Chùa Thành Trung (thuộc di tích thành Hóa Châu) - Di tích lịch sử cấp tỉnh
  
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet

Địa chỉ: Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa Thành Trung gắn liền với các di tích, hiện vật liên quan đến thành Hóa Châu: Chùa tọa lạc ở một góc thành Nội - một địa điểm quan trọng trong toàn bộ di tích thành Hóa Châu. Đây là địa điểm còn bảo lưu được nhiều dấu tích của thành Hóa Châu (cả trên mặt đất và trong lòng đất) lại không ảnh hưởng đến việc sản xuất, định cư của nhân dân nên có thể giữ gìn để phát huy giá trị như khai quật khảo cổ, phục dựng một đoạn thành cổ, phục vụ khách tham quan…

Hiện nay, ngôi chùa có 04 hiện vật rất có giá trị là 01 chuông đồng và ba tượng cổ thờ ở hậu tẩm. Tượng gỗ thứ nhất tạc hình người ở tư thế đứng (ở giữa), tượng thể hiện Đức Phật Thích ca khi đắc đạo. Tượng thứ hai tạc hình vị thần Vishnu (bên phải) - một trong những vị thần bảo hộ của người Chăm. Tượng thứ ba (bên trái) cao 0,47m, là tượng Phật Địa Tạng trong tư thế ngồi thiền.

Việc chùa bảo quản, thờ tự tượng thần Vishnu, một vị thần của người Chăm bằng cách “Việt hóa” (trên cơ sở tượng cũ, người ta đã tô thêm màu sắc khác, trát thêm một vài chi tiết để trở thành vị thần của người Việt) là một minh chứng sinh động về sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc: Chăm - Việt, về sự tồn tại hàng trăm năm của một pho tượng - một hiện vật có giá trị về nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, mỹ thuật…  

Chùa Thành Trung là nơi lưu giữ những giá trị về văn hóa truyền thống của cư dân địa phương, thông qua các hoạt động lễ hội, kiến trúc ngôi chùa, quy cách thờ tự... góp phần làm phong phú, đa dạng hệ thống chùa chiền ở Thừa Thiên Huế.

Chùa Thành Trung (thuộc di tích thành Hóa Châu) được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 2342/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành ngày 17/10/2007.

thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
     

Du lịch

Dịch vụ