Đánh giá chế độ dòng chảy bùn cát
  

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có trạm quan trắc dòng bùn cát, nên việc tính toán xác định chế độ bùn cát các sông chỉ có thể thực hiện dựa trên cơ sở của phương pháp 3 là phương pháp tương tự.

Các sông lân cận tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có quan trắc bùn cát gồm: Sông Gianh, sông Kiến Giang (phía bắc) và sông Vu Gia, Thu Bồn, Trà Khúc và sông Vệ (phía nam). Đặc tính các sông này như sau:

- Sông Gianh: bắt nguồn từ Phancobi có toạ độ 17°49'20" vĩ độ bắc và 105°41'30” độ kinh đông, có độ cao 1350m, với diện tích lưu vực 4462km2, chiều dài sông 158km, chiều dài lưu vực 121km, chiều rộng bình quân lưu vực 38,8km; mật độ lưới sông 1,54. Sông chảy qua 3 huyện Tuyên Hoá, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch theo hướng tây bắc đông nam rồi đổ ra Biển Đông ở cửa Gianh. Sông có 16 phụ lưu cấp 1; 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3.

- Sông Kiến Giang: bắt nguồn từ toạ độ 16°55'50" vĩ độ bắc và 106°44'00” kinh độ đông, có độ cao 953m, với diện tích lưu vực 2652km2, chiều dài sông 128km. Sông chảy qua 2 huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh theo hướng tây bắc đông nam và đổ ra Biển Đông ở cửa Nhật Lệ. Sông có 11 phụ lưu cấp 1; 9 phụ lưu cấp 2 và 3 phụ lưu cấp 3.

Sông Kiến Giang bao gồm hai nhánh chính là Sông Đại Giang và Sông Kiến Giang.

- Sông Vu Gia: là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và là sông lớn thứ hai của tỉnh Quảng Nam. Lưu vực sông Vu Gia nằm bên trái sông Thu Bồn thuộc địa phận của các huyện Hiên, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn và hạ lưu là huyện Hoà Vang thuộc thành phố Đà Nẵng. Sông gồm nhiều nhánh sông hợp thành: Sông Cái, sông Bung, sông Côn. Chiều dài tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Đà Nẵng dài 204km. Tổng diện tích lưu vực tính đến Ái Nghĩa là 5180km2 (thượng nguồn sông Vu Gia có một đoạn nguồn nằm trên đất tỉnh Kon Tum, với chiều dài 38km, tương ứng với diện tích là 500km2). Phần hạ lưu, khi chảy đến Ái Nghĩa có phân lưu là sông Quảng Huế mang nước từ sông Vu Gia đổ vào sông Thu Bồn. Dòng chính chảy trước khi chảy qua địa phận thành phố Đà Nẵng chia ra hai phân lưu chính: Sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch sau đó nhập lưu với sông Túy Loan chảy vào sông Hàn đổ ra biển ở cửa Đà Nẵng.

Sông Cái là dòng chính của sông Vu Gia, bắt nguồn từ vùng núi cao trên 2000m ở vùng biên giới tây nam của tỉnh Quảng Nam, sông chảy theo hướng từ nam đến bắc rồi chuyển sang hướng từ tây nam đến đông bắc, đến thôn Đầu Gò, xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc thì gặp nhánh sông Bung đổ vào ở bờ trái. Sông Cái dài 130km, diện tích lưu vực là 1850km2.

- Sông Thu Bồn: thượng nguồn gọi là sông Tranh hay sông tỉnh Gia bắt nguồn từ sườn đông nam của dãy Ngọc Linh với độ cao trên 2000m. Sông chảy theo hướng bắc nam qua các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn; đến Giao Thuỷ sông chảy qua vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An. Chiều dài sông chính đến cửa Đại (Hội An) là 198km, diện tích lưu vực tính đến Nông Sơn 3130km2. Thượng lưu sông Thu Bồn có các nhánh lớn như: Sông Khang, Sông Vang, sông Tranh, sông Gềnh Gềnh

- Sông Trà Khúc: là sông lớn có lượng nước khá dồi dào. Sông bắt nguồn từ rừng núi Giá Vực - xã Ba Tiêu và Ba Xa, huyện Ba Tơ thuộc tây nam Quảng Ngãi. Sông chảy theo hướng nam - bắc đến Tayon thì chuyển hướng tây bắc - đông nam đến Hưng Nhượng huyện Sơn Tịnh. Từ Hưng Nhượng ra cửa Cổ Lũy sông chảy theo hướng tây - đông.

Sông Trà Khúc dài 135km, khoảng 2/3 chiều dài sông chảy qua vùng núi và rừng rậm có độ cao 200-1000m, phần còn lại chảy qua vùng đồng bằng.

- Sông Vệ: bắt nguồn từ vùng núi phía tây của huyện Ba Tơ thuộc các xã Ba Tơ, Ba Giang và Ba Nam. Sông chảy theo hướng tây nam - đông bắc đổ ra Biển Đông tại cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi, sông dài 109km, trong đó có 2/3 chiều dài sông chảy trong vùng rừng núi có độ cao 100-1000m. Sông có 5 phụ lưu cấp I; 2 phụ lưu cấp II. Độ cao trung bình lưu vực khoảng 170m, mật độ lưới sông: 0,79km/km2.

                        Bảng 14.1. Đặc trưng lưu vực và bùn cát các lưu vực lân cận

Lưu vực sông

Tên mặt cắt cửa ra

Diện tích lưu vực (km2)

Độ cao địa hình đầu nguồn

(m)

Lớp dòng chảy năm (mm)

Độ đục TBNN (g/m3)

Vu Gia

Thành Mỹ

1850

2000

2176

157

Thu Bồn

Nông Sơn

3130

2200

2822

147

Rảo Nậy

Đồng Tâm

1150

1350

1829

90

Kiến Giang

Kiến Giang

320

1050

1666

40

Trà Khúc

Sơn Giang

2710

1300

2373

89

Vệ

An Chỉ

854

1000

2367

44

Như vậy, theo chỉ tiêu lưu vực tương tự để xác định đặc trưng bùn cát, các lưu vực sông không đủ điều kiện xem xét làm cơ sở cho việc xác định đặc trưng bùn cát cho các sông của tỉnh là sông Vu Gia và sông Thu Bồn.

Theo bảng 3.130, cho thấy độ đục tại các mặt cắt cửa ra tỷ lệ thuận với độ cao đầu nguồn. Nếu tính toán tương quan giữa độ đục và diện tích lưu vực trên cơ sở toàn bộ số liệu hiện có tại các lưu vực sông có số liệu như ở bảng 14.1, kết quả như sau (hình 14.1).

 

             Hình 14.1. Quan hệ giữa độ đục TBNN và độ cao đầu nguồn các lưu vực sông lân cận tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo kết quả ở hình 14.1, độ đ c TBNN có tương quan chặt chẽ đến độ cao đầu nguồn (độ dốc lưu vực), hệ số tương quan ở mức rất cao (R=0,965) - đủ điều kiện để làm cơ sở cho việc xác định độ đục TBNN cho các sông của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bùn cát trên sông còn phụ thuộc vào vị trí cửa ra tính toán. Vị trí tính toán càng gần về phía thượng lưu hơn, tức là có diện tích lưu vực nhỏ hơn thì độ đục càng có xu hướng giảm. Nguyên nhân là càng về thượng nguồn - núi cao, độ che phủ càng lớn, ít khu dân cư, khả năng bảo vệ bề mặt lưu vực trước sự tác động của nước mưa tốt hơn. Hình 14.2 sau đây sẽ thể hiện mối tương quan này.


                                Hình 14.2. Tương quan giữa độ đục TBNN và diện tích lưu vực sông 

Theo kết quả ở hình 14.2 cho thấy, diện tích lưu vực là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến độ đục. Tuy nhiên, tương quan giữa độ đục và diện tích lưu vực chưa được chặt chẽ (hệ số tương quan R=0,73).

Nếu xây dựng quan hệ hồi quy giữa độ đục với độ cao đầu nguồn và diện tích lưu vực, kết quả phân tích như sau (bảng 14.2).

                           Bảng 14.2. Tương quan giữa độ đục với độ cao đầu nguồn và diện tích lưu vực

Hệ số tương quan (R)

0,967

Nhân tố

Hệ số ảnh hưởng

Hệ số tự do

-44,8

Diện tích lưu vực (km2)

0,003112

Độ cao địa hình đầu nguồn (m)

0,090426

Theo kết quả ở bảng 14.2 cho thấy, sự ảnh hưởng đến độ đục các sông khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi chủ yếu là do độ cao đầu nguồn quyết định, nhân tố diện tích lưu vực có ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Nếu chỉ xét các lưu vực có đủ điều kiện tương tự với các lưu vực sông tỉnh Thừa Thiên Huế (loại bỏ lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn), kết quả tính toán tương quan theo hồi quy như sau bảng 14.3).

Bảng 14.3. Tương quan giữa độ đục với độ cao đầu nguồn và diện tích lưu vực (không xét lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn)

Hệ số tương quan (R)

0,992

Nhân tố

Hệ số ảnh hưởng

Hệ số tự do

-96,3

Diện tích lưu vực (km2)

0,005648

Độ cao địa hình đầu nguồn (m)

0,131840

Bảng 14.3 đã cho thấy lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn là 2 lưu vực lớn, bắt nguồn từ những vùng núi cao hơn hẳn các lưu vực khác nên đặc tính bùn cát có sự khác biệt với các lưu vực còn lại.

Với kết quả phân tích tính tương quan địa phương ở trên, đặc trưng bùn cát (độ đục) các sông chính thuộc Thừa Thiên Huế sẽ được xác định từ đặc trưng tính chất lưu vực (độ cao đầu nguồn và diện tích lưu vực), theo các hệ số tương quan ở bảng 14.3. Kết quả tính toán như sau (bảng 14.4, 14.5).

                       Bảng 14.4. Kết quả tính toán đặc trưng bùn cát các sông tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng lân cận


      Theo nội dung báo cáo Đề tài KC-12-03, về đánh giá tài nguyên nước vùng ven biển miền Trung của GS Ngô Đình Tuấn, đánh giá khả năng xâm thực qua hệ số xâm thực (K) như sau:

- K < 150

: Xâm thực yếu,

- 150 < K < 250

: Xâm thực trung bình,

- 250 < K < 350

: Xâm thực mạnh,

- K > 350

: Xâm thực rất mạnh.

Như vậy, mức độ xâm thực của các lưu vực sông tại Thừa Thiên Huế được đánh giá sơ bộ như sau (bảng 14.5).

           Bảng 14.5. Lượng ngậm cát và hệ số xâm thực của các sông chính ở Thừa Thiên Huế và một số sông lân cận

Lưu vực sông

Tên mặt cắt cửa ra

Diện tích lưu vực (km2)

Độ đục TBNN (g/m3)

Hệ số xâm thực

(T/km2.năm)

Mức độ xâm thực

Ô Lâu

Phong Thu

215

64,4

161

Trung bình

Bồ

Cổ Bi

720

84,0

231

Trung bình

Tả Trạch

Thượng Nhật

208

82,4

200

Trung bình

 

Dương Hoà

717

84,0

239

Trung bình

Hữu Trạch

Bình Điền

570

56,4

150

Trung bình

Các lưu vực sông lân cận

Vu Gia

Thành Mỹ

1850

157

342

Mạnh

Thu Bồn

Nông Sơn

3130

147

415

Mạnh

Rảo Nậy

Đồng Tâm

1150

90

165

Trung bình

Kiến Giang

Kiến Giang

320

40

67

Yếu

Trà Khúc

Sơn Giang

2710

89

211

Trung bình

Vệ

An Chỉ

854

44

104

Yếu

Như vậy, dòng bùn cát trên các sông chính thuộc Thừa Thiên Huế có sự phân hoá theo không gian, nhưng không nhiều. Mức độ xâm thực tại hầu hết các lưu vực chỉ ở mức độ trung bình.

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác