Thiết kế cơ sở dữ liệu KHTV
  

Yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn nhằm đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quản lý, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác và các nhu cầu khác của xã hội. Bên cạnh đó còn phục vụ cho yêu cầu thiết lập và phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, tích hợp, đồng bộ dữ liệu và chia sẻ, phân phối thông tin trực tuyến qua hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống được thống nhất và đồng bộ.

Trên cơ sở đặc điểm của nguồn dữ liệu KHTV đã được phân tích ở trên, hệ thống cơ sở dữ liệu KHTV tỉnh Thừa Thiên Huế được thiết kế dựa theo kiến trúc như sau (hình 18.2).


Hình 18.2. Mô hình tổ chức dữ liệu

1. Đặc tả các yêu cầu

- Triển khai trên nền hệ cơ sở dữ liệu MS SQL;

- Thiết kế tối ưu, tốc độ truy cập nhanh;

- Đảm bảo tính bảo mật của người dùng;

- Cho phép lưu trữ dữ liệu lớn;

- Giao diện đơn giản, phù hợp với nghiệp vụ người dùng;

- Tối ưu hóa các thao tác truy vấn trên CSDL;

- Đảm bảo tính ổn định.

2. Biểu đồ mức phân tích


Hình 18.3. Biểu đồ lớp ở mức phân tích

3. Biểu đồ lớp


Hình 18.4. Biểu đồ lớp

4. Các bảng dữ liệu

Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu KHTV tỉnh Thừa Thiên Huế theo hệ CSDL MS SQL Sever 2008 như sau:

Bảng 18.3. Thông tin tài khoản người dùng, để đăng nhập, sử dụng hệ thống

Bảng 18.4. Thông tin tài khoản người dùng, để đăng nhập, sử dụng hệ thống

Bảng 18.5. Thông tin về hệ thống trạm

Bảng 18.6. Thông tin về tỉnh, thành

Bảng 18.7. Thông tin về các yếu tố khí tượng thủy văn

Bảng 18.8. Dữ liệu các yếu tố của các trạm

5. Mô hình quan hệ dữ liệu

Mô hình quan hệ của cơ sở dữ liệu KHTV tỉnh Thừa Thiên Huế giữa các bảng mô tả như trong hình 18.5.


Hình 18.5. Mô hình quan hệ dữ liệu

6. Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu

Mục đích của chuẩn hóa dữ liệu là loại bỏ các chỉ tiêu thông tin dữ liệu thừa, trùng lặp trong việc khai báo liên quan. Hơn nữa, mục tiêu cao nhất là xác định một bộ dữ liệu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu của người dùng. Một bộ dữ liệu chuẩn như vậy sẽ hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, đảm bảo an toàn, giảm thiểu các rủi ro.

Chuẩn hóa bằng cách đưa giá trị của yếu tố KHTV vào 1 khoảng phù hợp với tính chất của nó. Ví dụ nhiệt độ trong ngày chỉ có thể biến đổi trong phạm vi 5-420C, độ ẩm chỉ nằm trong khoảng 20.. 100%,...

Chuyển đổi dữ liệu nhằm tạo ra dạng dữ liệu phù hợp cho việc khai thác.

Nguồn: Đề tài KHCN cấp tỉnh
 Bản in]
Các bài khác