Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021
  

(Theo Báo cáo số 272/BC-UBND ngày 30/7/2021 của UBND tỉnh)

A. TÌNH HÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG NĂM 2021

1. Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực hiện Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 13/7/2021 của Chính phủ về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo trình tự, thủ tục rút gọn trình Chính phủ cho ý kiến và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV theo quy trình  một kỳ họp.

Liên quan về bổ sung các tiêu chí về phân loại đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính; thí điểm áp dụng mô hình đô thị đặc thù xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, thực hiện Thông báo số 2788/VPCP-QHĐP ngày 27/4/2021 của Văn phòng Chính phủ; UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ tham gia các kiến nghị sửa đổi các Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 26/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đảm bảo phù hợp.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021), tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt[1] nhằm sớm ổn định tổ chức và vận hành hiệu quả hoạt động bộ máy của các cơ quan đơn vị, đảm bảo duy trì các hoạt động hành chính tại các địa phương, ổn định đời sống nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

2. Tình hình đầu tư và xây dựng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 7 tháng năm 2021 ước đạt 14.628 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ.

* Phân theo cấp quản lý: vốn do Trung ương quản lý 4.209 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ; vốn do địa phương quản lý 10.419 tỷ đồng, tăng 4,6%.

* Phân theo nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước đạt 3.185 tỷ đồng, giảm 9,2% so với cùng kỳ; vốn tín dụng đạt 5.559 tỷ đồng, tăng 3,8%; vốn đầu tư của doanh nghiệp 2.240 tỷ đồng, tăng 33,3%; vốn đầu tư của dân 1.920 tỷ đồng, tăng 26,3%; vốn viện trợ nước ngoài 354 tỷ đồng, giảm 62,2%; vốn đầu tư nước ngoài 1.370 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần.

Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào các dự án chuyển tiếp, trong đó vốn NSNN tiếp tục đầu tư vào những dự án trọng điểm quốc gia như: Trung tâm Sản phụ khoa Bệnh viện TW Huế; Khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới; Trung tâm phục hồi chức năng đoàn 41 Huế; Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân; Bể bơi Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh; Học viện Âm Nhạc Huế; Nhà hát Sông Hương;….Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án trọng điểm quốc gia BT và BOT: Dự án La Sơn - Túy Loan[2]; Hầm Hải Vân giai đoạn II[3].

Tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch đầu tư công 7 tháng năm 2021 ước đạt 33% kế hoạch.; trong đó: Vốn do ngân sách tỉnh quản lý ước đạt 27% (vốn địa phương 35%; vốn trung ương 22%; Vốn ODA 11%); vốn do cấp huyện, xã 50%.

Nguồn vốn doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào các dự án gấp rút hoàn thiện để đưa vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách tỉnh như Dự án xây dựng nhà máy chế biến cát, bột thạch anh ít sắt chất lượng cao (Hue Premium Silica), Nhà máy thủy điện Thượng Nhật,.... Bên cạnh đó, một số dự án thuộc lĩnh vực dệt may, khai thác khoáng sản, các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp thực hiện đúng tiến độ[4].

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện các dự án chuyển tiếp: Dự án Laguna giai đoạn 2; Dự án Khu nghỉ dưỡng của Công ty Minh Viễn; Hạ tầng khu công nghiệp Tứ Hạ của Công ty cổ phần Hello quốc tế Việt Nam; dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam; Nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn; Nhà máy của Công ty Kanglongda;…

3. Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình phát triển doanh nghiệp 07 tháng tiếp tục giảm cả về số lượng và tổng vốn đăng ký. Cụ thể, có 374 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 3.112 tỷ đồng, giảm 13,4% về số lượng và giảm 41,3% về vốn so với cùng kỳ; Số doanh nghiệp hoạt động trở lại 254 doanh nghiệp, trong khi số doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động là 360 doanh nghiệp; giải thể 66 doanh nghiệp, tăng 20% (tính đến ngày 22/7/2021).

Trong 7 tháng năm 2021, tỉnh đã cấp phép cho 23 dự án với tổng vốn đầu tư 13.051,85 tỷ đồng (trong đó Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh có 06 dự án với vốn đăng ký 3.238,6 tỷ đồng) và cấp điều chỉnh 12 dự án, trong đó tăng vốn đầu tư 04 dự án, có vốn đầu tư tăng thêm 293,6 tỷ đồng. Ngoài ra, một số nhà đầu tư lớn khác đang nghiên cứu đầu tư vào địa bàn tỉnh trong lĩnh vực đô thị, du lịch, thương mại như Công ty CP Hàng hải Vsico, Công ty CP Vicofrit, Công ty CP ICID Chân Mây (thuộc Tổng Công ty Xây dựng đường thủy), Công ty CP Đầu tư Hạ tầng KCN Bảo Minh, Công ty CP quản lý bất động sản CONASI, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Cotana Capital,….

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Lĩnh vực dịch vụ

Hoạt động du lịch: Trong tháng 7, lượng khách du lịch ước đạt 24,6 nghìn lượt khách, tăng 0,6% so với tháng trước, giảm 87,4% so với cùng kỳ (do dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát- đợt thứ 4); trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,5 nghìn lượt, tăng 1,8% so với tháng trước, giảm 77,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch trong tháng ước đạt 35,3 tỷ đồng, giảm 56,5% so với tháng trước, giảm 93,2% so với cùng kỳ.

Lũy kế từ đầu năm, lượng khách du lịch ước đạt 602,9 nghìn lượt khách, giảm 42,2% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 16,3 nghìn lượt, giảm 95,8%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 1.062,3 tỷ đồng, giảm 60,8%.

Hoạt động thương mại, giá cả: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội trong tháng 7 ước đạt 3.378,9 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.071,1 tỷ đồng, chiếm 90,9%, tăng 0,8% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 ước tăng 0,15% so với tháng trước.

Lũy kế 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 24.294,59 tỷ đồng, tăng 8,1%  so với cùng kỳ, đạt khoảng 59,3% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 21.355,5 tỷ đồng, chiếm 87,9% tổng số, tăng 10,2%. 

Hoạt động xuất nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hóa trong tháng 7 ước đạt 95,4 triệu USD, giảm 5,1% so với tháng trước.

Lũy kế kim ngạch xuất khẩu 7 tháng ước đạt 613,5 triệu USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ và đạt 66,7% kế hoạch năm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: nhóm hàng nông, thuỷ sản ước đạt 52,1 triệu USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 142,9 triệu USD, tăng 50,6%; hàng may mặc ước đạt 264,9 triệu USD, tăng 11,1%; gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 52,8 triệu USD, tăng 41,2%.

Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hóa tháng 7 ước đạt 56,6 triệu USD, giảm 11,1% so với tháng trước.

Lũy kế KNNK 7 tháng ước đạt 403,3 triệu USD, tăng 34,1% so cùng kỳ và đạt 70,1% kế hoạch năm, chủ yếu các mặt hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu gồm: nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 255,6 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng ước đạt 17,3 triệu USD tăng 77,5%; linh kiện, phụ tùng ô tô ước đạt 2,7 triệu USD, tăng 16,6%; nhóm hàng hóa khác như thạch cao, thép, hóa chất, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu sản xuất bia,...ước đạt 126,8 triệu USD, tăng 93,2%.

Hoạt động ngân hàng: Ước đến cuối tháng 7, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đạt 55.300 tỷ đồng, tăng 3,8% so với đầu năm; dư nợ tín dụng tại các TCTD đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 8,9%; Nợ xấu nội bảng trên địa bàn ở mức 395 tỷ đồng[5], tỷ lệ nợ xấu là 0,7%.

Hoạt động vận tải: Trong tháng 7, vận tải hành khách ước đạt 1.049,6 nghìn hành khách, giảm 14,9% so với tháng trước và giảm 30% so với cùng kỳ; hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.302,2 nghìn tấn, tăng 1,7% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải, bốc xếp ước đạt 252,7 tỷ đồng, giảm 0,4% so với tháng trước và giảm 8,3% so với cùng kỳ[6].

Lũy kế 7 tháng, vận tải hành khách ước đạt 10.229,4 nghìn lượt khách, tăng 0,9% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 8.771,3 nghìn tấn, tăng 13,1%. Doanh thu vận tải, bốc xếp ước đạt 1.824,6 tỷ đồng, tăng 9,8%[7].

b) Lĩnh vực công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 ước tăng 5,87% so với cùng kỳ[8]. Tính chung 7 tháng, chỉ số IIP tăng 5,67% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng ước tăng 1,84%; Công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 5,69%; Sản xuất và phân phối điện, nước đá ước tăng 7,23%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 3,24%.

Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng: bia 153,9 triệu lít, tăng 8,9% so với cùng kỳ (trong đó bia chai 68,17 triệu lít, tăng 21,9%, bia lon 85,77 triệu lít, tăng 0,4%); sợi các loại 50,7 nghìn tấn, tăng 11,9%; quần áo lót 226,6 triệu cái, tăng 33,64%; vỏ bào, dăm gỗ 383,4 nghìn tấn, tăng 11,8%; xi măng 1.326,1 nghìn tấn, tăng 5,64%; tôm đông lạnh 3.368 tấn, tăng 3,5%; điện sản xuất 461,9 triệu KWh, tăng 12%; điện thương phẩm 1.061,7 triệu KWh, tăng 0,52%;….

Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng giảm: đá vôi và các loại đá có chứa canxi 861 nghìn m3, giảm 3,2%; Clanhke xi măng 1.393,1 nghìn tấn, giảm 7,6%;....

c) Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

Trồng trọt: Diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu theo kế hoạch khoảng 25.669 ha, đã gieo cấy khoảng 25.463 ha (206 ha chưa gieo cấy do thiếu nước); hiện lúa trổ khoảng 7.750 ha, sinh trưởng và phát triển tốt.

Đang triển khai gieo trồng các loại cây hàng năm khác: Sắn 304 ha (đạt 100% KH); Lạc 295 ha (đạt 100% KH); Ngô 570 ha (đạt 100% KH); Rau các loại 1.328 ha; Đậu các loại 769ha; Sen 544 ha.

Chăn nuôi: Tổng đàn lợn ước đạt 137.388 con, tăng 24,6% so cùng kỳ; đàn trâu 16.212 con, giảm 1,2%; đàn bò 29.622 con, giảm 1% do vẫn còn ảnh hưởng của bệnh Viêm da nổi cục[9]. Đàn gia cầm đạt 4.385 nghìn con, tăng 13,4%, trong đó đàn gà 3.428 nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 16.196 tấn, tăng 35,6%; sản lượng trứng gia cầm đạt 14,2 triệu quả, tăng 0,2%. Các loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, Tai xanh lợn, lỡ mồm long móng không xảy ra.

Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 4.340 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ[10]. Sản xuất giống ước đạt 152,8 triệu con tôm, cua cá các loại, tăng 2,9%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 37.500 tấn tăng 4% (sản lượng tháng 7 đạt 7.559 tấn); trong đó, sản lượng khai thác đạt 27.020 tấn, tăng 3,6%; nuôi trồng đạt 10.480 tấn, tăng 4,8%.

Lâm nghiệp: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng 2.454,5 ha rừng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là trồng rừng sản xuất sau khai thác; chăm sóc rừng được 14.270 ha, khoán quản lý bảo vệ rừng khoảng 163.515 ha. Sản lượng khai thác gỗ trong tháng 7/2021 77.352 m3; tăng 11,4% so với cùng kỳ. Đến nay, toàn tỉnh đã có 7.768,3 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC[11]; đang tiếp tục vận động các hộ trồng rừng đăng ký tham gia FSC và hoàn thiện hồ sơ[12], chuẩn bị cho đánh giá chính thức của FOSDA.

Do thời tiết nắng nóng gay gắt, gió Tây Nam hanh khô hoạt động liên tục trong tháng 7 đã dẫn đến 10 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy 22,738ha; diện tích thiệt hại ước tính 60% diện tích cháy, khoảng 13,64 ha. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã kịp thời phát hiện và xử lý 15 vụ phá rừng với tổng diện tích 2,345 ha (giảm 74 vụ, 12,829 ha so với cùng kỳ)[13].

5. Thu chi ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách nhà nước 7 tháng ước đạt 6.025 tỷ đồng, bằng 99,3% dự toán, tăng 50% so với cùng kỳ; trong đó: thu nội địa 5.599,3 tỷ đồng, bằng 100% dự toán, tăng 47,2%[14]; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 310,7 tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, tăng 51,5%; thu viện trợ, huy động đóng góp 115,1 tỷ đồng, vượt gần 9 lần so với dự toán, tăng hơn 15 lần so với cùng kỳ.

Chi ngân sách nhà nước ước đạt 4.945,8 tỷ đồng, bằng 46,3% dự toán, trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.249,1 tỷ đồng, bằng 34,6% dự toán, chi thường xuyên 3.602,2 tỷ đồng, bằng 53,8% dự toán.

6. Văn hóa - xã hội

Về văn hóa - thể thao: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã tiếp tục thực hiện các biện pháp trong phòng chống lây lan của dịch bệnh tại các cơ quan, các điểm di tích, bảo tàng, các đơn vị thể thao; hạn chế mức tối đa việc tập trung nhiều người, thực hiện thông điệp “5K” trong tổ chức phòng chống dịch. Từ ngày 11/5/2021, tỉnh đã thông báo tạm dừng hoạt động đón khách tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Nghị quyết về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được thông qua. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch nhằm xây dựng và phát huy thế mạnh văn hóa của tỉnh[15].

Lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích Đình làng Bao Vinh, thị xã Hương Trà. Xây dựng hồ sơ đưa Nghề may đo áo dài truyền thống Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; kế hoạch tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phê duyệt và thực hiện Đề án “Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch”. Triển khai lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Chuẩn bị công tác đầu tư 13 dự án tu bổ các di tích[16]; tiếp tục thi công 09 dự án đã khởi công.

Đã tham gia các giải thể thao khu vực và quốc gia, đạt 63 huy chương các loại (19 HCV, 18 HCB, 26 HCĐ). Có 06 vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho Seagames 31.

Về giáo dục và đào tạo:

Đã kịp thời thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong phòng chống dịch Covid – 19; đến nay, đã hoàn thành chương trình và kết thúc năm học 2020 – 2021 đúng theo kế hoạch, đạt chất lượng, hiệu quả. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Thừa Thiên Huế: sau 02 ngày thi (7/7 và 8/7/2021) tại 38 điểm thi trên toàn tỉnh với sự tham dự của gần 13.400 thí sinh đã kết thúc thành công, đảm bảo các điều kiện an toàn về quy chế thi và phòng chống dịch; và ngày 26-7 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 1), với số học sinh đỗ tốt nghiệp là 12.431 học sinh/12.814 số học sinh đăng ký dự thi, đạt tỷ lệ: 97,01%. Đã xây dựng và triển khai nộp hồ sơ tuyển sinh vào các lớp đầu cấp bằng hình thức trực tuyến thống qua sổ học bạ điện tử và ứng dụng trên nền tảng Hue-S.

Tập trung xây dựng Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm lớn của cả nước về giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Hoàn thiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia. Triển khai Đề án thành lập Trung tâm Khởi nghiệp và Phát triển OCOP miền Trung trực thuộc Đại học Huế trên cơ sở Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo trực thuộc Đại học Huế; Đề án thành lập Trường THPT Chuyên trực thuộc Trường Đại học Khoa học; Đề án thành lập Trường Mầm non thực hành chất lượng cao trực thuộc Trường Đại học Sư phạm.

Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến THPT và các cơ sở giáo dục khác cơ bản phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Toàn tỉnh hiện có 569 trường mầm non và phổ thông[17]. Bộ GD&ĐT đã kiểm tra và có Quyết định số 1625/QĐ-BGDĐT ngày 27/5/2021 về việc công nhận tỉnh Thừa Thiên Huế đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Về y tế: Hoàn thành dự thảo nghị quyết về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” thống nhất định hướng phát triển lĩnh vực y tế trong giai đoạn tới. Tiếp tục hoàn thiện dự án Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh và tiến hành các thủ tục để khởi công dự án Cải thiện dịch vụ Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế (vốn ODA Ý); tổ chức lập hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025[18]. Củng cố, hoàn chỉnh mạng lưới y tế cơ sở; 100% trạm y tế xã triển khai khám BHYT, nâng cao cả số lượng và chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các trạm y tế. Đã bổ sung trang thiết bị y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh. Thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hoá chất cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Điều động các trang thiết bị y tế giữa các đơn vị để sử dụng hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Triển khai thực hiện dự án đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho 11 bệnh viện và trung tâm y tế cấp huyện đạt tiêu chuẩn xả thải cột A[19].

Xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh lưu hành, mới nổi. Đến nay, ghi nhận 40 trường hợp mắc sốt xuất huyết, Tay chân miệng ghi nhận 34 trường hợp mắc, Viêm gan siêu trùng ghi nhận 32 trường hợp mắc; Tả, bạch hầu, cúm A (H5N1), thương hàn, viêm não virut không ghi nhận trường hợp mắc. Số lượt khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập thuộc Sở Y tế là 690.850 lượt, giảm 6% so với cùng kỳ. Số lượt điều trị nội trú 36.180 lượt tăng 6,4% so với cùng kỳ. Tổng lượt bệnh nhân điều trị nội trú: 34.407 lượt, tăng 1,78% so với cùng kỳ.

* Công tác phòng, chống dịch Covid-19

Đã triển khai tiếp nhận, phân phối, tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 từ Bộ Y tế hỗ trợ cho tỉnh theo quy trình. Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ cho tỉnh Thừa Thiên Huế 31.810 liều vắc xin phòng COVID-19. Đã tổ chức tiêm cho 35.537 đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ[20]. Thời gian đến, dự kiến tỉnh sẽ tiếp nhận thêm 42.750 liều vắc xin để tiếp tục tiêm bổ sung cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.

Triển khai quyết liệt, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn mới. Thực hiện việc giám sát chặt chẽ tình hình dịch, công tác thực hiện trong phòng, chống dịch dịch COVID-19 tại các đơn vị. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe về phòng chống dịch bệnh[21]. Tiếp tục tổ chức thường trực, báo cáo công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân theo phân tuyến. Thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định.

Chuyển trạng thái Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Phong - Da liễu ở phường Hương Sơ (TP Huế) thành bệnh viện dã chiến tiếp nhận điều trị các trường hợp Covid-19 không có triệu chứng, mức độ nhẹ, vừa với quy mô 100 giường bệnh[22]. Đã cử Đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế[23] (Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y - Dược Huế) hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Sẵn sàng các giải pháp đón công dân Thừa Thiên Huế trở về từ vùng dịch thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, đợt I - ngày 26/7/2021 đón 240 người; đợt II –từ ngày 27/7 đến 30/7/2021.

Về khoa học và công nghệ: Đã lập Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước giai đoạn 2021- 2030”; đề án đưa Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam. Tổ chức thành công Lễ công bố Đề án Tủ sách Huế và ra mắt ấn phẩm đầu tiên của Tủ sách Huế; Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2021[24]. Tỉnh đã công bố triển khai các nền tảng gồm: Hue-S; Học bạ điện tử; hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng du lịch thông minh; thanh toán không dùng tiền mặt. Viettel chính thức khai trương thử nghiệm dịch vụ 5G tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trở thành nhà mạng đầu tiên cung cấp 5G ở khu vực miền Trung.

Cơ bản hoàn thành xây dựng Đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế. Tổ chức triển khai một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh[25]; triển khai đề án Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế năm 2021; xây dựng Sàn giao dịch về công nghệ, Chương trình phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tỉnh. Khai trương Trung tâm điều hành đô thị thông minh, phòng họp thông minh tại UBND tỉnh. Tổ chức thành công Hội nghị "Triển khai và Phát động Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021”. Đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục 01 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia bắt đầu thực hiện từ năm 2021 và 04 dự án Nông thôn miền núi (NTMN) bắt đầu thực hiện từ năm 2022; đề xuất Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 01 nhiệm vụ trong khuôn khổ hợp tác. Đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về vận hành, quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa,...

Về lao động việc làm, an sinh xã hội: Từ đầu năm đến nay, đã giải quyết việc làm cho 8.732 lao động, đạt 54,6% kế hoạch. Riêng trong tháng 7 giải quyết việc làm cho 716 lao động. Các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, quan hệ lao động và quản lý lao động nước ngoài được thực hiện kịp thời[26]. Đã đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh năm 2021, xây dựng kế hoạch tổ chức tư vấn hướng nghiệp, thông tin tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh 6.199 lao động học nghề, đạt 41,33% kế hoạch[27]. Số học sinh đã tốt nghiệp 5.292, đạt 36,87% kế hoạch.

Tập trung triển khai Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện Chương trình trọng điểm phát triển nguồn nhân lực[28]. Xây dựng Đề án “Chương trình việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021- 2025” và Đề án “Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025”. Tăng cường các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.

7. Cải cách hành chính

Đã tiến hành rà soát lại bộ TTHC thuộc thẩm quyền; quy trình nội bộ, quy trình điện tử; đồng thời, thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thuộc thẩm quyền tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Tiến hành công bố Danh mục TTHC chuẩn hóa một số lĩnh vực theo thẩm quyền của đơn vị. Tập trung hoàn thiện, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số phục vụ người dân, doanh nghiệp; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; đảm bảo chỉ số xếp hạng Chính quyền điện tử luôn nằm ở nhóm đầu toàn quốc. Đã tích hợp thành công 397 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Các chỉ số cải cách hành chính có nhiều tiến bộ: Chỉ số Cải cách hành chính (PARINDEX 2020) tăng 10 bậc xếp vị thứ 3 (sau Quảng Ninh, Hải Phòng); PCI xếp vị thứ 17 (tăng 3 bậc so với năm 2019); PAPI nằm trong top 10 của cả nước; ứng dụng CNTT (ICT-index) năm 2020 giữ nguyên vị trí thứ 2 so với năm 2019; Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (năm thứ 2 liên tiếp) đạt giải thưởng Sao Khuê ở lĩnh vực “Các nền tảng chuyển đổi số”.

Triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thay đổi các thủ tục hành chính liên quan địa giới kể từ ngày 01/7/2021 – ngày Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế có hiệu lực.

8. Công tác đối ngoại, quốc phòng - an ninh

Công tác đối ngoại: Đã đón tiếp và làm việc với 65 đoàn khách quốc tế/223 lượt người đến thăm, làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư – thương mại, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. Công tác xuất, nhập cảnh được kiểm soát chặt chẽ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19, liên tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong công tác bảo hộ công dân, người nước ngoài cách ly phòng dịch trên địa bàn tỉnh, tạo được hình ảnh tốt đẹp của Chính quyền và nhân dân địa phương đối với bạn bè quốc tế [29].

Quốc phòng, an ninh: Tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ tại thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền. Đã xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn tuyệt đối công sở và an ninh trật tự tại các địa điểm công cộng, khu dân cư, các địa bàn trọng điểm. Tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng, chống cháy nổ; tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm. Trước diễn biến phức tạp của các ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh, các đơn vị địa phương đã tập trung truy vết nhanh, khoanh vùng các điểm dịch, giám sát công dân trở về địa phương, xử lý nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực.

An toàn giao thông: Trong tháng 7, trên địa bàn tỉnh xảy ra 16 vụ tai nạn và va chạm giao thông, giảm 11 vụ so với cùng kỳ; làm chết 11 người, giảm 05 người; bị thương 09 người, giảm 10 người. Từ đầu năm đến 14/7/2021, đã xảy ra 139 vụ tai nạn giao thông, giảm 24 vụ so với cùng kỳ; làm chết 88 người, tăng 06 người; bị thương 98 người, giảm 16 người. Lực lượng công an toàn tỉnh đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI

1. Tiếp tục tập trung ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống và ngăn chặn, kiểm soát tốt dịch Covid-19

Tiếp tục tập trung cao độ trong công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh Covid-19, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh. Triển khai thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc xin” trên toàn tỉnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt kiểm soát phương tiện ra vào tỉnh.

Tiếp tục triển khai tiêm phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên theo số lượng được Bộ Y tế phân bổ. Tập trung rà soát, chủ động mua sắm phục vụ phòng chống dịch theo phương châm bốn tại chỗ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch. Thực hiện tốt công tác cách ly, điều trị dịch bệnh COVID-19 và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cách ly an toàn khi đón công dân Thừa Thiên Huế trở về từ các vùng có dịch, nhất là tại các tỉnh phía Nam.

2. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đẩy nhanh tiến độ đảm bảo các cơ chế, chính sách được Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021).

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hoàn thiện bổ sung các tiêu chí về phân loại đô thị và tiêu chuẩn đơn vị hành chính; thí điểm mô hình đô thị đặc thù xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế để Thừa Thiên Huế; hoặc có thể xin được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương trước khi đạt được những tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy  định.

Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14, ngày 27/4/2021 của UBTVQH về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế.

Triển khai lập Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050, trong đó chú trọng tích hợp các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực vào trong quy hoạch tỉnh phù hợp với mô hình đô thị khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; triển khai lập song song Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế. Thực hiện Chương trình phát triển đô thị. Hoàn thiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

3. Tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

* Dự án sử dụng vốn ngân sách:

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các dự án được bố trí vốn năm 2021 theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh về thực hiện đầu tư công năm 2021; trong đó: đối với các dự án chuyển tiếp, đến 15/12/2021 phải giải ngân 100% kế hoạch; đối với các dự án khởi công mới, đến ngày 30/9/2021 phải giải ngân trên 60% kế hoạch, đến 31/12/2021 phải giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2021. Thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn đầu tư công cho công trình, dự án khác nếu chủ đầu tư không làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, không đảm bảo tiến độ giải ngân.

Tập trung nguồn lực tiếp tục triển khai các chương trình, dự án trọng điểm: Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (hợp phần tu tổ, tôn tạo và ĐB, GPMB và tái định cư); DA cải thiện môi trường nước thành phố Huế; Đường Chợ Mai – Tân Mỹ, Đường Phú Mỹ – Thuận An; Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển Hải Dương; Đường nối từ Quốc lộ 1A vào vườn Quốc gia Bạch Mã; Đường trục chính khu đô thị chân mây, Đường trục chính trong khu công nghiệp Phong Điền vào khu chức năng chế biến cát, Đường phía Đông đầm Lập An; Dự án "Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh), Cấp nước nông thôn giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thừa Thiên Huế; Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh;..... Tập trung khởi công mới các dự án: Đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ-Phú Đa); Đường nối khu phi thuế quan với khu Cảng Chân Mây;... Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để khởi công tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An. Triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương và đường Vành đai 3, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đê chắn sóng Cảng Chân Mây giai đoạn 2, Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Đại học Huế, .... để thực hiện các dự án đầu tư công cho giai đoạn 2021-2025.

* Dự án ngoài ngân sách:

Tiếp tục hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ khởi công, thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Gilimex hỗ trợ thực hiện công tác bồi thường, GPMB sớm khởi công xây dựng giai đoạn I dự án trước ngày 30/9/2021; Sân golf Thiên An, Khu du lịch sinh thái Biển Hải Dương (Eco Park), BRG; Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Bình, Kim Long motor, Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn,... Tiếp tục hỗ trợ các Nhà đầu tư có dự án khởi công vào năm 2021. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các dự án hoàn thành chính thức đi vào hoạt động trong năm: Dự án Nhà máy Kanglongda Huế, Nhà máy Nakamoto Việt Nam, Bến số 3-Cảng Chân Mây, Trung tâm Thương mại – Dịch vụ - Giải trí – Văn phòng và Khách sạn Nguyễn Kim, ... để tạo động lực tăng trưởng mới.

Đẩy nhanh tiến độ cấp quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư một số dự án: Khu nhà ở và thương mại, dịch vụ cao cấp tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu; Trung tâm thương mại dịch vụ Khu A - Khu đô thị mới An Vân Dương; Thành phố Giáo dục Quốc tế Huế tại Khu E – Khu đô thị mới An Vân Dương; Tổ hợp nhà ở, kinh doanh kết hợp trung tâm thương mại, du lịch dịch vụ và vui chơi giải trí tỉnh Thừa Thiên Huế (Chợ du lịch); Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đô thị biển Vinh Xuân; Bệnh viện Quốc tế Huế…

Tăng cường xúc tiến đầu tư theo Danh mục dự án vào địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp; đặc biệt các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, CCN như: dự án hạ tầng KCN và Khu phi thuế quan Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô; hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn 3 và 4; nhà máy xử lý nước thải tại khu Viglacera Phong Điền (phục vụ cho dự án Kanglongda),...

Triển khai Quyết định 35/2021/QĐ-UBND ngày 04/6/2021 về Quy định trình tự thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoàn thành quy định về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách khu đất thành dự án độc lập khi giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án có sử dụng đất.

4. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác

Tiếp tục giám sát tình hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh: bia, xi măng, dệt may, men frit, điện sản xuất, ...; quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn; các dự án trọng điểm vừa mới đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách tỉnh: Dự án xây dựng nhà máy chế biến cát, bột thạch anh ít sắt chất lượng cao (Hue Premium Silica), Nhà máy thủy điện Thượng Nhật,...Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nhất là đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất của ngành dệt may. Song song đó, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch covid-19 tại các nhà máy, cơ sở sản xuất; khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt, đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng các phương án sẵn sàng thực hiện “3 tại chỗ” - sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ hoặc đưa đón người lao động đi làm trong trường hợp giãn cách xã hội áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2021; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, làm tốt công tác cảnh báo và khắc phục có hiệu quả tình hình sinh vật gây hại trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Triển khai phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai. Tăng cường các biện pháp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đôn đốc các địa phương và các chủ thể kinh tế hoàn thành các dự án nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm OCOP năm 2021 và ưu tiên lồng ghép và bố trí nguồn lực triển khai các dự án đã đăng ký. Phấn đấu mỗi địa phương cấp huyện phát triển từ 2 - 3 sản phẩm OCOP mới; trong đó sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4-5 sao đạt tỷ lệ 30% số sản phẩm OCOP. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cuối năm 2021 toàn tỉnh có 69/97 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tương đương tỷ lệ 71,1%; có 8 xã nông thôn mới nâng cao, 2 - 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Hoàn thành Chương trình hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.

5. Tập trung các giải pháp phát triển du lịch

Chủ động rà soát, đánh giá, phân tích tình hình đại dịch Covid-19 tác động đến ngành du lịch để có các giải pháp phù hợp, kịp thời kích cầu, phục hồi phát triển thị trường du lịch nội địa. Hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt các dự án mới đi vào hoạt động: Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ An…; Phấn đấu đạt phương án thấp theo KH đầu năm: đón khoảng 1,8 - 2 triệu lượt khách (chủ yếu là khách nội địa); doanh thu du lịch khoảng 4.000 - 4.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Tiếp tục triển khai Đề án phục hồi phát triển du lịch sau dich Covid-19[30]; Hoàn thiện Đề án xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Đề án “Định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với suối, thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”[31]; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng, sản phẩm, dịch vụ chiến lược xây dựng thương hiệu Huế - Kinh đô ẩm thực, Huế - Kinh đô áo dài. Xây dựng các loại hình trải nghiệm của du lịch thông minh gắn với quản lý du lịch thông minh.

Triển khai nâng cấp, mở rộng và đấu nối nhanh các con đường tiếp cận các điểm du lịch[32]. Đốc thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ ở khu vực Thị trấn Lăng Cô, tạo điểm nhấn, sức lan tỏa để phát triển dịch vụ du lịch cho cả Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

6. Thực hiện điều hành thu chi ngân sách hiệu quả

Tiếp tục tăng cường quản lý thu, chi trong điều kiện khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phải đảm bảo thu ngân sách theo kế hoạch. Quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Tổ chức thực hiện hiệu quả Công văn số 6299/BTC-NSNN, ngày 11/6/2021 của Bộ Tài chính về việc tiết kiệm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 58/NQ-CP, ngày 08/6/2021 của Chính phủ, trong đó: Rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết; tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; giảm kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát, học tập ở trong nước và nước ngoài; đảm bảo ngân sách dự phòng cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và nhiệm vụ có tính cấp bách không thể trì hoãn phát sinh đột xuất. Xây dựng các phương án thu ngân sách trong những tháng còn lại của năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tăng thu ngân sách; trong đó quyết liệt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án khai thác quỹ đất; đẩy mạnh công tác chuyển đổi đất đai, bán đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết nhanh việc tiếp cận, sử dụng vốn, đất đai, thị trường nhằm phát triển sản xuất kinh doanh; tăng cường các giải pháp thu hút, giải ngân vốn đầu tư.

7. Về các lĩnh vực văn hóa - xã hội

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội. Xây dựng các thiết chế văn hóa trọng điểm[33]. Triển khai các đề án văn hóa[34]. Tập trung xây dựng và phát triển một số môn thể thao thành tích cao trọng điểm của tỉnh. Thực hiện tốt công tác đào tạo vận động viên; tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao 2021; chú trọng nâng cao thành tích thể thao Thừa Thiên Huế trên các đấu trường.

Chuẩn bị tốt các điều kiện cho nhiệm vụ năm học 2021 – 2022, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trọng tâm thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2020 - 2025. Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục, thực hiện tốt 4 dự án xây dựng “Hệ sinh thái giáo dục thông minh”, xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. Triển khai Đề án về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia.

Triển khai tiêm chủng phòng Covid-19 theo số lượng được phân bổ của Bộ Y tế. Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, vật tư y tế, hóa chất, trang thiết bị, thuốc men để đáp ứng kịp thời khi có dịch Covid-19 xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm Vận chuyển cấp cứu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và TTYT huyện Phú Vang. Khởi công dự án Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; đầu tư các phòng xét nghiệm PCR tại TTYT huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy. Phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện thủ tục kêu gọi đầu tư hạ tầng Khu Y tế công nghệ cao. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp” hướng đến sự hài lòng của bệnh nhân. Vừa tổ chức khám chữa bệnh vừa sẵn sàng chủ động ứng phó khi có ca bệnh xảy ra trong cộng đồng.

Hoàn thiện “Đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế”; Xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học, công nghệ lớn của cả nước. Triển khai Đề án Thu thập mẫu vật cho Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung và Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021,.... Phát huy vai trò chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; nâng cao chất lượng công tác dự báo và thông tin thị trường lao động. Khẩn trương thực hiện Kế hoạch[35] triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về việc một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về  việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đảm bảo đúng quy định, công khai, minh bạch….

Tiếp tục các chính sách về an sinh – xã hội, đặc biệt chăm lo đời sống việc làm, xã hội cho các công dân tỉnh trở về từ vùng dịch. Thực hiện các giải pháp giảm nghèo, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo còn 3,05% (giảm 0,4%).

8. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; đảm bảo quốc phòng, an ninh

Xây dựng, chính quyền điện tử gắn với xây dựng dịch vụ đô thị thông minh, hoàn thiện các quy trình vận hành Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh và các Trung tâm hành chính công cấp huyện. Các cơ quan, địa phương tăng cường họp trực tuyến; xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, gửi, nhận văn bản điện tử. Triển khai có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số tại một số ngành cụ thể: dịch vụ hành chính công, Y tế, Giáo dục, Du lịch, Giao thông và doanh nghiệp vừa và nhỏ; các nội dung đạt được sau Tuần Lễ Chuyển đổi số - Huế 2021.

Tiếp tục công tác cải cách hành chính, đổi mới phương thức chỉ đạo, nâng cao chất lượng điều hành bằng những việc làm cụ thể, có tính đột phá để đạt được hiệu quả thực chất hướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại và hiệu quả, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số theo phương châm “4 không” (Làm việc không giấy tờ; Hội họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không tiền mặt) và “một có” (Dữ liệu có chuyển đổi số); thực hiện thí điểm chứng thực điện tử tại cấp xã, phường. Nâng cao chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).

Tập trung nguồn lực nâng tỷ lệ thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 80%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến tích hợp chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đạt 100%; 100% giao dịch trển Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh được xác thực điện tử. Đẩy nhanh tiến độ triển khai sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chủ động nắm chắc tình hình và xử lý tốt các vụ việc về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, không để xảy ra tình huống phức tạp, không để bị động, bất ngờ. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các cấp sau bầu cử. Tiếp tục phát huy và nâng cao vai trò của công an xã chính quy.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại, tội phạm về môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, “tín dụng đen”. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí.



[1] cụ thể đã thành lập 03 Tổ công tác liên ngành liên quan đến tài chính ngân sách; mở rộng địa giới hành chính, bộ máy tổ chức các đơn vị hành chính; quy hoạch, xây dựng, giao thông, đầu tư.

[2] dự kiến đưa vào khai thác cuối quý II năm 2021

[3] đã đưa vào khai thác từ tháng 1 năm 2021

[4] Ngoài ra, một số dự án chậm tiến độ so với cam kết như tòa nhà của VNPT, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế, dự án Bến thuyền du lịch trên sông Hương, Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Hải Dương, Khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải mở rộng, Tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô của Bách Việt, Khu nghỉ dưỡng Mộc Lan - Lăng Cô.... do gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, năng lực đáp ứng của nhà đầu tư thị trường tiêu thụ do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19

[5] Trong 6 tháng đầu năm 2021, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện xử lý gần 350 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, trong đó: 60,1% nợ xấu được xử lý qua kênh sử dụng nguồn dự phòng rủi ro; 24,6% nợ xấu qua kênh khách hàng trả nợ; 13% qua kênh bán, phát mại tài sản đảm bảo, 1,3% thông qua kênh bán nợ qua VAMC, còn lại qua các kênh khác.

[6] Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách tháng 7 ước đạt 32,7 tỷ đồng, giảm 8,6% so với tháng trước, giảm 26% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa 207 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước, giảm 3,2% so với cùng kỳ; dịch vụ hỗ trợ vận tải 11,5 tỷ đồng, giảm 9,5% so với tháng trước, giảm 28,2% so với cùng kỳ; bưu chính, chuyển phát 1,5 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước, tăng 9,3% so với cùng kỳ.

[7] Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách 7 tháng ước đạt 304,3 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa 1.391,2 tỷ đồng, tăng 13,2%; DV hỗ trợ vận tải 119 tỷ đồng, giảm 1,2%; bưu chính, chuyển phát 10,1 tỷ đồng, tăng 4,1%.

[8] Mặc dù một số doanh nghiệp SX bị ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu thụ do ảnh hưởng dịch covid-19; tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, xuất khẩu đều có hợp đồng ổn định, đã ký với đối tác nước ngoài đến hết quý III, quý IV/2021 nên hoạt động phát triển sản xuất ổn định.

[9] tổng số bò mắc bệnh là 232 con, chết 12 con (ở huyện A Lưới), hiện chỉ còn 02 xã Hồng Bắc và Quảng Nhâm (A Lưới) chưa qua 21 ngày

[10] trong đó nuôi nước lợ 3.115 ha tăng 3,7%, nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 382 ha tăng 3,8%, nuôi nước ngọt 1.225 ha giảm 0,4%

[11] Trong đó đó rừng của Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong là 3.096,4 ha, của nhóm hộ là 4.671,9 ha.

[12] 06 tháng đầu năm, đã có thêm 214 hộ đăng ký tham gia chứng chỉ FSC với diện tích 1.362 ha;

[13]Trong đó: 04 vụ phá rừng trên địa bàn huyện A Lưới (0,67 ha, xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng),10 vụ phá rừng trên địa bàn huyện Nam Đông (1,282 ha, xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng) và 01 vụ phá rừng trái pháp luật về hành vi bóc vỏ, ken cây (6 cây thông) trên địa bàn thị xã Hương Thủy xử phạt hành chính 600.000 đồng .

[14] Trong thu nội địa: thu từ doanh nghiệp nhà nước do TW quản lý 100,3 tỷ đồng, bằng 70,6% dự toán, tăng 31,9%; thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý 101,6 tỷ đồng, bằng 58,7% dự toán, giảm 1,3%; thu từ doanh nghiệp có vốn nước ngoài 1.757,8 tỷ đồng, bằng 91,1% dự toán, tăng 60,7%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 755,9 tỷ đồng, bằng 82,2% dự toán, tăng 53%; thu tiền sử dụng đất 1.686,7 tỷ đồng, bằng 210,8% dự toán, tăng 57,6%.

[15] Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế năm 2021; Kế hoạch triển khai đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài chòi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2023; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”…

[16] Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế; Hạng mục: tu bổ, tôn tạo hệ thống HThành hào đoạn từ eo bầu Đông Thái Đài đến cống Thanh Long thuộc dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế; dự án bảo tồn tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương hoàng hậu Từ Dũ; dự án chiếu sáng mỹ thuật di tích Ngọ môn (tầng 1, tầng 2 và sữa chữa, thay thế tầng 3); dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thái Miếu (giai đoạn 1); dự án tu bổ, phục hồi lăng mộ các chúa Nguyễn và tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan khu vực lăng vua Gia Long; dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Hải Vân Quan; dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa; dự án chiếu sáng mỹ thuật xung quanh Hoàng thành; dự án hệ thống cấp nước các hồ khu vực Hoàng thành; dự án bảo tồn phục hồi thích nghi 02 nhà Cửu vị thần công; dự án bảo tồn, tu bổ di tích đàn Nam Giao (giai đoạn 1); dự án bảo tồn, phục hi thích nghi di tích Cửu tư đài - Cung An Định

[17] T trường mầm non: 204; trường Tiểu học:195; trường THCS:112; trường TH&THCS:20; trường THPT:36; trường THCS&THPT:01; trường TH, THCS và THPT: 01)

[18] cụ thể các dự án: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC); Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc-Mỹ phẩm-Thực phẩm; Viện Thái y Huế (trên cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền); Bệnh viện Mắt Huế; Trung tâm y tế thành phố Huế; Xây dựng 2 phòng xét nghiệm PCR; Hạ tầng Khu y tế công nghệ cao.

[19] Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2010/BTNMT với tổng mức đầu tư khoảng 110 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp y tế.

[20] trong đó:

+ Đợt 1: phân bổ 7.900 liều, đã tổ chức tiêm cho 8.925 trường hợp (hiệu suất tiêm chủng: 113%).

+ Đợt 2: phân bổ 23.910 liều, đã tổ chức tiêm cho 26.889 trường hợp.

[21] Huy động, bổ sung lực lượng ngành y tế trong việc truy vết, tầm soát, xét nghiệm, truyền thông thông điệp 5K thông qua cấp phát tờ rơi, áp phích, clip tuyên truyền trên các màn hình điện tử của đơn vị; bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, các sự kiện có tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng

[22] Quyết định số 108/QĐ-BCĐ ngày 16/7/2021 của BCĐ phòng, chông dịch COVID-19 tỉnh; Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh về việc thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 tại Hương Sơ

[23] Quyết định số 1702/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 về việc thành lập Đoàn cán bộ ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch COVID-19

[24] Với nhiều hoạt động chuyển đổi số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, doanh nghiệp, thương mại dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao

[25] Trong kỳ, đã tiếp nhận được 24 hồ sơ đề nghị hỗ trợ, 16 hồ sơ đã xét duyệt hỗ trợ, còn 8 hồ sơ đang thẩm định để hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh

[26] Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN: 2.612 người (giảm 45%KH); Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: 2.232  người(giảm 32%KH); Số người được hỗ trợ học nghề: 163 người (tăng 155%KH); Số tiền chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề: 35,6 tỷ đồng.

[27] trong đó có 800 sinh viên cao đẳng, học sinh trung cấp nghề và 5.399 học viên ngắn hạn và sơ cấp.

[28] Kế hoạch 03/KH-UBND ngày 05/01/2021 của UBND tỉnh

[29] phối hợp với Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài trong công tác bảo hộ công dân, theo dõi các trường hợp cách ly y tế tập trung đối với người nước ngoài đi từ vùng dịch đến/về tỉnh. Phối hợp Công an tỉnh gia hạn tạm trú cho 02 đoàn/02 lượt người; cấp phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới cho 03 đoàn/19 lượt người.

[30] Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 20/5/2020 của UBND tỉnh

[31] hoàn thiện các điểm đến về dịch vụ, sản phẩm vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm gắn với trung tâm thành phố Huế và phụ cận, khu vực biển, đầm phá, sông, suối thác phục vụ phân khúc thị trường khách nội địa đi theo nhóm nhỏ, gia đình, ngắn ngày (micro-tourism).

[32] như đoạn Phú Mỹ - Thuận An (đường Tự Đức – Thuận An); dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài

[33] Hoàn thành các dự án trùng tu như: Địa đạo Khu ủy Trị Thiên, Dự án chỉnh trang, cải tạo Sân vận động Tự Do, Dự án chỉnh trang, sửa chữa Nhà thi đấu Thừa Thiên Huế; Bảo tồn và phát huy giá trị khu chứng tích Lao Thừa Phủ và một số di tích trên địa bàn tỉnh ngoài di tích Cố đô Huế.

[34] Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch triển khai Nghị quyết về hỗ trợ đầu tư tu bổ, tôn tạo, bảo quản các di tích nằm noài Quần thể di tích Cố đô Huế trên địa bàn tỉnh đến năm 2030; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Đề án phát triển Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Không gian văn hóa nghệ thuật trung tâm thành phố Huế; Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2023; Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017 - 2022; …

[35] Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh

thuathienhue.gov.vn
 Bản in]