Nguyễn Lân
  

1. Vị trí con đường

Thuộc phường Thủy Vân

Điểm đầu: Đường Lê Đức Anh

Điểm cuối: Nhà bà Huỳnh Thị Thúy

2. Tiểu sử lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Lân (1906 -2003), quê ở làng Ngọc Lập, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào (nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên.

Năm 1929, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Từ năm 1935 đến năm 1945, ông sinh sống tại Huế.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 4 năm 1945, ông là Đốc lý Thuận Hóa, đứng đầu chính quyền thành phố Huế (tương tự Chủ tịch UBND thành phố Huế hiện nay). Thời kỳ này, ông đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, trong đó có việc đổi tên đường phố ở Huế từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Năm 1946, ông làm Giám đốc học chính Trung bộ.

Năm 1947, ông giữ các chức vụ Giám đốc Giáo dục Liên khu 10 gồm các tỉnh: Yên BáiPhú ThọVĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên QuangLào Cai và Hà Giang. Năm 1956, ông về dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Năm 1988, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, tặng Giải thưởng Nhà nước (2000).

Những công trình, tác phẩm chính: "Những trang sử vẻ vang" (xuất bản lần đầu 1943, tái bản 1998), "Muốn đúng chính tả" (1949), "Giảng văn" (1951), "Ngữ pháp Việt Nam" (1956), "Lịch sử giáo dục học thế giới" (1958), "Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa" (1960), "Giáo trình giáo dục học", "Công tác chủ nhiệm lớp" (1961), "Giảng dạy trên lớp" (1962), "Hồ Chủ tịch nhà giáo dục vĩ đại" (1990), "Thuật ngữ tâm lí giáo dục",...; một số từ điển như: "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" (2000), "Từ điển Pháp - Việt", "Từ điển Việt - Pháp",...

Ông mất tại Hà Nội năm 2003.

 Bản in]

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh