• Đường phố ở thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang Huyện Phú Vang: vùng đất đồng bằng ven biển giàu tiềm năng và lợi thế
    Phú Vang là huyện vùng đồng bằng ven biển, đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ ngày 1/7/2021, Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBTV Quốc Hội có hiệu lực, các xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh và thị trấn Thuận An được nhập vào thành phố Huế thì huyện Phú Vang có 235,39 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 137.962 người; có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn (Phú Đa). Huyện Phú Vang giáp huyện Phú Lộc, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế và Biển Đông.

  • Bờ Nam thành phố Huế nhìn từ trên cao Huế - Cố đô của Việt Nam, một trong những đô thị trung tâm quốc gia
    Từ ngày 01/7/2021, Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức có hiệu lực. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, thành phố Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên với quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 07 xã.

  • Diện mạo trung tâm thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền Phong Điền: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh  
    Phong Điền là huyện ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 30km, dân số hơn 93.624 người, diện tích đất tự nhiên trên 948,23km2. Về tổ chức hành chính, huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã (15 xã và 01 thị trấn), có 136 thôn, bản, tổ dân phố (trong đó có 02 bản dân tộc thiểu số). Thị trấn Phong Điền là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, được định hướng là đô thị trung tâm cửa ngõ phía Bắc, phát triển đô thị sinh thái về phía Tây Quốc lộ 1A, gắn với vùng bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

  • Phát triển A Lưới là vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh  

  • Thị xã Hương Trà nhìn từ trên cao Thị xã Hương Trà: Địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế
    Nằm ở vị trí trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Thị xã Hương Trà có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá. Thị xã Hương Trà được thành lập ngày 15 tháng 11 năm 2011 theo Nghị quyết số 99 của Chính phủ, hiện Hương Trà có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 07 phường và 08 xã; với diện tích tự nhiên là 517,1 ha và 117.308 nhân khẩu (theo niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2018). Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thị xã Hương Trà có 392,32 km2 diện tích ...

  • Phát triển Phú Lộc thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Tỉnh

  • Đường từ Quốc lộ 1A về thị trấn Sịa Quảng Điền: Khai thác lợi thế của vùng đầm phá rộng lớn ven đô để phát triển kinh tế
    Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển, đầm phá, nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 15 km (phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phong Điền; phía Đông và Nam giáp thị xã Hương Trà); có diện tích là 163,05 km2, dân số 77.218 người, mật độ dân số 474 người/km2 (theo niên giám thống kê năm 2019), được chia thành 11 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Sịa và các xã: Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú. Thị trấn Sịa là trung tâm huyện lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

  • Một góc thị trấn Khe Tre - huyện Nam Đông nhìn từ trên cao Nam Đông: huyện Anh hùng trong thời kỳ đổi mới  
    Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía Tây Nam, được tái lập vào tháng 10 năm 1990 với tổng diện tự nhiên 647,78 km2, chiếm 12,87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa hình rừng núi có nhiều hang động, bị chia cắt bởi hệ thống núi non và khe suối, do vậy vùng miền núi Nam Đông có một vị trí chiến lược rất quan trọng, nơi đây là căn cứ địa cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

  • Một góc thị xã Hương Thủy Thị xã Hương Thủy - cửa ngõ phía Nam của thành phố Huế đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ  
    Thị xã Hương Thủy có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển đô thị và giao thương kinh tế. Phía Đông giáp huyện Phú Lộc, Phú Vang, phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Trà, phía Bắc giáp huyện Phú Vang, thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Nam Đông và Phú Lộc.