Nguyễn Khánh Toàn
  
Cập nhật:27/12/2024 12:00:00 SA

1. Vị trí con đường

- Điểm đầu đường phố: Hồ Đắc Di

- Điểm cuối đường phố: Nhà thi đấu Đại học Huế

2. Lịch sử con đường

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

         Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn (1 tháng 8 năm 1905 – 1993) là một nhà giáo, nhà khoa học người Việt. Ông đã đóng góp nhiều công sức xây dựng nền Giáo dục Việt Nam và nền Khoa học Xã hội Việt nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1982.

Ông sinh tại thành phố Vinh, Nghệ An trong một gia đình công chức nghèo.

Năm 1926, vì những hoạt động chống Pháp, mặc dù học rất giỏi nhưng sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, ông không được bổ nhiệm làm việc ở bất cứ một trường công nào.

Cùng năm đó, ông đứng ra làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút tờ "Le Nhà quê". Mới ra được số đầu thì bị thống đốc Nam Kỳ ra lệnh đình chỉ và bắt giam.

Năm 1927, ông bị xử án treo. Sau đó luật sư Phan Văn Trường mời ông làm chủ bút báo L’Annam nhưng cũng bị xử 2 tháng án treo.

Năm 1928, Nguyễn Khánh Toàn đệ đơn lên Thống đốc Trung Kỳ xin đi Pháp.

Năm 1929, ông sang học tại Trường Đảng Liên Xô theo giới thiệu của Đảng Cộng sản Pháp.

Năm 1930, Quốc tế Cộng sản giới thiệu ông làm nghiên cứu sinh sử học với đề tài "Chiến tranh nông dân ở Đông Dương vào thế kỷ 18 - Khởi nghĩa Tây Sơn" và nhận học vị tiến sĩ tại Khoa Sử, Đại học Phương Đông (Liên Xô). Do có những đóng góp tích cực, ông đã được Quốc tế Cộng sản giao trọng trách là Phó Ban Đông Dương.

Năm 1939, ông được điều động về Trung Quốc hoạt động với nhóm Cộng sản Việt Nam ở Diên An. Tại đây ông tham gia giảng dạy Khoa Lịch sử cách mạng thế giới và Khoa tiếng Nga với bí danh Hoàng Chính Quang

Năm 1946, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục.

Năm 1960, ông được cử làm Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước.

Từ năm 1965 đến năm 1982, sau khi Ban Khoa học Xã hội tách khỏi Uỷ ban Khoa học Nhà nước để đổi thành Viện Khoa học Xã hội rồi Uỷ ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm cơ quan nghiên cứu khoa học này cho đến ngày nghỉ hưu.

Ông là Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (1951-1960) và khóa III (1960 - 1976), đại biểu Quốc hội các khóa II và III (1960 - 1971).

Ông từng là Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo nghiên cứu, phiên dịch và xuất bản Đại Việt sử ký toàn thư

Ông được bầu làm viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và Viện Hàn lâm Khoa học CHDC Đức.

Năm 1996, Ông được Chính phủ truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học cho "Cụm những công trình thuộc lĩnh vực sử học, trong đó nổi bật 2 cuốn: Vài nhận xét về thời kỳ cuối nhà Lê đến nhà Nguyễn Gia Long (1954) và Vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản (1960)

Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng


 Bản in]