, thưa ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, trước khi bắt đầu đối thoại ông có điều gì chia sẻ cùng với các cá nhân, tổ chức đang theo dõi và tham gia buổi đối thoại trực tuyến hôm nay không ạ? 


Phát biểu khai mạc của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ

 

Xin kính chào tất cả quý vị đang theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề “Dịch vụ đô thị thông minh” trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế ngày hôm nay!

Thưa quý vị, những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ và rộng rãi ở Việt Nam. Thừa Thiên Huế chúng ta cũng không nằm trong ngoại lệ, bên cạnh những mặt tích cực thì với tốc độ đô thị hóa nhanh tỉnh Thừa Thiên Huế đang gặp phải nhiều thách thức như: các vấn đề về quy hoạch, ùn tắc giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, ô nhiễm môi trường... Do đó, phát triển “Đô thị thông minh” đã và đang trở thành xu thế tất yếu; là một cuộc cách mạng về quản lý đô thị và đã được nhiều thành phố trên thế giới triển khai thành công. Tại Việt Nam, hiện nay đã có trên 20 tỉnh thành, phố trong cả nước triển khai thực hiện.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh đã có nhiều định hướng và có những bước đi ban đầu để phát triển đô thị thông minh; xây dựng chính quyền điện tử làm nền tảng để phát triển đô thị thông minh. Mới đây, ngày 10/8/2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025” với mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân, doanh nghiệp quan tâm như: giao thông, y tế, giáo dục…; đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện. Bên cạnh đó là hướng đến việc quản lý đô thị tinh gọn; bảo vệ môi trường hiệu quả; tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm; nâng cao năng lực cạnh tranh; phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận với các thành phố thông minh hiện đại trong khu vực và trên thế giới trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục và Du lịch.

Thưa quý vị, khái niệm “Đô thị thông minh”, “Dịch vụ đô thị thông minh” còn khá mới mẻ; trong khi đó, việc phát triển “đô thị thông minh” lại đòi hỏi sự tham gia từ nhiều thành phần, trong đó sự tham gia của xã hội là vô cùng quan trọng và đặc biệt là sự tham gia tích cực từ phía người dân, doanh nghiệp.

Buổi đối thoại lần này là để người dân, doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, hiểu rõ hơn và nắm bắt được cơ chế, chính sách, định hướng phát triển “Đô thị thông minh” “Dịch vụ đô thị thông minh” của tỉnh; đồng thời đây cũng là dịp để lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh lắng nghe ý kiến, góp ý, hiến kế từ phía phía người dân, doanh nghiệp để tham khảo trong quá trình chỉ đạo triển khai Đề án phát triển đô thị thông minh tại tỉnh một các phù hợp nhất.

Trên tinh thần trao đổi, cầu thị và hết sức trách nhiệm, chúng tôi mong muốn nhận được nhiều câu hỏi, lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết, đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra một cách thỏa đáng, đáp ứng sự mong mỏi, quan tâm của quý vị.

Rất mong nhận được sự tham gia tích cực của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp để buổi đối thoại đạt kết quả cao.

Xin trân trọng cảm ơn!


Bắt đầu đối thoại
Câu hỏi của bạn Lê Uyên Tú, tp Huế:

Xin ông Chủ tịch tỉnh có thể khái quát cho người dân biết: như thế nào là đô thị thông minh, hiện nay có tiêu chí gì để xác định 1 đô thị là đô thị thông minh? Đồng thời xin cho biết mục tiêu của việc triển khai xây dựng đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế là gì?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

* Khái niệm về Đô thị thông minh

Khái niệm về Đô thị thông minh là khái niệm có tính phổ biến trên thế giới và Việt Nam hiện nay, mỗi quốc gia, các tập đoàn công nghệ tùy vào tình hình thực tiễn, mô hình tổ chức và công nghệ áp dụng để đưa ra một khái niệm về Đô thị thông minh khác nhau. Đến nay chưa có một khái niệm thống nhất trên toàn thế giới và tại Việt Nam cũng chưa có khái niệm chính thức.

Nhằm có cơ sở ban đầu trong cách tiếp cận, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/1/2018 trong đó có ghi rõ: “Trên cơ sở tham khảo các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, kinh nghiệm các nước và thực tiễn tại Việt Nam, khái niệm về đô thị thông minh ở Việt Nam được hiểu như sau: Đô thị thông minh là đô thị hoặc khu vực cư dân ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo và các phương thức khác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phân tích, dự báo, cung cấp các dịch vụ, quản lý các nguồn lực của đô thị có sự tham gia của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ.”.

* Tiêu chí gì để xây dựng đô thị thông minh

Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí về xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh (theo thông báo số 10384/VPCP-KGVX ngày 01/12/2016 của Văn phòng chính phủ). Việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá, đặc biệt phù hợp với đặc thù của Việt Nam và các địa phương đang là vấn đề mở, cần sớm được thống nhất và có hướng dẫn cụ thể.

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030và văn bản số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các nguyên tắc trong việc xây dựng đô thị thông minh, đó là:

- Thứ nhất, bám sát định hướng phát triển của Chính phủ, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Thứ hai, lấy người dân làm trung tâm. Việc xây dựng đô thị thông minh phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành quả từ xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ ba, phát triển đô thị thông minh đảm bảo tính nhất quán, thống nhất dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Thứ tư, căn cứ hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, triển khai và đánh giá mức độ hiệu quả khi xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ năm, xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở thực hiện đúng Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh để xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT, tích hợp và phát triển các ứng dụng đồng bộ, có tính kế thừa;

- Thứ sáu, đảm bảo năng lực cơ sở hạ tầng thông tin tạo ra hệ sinh thái số đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh;

- Thứ bảy, đảm bảo tính trung lập về công nghệ; chú trọng áp dụng các công nghệ ICT phù hợp với đô thị thông minh như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... và có khả năng tương thích với nhiều nền tảng; tận dụng, tối ưu cơ sở hạ tầng ICT sẵn có;

- Thứ tám, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin, đặc biệt là hạ tầng thông tin trọng yếu; bảo vệ thông tin riêng tư của người dân;

- Thứ chín, lựa chọn một số dự án thí điểm có khả năng làm điển hình để nhân rộng; tránh triển khai đồng thời nhiều dự án trong khi chưa kịp rút kinh nghiệm các dự án thí điểm hoặc chưa xây dựng các dự án nền tảng tổng thể dài hạn;

- Thứ mười, ưu tiên các dự án thuê dịch vụ ICT và sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ICT trong nước trong việc xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ mười một, kiến trúc hoặc các giải pháp ICT đơn lẻ cần được xem xét một cách tổng thể trong các mối quan hệ với hạ tầng vật lý cũng như quy hoạch của địa phương mình để đảm bảo tính đồng bộ, bền vững trong phát triển đô thị;

- Thứ mười hai, xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cần tham khảo các xu hướng nổi bật trên thế giới, đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn tại các quốc gia phát triển ..., đặc biệt là các thành phố có quy mô tương tự, các bài toán tương tự để tận dụng các công nghệ hiện đại nhằm tạo đột phá;

- Thứ mười ba, xác định rõ các giải pháp có khả năng triển khai ngay để sớm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí và quyết tâm cao cho toàn bộ quá trình xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ mười bốn, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công nghệ, như hệ thống pháp lý, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, bộ tiêu chí - tiêu chuẩn đánh giá, cơ chế tài chính, các chính sách khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp;

- Thứ mười lăm, xây dựng, phát triển các nền tảng kiến trúc của các lĩnh vực trên một nền tảng Vạn vật kết nối (IoT) tập trung của tỉnh để bảo đảm sự đồng nhất, thúc đẩy việc liên thông, chia sẻ thông tin giữa các lĩnh vực, qua đó cung cấp các dịch vụ thông minh một cách toàn diện nhất, tránh việc đầu tư chồng chéo, trùng lắp gây lãng phí và khó khăn về mặt kết nối sau này;

- Thứ mười sáu, thiết lập nền tảng mở, dữ liệu mở đế khuyến khích doanh nghiệp và người dân cùng tham gia;

- Thứ mười bảy, hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu; tận dùng nguồn dữ liệu sẵn có, ưu tiên mục tiêu sử dụng dài hạn và ưu tiên dữ liệu có thể dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau;

- Thứ mười tám, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội (như đối tác công tư...) để xây dựng đô thị thông minh; đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan như chính quyền, người dân, doanh nghiệp...

*Mục tiêu triển khai xây dựng đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề án Đô thị thông minhđược xây dựng trên quan điểm: “Lấy người dân làm trung tâm; Doanh nghiệp làm động lực; Nhà nước kiến tạo”.

Cái đích cuối cùng của phát triển Đô thị thông minh là thông qua ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ cho người dân tốt hơn, cuộc sống, các nhu cầu sống và làm việc, đảm bảo an toàn... được tốt hơn, thuận tiện hơn, đặc biệt là người dân sẽ là chủ thể quan trọng nhằm thúc đẩy dịch vụ hoàn thiện hơn, quản lý nhà nước hiệu quả hơn khi sử dụng dịch vụ đô thị thông minh. Vì vậy, mọi giải pháp cung cấp phải được khảo sát, nghiên cứu một cách chu đáo, cẩn trọng và phải đảm bảo trả lời được câu hỏi “Người dân đang cần và mong muốn gì ?”.

Ngoài dịch vụ hành chính công do cơ quan nhà nước cung cấp thì các dịch vụ nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu phục vụ cho cuộc sống của người dân, phục vụ xã hội đều nằm trong khối doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia cung cấp giải pháp, dịch vụ trên môi trường mạng. Sự tham gia của doanh nghiệp kết hợp với tiện ích công nghệ, sự tương tác của công dân sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn rõ được năng lực của doanh nghiệp đang ở điểm nào từ đó sớm hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì vây, doanh nghiệp tham gia càng nhiều thì tạo càng nhiều động lực phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Khác với Chính quyền điện tử, nguồn lực phát triển đô thị thông minh tập trung chính ở doanh nghiệp vì đa số dịch vụ cho người dân, xã hội đều cung cấp bởi doanh nghiệp. Vì vậy, việc huy động nguồn lực doanh nghiệp tham gia vào phát triển đô thị thông minh là vấn đề có tính chất quyết định của Đề án. Lúc này, vai trò kiến tạo của nhà nước sẽ được phát huy rõ nét, cụ thể: Nhà nước chỉ tập trung các vấn đề cốt lõi đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước cũng như tạo ra hệ thống dùng chung hỗ trợ cho doanh nghiệp được thụ hưởng một cách bình đẳng, tránh tình trạng một doanh nghiệp đầu tư rồi dùng chính kết quả đầu tư đó để làm cản trở các doanh nghiệp khác làm méo mó môi trường và đi lệch với quan điểm của Đề án. Vai trò Kiến tạo của nhà nước còn thể hiện rõ ở việc xây dụng các kiến trúc khung, các cơ chế chính sách đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia vào một cách bình đăng, công khai, minh bạch những đảm bảo trật tự, quy chuẩn được quản lý chặt chẽ. Đặc biệt hơn cả là các chính sách đặc thù nhằm thu hút xã hội hóa tạo niềm tin và sự mạnh dạng của các doanh nghiệp khi tập trung nguồn lực vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ đó, đề án xác định mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thành kiến trúc ICT đô thị thông minh đảm bảo về mặt pháp lý và các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thu hút sự tham gia của xã hội vào xây dựng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh một cách thuận lợi, theo quy chuẩn thống nhất và tạo ra sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho các thành phần tham gia.

- Đảm bảo sẵn sàng hạ tầng dùng chung trên cơ sở huy động nguồn lực có sẵn, đầu tư mới kết hợp với thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

- Triển khai hệ thống thiết bị cảm biến phủ toàn bộ khu vực thành phố Huế tạo nên nền tảng hạ tầng xã hội sẵn sàng cho việc ứng dụng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Xây dựng kho dữ liệu số, hình thành hệ thống dữ liệu mở trên cơ sở số hóa hiện trạng, chuyển đổi, và tự động thu thập thông qua hệ thống thiết bị cảm biến các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Du lịch, Giao thông, Môi trường.

- Xây dựng và triển khai mô hình Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh đảm bảo thực hiện các chức năng Điều hành; Giám sát; Tổng hợp trong các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Du lịch, Giao thông và Môi trường.

- Xây dựng hoàn chỉnh mô hình hệ sinh thái thông minh trong các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Du lịch tạo thành nền tảng mở để thúc đẩy phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Triển khai một số dịch vụ cơ bản về giao thông thông minh như: Giám sát vi phạm an toàn giao thông; Trật tự an toàn xã hội; Tổng hợp thống kê số liệu phục vụ việc quy hoạch và phát triển ngành giao thông.

- Triển khai một số dịch vụ cơ bản về môi trường thông minh như: Giám sát chất lượng nước, không khí tại các điểm đông dân cư, khu công nghiệp; Giám sát hệ thống hồ thủy điện, các điểm ngập lụt hỗ trợ trong việc phòng chống bảo lụt.

- Xây dựng hệ thống kết nối giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, tạo lập các chính sách, môi trường và hệ thống ứng dụng cơ bản giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đến mô hình phát triển kinh tế số.

Câu hỏi của bạn lesang_78@gmail.com, lesang_78@gmail.com:

Tôi được biết tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có quyết định đầu tư 325 tỷ đồng thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”, xin hỏi những dịch vụ thông minh nào sẽ được cung cấp cho người dân, khi nào thí bắt đầu triển khai áp dụng?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn: 

Theo phê duyệt của đề án thì dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn đến năm 2020 sẽ cung cấp các dịch vụ cơ bản trên 5 lĩnh vực: Y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, môi trường. Hiện nay, các dịch vụ đều đang trong quá trình nghiên cứu và thí điểm.

Năm 2018: Tập trung xây dựng kiến trúc tổng thể nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng thông minh, các doanh nghiệp thông qua ứng dụng đó cung cấp dịch vụ phục vụ cho người dân. Kiến trúc là thành phần quan trọng nhằm đảm bảo tính quy chuẩn, công khai, minh bạch và tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi cung cấp ứng dụng và dịch vụ thông minh phục vụ người dân, xã hội.

Năm 2019: Dự kiến 6 tháng đầu năm 2019 sẽ hoàn thiện công tác thử nghiệm và có thể cung cấp cho người dân trên địa bàn một số dịch vụ cơ bản thông qua môi trường mạng như:

- Y tế: Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, dịch vụ khám chửa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Du lịch: Du lịch ảo; tìm kiếm tra cứu thông tin phục vụ du lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ phương tiện di chuyển.

- Giáo dục: Dịch vụ cung cấp thông tin du lịch; dịch vụ tương tác giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh (theo dõi, kiểm tra việc học tập), và đặc biệt là xây dựng các mô hình phòng học thông minh nhằm thúc đẩy phát triển mô hình dạy và học hiện đại.

- Giao thông: Cung cấp thông tin giao thông.

- Môi trường: Cung cấp thông tin môi trường cho người dân, xã hội.

Cuối năm 2019, đầu năm 2020 sẽ hoàn thiện các dịch vụ sau khi đưa vào vận hành và thu thập ý kiến người sử dụng, đồng thời sẽ phát triển các dịch vụ mới theo thực tiễn phát triển.

Tuy nhiên, nhằm có cơ sở, cũng như hình thành dần thói quen sử dụng mạng và phát huy các thế mạnh của dịch vụ đô thị thông minh, trong năm 2018 sẽ triển khai một số nội dung quan trọng sau:

- Đưa vào vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh hiện trường thông qua địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về các lĩnh vực hạ tầng đô thị, trật tự đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm...

- Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống camera nhằm tăng tính cảm biến, hỗ trợ mục tiêu phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Câu hỏi của bạn Thu Hương, 52/15 Nguyễn Khoa Chiêm:

Tôi nghe nói nhiều đến xây dựng lớp học thông minh, trường học thông minh. Vậy đề nghị trương trình cho biết tiêu chí xây dựng lớp học thông minh, trường học thông minh là gì?

Trả lời của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng: 

1. Tiêu chí xây dựng Lớp học thông minh:

- Có đầy đủ các thiết bị: bảng tương tác, máy tính cho giáo viên, máy tính bảng cho học sinh, camera, hệ thống tủ sạc, các phụ kiện; đường truyền Internet trực tiếp hoặc sóng Wifi mạnh.

- Thiết bị lớp học thông minh được kết nối liên thông với hệ thống phòng học ảo.

- Nội dung giảng dạy được số hóa và lưu trữ trên kho cơ sở dữ liệu ngành.

- Giáo viên được trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và sử dụng các thiết bị công nghệ cao.

- Học sinh có các thiết bị kỹ thuật số tương thích (máy tính bảng) và kỹ năng sử dụng nhất định.

- Các lớp học thông minh thường xuyên khai thác sử dụng.

* Lợi ích lớp học thông minh

- Tạo môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi, luôn luôn vận động, luôn luôn biến đổi.

- Khả năng tương tác giữa thầy và trò cao: Tạo được nhiều kênh tương tác như tương tác trực tiếp, trực tuyến, messenger, email,…

- Tăng khả năng tư duy và kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh, qua việc tổ chức dạy học theo nhóm và hệ thống các câu hỏi, bài giảng.

- Các bài học trở nên dễ hiểu hơn nhờ hệ thống bài giảng có các ví dụ trực quan sinh động và hệ thống các câu hỏi. Việc tổ chức dạy học theo nhóm và học sinh được thực hành trực tiếp trên lớp đã giúp các em hiểu bài sâu hơn, từ đó phát huy được tính sáng tạo, năng lực tư duy, cách làm việc nhóm và các kỹ năng cần thiết khác.

- Tăng khả năng phân tích, đánh giá năng lực của học sinh.

- Có nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều năng lực của học sinh.

2. Tiêu chí xây dựng Trường học thông minh:

- Có đủ cơ sở vật chất hạ tầng CNTT và truyền thông: Đường truyền Internet tốc độ cao, máy tính, thiết bị kỹ thuật số, thiết bị nghe nhìn, điện thoại thông minh,…

- Có cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Có hệ thống các phần mềm: Quản lý trường học, dạy học, kết nối với xã hội,…

- Có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có ý thức và năng lực ứng dụng CNTT.

- Có quy chế, quy định và quy trình vận hành trường học thông minh đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.

Câu hỏi của bạn Trần Xuân Tiến, Phú Cát, TP Huế: Định hướng phát triển y tế thông minh của Ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế là gì?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Viết Bắc: 

Định hướng phát triển y tế thông minh của Ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế là Hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước ngành y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế thông qua hoạt động phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, chất lượng, chính xác và đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe, cụ thể:

Ứng dụng 100% Công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành công tác y tế, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm bớt các thủ tục hành chính rút ngắn thời gian chờ đợi và tăng cường sự hài lòng của người dân khi đến với các dịch vụ y tế.

- Triển khai các hệ thống phần mềm quản lý hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, cung ứng thuốc, an toàn vệ sinh thực phẩm… đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Triển khai cung cấp dịch vụ y tế hỗ trợ, hệ thống cảnh báo dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng lên môi trường mạng, triển khai hệ thống hồ sơ sức khỏe toàn dân phục vụ cho người dân tham gia thụ hưởng dịch vụ y tế thông minh.

Câu hỏi của bạn Uông Ngọc Tân, 103 Lê Sát, Q. Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.:

Kính thưa lãnh đạo tỉnh, Thừa Thiên Huế đánh giá đâu là những khó khăn, trở ngại lớn nhất của địa phương trong việc xây dựng đô thị thông minh? Với chiến lược phát triển đô thị thông minh vừa được ban hành, chắc chắn vai trò của doanh nghiệp và nhà đầu tư là rất quan trọng bởi doanh nghiệp có nguồn lực công nghệ và tài chính. Vậy tỉnh hiện nay có chính sách nào nhằm kêu gọi sự tham gia của doanh nghiệp đối với chiến lược xây dựng đô thị thông minh? xin cảm ơn!

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: 

* Những khó khăn trở ngại lớn nhất của địa phương trong việc xây dựng đô thị thông minh

- Về mặt tài chính: Đây là khó khăn mà các sở, ban, ngành nêu lên trong việc triển khai các ứng dụng CNTT. Mặc dù năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có chỉ số ICT Index cao, đạt 0,6142 điểm, xếp vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng (tăng 10 bậc so với năm 2017); tuy nhiên, nguồn lực về tài chính triển khai ứng dụng CNTT cho các đơn vị còn nhỏ lẻ và theo kế hoạch ngắn hạn.

- Về nguồn lực để vận hành hệ thống các dịch vụ đô thị thông minh: sự thiếu hụt nhân sự chuyên trách về CNTT ở các sở, ban, ngành gây khó khăn trong việc hình thành một đội ngũ vận hành đô thị thông minh. Tuy nhiên để khắc phục khó khăn này, Tỉnh có giải pháp thuê ngoài dịch vụ CNTT, một mặt tiết kiệm nguồn lực đầu tư, mặt khác giải quyết bài toán nhân sự vận hành.

- Số lượng các dịch vụ được tích hợp còn thấp, căn bản do cơ sở dữ liệu của các đơn vị còn tương đối độc lập. Đặc biệt là các ứng dụng chưa liên thông kết nối với nhau. Nhiều ứng dụng được Tỉnh đầu tư đồng bộ, tuy nhiên cũng có rất nhiều các ứng dụng được triển khai theo ngành dọc cần được kết nối với các ứng dụng mà Tỉnh đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, Tỉnh có kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, kho dữ liệu tập trung và nền tảng liên thông, tích hợp dữ liệu của Tỉnh.

- Xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ mới ở Việt Nam, đòi hỏi vừa làm vừa học. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng đô thị thông minh là chiến lược phát triển lâu dài, đòi hỏi có lộ trình, bước đi cụ thể cho từng giai đoạn. Để thực hiện thành công chiến lược này, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt, đưa đến thống nhất ý chí chính trị và hành động. Đến nay, cơ bản đã tạo nền tảng hướng đến dịch vụ đô thị thông minh; thể hiện rõ nét qua việc triển khai phần mềm một của điện tử kết hợp dịch vụ công tại tỉnh.

- Tỉnh chưa có các chương trình, hạng mục truyền thông, phổ cập về việc cung cấp và hướng dẫn người dân, doanh nghiệp biết sử dụng các dịch vụ hành chính công trực tuyến. Người dân và doanh nghiệp chưa biết nhiều về các dịch vụ này, ngay cả đối với dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 mà tỉnh đã thực hiện trong năm năm qua.

- Hành lang pháp lý tạo điều kiện phát triển đô thị thông minh vẫn chưa được hoàn chỉnh. Thứ nhất, chưa có bộ tiêu chí về xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam. Hiện Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh (theo Thông báo số 10384/VPCP-KGVX ngày 01/12/2016 của Văn phòng chính phủ). Việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá, đặc biệt phù hợp với đặc thù của Việt Nam và các địa phương đang là vấn đề mở, cần sớm được thống nhất và có hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai, Chính phủ chưa ban hành về cơ chế, chính sách, giá thuê dịch vụ CNTT. Các dịch vụ ban đầu triển khai theo hình thức này đều đang là sự thống nhất tạm thời giữa chính quyền và các nhà cung cấp dịch vụ.

- Một số các dữ liệu nền tảng cho việc xây dựng đô thị thông minh như dữ liệu về bản đồ số, cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai... đang được thực hiện ở tầm quốc gia; tiến độ có thể sẽ kéo dài đến sau năm 2020. Để phục vụ nhu cầu trước mắt của tỉnh, cần thiết sự cho phép của Trung ương để chủ động xây dựng một phần các cơ sở dữ liệu nêu trên, làm nền tảng cho việc triển khai các giải pháp đô thị thông minh.

- Thiếu các giải pháp, ứng dụng tiện ích, được cá nhân hóa để truy xuất và sử dụng dữ liệu mở phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực du lịch, y tế, giao thông...

* Các chính sách nhằm kêu gọi sự tham gia của doanh nghiệp đối với chiến lược xây dựng đô thị thông minh

Nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai, hỗ trợ giao mặt bằng đất sạch cho nhà đầu tư. Cụ thể UBND tỉnh đã ban hành Quyết định…; theo đó, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ thông tin quy định như sau:

Hỗ trợ 50% tiền thuê mặt bằng làm việc trong 03 năm đầu kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu thuê mặt bằng trên địa bàn tỉnh để hoạt động. Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp/năm và được quy định cụ thể:

Năm thứ nhất: Tối đa không quá 60.000đồng/1m2/tháng.

Năm thứ hai: Tối đa không quá 40.000đồng/1m2/tháng.

Năm thứ ba: Tối đa không quá 20.000đồng/1m2/tháng.

Ngoài các ưu đãi trên, nếu dự án thuộc dự án trọng điểm, có tính chất quan trọng, tỉnh sẽ xem xét cho phép áp dụng thêm các hỗ trợ đầu tư khác.

Tỉnh ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo điều kiện cung cấp nguồn nhân lực tốt cho các nhà doanh nghiệp hoạt động tại Huế.

Xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách đặc thù nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Câu hỏi của bạn Trần Văn Thạnh, TP Huế:

Được biết xây dựng đô thị thông minh thì tỉnh cần một kinh phí khá lớn trong khi ngân sách địa phương thì còn hạn chế. Vậy tỉnh đã có những giải pháp nào cho công tác xã hội hóa, thu hút các nhà nhà đầu tư cũng như vận dụng hình thức hợp tác công – tư cho địa phương?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn: 

Để làm được việc này trước tiên cần bám sát quan điểm Đề án là lấy người dân làm Trung tâm; Doanh nghiệp làm Động lực; Nhà nước Kiến tạo. Quan điểm này khẳng định việc thành công của phát triển dịch vụ đô thị thông minh thì không chỉ nhà nước mà cần có sự chung tay mạnh mẽ của người dân và doanh nghiệp.

Dịch vụ hướng tới xây dựng những tiện ích tốt nhất cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình đòi hỏi có thời gian nên sẽ có những giai đoạn, thời điểm dịch vụ chưa thật sự như mong muốn. Vì vậy sự thông cảm và chia sẻ và đồng hành, đặc biệt là tham gia sử dụng ứng dịch dịch vụ của người dân là điều kiện vô cùng quan trọng để hoàn thiện dịch vụ đô thị thông minh.

Ngoài dịch vụ hành chính công thì hầu như các dịch vụ khác đều nằm ở khối doanh nghiệp, vì vậy, sự tham gia cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp sẽ tạo ra một thị trường, môi trường lớn trên không gian mạng và là động lực lớn trong phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Qua đó, nhà nước đóng vai trò kiến tạo nhằm đảm bảo 2 điều kiện trên được thực hiện, cụ thể:

- Để có đảm bảo cho tất cả các doanh nghiệp đều được bình đẳng, thuận lợi và có quyền tham gia cung cấp các ứng dụng phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tỉnh sẽ khẩn trương hoàn thiện Khung kiến trúc ITC đô thị thông minh. Khung kiến trúc sẽ được công bố công khai như là một tiêu chuẩn để chuẩn hóa và tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp tham gia cung cấp, tháo bỏ các rào cản thiếu sự minh bạch, thiếu tiêu chí, tiêu chuẩn và bị tác động chi phối bởi một số cơ quan, đơn vị khi doanh nghiệp tiếp cận cung cấp.

- Sau quá trình thí điểm, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các Sở liên quan sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân thông qua Cơ chế đặc biệt ưu đãi để thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh theo hình thức xã hội hóa vào năm 2019.

-  Đồng thời, trong giai đoạn phát triển, thông qua các hình thức tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp tích cực khác, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng niềm tin, tạo sự an toàn cho người dân, doanh nghiệp từ đó tăng số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia cung cấp và sử dụng các dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi của bạn Đặng Tuất, tây lộc, Huế:

Xin cho biết Kế hoạch xây dựng mô hình trường học thông minh của tỉnh? Hiện tại đã có trường học trên địa bàn tỉnh nào áp dụng mô hình trường học thông minh chưa? Xin cảm ơn!

Trả lời của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng:

* Kế hoạch xây dựng mô hình trường học thông minh của tỉnh?

-Trường học thông minh là gì?

Trường học thông minh là trường học hoạt động trên nền tảng ứng dụng CNTT và truyền thông tương đốihiện đại, đồng bộ và phổ biến để giải quyết hiệu quả 03 lĩnh vực: quản lý; điều hành; tổ chức dạy và học; và kết nối với xã hội.

- Xây dựng "trường học thông minh"là xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường - gia đình - xã hội;Giáo viên của "trường học thông minh" sử dụng thành thạo bảng tương tác, thiết kế và thường xuyên áp dụng bài giảng e-learning trong dạy học, khai thác và đóng góp cho kho dữ liệu dạy học mở; ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học; dạy học tích hợp; dạy học trực tuyến; tổ chức thi, kiểm tra trên máy tính hoặc thiết bị cầm tay cá nhân... 

- Trường học thông minh ở các nước, các địa phương giống nhau về nguyên tắc chung, nhưng có thể khác nhau về các ứng dụng cụ thể.

- Kế hoạch xây dựng mô hình trường học thông minh của tỉnh: Sở tiến hành từng bước và có lộ trình phù hợp, hiệu quả, tránh phong trào, lãng phí. Cụ thể:

1. Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trường học thông minh.Kêu gọi tư nhân hoặc có thể là Nhà nước đầu tư đến năm 2020 có ít nhất 5 trường học thông minh cấp THPT.Song song, tỉnh sẽ chỉ đạo mỗi huyện, thị xã, thành phố kêu gọi đầu tư ít nhất 1-2 trường để nhân rộng. Sở GD&ĐT sẽ chỉ đạo đưa dần các tiết dạy vào phòng học thông minh, đồng thời tổ chức các khoá đào tạo để lồng các dịch vụ thông minh (như lớp học ảo, e-Learning,…)vào dạy học nhằm tăng môi trường học tập, học mọi nơi cho học sinh.

2. Tiếp tục thực hiện tốt chính quyền điện tử trong trường học và xây dựng hoàn thiện các phần mềm chuyên ngành.Đến năm 2020hoạt động của các nhà trường đảm bảo theo quy trình;công chức, viên chức ứng dụng thành thạo các phần mềm, sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại (như phòng học thông minh) đưa vào trong các tiết dạy,đồng thời có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo nhà trường và các cơ quan quản lý cấp trên(kể cả cho phụ huynh) để đảm bảo tạo lập một CSDL chính xác, hoàn chỉnh, đồng bộ đáp ứng cung cấp các dịch vụ thông minh.

3. Phát triển dịch vụ liên lạc điện tử, diễn đàn điện tử bằng nhiều hình thức như website, App,… trong việc kết nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội thông qua việc đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện, cơ chế để các doanh nghiệp đầu tư dịch vụ này.

4. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ để đáp ứng vận hành trường học thông minh, song song với việc có cơ chế chính sách cho đội ngũ chuyên trách CNTT tại các trường.

* Hiện tại đã có trường học trên địa bàn tỉnh nào áp dụng mô hình trường học thông minh chưa?

Hiện tại mô hình trường học thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã hình thành bước đầu. Cụ thể:

-Đã triển khai tương đối hoàn chỉnh giai đoạn chính quyền điện tử trong ngành GD&ĐT bằng việc đầu tư xây dựng và triển khai có hiệu quả các ứng dụng quản lý trường học,bước đầu đã tạo lập được một hệ thống CSDL dùng chung (bao gồm các bài giảng, đề thi, đáp án,… được số hóa) khá phong phú; có đội ngũ công chức, viên chức nòng cốt ứng dụng thành thạo các phần mềm,có đủ đường truyền internet băng thông rộng với hệ thống wifi mạnh. Sở đã trang bị một số phòng họcvới các thiết bị thông minh như: bảng tương tác, máy tính cho giáo viên, máy tính bảng cho học sinh, camera, hệ thống tủ,…

Từ năm học 2018-2019, song song với việc đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử trong trường học, Sở tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư phòng học thông minh, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CNTT trong các nhà trường, cho các nhà trường thuê sử dụng dịch vụ,dự kiến từ nay đến năm 2020 các trường THPTThừa Thiên Huế có ít nhất 5[[1]]trường học thông minh. 



 

[[1]]5 trường trường học đã trang bị phòng học có thiết bị thông minh: THPT Thuận An, Hương Trà, Vinh Xuân, Hương Vinh, Tố Hữu

Câu hỏi của bạn Lê Thị Tố Lan, tolan_0276@mail.com:

Nhóm dịch vụ y tế thông minh nào sẽ được ngành y tế tỉnh triển khai áp dụng và người dân sẽ được thụ hưởng ngay?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Viết Bắc:

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của Ngành y tế hiện nay thì nhóm dịch vụ y tế thông minh sẽ được ngành y tế tỉnh triển khai áp dụng và người dân sẽ được thụ hưởng ngay là:

- Triển khai các ứng dụng quản lý y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh.

- Triển khai hệ thống thông tin Hồ sơ sức khỏe toàn dân.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.

- Xây dựng hệ thống thông tin y tế thông minh đảm bảo các chức năng và phục vụ các nhu cầu sau:

+ Xây dựng chính quyền điện tử ngành y tế.

+ Cung cấp chức năng hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp thụ hưởng dịch vụ y tế theo hướng thông minh qua đó đảm bảo các yêu cầu lấy người dân làm trung tâm như: thụ hưởng dịch vụ, phản ánh dịch vụ, yêu cầu tương tác dịch vụ.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Mỹ Hiền, Thủy Dương:

Thưa ông Chủ tịch tỉnh, tôi muốn ông Chủ tịch cho chúng tôi biết là người dân sẽ được thụ hưởng những tiện ích gì từ “thành phố thông minh”? Chính quyền sẽ đột phá như thế nào về mặt quản lý? Tỉnh nhà sẽ có cơ hội phát triển bứt phá như thế nào và các doanh nghiệp, nhà đầu tư có cơ hội nào trong môi trường này? Xin cảm ơn ông!

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: 

* Những tiện ích từ “thành phố thông minh" người dân sẽ được thụ hưởng

Đề án được xây dựng trên quan điểm: Lấy người dân làm “Trung tâm”, sản phẩm quan trọng nhất của đề án khi hướng đến người dân là Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh và ứng dụng di động theo hướng một địa chỉ và một ứng dụng duy nhất dùng chung cho toàn tỉnh qua đó người dân sẽ được cung cấp các tiện ích cơ bản:

Thứ nhất, về mặt thông tin: người dân sẽ được tiếp cận nguồn thông tin toàn diện về mọi mặt đời sống, văn hóa, xã hội... trên địa bàn, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách đầy đủ và chính xác.

Thứ hai, về mặt dịch vụ: người dân không cần đến các điểm cung cấp dịch vụ truyền thống mà thông qua ứng dụng dịch vụ thông minh người dân có thể yêu cầu và được hỗ trợ dịch vụ tại nhà. Số lượng dịch vụ sẽ được phát triển theo thời gian và được tích lũy hoàn thiện dần, trong đề án đến năm 2020 sẽ cung cấp các dịch vụ về y tế, giao dục, du lịch, giao thông, môi trường.

Thứ ba, các dịch vụ thanh toán sẽ được hỗ trợ giải pháp thanh toán trực tuyến, biên lai và hóa đơn điện tử giúp hạn chế việc đi lại và công sức cho người dân.

Thứ tư, về mặt đảm bảo an toàn cho người dân, ứng dụng sẽ thông báo cũng như cung cấp thông tin kịp thời cho người dân các vấn đề như dịch bệnh, thiên tai, cháy nổ, ô nhiễm môi trường...

Thứ năm, người dân có thể tham gia đóng góp xây dựng vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua góp ý, phản ánh hiện trường. Các thông tin này sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý theo quy trình được giám sát chặt chẽ và có tương tác với người dân.

Thứ sáu, người dân sẽ được cung cấp công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ, thông qua đó giúp cho nhà nước quản lý được tốt hơn và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải thường xuyên chăm lo, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Người dân ở vùng sâu, vùng xa như huyện miền núi A Lưới cũng được hưởng lợi rất nhiều từ Đề án, tương tự như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh – như đã nêu trên - vì dịch vụ đô thị thông minh được triển khai trên môi trường mạng nên phạm vi địa lý tác động là không bị giới hạn. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ cũng sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện địa lý không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, khả năng ứng dụng dịch vụ của người sử dụng...

*Những đột phá của chính quyền về mặt quản lýcơ hội phát triển bứt phá

Thông qua cung cấp tiện ích cho người dân và tiếp nhận lại từ những phản ánh, đánh giá chất lượng kết hợp với nguồn dữ liệu được thu thập từ hệ thống cảm biến xã hội, hệ thống thông tin đã có sẽ cung cấp cho nhà nước một khối lượng thông tin lớn phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được tốt hơn, cơ chế và phương pháp quản lý nhanh, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, số liệu được thu thập tổng hợp sẽ được cung cấp thông tin chính xác cho công tác dự báo, hoạch định chính sách được nhanh, chính xác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn một cách nhanh và bền vững.

Khác với trước đây, việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện phân tán bởi nhiều cấp, nhiều ngành, khi dịch vụ đông thị thông minh được vận hành thì các phản ánh, kiến nghị, góp ý của người dân đều được tập trung vào Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh, qua đó việc phân phối xử lý cũng như công tác xử lý sẽ được giám sát và thực hiện triệt để. Qua đó, Nhà nước nắm rõ hơn tình hình thực tiễn, có phân tích, đánh giá để đảm bảo sự đồng thuận của xã hội, cũng như phát huy vai trò của người dân trong việc tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước.

Dịch vụ đô thị thông minh ngoài việc cung cấp tiện ích cho người dân, tổ chức thì đó cũng chính là kênh tiếp nhận phản ánh chất lượng phục vụ cuộc sống thông qua đánh giá mức độ hài lòng. Thông tin này sẽ giúp cho cơ quan nhà nước có những chính sách nhằm điều chỉnh, phát huy năng lực và nâng cao chất lượng phục vụ hướng đến cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Thông tin về Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phản ánh ngày càng nhiều thông qua việc ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh của người dân. Thông qua đó, nhà nước có thể nắm thông tin kịp thời, chính xác để có những chính sách, phương án kịp thời thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống cảm biến sẽ phản ánh thực trạng hạ tầng đô thị theo thời gian thực, việc giám sát được thực hiện thường xuyên mà không bị chi phối bởi số lượng nhân sự làm việc, cũng như không gian và thời gian. Từ đó, các kịch bản quản lý sẽ được đưa ra liên tục nhằm đảm bảo công tác quản lý đô thị ngày càng tốt hơn.

Toàn bộ dữ liệu tương tác của người dân, tổ chức, hệ thống cảm biến xã hội sẽ tổng hợp thành kho dữ liệu lớn cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước nhằm phục vụ cho phát triển quy hoạch cũng như việc tổng hợp, phân tích số liệu chính xác để hoạch định chính sách sát với thực tiễn thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

* Cơ hội của các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Về doanh nghiệp, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư cung cấp các sản phẩm phục vụ đô thị thông minh, đồng thời sẽ tạo ra môi trường trên mạng từ đó hình thành một thị trường mới trên môi trường internet mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đều được hưởng lợi khi tham gia cung cấp dịch vụ thông qua dịch đô thị thông minh.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ

Câu hỏi của bạn Thân Trọng Tường Minh, Huế:

Tôi là người dân Huế, từ nhiều năm trước đã nghe chính quyền tỉnh và Tp Huế nói là sẽ xây dựng thành phố Huế là thành phố “không dây” (cả vấn đề wifi free và cả việc ngầm hóa dây điện, cáp...). Tuy nhiên đã từ lâu rồi vấn đề trên vẫn chưa đạt được như tuyên bố (trong khi khá nhiều tp du lịch trong nước đã triển khai wifi free rồi). Điều này làm nhiều người mất lòng tin vào nhiều chủ trương của tỉnh và Tp Huế khi khởi động thì rầm rộ, nhưng rồi việc triển khai chưa đến nên đến chốn. Nhân đây cũng xin hỏi lại là vấn đề trên có tiếp tục thực hiện hay không? Khi nào thì hoàn thành? Và xin hỏi lần này chính quyền Tỉnh đặt sự quyết liệt xây dựng đô thị thông minh như thế nào? Xác định lộ trình thực hiện với các mốc thời gian cụ thể dự kiến sẽ đạt được những tiêu chí nào để người dân tin tưởng và đồng thuận ủng hộ cùng với chính quyền xây dựng Huế là thành phố thông minh?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

a) Vấn đề trên có tiếp tục thực hiện hay không? Khi nào thì hoàn thành?

Tại phiên họp trực tuyến năm 2017, chúng ta có nhắc đến việc phát triển Wifi trên địa bàn thành phố Huế và qua đó cam kết trong năm sẽ triển khai hệ thống Wifi trên địa bàn.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhằm đảm bảo tính mỹ quan đô thị, tính đảm bảo an toàn cần có phương án vị trí lắp đặt các điểm phát sóng wifi tích hợp vào cùng hệ thống camera, cột điện chiếu sáng... Từ đó, công tác quy hoạch điểm camera và Wifi phải được tiến hành trước và đến nay, công tác quy hoạch đã được hoàn thiện. Bên cạnh đó, tại thời điểm đó các dịch vụ trên môi trường mạng chưa được phát triển nên cũng ảnh hưởng đến công tác đánh giá chất lượng hiệu quả sử dụng của wifi... từ đó công tác xã hội hóa gặp chút khó khăn và ảnh hưởng đến tiến độ.

Đến giai đoạn này, việc phát triển dịch vụ đô thị thông minh thì điều kiện hạ tầng đảm bảo vận hành dịch vụ trên môi trường mạng là điều kiện cơ bản để đảm bảo thành công đề án. Vì vậy, trong thời gian tới Sở Thông tin và Truyền thông sẽ làm việc và xúc tiến với các đơn vị liên quan để đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống Wifi trên địa bàn thành phố.

Rất cảm ơn sự quan tâm và thẽo dõi thông tin của bạn, hy vọng trong thời gian tới mong bạn theo dõi và có nhiều câu hỏi tương tự thế này để tạo thêm động lực cho việc thực thi nhiệm vụ của chúng tôi và đẩy nhanh hết sức sớm có những kết quả. Trân trọng.

b) Chính quyền Tỉnh đặt sự quyết liệt xây dựng đô thị thông minh như thế nào?

Chính quyền Tỉnh rất quyết liệt trong xây dựng đô thị thông minh:

- Ngày 12 tháng 7 năm 2018, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”;

- Ngày 10 tháng 8 năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”.

- Ngày 10 tháng 9 năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch Triển khai đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng 2025”

c) Xác định lộ trình thực hiện với các mốc thời gian cụ thể dự kiến sẽ đạt được những tiêu chí nào để người dân tin tưởng và đồng thuận ủng hộ cùng với chính quyền xây dựng Huế là thành phố thông minh?

- Giai đoạn từ 2018 - 2020

Hoàn thành kiến trúc ICT đô thị thông minh đảm bảo về mặt pháp lý và các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thu hút sự tham gia của xã hội vào xây dựng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh một cách thuận lợi, theo quy chuẩn thống nhất và tạo ra sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho các thành phần tham gia.

Đảm bảo sẵn sàng hạ tầng dùng chung trên cơ sở huy động nguồn lực có sẵn, đầu tư mới kết hợp với thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Triển khai hệ thống thiết bị cảm biến phủ toàn bộ khu vực thành phố Huế tạo nên nền tảng hạ tầng xã hội sẵn sàng cho việc ứng dụng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Xây dựng kho dữ liệu số, hình thành hệ thống dữ liệu mở trên cơ sở số hóa hiện trạng, chuyển đổi và tự động thu thập thông qua hệ thống thiết bị cảm biến các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Du lịch, Giao thông, Môi trường.

Xây dựng và triển khai mô hình Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh đảm bảo thực hiện các chức năng điều hành, giám sát.

Xây dựng hoàn chỉnh mô hình hệ sinh thái thông minh trong các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Du lịch tạo thành nền tảng mở để thúc đẩy phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Triển khai một số dịch vụ cơ bản về giao thông thông minh như: Giám sát vi phạm an toàn giao thông; Trật tự an toàn xã hội; Tổng hợp thống kê số liệu phục vụ việc quy hoạch và phát triển ngành giao thông.

Triển khai một số dịch vụ cơ bản về môi trường thông minh như: Giám sát chất lượng nước, không khí tại các điểm đông dân cư, khu công nghiệp; Giám sát hệ thống hồ thủy điện, các điểm ngập lụt hỗ trợ trong việc phòng chống bão lụt.

Xây dựng hệ thống kết nối giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, tạo lập các chính sách, môi trường và hệ thống ứng dụng cơ bản giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đến mô hình phát triển kinh tế số.

- Giai đoạn từ 2021 - 2025

Hoàn thiện Kiến trúc ICT đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo được nền tảng cốt lõi của đô thị thông minh đáp ứng điều kiện triển khai Internet vạn vật (IoT); Xử lý dữ liệu lớn (BigData).

Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các dịch vụ đô thị thông minh được triển khai từ giai đoạn 2018-2020.

Đánh giá thực tiễn triển khai của giai đoạn, kinh nghiệm triển khai của Việt Nam và thực tiễn phát triển đô thị thông minh của thế giới để bổ sung các dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2020 – 2025.

Thực tế hiện nay Tỉnh đã hình thành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh và bắt đầu triển khai một số dịch vụ đô thị thông minh theo kế hoạch đã đề ra.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thành, Khe Tre, Nam Đông:

Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học đang được ngành GDDT tỉnh triển khai mạnh mẽ tại các trường học, tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tại nhiều nhà trường còn thiếu, không đáp ứng yêu cầu đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa, bên cạnh đó nhiều giáo viên trình độ tin học, kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế. Giải pháp nào để việc ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lí và dạy học mạng tính đồng bộ và đem lại hiệu quả?

Trả lời của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng:

Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạohiện nay, giải pháp đặt ra là:

1. Từng bước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ưu tiên đầu tư cho các trường ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Nguồn lực đầu tư: Tăng cường công tác xã hội hoá kết hợp với ngân sách Nhà nước. Đối với xã hội hoá, tỉnh kêu gọi và tạo cơ chế để các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CNTT trong các nhà trường, cho các nhà trường thuê khi sử dụng dịch vụ đó.

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ, chống sức ỳ, ngại đổi mới, ngại ứng dụng CNTT của một bộ phận cán bộ, giáo viên.

3. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sử dụng các phần mềm, thiết bị (phòng học thông minh,…).

4. Đưa một số mô hình nhà trường, đơn vị ứng dụng CNTT tốt để nhân rộng, lan toả.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng

Câu hỏi của bạn Hồng Hoa, Huế:

Thẻ bảo hiểm y tế hiện nay đang bằng giấy rất bất tiện, xin hỏi khi nào thì mới có thẻ bảo hiểm y tế bằng thẻ từ và tích hợp các thông tin cá nhân người sử dụng vào thẻ?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Viết Bắc:

Được biết năm 2018, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã triển khai thí điểm cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử cho người dân tại một số địa phương và sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để tiến tới cấp trên cả nước vào năm 2019 thay thế thẻ BHYT hiện nay.

Trong thời gian tới, khi BHXH Việt Nam có chủ trương triển khai thẻ BHYT điện tử thì Ngành Y tế sẽ phối hợp với BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát huy hiệu quả của thẻ điện tử, nhằm phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thái Sơn, số 2 Võ Liêm Sơn, TP. Huế:

Dịch vụ đô thị thông minh hướng đến việc đưa chính quyền và người dân đến gần nhau hơn thông qua sự tương tác trên môi trường mạng với mục tiêu “làm cho cuộc sống người dân tốt hơn”. Việc này đang được tỉnh triển khai thế nào, liệu những tương tác của người dân đến cơ quan công quyền có được giải quyết? chức năng giám sát, phản biện trong trường hợp này được thể hiện ra sao? 

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

* Theo dõi, giải quyết kiến nghị vướng mắc của người dân thông qua các tương tác trên môi trường mạng

Dịch vụ đô thị thông minh được cung cấp cho người dân chủ yếu qua Cổng dịch vụ đô thị thông minh và ứng dụng di động theo hướng dùng chung và duy nhất một địa chỉ cho toàn bộ các dịch vụ.

Khi sử dụng dịch vụ, người dân có thể tương tác thông qua ứng dụng toàn diện các vấn đề như: Phản ánh các vấn đề bất cập của xã hội, chuyển tải các câu hỏi cần giải quyết cho cơ quan nhà nước và đặc biệt là việc đánh giá chất lượng cung cấp các dịch vụ.

Toàn bộ các thông tin đều được truyền tải về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh để tổng hợp, phân tích, phân phối xử lý và thống kê phục vụ báo cáo. Đây là điểm cốt lõi nhằm hạn chế những bất cập thiếu thông tin, thiếu giám sát, thiếu kiểm soát bời hình thức quản lý truyền thống làm cho việc giải quyết những thông tin kiến nghị của người dân chưa được giải giải quyết triệt để, chưa làm hài lòng cho người dân cũng như chưa thu hút được những ý kiến, tâm huyết, sáng kiến của người dân trong xây dựng, phát triển của địa phương.

Các thông tin tương tác của người dân đều được công khai trên môi trường mạng, qua đó sẽ đem lại một số lợi ích chính:

Thứ nhất, về khía cạnh người dân sẽ tăng niềm tin và sự chủ động của người dân khi tương tác với cơ quan nhà nước.

Thứ hai, Nhà nước có công cụ theo dõi giám sát một cách tập trung từ đó giám sát và cơ chế quy trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận xử lý thông tin tương tác của người dân.

Thứ ba, thông qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ, thông tin chất lượng dịch vụ sẽ được xếp hạng công khai để người dân có cơ sở lựa chọn dịch vụ tốt cho mình, từ đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ nhìn thấy được chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và có phương án đổi mới nâng cao chất lượng.

* Phát huy chức năng giám sát, phản biện

Hiện nay, tỉnh đang tổ chức triển triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trường tại địa chỉ website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn . Hệ thống sẽ tiếp nhận và xử lý toàn bộ thông tin về các vấn đề bất cập trong xã hội, chất lượng các dịch vụ trong quá trình ứng dụng của người dân... Toàn bộ công tác xử lý phản ánh theo định hướng sẽ được công khai và thông qua đó, người dân có thể tương tác, trao đổi, đưa ra ý kiến với cách giải quyết của cơ quan nhà nước, đồng thời chức năng đánh giá, khảo sát mức độ hài lòng của công dân đối với kết quả xử lý được hỗ trợ công cụ thực hiện chi tiết cho từng phản ánh.

Trong thời gian tới, khi Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh ra đời thì toàn bộ các nội dung liên toàn diện đến các dịch vụ đô thị thông minh sẽ được cung cấp. Qua đó, các nội dung từ cung cấp thông tin, dịch vụ đô thị thông minh, kết quả thực hiện triển khai, kết quả đánh giá chất lượng sử dụng của người dân đều được thu thập, tổng hợp và công khai giúp cho việc giám sát và phản biện được phát huy một cách rõ rệt, cụ thể.

Câu hỏi của bạn Bùi Thịnh, buithinh77@gmail.com:

Thành phố thông minh thì người dân sẽ được hưởng các dịch vụ công tốt nhất, tại tỉnh đã xây dựng được bao nhiêu dịch vụ công, kết quả của việc sử dụng dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Hiện nay, trên toàn tỉnh có 2523 thủ tục hành chính trong đó dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt 1039 (41.18%), dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 767 (30.4%).

Tổng số hồ sơ đăng ký trực tuyến đến thời điểm hiện tại là 40.188 hồ sơ đạt (30.01%).

Việc thực hiện dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 hình thức chính:

- Thông qua Trung tâm Hành chính công: Tại các địa phương, công dân, doanh nghiệp đăng ký dịch vụ công qua một đầu mối trực tuyến trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công các cấp. Hình thức tiếp nhận trực tiếp tại các cơ quan chuyên môn hiện nay không còn áp dụng.

- Thông qua hình thức đăng ký trực tuyến tại địa chỉ Cổng dịch vụ công duy nhất và thống nhất toàn tỉnh: https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn

- Thông qua dịch vụ Bưu chính công ích, công dân, doanh nghiệp có thể yêu cầu Bưu điện làm thay giao dịch thủ tục hành chính theo yêu cầu.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn

Câu hỏi của bạn Trần Văn Hữu, huutran.edu@gmail.com:

Những ứng dụng công nghệ thông tin nào đang được ngành giáo dục và đào tạo tỉnh triển khai áp dụng tại các trường học?

Trả lời của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng:

Hiện nay, có ít nhất 10 ứng dụng CNTT mà ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai:

1. Cổng thông tin Giáo dục và Đào tạo qua địa chỉ http://qlttgddt.thuathienhue.edu.vn/: Là hệ thống các nghiệp vụ quản lý học sinh và kết quả học tập của học sinh bao gồm:

- Quản lý hồ sơ học sinh.

- Quản lý kết quả học tập rèn luyện học sinh: Quản lý và theo dõi điểm số hoặc đánh giá (đối với học sinh Tiểu học) của học sinh, khen thưởng, kỷ luật, hạnh kiểm, học lực,…

- Kênh cung cấp thông tin về kết quả học tập rèn luyện của học sinh.

- Báo cáo tổng hợp số liệu về trường, lớp, học sinh toàn trường và toàn ngành,…

2. Quản lý tài sản công qua địa chỉ http://taisancong.thuathienhue.gov.vn: Quản lý và theo dõi số lượng, nguyên giá, khấu hao, tăng, giảm, tài sản, thiết bị trường học.

3. Quản lý thực đơn qua địa chỉ http://buaanhocduong.com.vn/: Quản lý và theo dõi bữa ăn học đường dành cho các trường Tiểu học có tổ chức bán trú, nội trú;

4. Quản lý các khoản thu qua địa chỉ http://hddt.thuathienhue.edu.vn: Cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử và Quản lý và theo dõi tình hình quản lý thu học phí và các khoản thu hoạt động giáo dục trong nhà trường;

5. Quản lý thư viện qua địa chỉ http://qltv.thuathienhue.edu.vn/: Quản lý và theo dõi tăng/giảm sách, báo, tài liệu hỗ trợ giảng dạy, hỗ trợ soạn giảng, bài giảng E-Learning,… tình hình bạn đọc và các hoạt động của thư viện trường học;

6. Quản lý nhân sự qua địa chỉ http://nhansu.thuathienhue.gov.vn: Quản lý thông tin của công chức, viên chức ngành GD&ĐT bao gồm: Sơ yếu lý lịch, quá trình đào tạo, công tác, quan hệ gia đình, thông tin về lương, … và các số liệu báo cáo về công chức, viên chức toàn trường và toàn ngành,…

7.Trang thông tin điện tử ngành GD&ĐT qua địa chỉ http://xxx.thuathienhue.edu.vn bao gồm các trang thông tin điện tử của mỗi trường và phân hệ quản lý văn bản, hồ sơ công việc của ngành,...

8. Trường học kết nối qua địa chỉ http://truonghocketnoi.edu.vn: Là một trường học ảo. Các giáo viên tạo các khóa học, học sinh lựa chọn đăng ký tham gia khóa học. Tại khoá học, học sinh có thể trao đổi tương tác với học sinh hoặc với giáo viên, đồng thời nộp bài tập mà giáo viên yêu cầu. 

9.Một số phần mềm soạn giảng, dạy học do nhà trường nghiên cứu triển khai ứng dụng trong đổi mới phương pháp dạy và học.

10. Phần mềm quản lý thi, quản lý phổ cập giáo dục.

Trong thời gian tới những ứng dụng CNTT trong ngành GD&Đ sẽ tiếp tục tăng thêm và trong mỗi ứng dụng CNTT hiện hành tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để tăng tính hiệu quả.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Bình, Thủy dương, huong thủy:

Tại tỉnh đã triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cho người dân chưa, khi nào thì người dân mới có hồ sơ sức khỏe điện tử?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Viết Bắc:

Thực hiện Thông báo số 116/TB-UBND ngày 10/5/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Kết luận của đồng chí Phan Ngọc Thọ tại buổi họp bàn triển khai tạo lập và quản lý hồ sơ sức khỏe (HSSK) điện tử toàn dân theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Từ ngày 21/5/2018, Sở Y tế đã chính thức có Công văn số 1251/SYT-VP về việc triển khai thí điểm việc tạo lập và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân đối với 4 Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành phố (TTYT Thành phố Huế, TTYT Thị xã Hương Thủy, TTYT huyện Phú Vang, TTYT huyện Phong Điền) với 54Trạm Y tế xã/phường/thị trấn tham gia triển khai “Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử” theo Quyết định số 831/ QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Qua đánh giá sơ kết giai đoạn thí điểm đến ngày 20/8/2018, Tỷ lệ HSSK điện tử được khởi tạo tại 4 huyện điểm đạt 93,41%. Đặc biệt, tỷ lệ hồ sơ hoàn thiện được quản lý theo đúng Quyết định 831/QĐ-BYT là 39,44%.

Sở Y tế đang tiếp tục chỉ đạo triển khai nhân rộng cho 100% (152/152) Trạm Y tế xã/phường/thị trấn của 9 TTYT huyện/thị xã/thành phố tạo lập và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân. Phấn đấu trong năm 2018, tỷ lệ hồ sơ điện tử được khởi tạo bước đầu đạt trên 95%, tỷ lệ hồ sơ sức khỏe được quản lý đúng Quyết định 831/QĐ-BYT là trên 60% trong Quý III năm 2019.

Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Viết Bắc

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thái Sơn, Võ Liêm Sơn, TP. Huế:

Thưa ông Chủ tịch UBND tỉnh, nói đến dịch vụ đô thị thông minh không thể không nhắc đến hạ tầng công nghệ thông tin. Được biết tỉnh đang xúc tiến việc gia nhập vào công viên công nghệ phần mềm Quang Trung. Tỉnh đã chuẩn bị hạ tầng, nguồn lực cho việc này như thế nào? Vậy ông kỳ vọng gì sau khi tỉnh gia nhập vào công viên Quang Trung, so sánh hiện tại và tương lai? (hiện nay lĩnh vực công nghệ thông tin của tỉnh đang thu hút được gì và sau khi gia nhập sẽ như thế nào)

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

Năm vừa qua, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều đoàn công tác làm việc với UBND thành phố Hồ Chí Minh và Công viên công nghệ phần mềm Quang Trung.

Đã có một số kết quả khả quan:

- Ngày 10 tháng 7 năm 2018, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản số 3062/UBND-KT đồng ý chủ trương và ủng hộ tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia kết nạp vào Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung đồng thời giao cho các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện.

- Ngày 06 tháng 7 năm 2018, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên phát triển công viên phần mềm Quang Trung làm trưởng đoàn cùng đoàn công tác đã làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Trong tháng 8/2018, Vụ Công nghệ thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tổ chức đoàn công tác làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xem xét kết nạp tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia vào Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung.

Để đáp ứng các điều kiện tham gia vào Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung, hiện nay tỉnh đang gấp rút triển khai hướng tới xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung; xây dựng chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; triển khai liên kết với các trung tâm đào tạo nhân lực công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, internet sẵn sàng, dịch vụ tiên tiến, hiện đại.

Tỉnh đã chuẩn bị một số cơ sở nhà đất ngay tại trung tâm thành phố Huế và quy hoạch quỹ đất khoảng 30-40 ha làm khu đô thị sáng tạo (gần với Khu đô thị hành chính tỉnh), sẵn sàng khởi động khu phần mềm tập trung trong hiện tại và định hướng phát triển lâu dài. Thừa Thiên Huế có thuận lợi là trung tâm đào tạo đại học, cao đẳng lớn thứ 3 của cả nước, với hệ thống trường đại học, viện nghiên cứu thuộc Đại học Huế có bề dày truyền thống hơn 60 năm, có chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành CNTT. Hàng năm có khoảng 300-400 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT. Đó là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, phù hợp yêu cầu thực tế để phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

* Việc tham gia vào chuỗi công viên phần mềm Quang Trung sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Thu hút đầu tư về CNTT từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Nâng cao chất lượng và số lượng người lao động trong lĩnh vực CNTT tại tỉnh nhà.

- Từng bước hình thành nền công nghiệp công nghệ thông tin, chú trọng phát triển hài hòa công nghiệp phần mềm và nội dung số.

- Tăng thu ngân sách cho tỉnh.

Hiện nay lĩnh vực CNTT của tỉnh đang chủ yếu thu hút gia công phần mềm. Trong tương lai, sau khi tham gia vào chuỗi công viên phần mềm Quang Trung sẽ thu hút đầu tư công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Câu hỏi của bạn Đặng Nguyễn Nhật Nam, Phú Bài, TTH:

Xin hỏi chương trình đối thoại là: Người dân sẽ được gì khi xây dựng thành phố thông minh và những giải pháp để đối mặt với các nguy cơ khi sông trong môi trường “đô thị thông minh” như an toàn thông tin, bí mật cá nhân, đời tư…

 

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

* Những tiện ích từ “thành phố thông minh" người dân sẽ được thụ hưởng

Đề án được xây dựng trên quan điểm: Lấy người dân làm “Trung tâm”, sản phẩm quan trọng nhất của đề án khi hướng đến người dân là Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh và ứng dụng di động theo hướng một địa chỉ và một ứng dụng duy nhất dùng chung cho toàn tỉnh qua đó người dân sẽ được cung cấp các tiện ích cơ bản:

Thứ nhất, về mặt thông tin: người dân sẽ được tiếp cận nguồn thông tin toàn diện về mọi mặt đời sống, văn hóa, xã hội... trên địa bàn, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách đầy đủ và chính xác.

Thứ hai, về mặt dịch vụ: người dân không cần đến các điểm cung cấp dịch vụ truyền thống mà thông qua ứng dụng dịch vụ thông minh người dân có thể yêu cầu và được hỗ trợ dịch vụ tại nhà. Số lượng dịch vụ sẽ được phát triển theo thời gian và được tích lũy hoàn thiện dần, trong đề án đến năm 2020 sẽ cung cấp các dịch vụ về y tế, giao dục, du lịch, giao thông, môi trường.

Thứ ba, các dịch vụ thanh toán sẽ được hỗ trợ giải pháp thanh toán trực tuyến, biên lai và hóa đơn điện tử giúp hạn chế việc đi lại và công sức cho người dân.

Thứ tư, về mặt đảm bảo an toàn cho người dân, ứng dụng sẽ thông báo cũng như cung cấp thông tin kịp thời cho người dân các vấn đề như dịch bệnh, thiên tai, cháy nổ, ô nhiễm môi trường...

Thứ năm, người dân có thể tham gia đóng góp xây dựng vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua góp ý, phản ánh hiện trường. Các thông tin này sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý theo quy trình được giám sát chặt chẽ và có tương tác với người dân.

Thứ sáu, người dân sẽ được cung cấp công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ, thông qua đó giúp cho nhà nước quản lý được tốt hơn và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải thường xuyên chăm lo, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Người dân ở vùng sâu, vùng xa như huyện miền núi A Lưới cũng được hưởng lợi rất nhiều từ Đề án, tương tự như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh – như đã nêu trên - vì dịch vụ đô thị thông minh được triển khai trên môi trường mạng nên phạm vi địa lý tác động là không bị giới hạn. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ cũng sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện địa lý không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, khả năng ứng dụng dịch vụ của người sử dụng...

* Về những giải pháp để đối mặt với các nguy cơ khi sống trong môi trường “đô thị thông minh” như an toàn thông tin, bí mật cá nhân, đời tư…

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn trả lời như sau:

Cảm ơn câu hỏi của bạn, đây là một câu hỏi rất hay.

Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân là vấn đề lớn và đã được Luật hóa, song trong thực tiễn hiện nay thì việc xâm phạm thông tin cá nhân đang là tình trạng rất phức tạp, tạo nên sự hoang mang trong xã hội. Vì vậy, khi triển khai dịch vụ đô thị thông minh thì xác định đây là vấn đề cốt lõi với quan điểm: Khi thông tin cá nhân không được bảo vệ một cách tuyệt đối, không tạo niềm tin sự an tâm cho người dân thì không thể phát triển việc tương tác, góp ý, đánh giá chất lượng của người dân (là một nội dung cốt lõi ảnh hưởng đến kết quả phát triển dịch vụ đô thị thông minh).

Để làm điều này được hiệu quả, ngoài việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế thì các hình thức khác cũng được áp dụng tại tỉnh nhằm tăng tính hiệu quả, cụ thể:

Mục tiêu đề án là huy động xã hội hóa, tuy nhiên nhà nước phải đầu tư những vấn đề cốt lõi trong đó mục tiêu hướng đến đảm bảo an toàn thông tin cho nhà nước và cho người dân, cụ thể:

Thứ nhất, về hạ tầng dùng chung và giải pháp đảm bảo an toàn thông tin phải do cơ quan nhà nước đầu tư để đảm bảo dữ liệu người dùng được triển khai trên hạ tầng của nhà nước.

Thứ hai, Kiến trúc ITC đô thị thông minh sẽ quy định rõ cách thức các dịch vụ thông minh do doanh nghiệp cung cấp sẽ được sử dụng những nội dung gì cũng như không được nội dung gì đối với thông tin cá nhân và thông tin nhà nước.

Thứ ba, Cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân được triển khai và quản lý bởi cơ quan nhà nước, không áp dụng hình thức lưu trữ thông tin cá nhân tại các doanh nghiệp đối với dịch vụ đô thị thông minh. Trong thời gian tới sẽ sử dụng CSDL quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý nhằm đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân chặt chẽ hơn.

Thứ tư, Sở Thông tin và Truyền thông đang trình dự thảo trình UBND tỉnh quy định sử dụng và khai thác thông tin cá nhân trên môi trường mạng.

Thứ năm, tất cả các thông tin cá nhân trong quá trình tương tác đều chuyển về đầu mối duy nhất là Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tiến hành các nghiệp vụ trước khi phân phối đến các cơ quan xử lý.

Thứ sáu, tất cả các hình thức sử dụng thông tin cá nhân mà không được sự đồng ý của cá nhân đó đều là hình thức vi phạm và đều chịu sự quản lý bởi Luật An ninh mạng và Luật An toàn thông tin.

Trên thực tế, dịch vụ hành chính công trực tuyến đang triển khai đã được áp dụng các hình thức bảo mật thông tin cá nhân.

Chúng tôi hy vọng, người dân khi tham gia vào dịch vụ thông minh sẽ hiểu rằng mình đang được các cơ quan nhà nước xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất từ đó tin tưởng, mạnh dạn tương tác với nhà nước và doanh nghiệp.

Câu hỏi của bạn hồ Văn Hậu, hau.hv@gmail.coml: Đề nghị chương trình thông tin một số nét cơ bản của quy hoạch chung thành phố Huế thông minh

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Một số nét cơ bản của quy hoạch chung thành phố Huế thông minh, gồm:

- Xây dựng Kiến trúc ICT đô thị thông minh.

- Xây dựng hạ tầng nền tảng phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Quy hoạch và phát triển hạ tầng xã hội phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Thực hiện việc chuyển đổi số; liên kết, liên thông các hệ thống thông tin.

- Xây dựng mô hình Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh.

- Xây dựng hệ sinh thái y tế thông minh.

- Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh.

- Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh.

- Phát triển các dịch vụ giao thông thông minh.

- Phát triển các dịch vụ môi trường thông minh.

- Phát triển kinh tế số.

- Xây dựng và triển khai thẻ điện tử công chức và thí điểm thẻ điện tử cá nhân, doanh nghiệp.

- Xây dựng phương án thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

 

Câu hỏi của bạn Lê Hoa, Thị trấn Phú Lộc:

Xin hỏi lãnh đạo sở GD và ĐT việc triển khai áp dụng hồ sơ điện tử: sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc tại các trường học trên địa bàn tỉnh? 

Trả lời của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng:

1. Việc triển khai áp dụng hồ sơ về sổ điểm, học bạ điện tử: Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào dục vẫn chưa có văn bản hướng dẫn đảm bảo tính pháp lý cho việc triển khai thực hiện sổ điểm, học bạ điện tử. Do đó, để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của thực tiễn, Sở GD&ĐT đã triển khai quản lý, cập nhật kết quả học tập rèn luyện học sinh trên hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo trên Cổng thông tin GD&ĐT. Trên hệ thống này kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được cập nhật thường xuyên, các cấp quản lý giáo dục thường xuyên theo dõi để chỉ đạo và phụ huynh, học sinh có thể truy cập để theo dõi, nắm bắt thông tin. Những thông tin và kết quả học tập rèn luyện của các em ở trên Cổng thông tin GD&ĐT là thông tin chủ yếu cho quản lý, điều hành, không phải là những thông tin có giá trị pháp lý cuối cùng.

2. Sổ liên lạc điện tử: Đang thực hiện ở những vùng, trường có điều kiện, phấn đấu đến năm 2020 sẽ thực hiện ít nhất 80% số trường. Chức năng của sổ liên lạc điện tử là:

- Cung cấp thông tin kết quả học tập, rèn luyện của học sinh đến phụ huynh và học sinh: Sở phối hợp với các đơn vị cung ứng dịch vụ thông báo kết quả học tập của học sinh và các thông báo của nhà trường thông qua App và Website.

- Trao đổi giữa học sinh và phụ huynh với nhà trường: Thông qua hệ thống Trường học kết nối và website.

Theo Kế hoạch triển khai Hệ sinh thái Giáo dục thông minh đến năm 2020: Toàn bộ công chức, viên chức ngành GD&ĐT ứng dụng chữ ký số trong việc cập nhật thông tin và kết quả học tập của học sinh; triển khai sổ liên lạc điện tử trên ứng dụng App để người dân theo dõi qua thiết bị thông minh. Phương thức phát triển sổ liên lạc điện tử là xã hội hoá do doanh nghiệp đầu tư, người tiêu dùng trả phí dịch vụ.

Câu hỏi của bạn vanthanh_1975@gmail.com, vanthanh_1975@gmail.com:

Hiện nay rất nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước xây dựng thành phố thông minh, liệu đây có phải là một trào lưu không? Có mô hình thống nhất về thành phố thông minh không hay tùy theo định hướng phát triển của các tỉnh?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: 

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam chưa có khái niệm và tiêu chí thống nhất về đô thị thông minh. Tuy nhiên, nội hàm chung đều thống nhất đô thị thông minh là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp quản lý đô thị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người dân và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh là một xu hướng tất yếu phải triển khai. Nhiều mô hình, ứng dụng đã chứng minh tính vượt trội của đô thị thông minh trong phục vụ người dân, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đô thị thông minh hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố như: nhận thức lãnh đạo, đồng thuận các ngành, xã hội, sự sẵn sàng về ứng dụng cũng như đảm bảo hạ tầng và đặc biệt các vấn đề, dịch vụ mà người dân quan tâm... Vì vậy, mỗi điạ phương có một thế mạnh khác nhau, điều kiện thực tiễn khác nhau cũng như sự sẵn sàng các tiêu chí khác nhau nên cách tiếp cận và lựa chọn lĩnh vực phát triển đô thị thông minh khác nhau.

* Định hướng phát triển

Ngày 11/01/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Văn bản số 58/BTTTT-KHCN về việc hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam.

Ngoài ra, ngày 01 tháng 8 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030;

Có thể nói các Văn bản trên là căn cứ để triển khai các dịch vụ đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tất nhiên, việc triển khai các dịch vụ đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, thế mạnh và định hướng phát triển của tỉnh. Có như vậy việc triển khai đô thị thông minh tại tỉnh mới hiệu quả, bền vững.

Toàn cảnh buổi đối thoại trực tuyến

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Trung, Huế:

Tại các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh vẫn tồn tại cảnh chen chúc xếp hàng chờ khám, được biết mô hình khám, chữa bệnh bằng thẻ thông minh được nhiều tỉnh triển khai thực hiện rất hiệu quả, khắc phục được tình trạng nói trên, xin hỏi khi nào thì việc khám, chữa bệnh bằng thẻ thông minh được triển khai tại các bệnh viện của tỉnh? Xin cảm ơn

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Viết Bắc:

Ngành y tế đã tập trung nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải các bệnh viện tuyến trên và giảm thời gian chờ đợi. Trong đó việc đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin là một nội dung quan trọng. Việc triển khai thẻ thông minh phải gắn liền với triển khai mô hình Bệnh viện thông minh. Để đạt được điều này các bệnh viện phải tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, thiết kế và triển khai một hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện đồng bộ, tập trung đào tạo nhân lực và thực hiện các giải pháp đồng bộ để phát huy nhiều ưu điểm vượt trội của bệnh viện thông minh nói chung và thẻ thông minh nói riêng.

Xác định được điều đó, hiện nay ngành Y tế đang tập trung đầu tư dần nguồn lực. Tuy nhiên, với nguồn lực của ngành còn giới hạn, không thể đầu tư với nguồn kinh phí lớn trong một thời gian ngắn. Để triển khai nội dung này Ngành Y tế ngoài việc chủ động đầu tư, thì mong muốn có sự đầu tư lớn của địa phương trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Lehuy_@gmail.com, Lehuy_@gmail.com:

Giao thông thông minh là một trong những giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề giao thông (ùn tắc, tai nạn…) xin hỏi mô hình và các giải pháp phát triển giao thông thông minh của tỉnh là gì?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: 

Mô hình các các giải pháp chính đối với giao thông thông minh của Tỉnh về cơ bản sẽ bao gồm các nội dung sau:

1. Xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông và biển đèn led giao thông có kết nối đến trung tâm điều hành giao thông và có thể điều khiển tự động từ trung tâm này. về lâu dài, đây là nội dung cốt lõi của giao thông thông minh để có thể phân luồng, điều tiết giao thông theo thời gian thực.

2. Hệ thống xe buýt của tỉnh chưa được đầu tư nhiều, xe xuống cấp, bến bãi, biển báo hiệu, hệ thống bán vé, hệ thống thông tin chưa được đầu tư. Về lâu dài, cần đầu tư các xe buýt mới, xây dựng hệ thống vận chuyển công cộng (đa phương thức) kết hợp hệ thống thông tin tự động hỗ trợ người dân, hỗ trợ bán vé tự động, hỗ trợ quản lý chi phí trợ giá của nhà nước,…

3. Các tour du lịch xanh, trong đó có đạp xe đạp quanh các điểm di tích và các cung đường xanh ở Huế đang phát triển và có nhiều tiềm năng. Hiện nay, ngành GTVT đang được UBND tỉnh giao thực hiện đề án xây dựng những tuyến đạp xe đạp trên địa bàn tỉnh. Đề án giao thông thông minh có thể xây dựng các điểm cho thuê và đỗ xe đạp công cộng, tự động cho thuê, thu phí và tự động giao nhận xe.

4. Xây dựng hệ thống camera quản lý và cung cấp số liệu giao thông, kết nối về trung tâm điều hành giao thông.

5. Hệ thống thu phí các tuyến đường BOT tự động hiện nay đã được triển khai ở trạm thu phí Trùng Phương và trạm thu phí Bắc Hải Vân. Trong tương lai cần nâng cấp hệ thống này hiện đại hơn, dễ sử dụng hơn cho người lái xe.

6. Hệ thống quản lý bãi đỗ xe, có thể liên kết và tự động kết nối đến các hệ thống thông tin để báo cho người lái xe biết còn hay hết vị trí đỗ, giá cước đỗ xe, hết giờ đỗ xe…, có thể thu phí tự động.    

Câu hỏi của bạn Lê Hồng Tiến, TP Hồ Chí Minh:

Qua các thông tin đại chúng, tôi nghe nói đến việc Huế đang và sẽ triển khai Dịch vụ đô thị Thông Minh, là một người con xa Huế, luôn mong muốn nhìn thấy Huế phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, chính vì thế nếu triển khai thì bộ mặt của Huế sẽ thay đổi như thế nào so với hiện tại, đặt biệt là cơ sở hạ tầng? Xin cám ơn.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thôngNguyễn Xuân Sơn:

Dịch vụ đô thị thông minh là việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và tạo tiện ích thuận lợi cho người dân. Vì vậy, khi nhìn vào dịch vụ đô thị thông minh chúng ta sẽ khó nhìn được diện mạo của một đô thị hiện đại với hạ tầng tiên tiến, quy mô. Song dịch vụ đô thị thông minh thông qua việc thu thập dữ liệu sẽ giúp cho chính quyền hoạch định một chính sách nhanh chóng, chính xác, kịp thời để dự báo và định hướng phát triển đô thị hiện đại và bền vững.

Vì vậy, chúng tôi hy vọng khi áp dụng dịch vụ đô thị thông minh, lợi ích đầu tiên mang lại cho cơ quan nhà nước là hệ thống số liệu được thu thập toàn diện, đầy đủ, chính xác, kịp thời để đánh giá, rà soát lại hiện trạng hạ tầng đô thị, từ đó áp dụng các giải pháp thông minh để phân tích và hoạch định chính sách trong thời gian tới theo hướng phát triển hiện đại và bên vững.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Hóa, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế:

Khi triển khai dịch vụ đô thị thông minh, người thụ hưởng chính là người dân. Nhưng trên thực tế hiện nay rất nhiều người dân không rành công nghệ thông tin để thực hiên các dịch vụ trên môi trường mạng vậy lãnh đạo tỉnh có giải pháp gì để khắc phục hạn chế này, phát huy hiệu quả của các dịch vụ đô thị thông minh.

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

Đối với người dân, các dịch vụ đều được cung cấp thông qua ứng dụng di động, và trên thực tế theo thống kê tỷ lệ dùng điện thoại thông minh của tỉnh đã đạt trên 45%, con số này khá cao.

Tuy nhiên, số còn lại chưa ứng dụng hoặc chưa có kỹ năng ứng dụng thì cũng ảnh hưởng đến việc thụ hưởng những tiện ích mạng lại từ dịch vụ đô thị thông minh.

Song, ngoài việc cung cấp dịch vụ trên ứng dụng di động thông minh thì các hình thức khác cũng được triển khai đồng thời nhằm hướng đến đảm bảo cho tất cả các người dân có nhu cầu đều được thụ hưởng như thông qua tin nhắm SMS điện thoại thông thường .v.v.

Đồng thời công tác truyền thông và tổ chức các chương trình tập huấn cộng đồng sẽ được triển khai đến tận cấp cơ sở nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khả năng sử dụng trong người dân.

Song song với việc nổ lực của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ có trách nhiệm đồng hành trong công tác truyền thông. Và đặc biệt là sự ủng hộ của người dân trong việc khai thác các tiện ích dịch vụ và chủ động lan truyền tự nguyện.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Nhàn, Phú Hội, tp Huế: Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc triển khai xây dựng đô thị thông minh là gì?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

a) Thuận lợi

- Đề án triển khai trong giai đoạn Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, các thành tựu của của Cuộc cách mạng sẽ là kinh nghiệm quý báu cũng như nền tảng cho việc triển khai.

- Chính phủ rất quan tâm, coi trọng và xác định sứ mệnh của đô thì thông minh trong việc phát triển quốc gia.

- Có sự đồng thuận lớn từ Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp các ngành khi thông qua và triển khai Đề án.

- Chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ và đang đến giai đoạn hoàn thiện.

- Các dịch vụ đô thị thông minh đã hình thành tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi Đề án được triển khai.

b) Khó khăn

- Chính phủ chưa ban hành quy chuẩn, tiêu chí cho đô thị thông minh.

- Nhận thức về đô thị thông minh của các cấp, các ngành chưa thật sự cao và chưa thống nhất trong các cấp các ngành.

- Chuyển đổi cách thức thực hiện công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước.

- Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp chưa cao.

- Việc ứng dụng CNTT của người dân để khai thác các dịch vụ đô thị thông minh là khó khăn và thách thức lớn khi triển khai Đề án.

Câu hỏi của bạn hongdlst@gmail.com, hongdlst@gmail.com: Tại tỉnh đã có phần mềm du lịch thông minh chưa, nếu có xin cung cấp app tải về để áp dụng

Trả lời của Q. Giám đốc Sở Du lịch Lê Hữu Minh

Phần mềm du lịch thông minh hỗ trợ du khách khi đến Thừa Thiên Huế hiện đang được tỉnh giao cho Sở Du lịch triển khai xây dựng thông qua Dự án Du lịch thông minh mà tỉnh vừa thông qua.

Với quan điểm xây dựng Hệ sinh thái du lịch thông minh phải lấy du khách, người dân làm trung tâm, các ứng dụng Công nghệ thông tin phải cải thiện và nâng cao tính tiện lợi, tính tương tác, nâng cao tính trải nghiệm hơn cho người dân và du khách, Sở Du lịch đã xây dựng Cổng thông tin du lịch (địa chỉ: visithue.vn) có kết nối với trang fanpage của Sở với mục tiêu tạo ra một kênh quảng bá thông tin hiệu quả nhất về các hoạt động và chính sách liên quan đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến du khách và cộng đồng địa phương. Song song với đó, Sở đang triển khai xây dựng một ứng dụng trên điện thoại di động để tạo thuận tiện cho du khách khi đến Huế tìm kiếm các thông tin về điểm đến tham quan, các sự kiện lễ hội, dịch vụ lưu trú, vận chuyển và ẩm thực. Hiện nay, phiên bản thử nghiệm trên nền hệ điều hành Android có thể tải về từ kho ứng dụng CH Play với tên visithue để lấy ý kiến góp ý. Ngoài ra, phiên bản cho hệ điều hành IOS đang đệ trình lên App Store và đang được Apple xem xét.

Sau khi kết thúc đợt lấy ý kiến (đến hết tháng 10/2018), Sở Du lịch sẽ chỉnh sửa ứng dụng và sẽ công bố phiên bản chính thức trên kho ứng dụng của CH Play và App Store để du khách có thể tải, cài đặt và trải nghiệm.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Hùng, A Lưới:

Xin hỏi ông Chủ tịch tỉnh là tỉnh TTH sẽ phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên phạm vi toàn tỉnh hay chỉ ở khu vực đô thị thôi. Chúng tôi là người dân ở huyện miền núi A Lưới thì có được hưởng lợi gì trong việc triển khai Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh” của tỉnh không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

* Đối với phạm vi triển khai, chúng tôi xác định:

- Giai đoạn 2018 - 2020: Tập trung triển khai Đề án trên địa bàn thành phố Huế. Xem xét triển khai trên diện rộng đối với một số lĩnh vực đủ điều kiện.

- Định hướng giai đoạn 2020 – 2025: Triển khai toàn diện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

* Những tiện ích từ “thành phố thông minh" người dân sẽ được thụ hưởng

Đề án được xây dựng trên quan điểm: Lấy người dân làm “Trung tâm”, sản phẩm quan trọng nhất của đề án khi hướng đến người dân là Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh và ứng dụng di động theo hướng một địa chỉ và một ứng dụng duy nhất dùng chung cho toàn tỉnh qua đó người dân sẽ được cung cấp các tiện ích cơ bản:

Thứ nhất, về mặt thông tin: người dân sẽ được tiếp cận nguồn thông tin toàn diện về mọi mặt đời sống, văn hóa, xã hội... trên địa bàn, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách đầy đủ và chính xác.

Thứ hai, về mặt dịch vụ: người dân không cần đến các điểm cung cấp dịch vụ truyền thống mà thông qua ứng dụng dịch vụ thông minh người dân có thể yêu cầu và được hỗ trợ dịch vụ tại nhà. Số lượng dịch vụ sẽ được phát triển theo thời gian và được tích lũy hoàn thiện dần, trong đề án đến năm 2020 sẽ cung cấp các dịch vụ về y tế, giao dục, du lịch, giao thông, môi trường.

Thứ ba, các dịch vụ thanh toán sẽ được hỗ trợ giải pháp thanh toán trực tuyến, biên lai và hóa đơn điện tử giúp hạn chế việc đi lại và công sức cho người dân.

Thứ tư, về mặt đảm bảo an toàn cho người dân, ứng dụng sẽ thông báo cũng như cung cấp thông tin kịp thời cho người dân các vấn đề như dịch bệnh, thiên tai, cháy nổ, ô nhiễm môi trường...

Thứ năm, người dân có thể tham gia đóng góp xây dựng vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua góp ý, phản ánh hiện trường. Các thông tin này sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý theo quy trình được giám sát chặt chẽ và có tương tác với người dân.

Thứ sáu, người dân sẽ được cung cấp công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ, thông qua đó giúp cho nhà nước quản lý được tốt hơn và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải thường xuyên chăm lo, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Người dân ở vùng sâu, vùng xa như huyện miền núi A Lưới cũng được hưởng lợi rất nhiều từ Đề án, tương tự như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh – như đã nêu trên - vì dịch vụ đô thị thông minh được triển khai trên môi trường mạng nên phạm vi địa lý tác động là không bị giới hạn. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ cũng sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện địa lý không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, khả năng ứng dụng dịch vụ của người sử dụng...

Câu hỏi của bạn Nguyễn Đức Thuận, Vĩnh ninh, Huế:

Tình trạng vi phạm trật tự quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn thành phố Huế ngày càng phức tạp, việc quản lý khó khăn. Xin cho biết những ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị nào đang và sẽ được áp dụng tại thành phố Huế để khắc phục hạn chế này.

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật:

Công tác quản lý đô thị bằng công nghệ thông tin (CNTT) là một phần quan trọng của việc xây dựng đô thị thông minh (U-City). Chính quyền tỉnh, thành phố rất quan tâm đến vấn đề này, song để việc vận hành và quản lý hiệu quả thì cần thiết phải được nghiên cứu quy hoạch và đầu tư đồng bộ.

a. Đối với lĩnh vực đất đai: Bên cạnh việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực cải cách hành chính về đất đai (Cổng dịch vụ công của Tỉnh). Thời gian qua việc quản lý đất đai trên địa bàn thành phố ngoài việc áp dụng các hệ thống bản đồ qua các thời kỳ như bản đồ 299 (đo vẽ năm 1984); bản đồ 202 (đo vẽ năm 1996-1998); bản đồ GisHue (đo vẽ năm 2009-2010) và hệ thống sổ sách quản lý đất đai tại UBND các phường như sổ dã ngoại, sổ mục kê. Hiện nay, UBND tỉnh đang cơ xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai liên thông để quản lý đất đai một cách hiệu quả nhất (Cổng thông tin Địa lý của Tỉnh).

Mặt khác, với sự hỗ trợ các phần mềm, thiết bị điện tử đã giúp tiến độ và chất lượng đo đạc được nâng lên rõ rệt, giúp cho việc lưu trữ, khai thác sử dụng tiện lợi. Bên cạnh đó, với kho dữ liệu cơ sở dữ liệu đất đai đang được xây dựng, phần mềm Cổng Dịch vụ công để tra cứu dữ liệu đất đai. Sắp đến, người sử dụng có thể truy cập và tra cứu thêm nhiều thông tin như: Chủ sử dụng, nguồn gốc cũng như loại đất, diện tích, công trình, tài sản trên đất… Đồng thời, có thể dễ dàng cập nhật thông tin, điều chỉnh những biến động về đất đai khi kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT còn giúp giảm những hạn chế, tiêu cực phát sinh, từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai.

b. Về công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thị:

Quản lý hạ tầng giao thông với công nghệ tiên tiến GIS được xem là giải pháp tối ưu, vừa thân thiện với môi trường vừa phát triển bền vững trong tương lai. UBND Thành phố đã đề ra kế hoạch triển khai dự án này giai đoạn từ năm 2016 – 2020, trong đó có một số các hạng mục cần thiết như xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý khai thác, quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị. Xây dựng hệ thống quản lý vận hành các trục giao thông chính, nút giao thông: giám sát, quan trắc và thu thập thông tin, năng lực thông hành phương tiện, hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông. Xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông, điều hành giao thông chung toàn thành phố. Thử nghiệm công nghệ và thiết bị phục vụ hệ thống giao thông đô thị như hệ thống đèn đường thông minh; hệ thống vạch dừng xe thông minh. Hiện nay, kế hoạch “Xây dựng các dịch vụ đô thị thông minh” đang được đơn vị tư khẩn trương thực hiện.

Trước mắt, UBND Thành phố sẽ thí điểm một số vị trí lắp đặt camera giám sát, quản lý về về an toàn giao thông và trật tự đô thị tại một số khu vực trung tâm thành phố. Dự án sẽ được triển khai trong năm 2018 - 2019.

c. Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng:

Trong thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại Thành phố đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đầu tư xây dựng đô thị đồng bộ; hay thiết lập các chương trình phát triển và quản lý đô thị cho các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn theo kế hoạch đã được tỉnh và Thành phố phê duyệt. Tuy nhiên, qua từng thời kỳ, các đồ án do nhiều cấp khác nhau được phân công lập nêu việc khớp nối, đồng bộ để tích hợp số hóa gặp nhiều khó khăn, lúng túng, cần phải có giải pháp tháo gỡ. Do vậy, việc ứng dụng GIS vào quản lý QHĐT là một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, các đồ án quy hoạch đã và đang được lập trong thời gian gần đây đều được lập trên nền sữ liệu GIS để thuận tiện trong việc kiểm tra, đối chiếu vàthuận tiện trong chuyển đổi sang GIS để có thể dùng chung cho các lĩnh vực khác tham khảo. Cụ thể: Đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn  đến 2050; Đồ án Quy hoạch phân khu: Hương Long, Thủy Xuân, Trung tâm văn hóa phía Tây Nam thành phố đã được phê duyệt; các đồ án đang trình phê duyệt: Vỹ Dạ, Kim Long và đang triển khai số hóa đồ án Quy hoạch chi tiết khu Kinh thành Huế…

Câu hỏi của bạn Ngọc Trang, Lịch đợi, Huế:

Xin hỏi các tiêu chí xây dựng đô thị thông minh là gì? Hiện tại tỉnh Thừa Thiên huế đang ở mức độ nào của đô thị thông minh?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

a) Các tiêu chí xây dựng đô thị thông minh là gì? 

Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí về xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh (theo thông báo số 10384/VPCP-KGVX ngày 01/12/2016 của Văn phòng chính phủ). Việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá, đặc biệt phù hợp với đặc thù của Việt Nam và các địa phương đang là vấn đề mở, cần sớm được thống nhất và có hướng dẫn cụ thể.

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 văn bản số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các nguyên tắc trong việc xây dựng đô thị thông minh, đó là:

- Thứ nhất, bám sát định hướng phát triển của Chính phủ, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Thứ hai, lấy người dân làm trung tâm. Việc xây dựng đô thị thông minh phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành quả từ xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ ba, phát triển đô thị thông minh đảm bảo tính nhất quán, thống nhất dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Thứ tư, căn cứ hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, triển khai và đánh giá mức độ hiệu quả khi xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ năm, xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở thực hiện đúng Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh để xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT, tích hợp và phát triển các ứng dụng đồng bộ, có tính kế thừa;

- Thứ sáu, đảm bảo năng lực cơ sở hạ tầng thông tin tạo ra hệ sinh thái số đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh;

- Thứ bảy, đảm bảo tính trung lập về công nghệ; chú trọng áp dụng các công nghệ ICT phù hợp với đô thị thông minh như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... và có khả năng tương thích với nhiều nền tảng; tận dụng, tối ưu cơ sở hạ tầng ICT sẵn có;

- Thứ tám, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin, đặc biệt là hạ tầng thông tin trọng yếu; bảo vệ thông tin riêng tư của người dân;

- Thứ chín, lựa chọn một số dự án thí điểm có khả năng làm điển hình để nhân rộng; tránh triển khai đồng thời nhiều dự án trong khi chưa kịp rút kinh nghiệm các dự án thí điểm hoặc chưa xây dựng các dự án nền tảng tổng thể dài hạn;

- Thứ mười, ưu tiên các dự án thuê dịch vụ ICT và sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ICT trong nước trong việc xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ mười một, kiến trúc hoặc các giải pháp ICT đơn lẻ cần được xem xét một cách tổng thể trong các mối quan hệ với hạ tầng vật lý cũng như quy hoạch của địa phương mình để đảm bảo tính đồng bộ, bền vững trong phát triển đô thị;

- Thứ mười hai, xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cần tham khảo các xu hướng nổi bật trên thế giới, đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn tại các quốc gia phát triển ..., đặc biệt là các thành phố có quy mô tương tự, các bài toán tương tự để tận dụng các công nghệ hiện đại nhằm tạo đột phá;

- Thứ mười ba, xác định rõ các giải pháp có khả năng triển khai ngay để sớm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí và quyết tâm cao cho toàn bộ quá trình xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ mười bốn, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công nghệ, như hệ thống pháp lý, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, bộ tiêu chí - tiêu chuẩn đánh giá, cơ chế tài chính, các chính sách khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp;

- Thứ mười lăm, xây dựng, phát triển các nền tảng kiến trúc của các lĩnh vực trên một nền tảng Vạn vật kết nối (IoT) tập trung của tỉnh để bảo đảm sự đồng nhất, thúc đẩy việc liên thông, chia sẻ thông tin giữa các lĩnh vực, qua đó cung cấp các dịch vụ thông minh một cách toàn diện nhất, tránh việc đầu tư chồng chéo, trùng lắp gây lãng phí và khó khăn về mặt kết nối sau này;

- Thứ mười sáu, thiết lập nền tảng mở, dữ liệu mở đế khuyến khích doanh nghiệp và người dân cùng tham gia;

- Thứ mười bảy, hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu; tận dùng nguồn dữ liệu sẵn có, ưu tiên mục tiêu sử dụng dài hạn và ưu tiên dữ liệu có thể dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau;

- Thứ mười tám, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội (như đối tác công tư...) để xây dựng đô thị thông minh; đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan như chính quyền, người dân, doanh nghiệp...

b) Hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang ở mức độ nào của đô thị thông minh?

Theo "Mô hình Trưởng thành của đô thị thông minh" do IDC đề xuất sẽ gồm 5 giai đoạn: Tự phát; Cơ hội; Nhân rộng; Quản lý và Tối ưu hóa. Việc phân tích cho mỗi giai đoạn được thực hiện theo 5 nội dung:

1) Kế hoạch chiến lược;

2) Dữ liệu;

3) Công nghệ;

4) Quản lý điều hành và mô hình cung cấp dịch vụ;

5) Sự tham gia của các thành phần xã hội.

Qua phân tích, đánh giá tình hình khách quan, thì hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang ở giai đoạn 3 (Nhân rộng),  đến năm 2020 tỉnh sẽ bước vào giai đoạn 4 (Quản lý).

Câu hỏi của bạn trung18_96@yahoo.com.vn, trung18_96@yahoo.com.vn:

Tôi có nghe nói ngành du lịch tỉnh sẽ đưa vào hoạt động trung tâm thông tin du lịch nhằm giúp du khách, người dân có thể cập nhật thông tin về du lịch, dịch vụ một cách thuận tiện nhất, xin cho hỏi hiện trung tâm đã đưa vào hoạt động chưa?

Trả lời của Quyền Giám đốc Sở Du lịch Lê Hữu Minh:

Hiện nay Trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách trực thuộc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch đã đi vào hoạt động tại số 4 Hoàng Hoa Thám. Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho du khách khi đến Thừa Thiên Huế, một số vị trí khác cũng đã được triển khai Trạm thông tin tại Ga Huế và sân bay Phú Bài. Bên cạnh đó, các trang thông tin điện tử (http://sdl.thuathienhue.gov.vn), Cổng du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (http://visithue.vn), các trang mạng xã hội như fanpage facebook.com/sdltth cũng cung cấp đầy đủ các thông tin về du lịch, dịch vụ cho du khách cập nhật, tiếp cận thuận lợi.

Tại đây du khách có thể tiếp cận các thông tin về du lịch và các dịch vụ du lịch một cách thuận tiện nhất, như về các điểm tham quan, mua sắm... cũng như giải quyết kịp thời các phản ánh liên quan đến du lịch của du khách. 

Để tiếp tục giải quyết kịp thời hơn nữa các điểm tiếp cận thuận lợi cho du khách, hiện nay Tỉnh đang giao Sở Du lịch làm Đề án mô hình du lịch "stop and go" vừa giải quyết cho khách du lịch tiếp cận thông tin về du lịch Thừa Thiên Huế vừa cung cấp các dịch vụ tại chỗ như giải khát, ăn uống, mua sắm, đem lại doanh thu du lịch. 

Câu hỏi của bạn ducquyen.it@gmail.com, ducquyen.it@gmail.com:

Được biết Tỉnh Thừa Thiên Huế đang xây dựng Đề án "Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025", trong đó xác định rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai, vậy xin hỏi Lãnh đạo tỉnh trong giai đoạn trước mắt sẽ ưu tiên tập trung cho nhiệm vụ nào trước và hướng đi cho những giai đoạn tiếp theo là như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Theo phê duyệt của đề án thì dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn đến năm 2020 sẽ cung cấp các dịch vụ cơ bản trên 5 lĩnh vực: Y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, môi trường. Hiện nay, các dịch vụ đều đang trong quá trong trình nghiên cứu và thí điểm.

Năm 2018: Tập trung xây dựng kiến trúc tổng thể nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng thông minh, các doanh nghiệp thông qua ứng dụng đó cung cấp dịch vụ phục vụ cho người dân. Kiến trúc là thành phần quan trọng nhằm đảm bảo tính quy chuẩn, công khai, minh bạch và tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi cung cấp ứng dụng và dịch vụ thông minh phục vụ người dân, xã hội.

Năm 2019: Dự kiến 6 tháng đầu năm 2019 sẽ hoàn thiện công tác thử nghiệm và có thể cung cấp cho người dân trên địa bàn một số dịch vụ cơ bản thông qua môi trường mạng như:

- Y tế: Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, dịch vụ khám chửa bệnh, dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo.

- Du lịch: Du lịch lịch ảo; tìm kiếm tra cứu thông tin phục vụ di lịch, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ phương tiện di chuyển.

- Giáo dục: Dịch vụ cung cấp thông tin du lịch; dịch vụ tương tác giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh (theo dõi, kiểm tra việc học tập), và đặc biệt là xây dựng các mô hình phòng học thông minh nhằm thúc đẩy phát triển mô hình dạy và học hiện đại.

- Giao thông: Cung cấp thông tin giao thông.

- Môi trường: Cung cấp thông tin môi trường cho người dân, xã hội.

Cuối năm 2019, năm 2020 sẽ hoàn thiện các dịch vụ sau khi đưa vào vận hành và thu thập ý kiến người sử dụng, đồng thời sẽ phát triển các dịch vụ mới theo thực tiễn phát triển.

Tuy nhiên, nhằm có cơ sở, cũng như hình thành dần thói quen sử dụng mạng và phát huy các thế mạnh của dịch vụ đô thị thông minh, trong năm 2018 sẽ triển khai một số nội dung quan trọng sau:

- Đưa vào vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh hiện trường thông qua địa chỉ: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về các lĩnh vực hạ tầng đô thị, trật tự đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm .v.v.

- Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống camera nhằm tăng tính cảm biến, hỗ trợ mục tiêu phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Câu hỏi của bạn Hoàng Hà, Thái Phiên, Tây Lộc, TP Huế:

Kính thưa quý vị lãnh đạo tỉnh! Tôi muốn hỏi về việc thành lập Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh trong Đề án: Phát triển dịch vụ đô thị thông minh thì Trung tâm sẽ có trách nhiệm, quyền hạn như thế nào? Cơ cấu tổ chức ra sao? Và bao giờ thành lập? Có tuyển dụng thêm vị trí việc làm mới hay không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày  09  tháng  4   năm 2018 của UBND tỉnh về việc thí điểm Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm có chức năng sau: thực hiện 02 nhiệm vụ chính: nhiệm vụ giám sát và nhiệm vụ điều hành hoạt động; thực hiện 06 chức năng: (1) giám sát giao thông; (2) giám sát an ninh công cộng; (3) tổng đài hỗ trợ hành chính công, tổng đài hỗ trợ du khách; (4) giám sát thông tin trực tuyến; (5) giám sát an toàn thông tin mạng; (6) phối hợp, báo cáo xin ý kiến xử lý các trường hợp khẩn cấp.

Tổ chức hoạt động thí điểm: Lãnh đạo phụ trách và 02 bộ phận gồm Bộ phận Giám sát, điều hành và Tổng đài hỏi đáp.      

Trong năm 2019, khi triển khai Đề án, Sở TTTT sẽ xây dựng chức năng nhiệm vụ và trình UBND tỉnh phê duyệt.

* Hiện nay Trung tâm GS, ĐH đô thị thông minh là tên gọi về mặt kỹ thuật, đã được thành lập trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông và đang trong giai đoạn triển khai thí điểm trên cơ sở tận dụng CBVC của 02 Trung tâm trực thuộc Sở TTTT là: Trung tâm CNTT và TT và Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử. Cùng với quá trình phát triển các dịch vụ ĐTTM thì mô hình Trung tâm sẽ được mở rộng, khi đó sẽ xem xét để tuyển dụng thêm các vị trí làm việc mới hay không.

Câu hỏi của bạn Lê Văn Thái, thaile12_05@gamil.com:

Tôi nhận thấy hạ tầng về giao thông của tỉnh còn chắp vá, chưa đồng bộ, khi cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo thì hệ thống giao thông thông minh sẽ khó có thể phát huy hiệu quả, giải pháp nào để giải quyết bài toán này?

Trả lời của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn:

Đúng như vậy, hạ tầng giao thông của tỉnh còn chưa phát triển, tuy nhiên không thể chờ đến khi hạ tầng giao thông phát triển mới triển khai các dự án giao thông thông minh, mà hai việc này cần tiến hành đồng thời, chúng sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển, lãnh đạo tỉnh và ngành giao thông cho rằng đây là thời điểm thích hợp để triển khai thực hiện các dự án giao thông thông minh, tuy nhiên việc này cần nhiều thời gian và tiến hành qua nhiều năm để phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, để giải quyết bài toán này cần có các giải pháp chính sau:

      - Lựa chọn mô hình và bước đi thích hợp.

      - Tận dụng và chia sẽ dữ liệu đã có giữa các đơn vị trong Tỉnh, giữa Trung ương với địa phương.

      - Xã hội hóa các dự án giao thông thông minh mà tư nhân và doanh nghiệp có thể đầu tư được, đồng thời cho phép các cá nhân, tổ chức này có thể thu lợi nhuận hợp lý từ các tiện ích này mang lại.

      - Xử dụng nguồn lực Nhà nước để đầu tư các dự án giao thông thông minh cốt lõi.

      - Tranh thủ sự hỗ trợ cả về tài chính lẫn chất xám từ nhiều nguồn lực khác nhau.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Đức Thắng, 32 - Nguyễn Phúc Chu, Tp Huế, TT Huế:

Với nguồn kinh phí hạn hẹp, Để xây dựng thành công đô thị thông minh tỉnh cần đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ CNTT. Vậy tỉnh có cam kết bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp của tỉnh đã đầu tư vào các dịch vụ công ích cho tỉnh không? Những Doanh nghiệp lợi dụng về sức mạnh tài chính (phá giá thị trường) hoặc dùng các thủ đoạn bất hợp pháp để loại bỏ các DN đã đầu tư vào dịch vụ công theo hình thức xã hội hóa của thì tỉnh có biện pháp xử lý như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn: 

Các chương trình phát triển dịch vụ đô thị thông minh được chia ra làm ba Nguồn: Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ, hỗ trợ và nguồnxã hội hóa.

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật CNTT hỗ trợ cho việc triển khai ban đầu phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Nguồn tài trợ, hỗ trợ: Là những dự án được hỗ trợ tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp theo chương trình hợp tác chiến lược của UBND tỉnh với các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

- Nguồn xã hội hóa: Là nhóm các chương trình kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp và hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nhóm này, trên cơ sở kinh nghiệm các giải pháp được tiếp cận, Tỉnh sẽ xây dựng một quy chuẩn nhằm đảm bảo bình đẳng, công khai và khuyến khích số lượng lớn các doanh nghiệp vào đồng hành cùng tỉnh.

 Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ngành liên quan đang trong quá trình tìm hiểu các giải pháp, nghiên cứu một chính sách đặc thù để tham mưu UBND tỉnh ban hành nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp tham gia theo hình thức xã hội hóa. Vì vậy, chúng tối khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu giải pháp công nghệ và đề xuất các phương án để sớm hoàn thiện quy định làm căn cứ sớm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh (các hoạt động cản trở doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu cũng như giới thiệu giải pháp công nghệ đều không được chấp nhận). 

Câu hỏi của bạn vuquangtuyen@yahoo.com, vuquangtuyen@yahoo.com:

Theo tôi được biết để trở thành một đô thị thông minh đòi hỏi phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, trong đó phải kể đến hạ tầng kỹ thuật, cho tôi hỏi với những điều kiện khó khăn hiện nay như cơ sở vật chất chưa đảm bảo, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, sự vào cuộc của các nhà đầu tư chưa lớn... thì tỉnh Thừa Thiên Huế có đủ khả năng để phát triển đô thị thông minh không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Những khó khăn hiện nay mà tỉnh gặp phải như bạn nêu là rất đúng; tuy nhiên bên cạnh đó, tỉnh cũng có những lợi thế nhất định như:

- Sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn là rất cao.

- Các cấp lãnh đạo đều nhận thức vai trò và tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính.

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT và truyền thông đã kết nối đến tuyến cơ sở (xã, phường).

- Các dịch vụ đô thị thông minh đã hình thành tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi Đề án được triển khai.

- Chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ và đang đến giai đoạn hoàn thiện (vừa qua Huế được xếp thứ 1 về chính phủ điện tử).

Ngoài ra, việc quyết tâm triển khai đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh cũng là cơ sở, điều kiện để nâng cao chất lượng các dịch vụ, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật (ngành điện, nước, viễn thông đang tập trung hiện đại hóa hạ tầng trên cơ sở định hướng của đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh) hướng mục tiêu phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Theo đó, có thể khẳng định Huế có đủ khả năng triển khai các dịch vụ đô thị thông minh.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Bình, Hương Sơ, Huế:

Ngành y tế tỉnh đã triển khai ứng dụng tương tác với người bệnh trên thiết bị di động, web nào chưa? (ví dụ đăng ký khám bệnh, tiêm phòng …)

Trả lời của Phó Giám đốc sở Y tế Lê Viết Bắc:

Trong thời gian vừa qua ngành Y tế Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực và đã đạt những kết quả rất quan trọng bước đầu rất cơ bản và đã tháo gỡ những khó khắn, vướng mắc của người dân,doanh nghiệp và tổ chức trong sử dụng dịch vụ trong ngành Y tế. Từ năm 2008, Sở Y tế đã xây dựng Trang thông tin điện tử để tiếp nhận và trả lời những góp ý, phản ánh  của người dân, doanh nghiệp. Cũng như đã xây dựng kênh tương tác tư vấn hỏi đáp sức khỏe cho người dân. Đặc biệt, từ năm 2016, Sở Y tế được chọn triển khai điểm về dịch vụ công trực tuyến của tỉnh thì người dân và doanh nghiệp, tổ chức đã tương tác trực tiếp để sử dụng dịch vụ công của Sở Y tế. 

Trong thời gian tới, phát huy những kết quả đó Sở Y tế sẽ tiếp tục triển khai thêm các dịch vụ tương tác trên thiết bị thông minh để sử dụng các dịch vụ chăm sóc, sức khỏe nhân dân như: đăng ký lịch khám, đăng ký và theo dịch vụ tiêm chủng, quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân,...

Câu hỏi của bạn Nguyễn Khoa Chiêm, Thành phố Huế: Tôi muốn hỏi kết quả triển khai dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh đến thời điểm hiện tại?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Kết quả triển khai dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh đến thời điểm hiện tại:

Hiện nay, tỉnh đang tổ chức triển triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trường tại địa chỉ website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn . Hệ thống sẽ tiếp nhận và xử lý toàn bộ thông tin về các vấn đề bất cập trong xã hội, chất lượng các dịch vụ trong quá trình ứng dụng của người dân .v.v. Toàn bộ công tác xử lý phản ánh theo định hướng sẽ được công khai và thông qua đó, người dân có thể tương tác, trao đổi, đưa ra ý kiến với cách giải quyết của cơ quan nhà nước, đồng thời chức năng đánh giá, khảo sát mức độ hài lòng của công dân đối với kết quả xử lý được hỗ trợ công cụ thực hiện chi chiết cho từng phản ánh.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai dịch vụ công với 3 hình thức chính:

- Thông qua Trung tâm Hành chính công: Tại các địa phương, công dân, doanh nghiệp đăng ký dịch vụ công qua một đầy mối trực tuyến trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công các cấp. Hình thức tiếp nhận trực tiếp tại các cơ quan chuyên môn hiện nay không còn áp dụng.

- Thông qua hình thức đăng ký trực tuyến tại địa chỉ Cổng dịch vụ công duy nhất và thống nhất toàn tỉnh: https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn

- Thông qua dịch vụ Bưu chính công ích, công dân, doanh nghiệp có thể sử yêu cầu Bưu điện làm thay giao dịch thủ tục hành chính theo yêu cầu.

Hiện nay, Tỉnh đang triển khai thí điểm Trung tâm giám sát, điều hành tỉnh nhằm kết nối, chia sẻ giám sát, điều hành một số lĩnh vực sau:

- Giám sát, điều hành vi phạm giao thông.

- Giám sát đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Tổng đài hỗ trợ hành chính công, tổng đài hỗ trợ du khách.

- Tổng hợp tình hình báo chí địa phương.

- Giám sát tình hình an toàn thông tin mạng.

- Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh hiện trường.

- Trung tâm hỏi đáp và tiếp nhận phản ánh kiến nghị tập trung.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thái Bình, Thái Bình (thaibinhtth@gmail.com) só 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế:

Một trong những nội dung quan trọng của phát triển dịch vụ đô thị thông minh là người dân được cung cấp dịch vụ tốt nhất, được tham gia giám sát hoạt động của Nhà nước trong quá trình cung cấp các dịch vụ công, phản ánh kiến nghị của người dân. Như vậy có nghĩa là, ngoài những cảm biến vật chất (camera, wifi, mạng xã hội, smartphone…) mỗi người dân là một cảm biến xã hội. Tỉnh đã có những động thái gì nhằm giúp người dân có thể dễ dàng tương tác với chính quyền, góp phần phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh? Bao giờ thì người dân có thể tương tác, phản ánh đến chính quyền và chính quyền công khai kết quả xử lý có tương tác và tích hợp chức năng đánh giá mức độ hài lòng của kết quả xử lý. Thái Bình (thaibinhtth@gmail.com) só 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Hiện nay tỉnh đã đưa vào vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh hiện trường nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về các lĩnh vực hạ tầng đô thị, trật tự đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm .v.v. (Đây là một kênh tiếp nhận cảm biến xã hội). 

Người dân có thể gửi phản ánh qua các hình thức:

a) Ứng dụng di động: Hue-S (dịch vụ đô thị thông minh Thừa Thiên Huế)

b) Trang facebook, zalo đô thị thông minh: https://facebook.com/huesmartcity

c) Thư điện tử: dttm@thuathienhue.gov.vn; dttm.hue@gmail.com

d) Cổng thông tin tương tác: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn

Các phản ánh này sẽ được cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý theo quy trình được giám sát chặt chẽ và có tương tác với người dân, người dân có thể đánh giá mức độ hài lòng đối với kết quả xử lý. Tất cả quá trình này đều được công khai trên môi trường mạng.

Câu hỏi của bạn DNTN Ngọc Anh, doanhnghieptunhanngocanh2017@gmail.com:

Công ty tôi đang tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao tại tỉnh và muốn biết xem hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang có những chính sách khuyến khích, ưu đãi hỗ trợ như thế nào? Nếu có thể (vì không đúng chủ đề đối thoại) lãnh đạo sở KHĐT vui lòng cho tôi xin thông tin

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hoàng Việt Trung:

Nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định của pháp luật về thuế và đất đai, hỗ trợ giao mặt bằng đất sạch cho nhà đầu tư. Cụ thể UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 19/2017/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; theo đó, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ thông tin quy định như sau:

Hỗ trợ 50% tiền thuê mặt bằng làm việc trong 03 năm đầu kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu thuê mặt bằng trên địa bàn tỉnh để hoạt động. Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp/năm và được quy định cụ thể:

Năm thứ nhất: Tối đa không quá 60.000đồng/1m2/tháng.

Năm thứ hai: Tối đa không quá 40.000đồng/1m2/tháng.

Năm thứ ba: Tối đa không quá 20.000đồng/1m2/tháng.

Ngoài các ưu đãi trên, nếu dự án thuộc dự án trọng điểm, có tính chất quan trọng, tỉnh sẽ xem xét cho phép áp dụng thêm các hỗ trợ đầu tư khác.

Tỉnh ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo điều kiện cung cấp nguồn nhân lực tốt cho các nhà doanh nghiệp hoạt động tại Huế.

Xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách đặc thù nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Bên cạnh đó, trên cơ sở Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh đã ban hành quy định chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có hỗ trợ về những doanh nghiệp liên quan về công nghệ thông tin và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Câu hỏi của bạn Trần Văn, Thành phố Huế:

Về dịch vụ công, anh Nguyễn Xuân Sơn vừa trả lời về số liệu thống kê hiện tại khá đẹp, tuy nhiên số liệu mức 3,4 cần kiểm tra lại về các hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai! Có thông tin là khi cấu hình thực hiện dịch vụ công các đơn vị cấp huyện cấu hình nhiều ngày hơn so với quy định của UBND tỉnh, vậy UBND tỉnh có công cụ để kiểm tra TTHC nào quá ngày hay không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn: 

Song song với việc triển khai Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công đến công dân, tổ chức, tỉnh đã triển khai Hệ thống giám sát việc triển khai quá trình cung cấp dịch vụ công.

Ngoài ra, tỉnh đã thành lập Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến tỉnh.

Thông qua Hệ thống giám sát, Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến tỉnh thực hiện hoạt động giám sát trực tuyến việc triển khai dịch vụ công, đồng thời thường xuyên nhắc nhở các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính đúng thời hạn, phù hợp với quy định.

Câu hỏi của bạn hungnguyen02_06@gmail.com, hungnguyen02_06@gmail.com: Kinh phí để triển khai đô thị thông minh là rất lớn, giải quyết bài toán này như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn: 

Các chương trình phát triển dịch vụ đô thị thông minh được chia ra làm ba Nguồn: Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ, hỗ trợ và nguồnxã hội hóa.

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật CNTT hỗ trợ cho việc triển khai ban đầu phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Nguồn tài trợ, hỗ trợ: Là những dự án được hỗ trợ tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp theo chương trình hợp tác chiến lược của UBND tỉnh với các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

- Nguồn xã hội hóa: Là nhóm các chương trình kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp và hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nhóm này, trên cơ sở kinh nghiệm các giải pháp được tiếp cận, Tỉnh sẽ xây dựng một quy chuẩn nhằm đảm bảo bình đẳng, công khai và khuyến khích số lượng lớn các doanh nghiệp vào đồng hành cùng tỉnh.

 Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ngành liên quan đang trong quá trình tìm hiểu các giải pháp, nghiên cứu một chính sách đặc thù để tham mưu UBND tỉnh ban hành nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp tham gia theo hình thức xã hội hóa. Vì vậy, chúng tối khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu giải pháp công nghệ và đề xuất các phương án để sớm hoàn thiện quy định làm căn cứ sớm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh (các hoạt động cản trở doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu cũng như giới thiệu giải pháp công nghệ đều không được chấp nhận).

Câu hỏi của bạn buiduy.12@gmail.com, buiduy.12@gmail.com:

Hệ sinh thái y tế thông minh đang được nhiều tỉnh triển khai, tại tỉnh đã triển khai thực hiện chưa? Khi nào thì hoàn thành?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Viết Bắc:

Căn cứ Quyết định số 1779/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án ''Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025''. Thì hiện nay Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai tập trung 4 nội dung (Đầu tư hạ tầng CNTT phục vụ triển khai dịch vụ y tế thông minh; Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông ngành y tế; Hoàn thiện hệ thống chuyên ngành; Phát triển các ứng dụng y tế thông minh) và thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2025. Đặc biệt trong năm 2018 Sở Y tế đã triển khai một số ứng dụng thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ công tác quản lý của Sở Y tế, cụ thể như: Hồ sơ sức khỏe điện tử của cá nhân để chăm sóc khỏe ban đầu; Liên thông các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn toàn tỉnh.

Câu hỏi của bạn Đình Nhật, dinhnhat_82@gmail.com:

Xây dựng đô thị thông minh bên cạnh các điều kiện như chính sách, hạ tầng kỹ thuật thì rất cần nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, đủ khả năng vận hành, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Vậy định hướng của tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển đô thị thông minh là gì?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Theo Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tỉnh cũng đã đề ra chương trình đào tạo nhân lực cho Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh và nhân sự các sở, ngành, thành phố Huế nhằm vận hành hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, nhân lực kỹ thuật từ các đơn vị viễn thông, điện lực, cấp nước, các ngân hàng,… cũng tham gia vận hành hệ thống theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phân cấp.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Chiến, Thị trấn Phong Điền:

Thừa Thiên Huế có những lợi thế gì để phát triển ĐTTM ? Mất khoảng bao nhiêu năm để triển khai xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

a) Thừa Thiên Huế có những lợi thế sau trong phát triển ĐTTM:

1. Nằm ở vị trí trung tâm giao thông của Việt Nam và có địa hình đồng bằng phù hợp với phát triển.

2. Sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn là rất cao.

3. Các cấp lãnh đạo đều nhận thức vai trò và tầm quan trọng ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính.

4. Hạ tầng kỹ thuật CNTT và truyền thông đã kết nối đến tuyến cơ sở (xã, phường).

5. Các dịch vụ đô thị thông minh đã hình thành tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi Đề án được triển khai.

6. Chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ và đang đến giai đoạn hoàn thiện.

b) Mất khoảng bao nhiêu năm để triển khai xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh?

- Giai đoạn từ 2018 - 2020

Hoàn thành kiến trúc ICT đô thị thông minh đảm bảo về mặt pháp lý và các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thu hút sự tham gia của xã hội vào xây dựng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh một cách thuận lợi, theo quy chuẩn thống nhất và tạo ra sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho các thành phần tham gia.

Đảm bảo sẵn sàng hạ tầng dùng chung trên cơ sở huy động nguồn lực có sẵn, đầu tư mới kết hợp với thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Triển khai hệ thống thiết bị cảm biến phủ toàn bộ khu vực thành phố Huế tạo nên nền tảng hạ tầng xã hội sẵn sàng cho việc ứng dụng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Xây dựng kho dữ liệu số, hình thành hệ thống dữ liệu mở trên cơ sở số hóa hiện trạng, chuyển đổi và tự động thu thập thông qua hệ thống thiết bị cảm biến các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Du lịch, Giao thông, Môi trường.

Xây dựng và triển khai mô hình Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh đảm bảo thực hiện các chức năng điều hành, giám sát.

Xây dựng hoàn chỉnh mô hình hệ sinh thái thông minh trong các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Du lịch tạo thành nền tảng mở để thúc đẩy phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Triển khai một số dịch vụ cơ bản về giao thông thông minh như: Giám sát vi phạm an toàn giao thông; Trật tự an toàn xã hội; Tổng hợp thống kê số liệu phục vụ việc quy hoạch và phát triển ngành giao thông.

Triển khai một số dịch vụ cơ bản về môi trường thông minh như: Giám sát chất lượng nước, không khí tại các điểm đông dân cư, khu công nghiệp; Giám sát hệ thống hồ thủy điện, các điểm ngập lụt hỗ trợ trong việc phòng chống bão lụt.

Xây dựng hệ thống kết nối giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, tạo lập các chính sách, môi trường và hệ thống ứng dụng cơ bản giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đến mô hình phát triển kinh tế số.

- Giai đoạn từ 2021 - 2025

Hoàn thiện Kiến trúc ICT đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo được nền tảng cốt lõi của đô thị thông minh đáp ứng điều kiện triển khai Internet vạn vật (IoT); Xử lý dữ liệu lớn (BigData).

Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các dịch vụ đô thị thông minh được triển khai từ giai đoạn 2018-2020.

Đánh giá thực tiễn triển khai của giai đoạn, kinh nghiệm triển khai của Việt Nam và thực tiễn phát triển đô thị thông minh của thế giới để bổ sung các dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2020 – 2025.

Câu hỏi của bạn Hoàng Tâm, 57/131 Trần Phú, Huế:

Xin chương trình cho biết các tiêu chí để xác định là đô thị thông minh?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

Đô thị thông minh là khái niệm có tính phổ biến trên thế giới và Việt Nam hiện nay, mỗi quốc gia, các tập đoàn công nghệ tùy vào tình hình thực tiễn, mô hình tổ chức và công nghệ áp dụng để đưa ra một khái niệm về Đô thị thông minh khác nhau. Đến nay chưa có một khái niệm thống nhất trên toàn thế giới và tại Việt Nam cũng chưa có khái niệm chính thức.

Nhằm có cơ sở ban đầu trong cách tiếp cận, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/1/2018 trong đó có ghi rõ: “Trên cơ sở tham khảo các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, kinh nghiệm các nước và thực tiễn tại Việt Nam, khái niệm về đô thị thông minh ở Việt Nam được hiểu như sau: Đô thị thông minh là đô thị hoặc khu vực cư dân ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo và các phương thức khác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phân tích, dự báo, cung cấp các dịch vụ, quản lý các nguồn lực của đô thị có sự tham gia của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ.”.

* Tiêu chí gì để xây dựng đô thị thông minh

Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí về xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh (theo thông báo số 10384/VPCP-KGVX ngày 01/12/2016 của Văn phòng chính phủ). Việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá, đặc biệt phù hợp với đặc thù của Việt Nam và các địa phương đang là vấn đề mở, cần sớm được thống nhất và có hướng dẫn cụ thể.

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030và văn bản số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các nguyên tắc trong việc xây dựng đô thị thông minh, đó là:

- Thứ nhất, bám sát định hướng phát triển của Chính phủ, phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Thứ hai, lấy người dân làm trung tâm. Việc xây dựng đô thị thông minh phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành quả từ xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ ba, phát triển đô thị thông minh đảm bảo tính nhất quán, thống nhất dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

- Thứ tư, căn cứ hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, triển khai và đánh giá mức độ hiệu quả khi xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ năm, xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở thực hiện đúng Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh để xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT, tích hợp và phát triển các ứng dụng đồng bộ, có tính kế thừa;

- Thứ sáu, đảm bảo năng lực cơ sở hạ tầng thông tin tạo ra hệ sinh thái số đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh;

- Thứ bảy, đảm bảo tính trung lập về công nghệ; chú trọng áp dụng các công nghệ ICT phù hợp với đô thị thông minh như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... và có khả năng tương thích với nhiều nền tảng; tận dụng, tối ưu cơ sở hạ tầng ICT sẵn có;

- Thứ tám, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, năng lực ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin, đặc biệt là hạ tầng thông tin trọng yếu; bảo vệ thông tin riêng tư của người dân;

- Thứ chín, lựa chọn một số dự án thí điểm có khả năng làm điển hình để nhân rộng; tránh triển khai đồng thời nhiều dự án trong khi chưa kịp rút kinh nghiệm các dự án thí điểm hoặc chưa xây dựng các dự án nền tảng tổng thể dài hạn;

- Thứ mười, ưu tiên các dự án thuê dịch vụ ICT và sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ICT trong nước trong việc xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ mười một, kiến trúc hoặc các giải pháp ICT đơn lẻ cần được xem xét một cách tổng thể trong các mối quan hệ với hạ tầng vật lý cũng như quy hoạch của địa phương mình để đảm bảo tính đồng bộ, bền vững trong phát triển đô thị;

- Thứ mười hai, xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cần tham khảo các xu hướng nổi bật trên thế giới, đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn tại các quốc gia phát triển ..., đặc biệt là các thành phố có quy mô tương tự, các bài toán tương tự để tận dụng các công nghệ hiện đại nhằm tạo đột phá;

- Thứ mười ba, xác định rõ các giải pháp có khả năng triển khai ngay để sớm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo sự đồng thuận, nhất trí và quyết tâm cao cho toàn bộ quá trình xây dựng đô thị thông minh;

- Thứ mười bốn, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công nghệ, như hệ thống pháp lý, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, bộ tiêu chí - tiêu chuẩn đánh giá, cơ chế tài chính, các chính sách khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp;

- Thứ mười lăm, xây dựng, phát triển các nền tảng kiến trúc của các lĩnh vực trên một nền tảng Vạn vật kết nối (IoT) tập trung của tỉnh để bảo đảm sự đồng nhất, thúc đẩy việc liên thông, chia sẻ thông tin giữa các lĩnh vực, qua đó cung cấp các dịch vụ thông minh một cách toàn diện nhất, tránh việc đầu tư chồng chéo, trùng lắp gây lãng phí và khó khăn về mặt kết nối sau này;

- Thứ mười sáu, thiết lập nền tảng mở, dữ liệu mở đế khuyến khích doanh nghiệp và người dân cùng tham gia;

- Thứ mười bảy, hạn chế tối đa việc thu thập lại cùng một nguồn dữ liệu; tận dùng nguồn dữ liệu sẵn có, ưu tiên mục tiêu sử dụng dài hạn và ưu tiên dữ liệu có thể dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau;

- Thứ mười tám, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội (như đối tác công tư...) để xây dựng đô thị thông minh; đảm bảo cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan như chính quyền, người dân, doanh nghiệp...

Câu hỏi của bạn Lê Phước Hải, Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế:

Gửi đến chương trình đối thoại 2 câu hỏi: 

Câu 1: Đô thị thông minh là đô thị được quản lý bằng công nghệ thông tin để kết nối tất cả các ngành, các hệ thống vận hành của đô thị đó. Do vậy, điều kiện tiên quyết để xây dựng một đô thị thông minh là phải tích hợp tất cả các ngành theo một quy trình hợp lý, chúng phải được kết nối và liên thông như một hệ thống chuẩn mực hoàn thiện. Vậy thưa ông vấn đề này hiện nay tại tỉnh Thừa Thiên Huế chúng ta đã thực hiện được hay chưa và đạt bao nhiêu % rồi? 

Câu 2: Nếu giả sử chưa có sự quy hoạch rõ ràng cho tất cả các ngành trong giải quyết công việc phối hợp trong việc triển khai, “đơn điệu như ngành cấp nước đi đào đường thì đụng cáp viễn thông, ngành viễn thông đi cáp lại đụng dây của điện lực” – theo ông vấn đề này sẽ được xử lý thế nào? 

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Nhằm triển khai Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh một cách đồng bộ, hiệu quả, tránh chồng chéo, đảm bảo tính tích hợp, liên thông. Hiện tại, tỉnh đang triển khai các nội dung sau:

Thứ nhất, tập trung Xây dựng Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh. Xác định đây là nhiệm vụ cốt lõi cần tập trung mọi nguồn lực ưu tiên hoàn thiện. Nhằm đạt được các kết quả sau:

- Hình thành Kiến trúc tổng thể các thành phần dịch vụ đô thị thông minh làm định hướng phát triển.

- Hoàn thiện kiến trúc thành phần các lĩnh vực được ưu tiên trong Đề án.

- Xây dựng các chuẩn kết nối, chuẩn tích hợp, chuẩn chia sẻ, liên thông thông tin tạo điều kiện thuận lợi và công khai cho các doanh nghiệp tham gia vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Tạo ra nền tảng chia sẻ kho dữ liệu số có sự kiểm soát của cơ quan nhà nước và hợp thành công cụ tự động thu thập dữ liệu nhằm bổ sung kho dữ liệu số phục vụ cho công tác quản lý nhà nước dựa trên môi trường số hóa và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Thứ hai, thực hiện việc chuyển đổi số; liên kết, liên thông các hệ thống thông tin. Đó là: Số hóa cơ sở dữ liệu dùng chung toàn tỉnh; Số hóa dữ liệu chuyên ngành cung cấp dịch vụ đô thị thông minh; Chuyển đổi dữ liệu GIS, ưu tiên phát triển 3D GIS, Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu số của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thứ ba, xây dựng mô hình trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh. Nhằm điều phối hoạt động các đơn vị liên quan phối hợp một cách hiệu quả trong xử lý các dịch vụ liên quan đến dịch vụ đô thị thông minh. Hiện tại, tỉnh đã xây dựng và đang đưa vào hoạt động Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh.

Thứ tư, xây dựng phương án thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển đô thị thông minh. Các dịch vụ sự nghiệp cơ bản như: môi trường, điện, nước, điện thoại, internet được tích hợp và cung cấp dịch vụ lên cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham gia vào hoạt động của Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.

Câu hỏi của bạn Phạm Sơn, Đông Hà, quảng trị:

Tỉnh có cơ chế, chính sách ưu đãi gì để thu hút nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao làm việc tại tỉnh. Đề nghị chương trình cho biết cụ thể

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Hiện nay, tỉnh đang xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin tỉnh. Trong đó:

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT trong tỉnh được huấn luyện, đào tạo nâng cao kiến thức và áp dụng các chuẩn quốc gia, quốc tế về quản lý chất lượng (CMMi, ISO, ...)

- Ngoài ra, chú trọng thát triển nguồn nhân lực CNTT: Đảm bảo đủ nguồn lực để phát triển sản xuất, quản lý, và dịch vụ phục vụ công nghiệp CNTT. Gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và tổ chức, doanh nghiệp; hỗ trợ sinh viên trong lĩnh vực CNTT, điện tử, viễn thông đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp CNTT.

- Nghiên cứu, từng bước hình thành khu công nghiệp CNTT tập trung của tỉnh.

Thông qua đó làm cơ sở để thu hút nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao làm việc tại tỉnh.

Câu hỏi của bạn Trần Hoàng Mơ, Điền Hải, Phong Điền:

Tôi là phụ huynh có cháu đang theo học phổ thông tại tỉnh, cho tôi hỏi tỉnh có kế hoạch gì để xây dựng trường học thông minh?

Trả lời của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng:

Trường học thông minh là trường học hoạt động trên nền tảng ứng dụng CNTT và truyền thông tương đối hiện đại, đồng bộ và phổ biến để giải quyết hiệu quả 03 lĩnh vực: quản lý; điều hành; tổ chức dạy và học; và kết nối với xã hội.

Xây dựng trường học thông minh là xây dựng môi trường tương tác trên không gian mạng giữa nhà trường - gia đình - xã hội; Giáo viên của "trường học thông minh" sử dụng thành thạo bảng tương tác, thiết kế và thường xuyên áp dụng bài giảng e-learning trong dạy học, khai thác và đóng góp cho kho dữ liệu dạy học mở; ứng dụng phần mềm mô phỏng, phần mềm thực hành, thí nghiệm ảo trong dạy học; dạy học tích hợp; dạy học trực tuyến; tổ chức thi, kiểm tra trên máy tính hoặc thiết bị cầm tay cá nhân... 

Kế hoạch xây dựng mô hình trường học thông minh của tỉnh: Sở tiến hành từng bước và có lộ trình phù hợp, hiệu quả, tránh phong trào, lãng phí. Cụ thể:

1. Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trường học thông minh. Kêu gọi tư nhân hoặc có thể là Nhà nước đầu tư đến năm 2020 có ít nhất 5 trường học thông minh cấp THPT.Song song, tỉnh sẽ chỉ đạo mỗi huyện, thị xã, thành phố kêu gọi đầu tư ít nhất 1-2 trường để nhân rộng. Sở GD&ĐT sẽ chỉ đạo đưa dần các tiết dạy vào phòng học thông minh, đồng thời tổ chức các khoá đào tạo để lồng các dịch vụ thông minh (như lớp học ảo, e-Learning,…)vào dạy học nhằm tăng môi trường học tập, học mọi nơi cho học sinh.

2. Tiếp tục thực hiện tốt chính quyền điện tử trong trường học và xây dựng hoàn thiện các phần mềm chuyên ngành.Đến năm 2020hoạt động của các nhà trường đảm bảo theo quy trình;công chức, viên chức ứng dụng thành thạo các phần mềm, sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại (như phòng học thông minh) đưa vào trong các tiết dạy,đồng thời có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất cho lãnh đạo nhà trường và các cơ quan quản lý cấp trên(kể cả cho phụ huynh) để đảm bảo tạo lập một CSDL chính xác, hoàn chỉnh, đồng bộ đáp ứng cung cấp các dịch vụ thông minh.

3. Phát triển dịch vụ liên lạc điện tử, diễn đàn điện tử bằng nhiều hình thức như website, App,… trong việc kết nối giữa nhà trường - gia đình - xã hội thông qua việc đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện, cơ chế để các doanh nghiệp đầu tư dịch vụ này.

4. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ để đáp ứng vận hành trường học thông minh, song song với việc có cơ chế chính sách cho đội ngũ chuyên trách CNTT tại các trường.

Hiện tại mô hình trường học thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã hình thành bước đầu. Cụ thể:

Đã triển khai tương đối hoàn chỉnh giai đoạn chính quyền điện tử trong ngành GD&ĐT bằng việc đầu tư xây dựng và triển khai có hiệu quả các ứng dụng quản lý trường học,bước đầu đã tạo lập được một hệ thống CSDL dùng chung (bao gồm các bài giảng, đề thi, đáp án,… được số hóa) khá phong phú; có đội ngũ công chức, viên chức nòng cốt ứng dụng thành thạo các phần mềm,có đủ đường truyền internet băng thông rộng với hệ thống wifi mạnh. Sở đã trang bị một số phòng học với các thiết bị thông minh như: bảng tương tác, máy tính cho giáo viên, máy tính bảng cho học sinh, camera, hệ thống tủ,…

Từ năm học 2018-2019, song song với việc đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử trong trường học, Sở tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư phòng học thông minh, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CNTT trong các nhà trường, cho các nhà trường thuê sử dụng dịch vụ. 

Câu hỏi của bạn Bạch Thuỷ Thanh, Doanh nghiệp TT:

Bạn Bạch Thủy Thanh có 02 câu hỏi: 

1) Hiện nay ZALO đã liên kết với nhiều tỉnh thành để cung cấp các tiện ích phục vụ cho người dân vì sao tỉnh TT Huế chưa liên kết? 

2) Các dự án, phần mềm, ứng dụng đi kèm với đô thị thông minh khá lớn nhưng qua theo dõi, tôi chưa thấy công khai và đấu thầu rộng rãi? Có ý kiến cho rằng, Sở TTTT chỉ ưu ái một số đơn vị "nhà" và có tình trạng là giao cho đơn vị đó làm trước, trình tự, thủ tục, thanh toán chạy theo sau, việc đó có đúng hay không? và cơ hội nào cho các Doanh nghiệp CNTT tham gia các dự án do Sở TTTT làm chủ đầu tư trong thời gian tới?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Hiện nay, dịch vụ đô thị thông minh có sử dụng Zalo để tiếp nhận phản ánh, bạn có thể truy cập vào Website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn để lựa chọn hình thức tương tác như: Facebook, Zalo, Email .v.v.

 Đến nay, các dự án thuộc Đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục và chưa có dự án nào triển khai. Theo dự kiến, nhanh nhất thì đến cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019 mới khởi động triển khai được các dự án. Khi triển khai dự án sẽ áp dụng đúng quy trình, trình tự dự án và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Rất mong bạn theo dõi thông tin.

 Việc lựa chọn đơn vị trước đầu tư trước và tiến hành thủ tục sau theo thông tin của bạn tiếp nhận được là không chính xác: Hiện nay, Sở Thông tin và truyền thông đang triển khai thí mô hình Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với giá trị 3 tỷ theo chương trình hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nên cũng có thể là hiểu nhầm dự án đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh đó, sau khi tiếp cận thông tin về Đề án, rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài đã tiếp cận với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan để giới thiệu giải pháp phục vụ đô thị thông minh. Đây là hoạt động rất bổ ích giúp cho Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan tiếp cận được nhiều công nghệ giải pháp của các doanh nghiệp từ đó có phương án tham mưu tốt hơn trong quá trình xây dựng và phát triển dịch vụ đô thị thông minh. Điều rất mừng là đa số các giải pháp được các doanh nghiệp giới thiệu đều nằm trong phạm vi xã hội hóa của đề án.

 Các chương trình phát triển dịch vụ đô thị thông minh được chia ra làm ba nhóm: Nhóm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhóm tài trợ, hỗ trợ và nhóm xã hội hóa.

- Đối với nhóm ngân sách nhà nước sẽ tiến hành trình tự thủ tục theo quy định, các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về năng lực đều có thể bình đẳng tham gia theo quy định.

- Nhóm tài trợ, hỗ trợ: Là những dự án được hỗ trợ tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp theo chương trình hợp tác chiến lược của UBND tỉnh với các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

- Nhóm xã hội hóa: Là nhóm các chương trình kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp và hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế. Với nhóm này, trên cơ sở kinh nghiệm các giải pháp được tiếp cận, Tỉnh sẽ xây dựng một quy chuẩn nhằm đảm bảo bình đẳng, công khai và khuyến khích số lượng lớn các doanh nghiệp vào đồng hành cùng tỉnh.

 Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các ngành liên quan đang trong quá trình tìm hiểu các giải pháp, nghiên cứu một chính sách đặc thù để tham mưu UBND tỉnh ban hành nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp tham gia theo hình thức xã hội hóa. Vì vậy, chúng tối khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận, giới thiệu giải pháp công nghệ và đề xuất các phương án để sớm hoàn thiện quy định làm căn cứ sớm thu hút các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển dịch vụ đô thị thông minh (các hoạt động cản trở doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu cũng như giới thiệu giải pháp công nghệ đều không được chấp nhận).

 Đây là dự án lớn, được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng xã hội. Vì vậy, đảm bảo quy định, hiệu quả đầu nhằm hướng tới đạt mục tiêu lớn của tỉnh là việc làm hết sức lưu tâm, cẩn thận. Trong quá trình làm nhằm tranh thủ các nguồn lực đòi hỏi phải tiếp cận để nắm bắt tình hình các doanh nghiệp nên không tránh khỏi những hiểu nhầm.

Chúng tôi kêu gọi các ngành, các cấp, các doanh nghiệp hãy đồng hành cùng đề án vì một tương lai tốt đẹp.

Câu hỏi của bạn Lê Phước Hải , Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế:

Mới nhất, theo bản thân tôi được biết vào ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, theo bản thân tìm hiểu việc triển khai xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam chúng ta nói chung hiện vẫn còn một khó khăn nhất định liên quan tới việc chưa có một định nghĩa, tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, thống nhất về đô thị thông minh. Vậy đối với tỉnh nhà chúng ta nói riêng khi áp dụng sẽ gặp trở ngại nào lớn nhất và hướng giải quyết? Chưa kể, tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện còn có xuất phát điểm về ứng dụng khoa học công nghệ thấp đặc biệt trong các lĩnh vực như sử dụng năng lượng, giao thông, y tế, môi trường, cơ sở hạ tầng, giáo dục…Sự phối hợp của các Bộ, ngành trong việc xây dựng đô thị thông minh còn nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ. Cuối cùng xin kính chúc đ/c Phan Ngọc Thọ cùng các đ/c lãnh đạo các sở, ngành lời chúc mạnh khỏe và đưa tỉnh nhà chúng ta hướng đến “đô thị thông minh”

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

a) Khó khăn, trở ngại trong triển khai dịch vụ đô thị thông minh:

- Chính phủ chưa ban hành quy chuẩn, tiêu chí cho đô thị thông minh.

- Nhận thức về đô thị thông minh của các cấp, các ngành chưa thật sự cao và chưa thống nhất trong các cấp các ngành.

- Chuyển đổi cách thức thực hiện công việc của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước.

- Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp chưa cao.

- Việc ứng dụng CNTT của người dân để khai thác các dịch vụ đô thị thông minh là khó khăn và thách thức lớn khi triển khai Đề án.

b) Hướng giải quyết:

Để giải quyết các khó khăn, trở ngai trên, hiện nay, tỉnh đang tập trung thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, tập trung Xây dựng Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh.

Thứ hai, thực hiện việc chuyển đổi số; liên kết, liên thông các hệ thống thông tin.

Thứ ba,  xây dựng mô hình trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh.

Thứ tư, phát triển kinh tế số. Gồm:

- Xây dựng cơ chế đặc thù thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển các dịch vụ kinh tế số, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các trang web thương mại điện tử nhằm quảng bá, cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng. Xây dựng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ứng dụng CNTT khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế số.

- Đẩy mạnh xây dựng, phát triển kênh thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử hướng đến phát triển thương mại điện tử, áp dụng hợp đồng số, chữ ký số trong giao dịch.

- Xây dựng, áp dụng các bộ tiêu chuẩn cho việc trao đổi thông tin giữa các tổ chức để tạo ra các mối liên kết trong đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ năm, xây dựng phương án thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển đô thị thông minh.

Thứ sáu, phổ biến, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ đô thị thông minh, bao gồm các hoạt động:

- Định hướng được người dân, toàn xã hội nhằm tạo lập được thói quen tiếp nhận thông tin thường xuyên về những dịch vụ phát triển đô thị thông minh.

- Quy định cách thức truyền tải thông tin từ cơ quan nhà nước đến người dân khi dịch vụ mới được phát triển và các nội dung liên quan đến khai thác dịch vụ.

- Tạo niềm tin cho người dân an tâm và tin tưởng khi sử dụng dịch vụ đô thị thông minh.

- Đảm bảo 100% người dân đều có khả năng tiếp cận thông tin về dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi của bạn Trương Thế Ngọc, truongthengoc@gmail.com:

Những nhiệm vụ trọng tâm nào được ngành giáo dục ưu tiên triển khai trong xây dựng giáo dục thông minh theo đề án đô thị thông minh của tỉnh?

Trả lời của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng:

Ngành giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế xây dựng 4 nhiệm vụ ưu tiên triển khai giáo dục thông minh như sau: 

- Nhiệm vụ 1: Đầu tư hạ tầng cơ bản phục vụ phát triển dịch vụ giáo dục thông minh.

- Nhiệm vụ 2: Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông ngành giáo dục.

- Nhiệm vụ 3: Hoàn thiện hệ thống ứng dụng chuyên ngành giáo dục.

- Nhiệm vụ 4: Phát triển hệ thống ứng dụng giáo dục thông minh.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Quang Huy, :

Hiện nay, một số địa phương đang huy động nguồn vốn xã hội hoá để lắp đặt camare an ninh tại các khu dân cư. Sau này hệ thống camera này có được tích hợp vào hệ thống camera của đô thị thông minh k? Giải pháp để đảm bảo an toàn an ninh thông tin là như thế nào vì các loại camera này chủ yếu là cam Trung Quốc.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Hiện nay, tỉnh đã ban hành Quy định về đầu tư, quản lý và phối hợp vận hành hệ thống camera phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh (Quyết định số 1016/QĐ-UBND ngày 14/05/2018). Theo đó:

(*) Quy định về Tích hợp hệ thống Camera

1. Hệ thống camera được lắp đặt tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp phải được kết nối tích hợp vào Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.

2. Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình tích hợp vào hệ thống Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh phục vụ lưu trữ, giám sát và điều tra tội phạm khi cần thiết.

3. Các cơ quan, ban, ngành có Kế hoạch tuyên truyền, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá thể có lắp đặt camera giám sát tích hợp, chia sẻ dữ liệu vào hệ thống tại Trung tâm điều hành.

(*) Đảm bảo an toàn thông tin

Tỉnh đã xây dựng quy định tiêu chuẩn các nhóm camera trong đó quy định rõ cấu hình tối thiểu thiết bị camera đầu tư mua sắm

Về xuất xứ thiết bị: các đơn vị có trách nhiệm gửi thông tin về Sở Thông tin và Truyền thông để kiểm định tính chất bảo mật thiết bị trước khi lựa chọn đầu tư.

Câu hỏi của bạn Phan Thành, TP Huế:

Xây dựng đô thị thông minh, ngoài sự chủ động của chính quyền địa phương thì vai trò của người dân và doanh nghiệp là rất lớn, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ làm gì để huy động được sự vào cuộc và hưởng ứng tích cực của người dân và doanh nghiệp.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn: 

Để làm được việc này trước tiên cần bám sát quan điểm Đề án là lấy người dân làm Trung tâm; Doanh nghiệp làm Động lực; Nhà nước Kiến tạo. Quan điểm này khẳng định việc thành công của phát triển dịch vụ đô thị thông minh thì không chỉ nhà nước mà cần có sự chung tay mạnh mẽ của người dân và doanh nghiệp.

Dịch vụ hướng tới xây dựng những tiện ích tốt nhất cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình đòi hỏi có thời gian nên sẽ có những giai đoạn, thời điểm dịch vụ chưa thật sự như mong muốn. Vì vậy sự thông cảm và chia sẻ và đồng hành, đặc biệt là tham gia sử dụng ứng dịch dịch vụ của người dân là điều kiện vô cùng quan trọng để hoàn thiện dịch vụ đô thị thông minh.

Ngoài dịch vụ hành chính công thì hầu như các dịch vụ khác đều nằm ở khối doanh nghiệp, vì vậy, sự tham gia cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp sẽ tạo ra một thị trường, môi trường lớn trên không gian mạng và là động lực lớn trong phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Qua đó, nhà nước đóng vai trò kiến tạo nhằm đảm bảo 2 điều kiện trên được thực hiện, cụ thể:

- Để có đảm bảo cho tất cả các doanh nghiệp đều được bình đẳng, thuận lợi và có quyền tham gia cung cấp các ứng dụng phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tỉnh sẽ khẩn trương hoàn thiện Khung kiến trúc ITC đô thị thông minh. Khung kiến trúc sẽ được công bố công khai như là một tiêu chuẩn để chuẩn hóa và tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp tham gia cung cấp, tháo bỏ các rào cản thiếu sự minh bạch, thiếu tiêu chí, tiêu chuẩn và bị tác động chi phối bởi một số cơ quan, đơn vị khi doanh nghiệp tiếp cận cung cấp.

- Sau quá trình thí điểm, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các Sở liên quan sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân thông qua Cơ chế đặc biệt ưu đãi để thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh theo hình thức xã hội hóa vào năm 2019.

-  Đồng thời, trong giai đoạn phát triển, thông qua các hình thức tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp tích cực khác, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng niềm tin, tạo sự an toàn cho người dân, doanh nghiệp từ đó tăng số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia cung cấp và sử dụng các dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế của lãnh đạo tỉnh với chủ đề " Dịch vụ đô thị thông minh"đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong cả nước, rất nhiều câu hỏi đã được gửi về hộp thư của Ban biên tập và đường dây nóng của BTC. Qua 2 giờ đối thoại, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành đã trả lời thẳng thắn, đầy trách nhiệm những câu hỏi của cá nhân, tổ chức gửi tới buổi đối thoại. 

Vâng, thưa ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh trước khi kết thúc buổi đối thoại chắc hẳn ông cũng có đôi điều muốn chia sẻ cùng bạn đọc, xin mời ông:

 

Phát biểu bế mạc của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ

 

Trước hết xin cảm ơn các bạn đã tham gia có rất trách nhiệm trong buổi đối thoại lắng nghe và tháo gỡ với chủ đề "Dịch vụ đô thị thông minh" vào chiều hôm nay. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi đã cố gắng giải đáp tất cả những vấn đề các bạn đặt ra, tuy nhiên do thời gian có hạn nên vẫn còn những câu hỏi chưa được trả lời trực tiếp tại buổi đối thoại này; chúng tôi  sẽ tổng hợp lại,  chuyển cho các cơ quan chức năng trả lời trong thời giam sớm nhất và cập nhật câu trả lời trên Cổng thông tin điện tử tỉnh tại địa chỉ thuathienhue.gov.vn để các bạn theo dõi.

Chúng ta khẳng định xu thế xây dựng đô thị thông minh một cách bền vững là xu thế tất yếu, tuy nhiên cần khẳng định rằng chúng ta không làm theo phong trào mà chúng ta làm một cách bền vững với mục tiêu lấy người dân là trọng tâm, lấy doanh nghiệp làm động lực; mục tiêu cuối cùng là đem lại cho người dân những dịch vụ tốt nhất, nâng cao hiệu quả trong điều hành quản lý của các cấp chính quyền và cơ hội để người dân giám sát các hoạt động của các cấp chính quyền. Trong quá trình phát triển vai trò của người dân và doanh nghiệp hết sức trọng tâm và trung tâm; rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, còn khó khăn vướng mắc nhưng tôi  hy vọng với quyết tâm cao của tỉnh, sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự tham gia đồng bộ của người dân trên địa bàn tỉnh, tin tưởng rằng chúng ta sẽ xây dựng được một cách hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh trong thời gian tới.

Tại diễn đàn này, tôi chính thức phát động cuộc thi: Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng Đô thị thông minh theo tinh thần đổi mới, sáng tạo (Thời gian phát động cuộc thi: từ 01/10/2018 đến 31/12/2018). Tôi hy vọng rằng, các bạn, những người quan tâm đến CNTT, những người quan tâm đến phát triển Huế sẽ tích cực hưởng ứng và tham gia cuộc thi này.

Một lần nữa xin cảm ơn các bạn và chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên các cương vị công tác của mình.

Xin chào và hẹn gặp lại./.