Bửu Đình
  

1. Vị trí con đường:

Thuộc khu quy hoạch Kim Long (phường Kim Long)

Điểm đầu: Đường số 1 KQH

Điểm cuối: Đường số 4 KQH

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường:

Bửu Đình (1898 - 1931):  sinh năm Mậu Tuất (1898) tại làng Kim Long, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên (nay phường Kim Long, thành phố Huế). Tốt nghiệp trường Quốc Học Huế, ông làm việc trong ngành bưu điện tại Sài Gòn và thường viết bài cộng tác với các báo Nam Kì kinh tế, Công luận, Tân thế kỷ, Phụ nữ tân văn... Ông thích đọc sách của Voltaire, Montesquieu, Jean Jacques Rousseau và Lương Khải Siêu, nhân đó, khơi dậy lòng yêu nước và kêu gọi đồng bào ý thức về nền dân chủ. Ông nhiều lần diễn thuyết tại Huế và Sài Gòn đề xuất xóa bỏ nền chính trị phong kiến quân chủ, thiết lập chế độ cộng hòa. Vì thế, triều đình Huế và thực dân Pháp kết tội ông là “khi quân”, xóa tên trong sổ hoàng tộc (tước tịch), bắt đổi theo họ mẹ thành Tạ Đình và đày đi Lao Bảo 9 năm. Trong nhà tù, ông vẫn kiên cường bất khuất, không hề thay đổi chí hướng, kẻ thù liền đổi đày ra Côn Đảo. Ông không nao núng, viết nhiều sách báo tìm cách gởi về đất liền, tố cáo chính sách hà khắc của thực dân Pháp và chế độ mục nát của Nam triều. Năm 1931, ông cùng một số bạn tù tổ chức dùng bè vượt biển trốn về đất liền và mất tích trên biển. Nhà văn Bửu Đình có các tác phẩm chính: Mảnh trăng thu, Cậu Tám Lọ, Giọt lệ tri âm, Sóng hồ Ba Bể và nhiều bài báo, diễn thuyết...

 Bản in]

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh