Các đá trầm tích
  

+ Hệ tầng Tân Lâm: Hệ tầng Tân Lâm có tuổi xếp vào Đevon sớm phân bố dạng nếp lõm hẹp ở thượng nguồn sông Ô Lâu, kéo dài qua Huế đến Truồi... Thành phần hệ tầng chủ yếu là phiến sét màu tím gụ, đá phiến sét màu xám. Chiều dày hệ tầng khoảng 1.200m.

+ Hệ tầng Còbai: Trầm tích cacbonat hệ tầng Còbai (còn có tên gọi là La Khê hoặc Phong Sơn) phân bố ở Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông và có thành phần đặc trưng là đá vôi màu xám đen, xám sáng. Chúng xuất lộ với diện tích nhỏ ở Long Thọ, Khe Đe, Thượng Quảng, còn ở vùng Phong Điền, Hương Trà thường bị các trầm tích trẻ che phủ. Chiều dày hệ tầng xấp xỉ 500m. Địa danh Phong Sơn được đặt tên cho hệ tầng vì ở đây đã vôi đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng và chứa tay cuộn san hô được xếp tuổi vào Đevon trung - Cacbon hạ.

+ Hệ tầng A Lin: Các đá tuổi Pecmi hệ tầng A Lin phân bố liên tục dọc theo đứt gãy Đakrong - A Lưới. Thành phần của hệ tầng là trầm tích phun trào gồm Andezit xen tuf màu xám lục, cuội sạn kết, bột kết tuf. Chiều dày hệ tầng 650-750m.

+ Hệ tầng A Ngo: Trầm tích tuổi Jura hạ, hệ tầng A Ngo (trước đây còn có tên gọi là Hữu Niên và Thọ Lâm) phân bố với diện tích nhỏ ở vùng A Lưới. Thành phần hệ tầng là cuội sạn kết, cát kết có màu tím gụ, nâu đỏ rất đặc trưng (phát hiện ở A Ngo). Chiều dày hệ tầng khoảng 1.000m.

 

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

 Bản in]
Các bài khác