-
Chùa Giác Lương - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia
-
Chùa Cảnh Phước - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh
Chùa Cảnh Phước - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh tọa lạc tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc.
-
Chùa Quốc Ân
Chùa Quốc Ân thường được gọi là Tổ đình Quốc Ân, nằm gần núi Bân (nơi Nguyễn Huệ làm lễ tế trời lên ngôi Hoàng đế), ở phía Tây núi Ngự Bình, nay thuộc phường Trường An.
-
Chùa Thiên Mụ - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia
Chùa Thiên Mụ là ngôi quốc tự có lịch sử khá lâu đời. Năm 1555, khi nhuận sắc tập Ô Châu cận lục, Dương Văn An đã mô tả chùa Thiên Mụ là một cảnh trí thần tiên. Hiện nay, chùa Thiên Mụ tọa lạc tại phường Hương Long, thành phố Huế.
-
Chùa Viên Thông
Chùa Viên Thông ở phía Tây Nam núi Ngự Bình, tương truyền ban đầu đây chỉ là ngôi thảo am do nhà sư Liễu Quán, vị Tổ sư của dòng Thiền Việt Nam ở xứ Đàng Trong, làm để tu học khoảng năm 1695, sau khi thọ Cụ túc giới với Hòa thượng Thạch Liêm Thích Đại Sán. Mấy năm sau, am được chúa Nguyễn Phúc Chu cho nâng cấp thành chùa, ban tên là chùa Viên Thông.
-
Nhà thờ An Vân
Nhà thờ An Vân thuộc làng An Vân, phường Hương An, thị xã Hương Trà, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km. Giáo xứ An Vân được thành lập vào khoảng 1864 - 1867, nhà thờ ban đầu làm bằng tranh tre. Năm 1907, linh mục Bùi Quang Lược đã xây dựng nhà thờ bằng sườn gỗ, vách gạch, lợp mái ngói, cơ bản như ngôi nhà thờ hiện nay, qua các lần trùng tu năm 1944 - 1946, 1982, 1996, công trình có mở rộng thêm, nhưng vẫn giữ được phong cách độc đáo của một ngôi giáo đường mang đặc trưng truyền thống.
-
Nhà thờ Truyền Nam
Nhà thờ Truyền Nam nằm giữa lòng một họ đạo nhỏ ở thôn Truyền Nam, thuộc làng An Truyền (làng Chuồn), xã Phú An, huyện Phú Vang. Đây là một họ đạo ra đời rất sớm (có thể từ năm 1701 (?)), theo thư của linh mục De la Cour gởi linh mục Bouracho tháng 6/1742 thì làng “Khe Chuen” (Kẻ Chuồn) từng có khoảng 600 giáo dân, nhưng sau 10 năm bị cấm đạo, số giáo dân đã giảm còn một nửa. Từ xưa, họ đạo An Truyền nổi tiếng với lễ rước kiệu Môi Khôi có các màn múa hèo, múa bông, múa tam xà; giáo dân hát bội giỏi, biết sáng tác kinh sách và đặt ra giọng đọc kinh đặc trưng kiểu Huế. Nhà thờ được xây dựng từ 1887 đến 1888, mang nét cổ kính của những ngôi nhà thờ xưa còn sót lại ở ...
-
Nhà thờ Nam Phổ
Nhà thờ Nam Phổ nằm gần chợ Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, là một trong số những nhà thờ Nam ở Huế, được khởi dựng năm 1896, trước cả nhà thờ An Vân, nhưng đã bị cuộc chiến năm 1968 làm hư hại, giáo dân chỉ sửa chữa tạm, năm 1992 đã xây lại tiền đường và cổng. Năm 1996, nhân kỷ niệm 100 năm, nhà thờ được tu bổ khá toàn diện, nhiều yếu tố kiến trúc truyền thống được giữ lại khá tốt.
-
Nhà thờ Phường Đúc
Nhà thờ Phường Đúc là một trong số các nhà thờ được xây dựng rất sớm ở Huế. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), một người Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, ông Joao da Crus (người Pháp ghi là Jean de la Croix) đã đến thủ phủ xứ Đàng Trong giúp chúa Nguyễn kỹ thuật đúc đồng, đúc súng, chúa cho lập xưởng đúc tại bờ Nam sông Hương, đối diện với phủ Kim Long. Tương truyền trước lần đúc súng đầu tiên, viện cớ để đúc thành công cần phải được Đức Chúa Trời phù hộ, Joao da Crus đã xin chúa Nguyễn cho lập một nhà nguyện để cầu xin Chúa, phủ chúa Nguyễn đã đồng ý.
-
Chùa Báo Quốc
Địa chỉ: 17 Bảo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế.
-
Chùa Diệu Đế
Chùa Diệu Đế nằm bên đường Bạch Đằng, phía bờ Đông sông Đông Ba, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế. Đây là nhà cũ của Phúc quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị), nơi vua Thiệu Trị ra đời năm 1807. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng chùa Diệu Đế tại “tiềm để” của mình.
-
Chùa Thánh Duyên - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia
Chùa Thánh Duyên là một danh lam cổ tự nằm ở núi Mỹ Am (sau đổi là Thủy Hoa rồi Thúy Vân nhưng người địa phương quen gọi là Túy Vân), xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, sát bờ Bắc đầm Cầu Hai, gần cửa biển Tư Hiền, được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, (1691 - 1725), năm 1830 được vua Minh Mạng cho nâng cấp, xây dựng thêm một loạt công trình kiến trúc và đặt tên là “Thánh Duyên Tự”. Dưới triều Nguyễn đây là một quốc tự, được triều đình quan tâm trùng tu và cử các danh tăng về làm Tăng cang và Trú trì.
-
Chùa Hà Trung - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
-
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
-
Chùa Tây Thiên
Chùa Tây Thiên ở phía Tây Nam núi Ngự Bình, Đông Nam đàn Nam Giao, thuộc phường Thủy Xuân. Đầu tiên chùa là ngôi thảo am, được khởi dựng năm 1902, do nhà sư Tâm Tịnh, lúc bấy giờ là Trú trì chùa Từ Hiếu, xin thôi làm trú trì chùa để về đây lập am tĩnh tu, lấy tên là Thiếu Lâm Trượng Thất. Năm 1904, chùa chính thức thành lập, mang tên Thiếu Lâm Tự. Năm 1911, chùa được mở rộng, đúc tượng Di Đà, làm thêm tăng xá, đổi tên là Tây Thiên Phật Cung. Năm 1926, chùa được đại trùng tu, lấy tên là Tây Thiên Phật Cung Tịnh Xá, cũng gọi là Tây Thiên Di Đà Tự. Năm 1933, chùa được vua Bảo Đại ban biển “Sắc tứ Tây Thiên Di Đà Tự”.
-
Chùa Thuyền Tôn
Chùa Thuyền Tôn tọa lạc tại phường An Tây, thành phố Huế. Thuyền Tôn là tên gọi thông dụng của ngôi chùa cách Huế 7km, theo đường Nam Giao đi lên. Tên chính thức của chùa là Thiên Thai Thiền Tông Tự, còn gọi là Thiên Thai Nội để phân biệt với chùa Thiên Thai Ngoại trên ngọn đồi Nam Giao. Đây là ngôi chùa Tổ đình do nhà sư Liễu Quán khai sơn trong khoảng từ 1712 - 1722. Ngoài nơi tu học ở chùa Viên Thông, sư Liễu Quán cũng còn an trú tại chùa Thuyền Tôn. Sau này, chùa Thuyền Tôn là nơi trú trì của Đại lão hòa thượng Thích Giác Nhiên, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở miền Nam đầu thập niên 1970. Mộ tháp của nhà sư Liễu Quán cũng được lập ở chân núi, trong vùng rừng thông ...
-
Chùa Trúc Lâm
Chùa Trúc Lâm nằm trên trục đường lên lăng vua Khải Định, qua khỏi cầu Lim 2 rẽ trái, đi theo bờ khe gần 1km, hoặc từ trục đường Tự Đức - Thủy Dương gần đó rẽ về phía Nam. Ban đầu, đây là một thảo am ở chốn “sơn lâm cùng cốc” do ni sư Diên Trường, cháu ngoại Tùng Thiện Vương khởi lập năm 1902 để làm nơi tu hành; năm 1903, khi thảo am đã hoàn thành, ni sư lại thỉnh mời sư Giác Tiên, đệ tử của Hòa thượng Tâm Tịnh chùa Tây Thiên đến trú trì. Trước khi về nhận chùa, sư Giác Tiên và ni sư Diên Trường đã du hành ra chùa Trúc Lâm Yên Tử ở miền Bắc sưu tầm một số kinh sách và pháp khí; khi trở về Huế, sư Giác Tiên đã quyết định đặt tên chùa là Trúc ...
-
Chùa Từ Đàm
-
Chùa Từ Hiếu
Chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, Thành phố Huế. Chùa Từ Hiếu là một danh lam thắng tích, nằm trên đường Lê Ngô Cát dẫn lên lăng Tự Đức. Đây nguyên là am An Dưỡng do Hòa thượng Nhất Định khai sáng, là nơi có nhiều thái giám triều Nguyễn quy y. Sau ngày nhà sư Nhất Định viên tịch năm 1848, các thái giám đã quyên góp tiền, xây dựng một ngôi chùa ba gian hai chái, vách xây, sườn gỗ, mái ngói, với nhà Lạc Nghĩa nằm bên phải, nhà Ái Nhật bên trái, được vua Tự Đức ban tặng tấm biển đề “Sắc tứ Từ Hiếu Tự”.
-
Chùa Tường Vân
Chùa Tường Vân nằm trên đường Trần Thái Tông, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
-
Nhà thờ Phủ Cam
Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, nằm trên đồi Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh. Đây là một giáo đường lâu đời, có quy mô lớn và nổi tiếng của Huế, được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Nhà thờ Phủ Cam tọa lạc tại số 01 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
-
Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu thế
Người Huế thường gọi nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở An Cựu là nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Thật ra, Dòng Chúa Cứu Thế là tên gọi dòng tu ở phía sau nhà thờ được thành lập từ năm 1925, còn nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp mới được xây dựng trong bốn năm, từ 1959 đến 1962. Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu thế tọa lạc tại đường Nguyễn Huệ, Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.