Khái quát chung về cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế
  

Vào khoảng trên 500 triệu năm trở về trước, tức là vào thời cổ đại, diện tích Thừa Thiên Huế ngày nay vốn là đáy đại dương. Trải qua thời gian dài ở đó đã xảy ra quá trình lắng đọng, nén ép các loại đất đá và tạo nên bề mặt lãnh thổ Thừa Thiên Huế ngày nay.  

Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vị địa tầng và 7 phức hệ macma xâm nhập. Các đá cứng macma, đá biến chấtđá trầm tích gồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh và trầm tích bở rời phần lớn tập trung ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sự phong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước dưới đất. Sự đa dạng và phong phú về chủng loại đó được xếp đặt dàn trải trên một địa hình phức tạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên có ít loại tài nguyên, khoáng sản hoặc tài nguyên đất, nước nào có phân bố tập trung, với số lượng lớn.

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

 Bản in]
Các bài khác