Nắng
  

Nắng là một trong những yếu tố khí hậu có liên quan trực tiếp đến sự phát triển động thực vật trên hành tinh. Nắng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí, bức xạ mặt trời và bị chi phối trực tiếp bởi lượng mây, sương mù và độ đục không khí. Nắng được đo bằng độ dài thời gian (giờ), thời gian nắng là thời gian có cường độ bức xạ đạt tới hoặc vượt quá một giá trị nhất định để đốt cháy giản đồ nắng trong máy nhật quang ký.

1. Tổng số giờ nắng trung bình

Tổng số giờ nắng trong năm ở Thừa Thiên Huế dao động từ trên 1700 đến gần 2000 giờ. Số giờ nắng giảm dần từ vùng đồng bằng lên vùng núi.

Bảng 3.9. Tổng số giờ nắng TBNN

Trạm

Tháng

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Huế

105

107

142

175

232

235

243

211

168

132

102

82

1927

Nam Đông

110

120

167

171

206

214

216

193

148

119

90

72

1825

A Lưới

116

127

159

171

183

177

187

165

127

112

82

77

1692

Nắng tại Thừa Thiên Huế khá dồi dào, nhưng biến động không nhiều qua các năm. Tổng số giờ nắng hầu hết các năm dao động ± 10% quanh trị số trung bình nhiều năm. Một số năm, tổng số giờ nắng thấp hơn hoặc cao hơn giá trị TBNN đến 20%, những năm này thường trùng với những năm có lượng mưa và lượng mây ít hơn hoặc nhiều hơn đáng kể so với giá trị TBNN.

Lượng nắng dồi dào, ít biến động là điều kiện khí hậu thuận lợi để các giống cây nhiệt đới phát triển mạnh mẽ và phong phú.

Từ tháng 3, số giờ nắng bắt đầu tăng nhanh và đạt giá trị cao nhất vào tháng 5. Nắng nhiều kéo dài cho đến hết tháng 7, sau đó giảm dần cho đến tháng 1 năm sau. Số giờ nắng tăng nhanh nhất từ tháng 2 sang tháng 3 và giảm nhanh nhất từ tháng 8 sang tháng 9. Trong thời kỳ ít nắng nhất, mỗi ngày trung bình cũng đạt từ 2 đến 3 giờ nắng.

Thời kỳ nhiều nắng nhất cũng chính là thời kỳ khô hạn nhất. Từ tháng 5 đến tháng 7, vùng đồng bằng và vùng núi tây nam tỉnh mỗi tháng có từ 200 đến 250 giờ nắng; ở vùng núi tây bắc tỉnh số giờ nắng ít hơn - từ 170 đến 190 giờ.

Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7: tại đồng bằng ven biển và vùng núi tây nam tỉnh có số nắng khoảng 220 đến 250 giờ, tại vùng núi tây bắc tỉnh có số giờ nắng khoảng 190 giờ. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 12: tại đồng bằng ven biển có số nắng khoảng 90 giờ, tại vùng núi có số giờ nắng từ 70 đến 80 giờ.

So với các địa phương lân cận phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng đồng bằng ven biển có số giờ nắng không khác biệt nhiều. So với các tỉnh, thành phía nam như Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, số giờ nắng thấp hơn khoảng 10%.

2. Số ngày không nắng

Những ngày không có nắng thường xảy ra nhiều trong mùa mưa và đầu mùa khô, tháng 12 thường có số ngày không nắng nhiều nhất, trung bình đạt gần 20 ngày. Những tháng mùa khô, số ngày không có nắng rất ít. Tháng 5 là tháng có số ngày không nắng ít nhất, tại Huế và A Lưới trung bình chỉ đạt 0,7 ngày (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Số ngày không có nắng trung bình tại Thừa Thiên Huế

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Huế

11,7

8,7

10,7

4,0

1,3

0,7

2,0

3,0

5,3

3,3

6,7

19,0

Nam Đông

12,0

6,7

7,7

2,7

1,3

1,7

1,3

2,0

5,0

3,0

8,0

18,7

A Lưới

9,3

6,0

6,7

3,0

1,7

0,7

3,3

3,0

4,7

6,3

9,7

19,0

Trong mùa hè, khi chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu quy mô lớn như bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới,... sẽ xuất hiện một số ngày trời

nhiều mây, không nắng, nhưng thường không kéo dài nên số ngày không có nắng trong mùa này khá nhỏ.

Ngược lại, trong mùa đông trời âm u kéo dài thường xảy ra khi gió mùa đông bắc yếu đến trung bình, hoặc các hình thế thời tiết gây mưa to kéo dài khác chi phối thời tiết Thừa Thiên Huế, mỗi đợt không nắng thường kéo dài 2-3 ngày, một số đợt có kéo dài 5-7 ngày, thậm chí có đợt trên 10 ngày liên tục trời không có nắng hoặc có lúc nắng rất yếu.

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác