Bạch Đằng
  

1. Vị trí con đường

Đường Bạch Đằng nằm trên địa bàn của phường Phú Cát và Phú Hiệp, về phía Đông Đông Bắc Kinh thành Huế, khởi đầu từ đường Chi Lăng (tiếp giáp chân cầu Gia Hội) lòn qua gầm cầu Đông Ba, qua ngã ba các đường Diệu Đế, Ngự Viên, Phùng Khắc Khoan, qua đình cổ làng Thế Lại đến hết đường bờ sông Đông Ba, dài 2250m. Đường Bạch Đằng (đoạn từ ngã ba Phùng Khắc Khoan trở lên) lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Đường này có từ đầu thế kỷ 19, do đào sông Đông Ba mà hình thành. Nguyên trước nền đường bằng đất nằm trong khu phố cổ Gia Hội, năm 1908 sát nhập vào thành phố, thời Pháp thuộc mang tên Bờ sông Đồng Khánh (Quai de Dong Khanh), sau 1945 đường này chia làm hai đoạn mang tên phố Gia Hội và phố Hàng Đường, năm 1956 đặt tên mới là đường Bạch Đằng cho đến ngày nay. Dân gian thường gọi là đường Hột Mát, đường Hàng Đồng. (trước 1955, ở Huế có đường Gia Hội và phố Gia Hội).

3. Địa danh lịch sử gắn liền với con đường

Bạch Đằng Là tên một con sông đổ ra cửa biển thuộc huyện Thủy Nguyên, tỉnh Quảng Ninh, gần Hải Phòng. Từ Hải Phòng đi Quảng Ninh phải qua sông Bạch Đằng bằng chuyến phà Rừng (sông Bạch Đằng còn có tên sông Rừng). Nơi đây ghi nhiều chiến công oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc ta. Năm 938, Ngô Quyền cho đóng cọc nhọn xuống lòng sông, công phá đại quân Nam Hán. Năm 981, Lê Hoàn đánh thắng quân nhà Tống. Vào năm 1288, Trần Hưng Đạo đập tan đại thủy quân Nguyên Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy cũng trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử này. Nơi đây: "Bát ngát sóng kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu". Tại vùng này, còn lưu giữ những di tích lịch sử văn hóa giá trị của quốc gia như: bãi cọc Bạch Đằng, cây lim, giếng Rừng, đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Trung Bản. Phủ thờ Thượng thư hàm Nguyễn Đình Hòe (có giai đoạn là tư thất của bà Tân Điềm - thứ phi vua Khải Định, phủ này hiện do vợ chồng họa sĩ Vĩnh Phối quản thủ), Phủ đệ Quận chúa Như Sắc (em gái ba vua Đồng Khánh, Kiến Phước, Hàm Nghi), Phủ Gia Hưng Vương I (phủ của Nguyễn Phúc Hồng Hưu - Hoàng tử thứ 8 của vua Thiệu Trị), Gia Hưng Vương II (phủ của con ông Hồng Hưu), Chùa Diệu Đế, Chùa Thuận Hóa (tên cũ là Chùa Ông), Đình cổ làng Thế Lại nằm trên đường này. Sau Festival 2002, một đoạn của đường này trở thành "phố ẩm thực" mới.


Góc đường Bạch Đằng từ Chùa Diệu Đế

 

 Bản in]

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh