• Dệt Zèng và mối “duyên” Festival Nghề truyền thống Huế
    Có thể nói, mặc dù đã được quan tâm bảo tồn từ trước đó, song chính Festival Nghề truyền thống Huế 2015 là thời điểm Dệt Zèng (A Lưới) được giới thiệu rộng rãi hơn đến với công chúng và du khách trong ngoài nước, để rồi từ đó chắp cánh cho Dệt Zèng bay xa, được vinh danh trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2 năm sau đó.

  • Làng nghề gốm Phước Tích
    Làng cổ Phước Tích, thôn Phước Phú thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Làng Kim hoàn Kế Môn
    Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km hướng Đông-Bắc là làng Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền.

  • Làng nghề thếp vàng, sơn mài Tiên Nộn
    Cùng với kiến trúc, điêu khắc, sơn mài có mặt khắp nơi: từ các đình chùa làng xã, đến đền đài lăng tẩm, cung điện của vua chúa đều được sơn thếp vàng son lộng lẫy. Các vật dụng từ trong dân dã cho đến các gia đình quyền quý, các nhà thờ họ như: Hoành phi, câu đối, đáp, hộp, kiệu võng, án thư, sạp tử đều được sơn mài tô điểm trang trọng.

  • Làng nghề Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên
    Mỹ Xuyên thuộc huyện Phong Ðiền, cách Huế khoảng 40km về phía Bắc. Vào giữa thế kỷ XIX, nơi đây đã tập trung những người thợ chạm tài hoa. Họ đã chạm trổ nhiều công trình nổi tiếng cho triều đình và nhân dân.

  • Làng nghề Hoa giấy Thanh Tiên
    Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, làng có vị trí khá đặc biệt, phía Bắc giáp thôn Mậu Tài, Nam giáp Thế Vinh, Đông giáp Vọng Trì, Đông Tây giáp sông Hương, cách trung tâm thành phố 10 km. Làng vốn có truyền thống làm nghề nông, tuy nhiên, vào tháng chạp, Thanh Tiên lại rộn rã với nghề làm hoa giấy. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi Nghề hoa giấy Thanh Tiên trong danh mục thống kê của các nghề thủ công từ thế kỷ XVI-XIX.

  • Liễn làng Chuồn
    Chuồn là tên nôm của làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, là làng nông nghiệp nhưng có nhiều người học cao đỗ đạt làm quan to trong triều. Tính hiếu học đã ảnh hưởng đến nghề làm liễn: Viết chữ đẹp, biết cái đẹp của nghệ thuật viết chữ, và phát huy một lối chơi sang treo liễn ngày Tết hay để tặng mừng nhau. Ở đây rất nhiều gia đình biết in liễn Tết, họ tập trung làm từ tháng mười đến giáp Tết, mỗi gia đình trong vụ liễn in từ vài trăm đến vài nghìn bộ. Cho đến nay, liễn Chuồn vẫn phát triển và cần khuyến khích.

  • Tranh làng Sình
    Làng Sình có tên chữ là Lại Ân thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, cách Huế khoảng 8km, ở về phía hạ lưu sông Hương. Người dân làng Sình sống cơ bản về nông nghiệp, nhưng do vị trí sát kề đế đô lại thuận tiện giao thông, có nhiều người buôn bán và làm thủ công, trong đó có nghề làm tranh thờ in ván khắc gỗ còn màu tô tay vì thế nghề in tranh làng Sình rất phát triển.

  • Làng nghề Đúc Đồng "Phường Đúc, Phường Thủy Xuân, thành phố Huế"
    Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam. Phường đúc ở Huế ra đời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc dưới thời Chúa Nguyễn. Vào thời Chúa Nguyễn, đã ra đời được một “Công tượng đúc đồng”, những người thợ đến từ nhiều nơi làm việc trong những Công tượng của Chúa ở Trường Đồng. Hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng nhất là Kinh Nhơn và Bổn Bộ.

  • Làng nghề Nón lá
    Nón là một vật dụng dùng để che nắng che mưa đặc trưng của người người Việt. Từ lâu hình ảnh chiếc nón lá đã gắn liền với hình ảnh người Việt Nam, nó tuy không nằm trong những biểu tượng quốc gia nhưng chỉ cần nhìn thấy chiếc nón thì ngay lập tức người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh đất nước Việt Nam.


    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối