PHỤC VỤ CÁC KỲ HỌP
<< < 1 2 3 4 > >>

Giải trình ý kiến cử tri

Trả lời kiến nghị cử tri tại Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa VII

Cử tri thành phố Huế đề nghị công khai kinh phí cho việc xử lý rác thải sinh hoạt, thu phí vệ sinh môi trường. Theo Quyết định số 94/2017/QĐ-UBND ngày 15/11/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mức phí vệ sinh tăng quá lớn, căn cứ ở đâu để phân mức thu hộ mặt tiền, kiệt, hộ kinh doanh, thực tế hiện nay không công bằng.
14/11/2018

Từ năm 2017 trở về trước, tổng thu từ phí vệ sinh môi trường cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt chỉ chiếm khoảng 27% chiếm trên tổng chi (thu khoảng 32 tỷ đồng/năm trong tổng chi là khoảng 117 tỷ đồng/năm). Nguồn chi này chưa bao gồm chi phí xử lý rác thải tại nhà máy xử lý rác thải Thủy Phương (khoảng 22 tỷ đồng/năm) và kinh phí đầu tư hạ tầng các bãi chôn lấp tập trung tại địa bàn các huyện lên đến hàng trăm tỷ đồng để phục vụ công tác chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt do ngân sách Nhà nước đảm bảo. Như vậy, số kinh phí ngân sách nhà nước phải cấp bù hàng năm để đảm bảo cho công tác vệ sinh môi trường lên là rất lớn, riêng bù đắp chi phí thu gom vận chuyển đã chiếm đến 85 tỷ đồng/năm.

Theo quy định của Luật phí, lệ phí (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017) thì phí vệ sinh môi trường được chuyển thành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Sau khi chuyển sang cơ chế giá, về nguyên tắc giá phải đảm bảo bù được chi phí đối với thu gom và vận chuyển và xử lý rác thải, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện thị xã, thành phố Huế (gọi chung là huyện) và các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện. Sau khi tổng hợp hồ sơ phương án giá do UBND các huyện gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh, ngày 15/11/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 94/2017/QĐ-UBND quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước trên đị bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Số tiền thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường được sử dụng để chi trả cho dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Nguồn kinh phí này năm 2018 chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 30% so với tổng chi phí thực hiện, Nhà nước phải bố trí thêm từ ngân sách để đảm bảo xử lý vệ sinh môi trường. Theo lộ trình, từ năm 2018 đến năm 2022 giá dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt sẽ tăng dần để đảm bảo bù đắp chi phí đối với dịch vụ. Ngoài giá dịch vụ vệ sinh môi trường do các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả cho các đơn vị cung cấp dịch vụ này thì Nhà nước phải đảm bảo kinh phí còn thiếu (do giá chưa bù được chi phí như đã nêu trên) cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Ngoài ra, với lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, chi phí thu gom tăng lên, cộng với yếu tố trượt giá thì đến năm 2022, nguồn thu từ giá dịch vụ đảm bảo đủ bù chi phí là rất khó thực hiện.

<< < 1 2 3 4 > >>