Từ năm 1945 đến năm 1975
  

- Từ ngày 17 đến ngày 24-9-1945: Nhân dân Thừa Thiên Huế hăng hái tham gia "Tuần lễ vàng", riêng thành phố Huế góp được 945 lượng vàng để củng cố nền độc lập tự do của đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn sau Cách mạng Tháng Tám 1945, do giặc ngoại xăm và nội phản gây ra.

- Tháng 9-1945: năm nghìn quân của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa) đến Huế để giải giáp vũ khí của quân Nhật, gây ra những khó khăn lớn. Trong tháng này, tỉnh đưa một đại đội vào Nam chiến đấu, hưởng ứng phong trào Nam tiến. Ngày 27-10-2945, đại đội đã anh dũng đánh địch tại đèo Phượng Hoàng, trên đường 21 từ Tây Nguyên về Ninh Hòa.

- Tháng 12-1945: Sở Trinh sát Trung Bộ quyết định thành lập Ty Trinh sát Thừa Thiên do Trịnh Xuân An làm Trưởng ty. Sau đó, thực hiện Nghị định số 121/NĐ ngày 18-4-1946, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ty Trinh sát Thừa Thiên đổi thành Ty Công an Thừa Thiên.

- Ngày 6-1-1946: cử tri của 6 huyện và thành phố Huế sôi nổi tham gia bầu cử Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tỉnh Thừa Thiên có các ông Đoàn Trọng Tuyến, Hoàng Anh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Kinh Chi, Thích Mật Thể trúng cử đại biểu quốc hội.

- Tháng 3-1946: Thực hiện Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), 850 lính Pháp kéo đến Huế, hàng ngày chúng gây ra những vụ quấy rối, khiêu khích và phá hoại cuộc sống mới của nhân dân ta dưới chế độ mới.

- Tháng 4-1946: giải phóng quân Thuận Hóa phát triển thành trung đoàn, lấy tên là Trung đoàn Trần Cao Vân. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của tỉnh.

- Ngày 20-12-1946: Từ 2 giỡ rưỡi sáng, cuộc chiến đấu của quân và dân Thừa Thiên Huế bắt đầu, cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Nhiều vị trí của địch ở bờ Nam sông Hương bị tấn công và tiêu diệt.

- Tháng 1-1947: ngày 2-1, bộ đội tiêu diệt vị trí địch tại nhà Marboeuf và đánh bật địch ra khỏi Trường Pellerin. Từ ngày 3-1, thực hiện trận "rơm ớt" đánh địch tại Morin.

- Ngày 6-2-1947: Viện binh Pháp vào đến Huế, liên lạc được với số lính đang bị bao vây. Các đơn vị bộ đội lần lượt rút qua bờ Bắc sông Hương. Đến ngày 13-2-1947, quân Pháp chiếm được Mỹ Chánh.

- Ngày 12-3-1947: Thường vụ Tỉnh ủy họp phiên đầu tiên sau ngày mặt trận vỡ, quyết định một số công việc trước mắt để duy trì kháng chiến.

- Ngày 17-3-1947: Gương chiến đấu hy sinh của Chính trị viên Đội Công an danh dự Tôn Thất Cảnh. Ngày 3-8-1995, Chủ tịch nước ra Quyết định số 499/KT-CTN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Tôn Thất Cảnh.

- Từ ngày 25 đến ngày 27-3-1947: Hội nghị Cán bộ Đảng toàn tỉnh tại làng Nam Dương (Quảng Điền), chủ trương tiếp tục tiếng súng kháng chiến, tiến hành trừ gian diệt tề và phá chính sách bình dịch của giặc.

- Tháng 3-1947: Chiến thắng Hộ Thành (Thành Nội) 24-3 và Đất Đỏ 29-3- những trận thắng đầu tiên của quân và dân vùng tạm bị chiếm Thừa Thiên Huế. Cuối tháng 3-1947, bắt đầu xây dựng khu vực Hòa Mỹ (Phong Điền) thành căn cứ kháng chiến của tỉnh.

- Ngày 15-4-1947: Hội đồng Chấp hành lâm thời Trung Kỳ đặt tại Huế được Pháp dựng lên và ra bản tuyên ngôn, do Trần Văn Lý làm Hội trưởng. ngày 17-6, Hội đồng này ra nghị định thành lập "Huấn luyện binh sĩ cuộc" ở Huế, làm nơi đào tạo hạ sĩ quan và huấn luyện binh lính tay sai.

- Ngày 15-6-1947: Trận "ôm hè" - một cách đánh du kích độc đáo nhằm lấy súng địch của một tổ dân quân ở Thanh Lam (Hương Thủy).

- Từ ngày 7-3 đến 23-3-1948: Bộ đội Trung đoàn 101 làm thất bại trận càn quét của 5 tiểu đoàn địch lên chiến khu Hòa Mỹ.

- Ngày 29-4-1948: Bộ trưởng Bộ Nội vụ gửi Công văn số 258/PC cho Tổng Giám đốc Việt Nam Công an khen các em Phạm Lai, Phan Nhất Thanh và Nguyễn Văn Truyền. Công văn nói rõ: "Ba em này tuy tuổi còn nhỏ, đã có gan mạo hiển, lấy được một số võ khí và quân dụng của địch trong sào huyện của địch ở Thuận Hóa và đã nêu cao tinh thần thiếu niên anh dũng, để làm gương cho các anh em thanh niên khác".

- Tháng 5-1948: Tỉnh quyết định dời chiến khi từ Hòa Mỹ vào Dương Hòa (Hương Thủy).

- Ngày 12-1-1949: Tiểu đoàn 319 thuộc Trung đoàn 101 làm nên chiến thắng Hói Mít lẫy lừng, loại khỏi vòng chiến đấu 345 tên địch và thu nhiều súng đạn.

- Từ ngày 25-2 đến ngày 14-3-1949: Làm thất bại trận càn quét của 2.000 quân địch có máy bay yểm hộ lên chiến khu Dương Hòa.

- Từ ngày 12-7 đến ngày 14-7-1949: Quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại đến Huế.

- Ngày 22-10-1949: Chính quyền thực dân Pháp tổ chức Lễ khánh thành sân bay Phú Bài.

- Ngày 27-1-1950: Chiến thắng Phò Trạch - Lương Mai (Phong Điền). "Trận Phò Trạch - Lương Mai có thể coi là một trận vận động kiểu mẫu trong toàn quốc suốt quá trình phát triển vận động chiến của quân ta ở đồng bằng" (nhận xét của Ban Chấp hành Trung ương Đảng).

- Từ ngày 11-3 đến ngày 13-3-1951: Trận vận động đánh càn Thanh Hương - Mỹ Xuyên của quân và dân Trị Thiên thắng lợi vang dội. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi. Ngày 12-3, trở thành ngày truyền thống của Sư đoàn 325 bộ binh.

- Ngày 6-5-1951: 56 đại biểu Phật giáo cả nước họp Hội nghị tại chùa Từ Đàm, đồng thanh quyết nghị thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam, bầu ra Ban Quản trị và suy tôn Hòa thượng Thích Tinh Khiết làm Hội chủ.

- Ngày 26-7-1951: Quân và dân Thừa Thiên Huế lập nên chiến công mới với trận Thanh Lam Bồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa gởi thư khen ngợi.

- Từ ngày 19-6 đến ngày 21-6-1952: Trung đoàn 101 làm thất bại cuộc hành quân càn quét của 2 tiểu đoàn địch lên chiến khu Dương Hòa.

- Từ ngày 28-7 đến ngày 5-8-1953: Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp Henri navarre huy động một lực lượng khổng lồ mở cuộc hành quân Camargue tại khu vực Phong - Quảng - Triệu - Hải (Bắc Thừa Thiên và Nam Quảng Trị). Bộ đội hai tỉnh anh dũng chống trả, tiêu diệt hơn 400 tên địch, nhưng đã bị tiêu hao lớn.

- Tháng 9-1953: cuộc khánh chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế gặp khó khăn do trận lụt lớn từ ngày 22-9-1953. Cả tỉnh có 335 người chết, 6.192 ngôi nhà bị đổ.

- Đầu năm 1954: Bộ đội địa phương của tỉnh tiêu diệt nhiều đồn bốt của địch (Niêm phò 7-2, Phú Bài 4-3, Kim Long 10-3, An Hòa 30-3, Nam Phổ Hạ 1-4-1954).

- Ngày 17-6-1954: tại thành phố Huế, hơn 2 vạn đồng bào, học sinh, tiểu thương và cả lính ngụy tổ chức biểu tình, ủng hộ lập trường của chính phủ ta tại Hội nghị Genève.

Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hai người con ưu tú của Thừa Thiên Huế được tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Nguyễn Riêng, quê quán Dương Nỗ, Phú Dương, Phú Vang, quyết định số 118/LCT ngày 7-5-1956, và Tôn Thất Cảnh, quyết định số 499/KT-CTN, ngày 3-8-1995  (trang 526)

- Ngày 24-8-1954: tỉnh ủy Thừa Thiên tổ chức Hội nghị Cán bộ toàn tỉnh tại chiến khi Hòa Mỹ, quyết định phương hướng, hình thức và phương pháp đấu tranh phù hợp với tình hình của một vùng đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn.

- Từ tháng 10-1954 đến tháng 8-1955: hàng trăm đoàn người từ thành phố đến các huyện kéo đến tòa tỉnh trưởng và tòa đại diện chính quyền Sài Gòn đưa đơn kêu cứu đòi đắp đập Thuận An ngăn nước mặn.

- Tháng 5-1955: chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu chiến dịch "tố cộng" đợt I, tập trung đánh phá các xã có phong trào kháng chiến mạnh trên toàn tỉnh. Từ tháng 7-1956, chúng mở chiến dịch "tố cộng" đợt II. Tính đến tháng 10-1958, có 3.658 cán bộ đảng viên bị tố giác và bị bắt. Các xã ủy, huyện ủy tan vỡ gần hết.

- Tháng 22-8-1955: hàng chục vạn nhân dân Thừa Thiên Huế tổ chức đình công, bãi chợ, biểu tình, kéo đến Phu Văn Lâu tham gia cuộc mít tinh đòi nhà cầm quyền Ngô Đình Diện hiệp thương tổng tuyển cử.

- Tháng 2-1956: Tỉnh ủy họp, chủ trương để cán bộ, đảng viên còn lại rút vào bí mật và chuyển vùng sinh hoạt một số cán bộ.

- Ngày 1-3-1957: chính quyền Ngô Đình Diện ra sắc lệnh số 45-GD thành lập Viện Đại học Huế. Trong niên khóa đầu tiên (1957-1958), tổng số sinh viên của Viện Đại học Huế là 670, trong đó Luật Khoa 484, Văn Khoa 67, Sư phạm 61 và Khoa học 58. Đến ngày 12-11-1957, Ngô Đình Diệm chủ tọa buổi lễ khai giảng tại Viện Đại học Huế.

- Tháng 11-1957: Tỉnh ủy còn lại 4 ủy viên đã họp tại thôn Áp Rùng (Phú Lộc), quyết định xây dựng miền núi Thừa Thiên thành căn cứ địa cách mạng.

- Ngày 17-5-1958: chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 214-HC/PC/NĐ ấn định các đơn vị hành chính của tỉnh Thừa Thiên, gồm 9 quận: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, Vinh Lộc, Hương Điền và Nam Hòa; 3 tổng: Nguồn Bửu, Nguồn Rả và Nguồn Bồ; toàn tỉnh có 89 xã.

- Ngày 13-1-1959: Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, đề ra chủ trương mới và đúng đắn cho cách mạnh miền Nam. Đồng chí Ngô Lén (Hà) sau khi dự Hội nghị đã về Thừa Thiên làm Bí thư Tỉnh ủy.

- Tháng 7-1959: Hội nghị Cán bộ toàn tỉnh tại thôn Ca Chê, xã Hương Sơn bàn việc triển khai Nghị quyết Trung ương 15.

- Ngày 12-11-1959: Thường vụ Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên quyết định thành lập các trung đội vũ trang của hai tỉnh. Ở Thừa Thiên lập ra Đội 105, một đội trinh sát và một đội đặc công.

- Ngày 8-10-1960: Tại Thủ đô Hà Nội tiến hành Lễ kết nghĩa ba thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Đồng bào Huế đã tặng đồng bào Hà Nội, đồng bào Sài Gòn bức trướng thêu:

"Hà Nội - Huế - Sài Gòn

Là cây một côi, là con một nhà"

- Ngày 18-10-1960: tại cùng Khe Tranh, đông đảo đồng bào các dân tộc Pa Kô, Vân Kiều đồng loạt nổi dậy, vậy bắt ác ôn và mở phiên tòa xét xử tại chỗ. Sau đó, nhiều nơi trên địa bàn miền núi Thừa Thiên nổi dậy khởi nghĩa. Địch phải rút bỏ 15 vị trí.

- Ngày 20-10-1960: Chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 1381-BNV, đổi tên một số xã: Thủy Bằng thành Thượng Bằng (Nam Hòa), Thuận Hòa thành Phú Thuận, Thuận Mỹ thành Phú Tân và Thuận Phú thành Phú Diên (Phú Vang).

- Tháng 10-1960: Quân đội Sài Gòn mở cuộc hành quân cấp tiểu đoàn tập trung ở hai xã Thượng Ninh và Thượng Hùng (A Lưới) rồi càn quét ra chung quanh, gây nhiều tội ác đối với đồng bào dân tộc.

- Tháng 4-1961: Đại hội đại biểu Đảng bộ Thừa Thiên Huế họp tại làng Ta Pat, xác định nhiệm vụ phát triển lực lượng tiến công từ rừng núi xuống đồng bằng, chống phá việc lập ấp chiến lược của địch. Trong năm 1961, chính quyền Sài Gòn đã lập thí điểm 64 ấp chiến lược ở nhiều xã trong tỉnh.

- Tháng 5-1961: Hình thành 2 đại đội bộ đội địa phương tỉnh và một số đội công tác võ trang.

- Ngày 13-7-1961: Chính quyền Sài Gòn ra sắc lênh số 174-NV chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên sang thuộc tỉnh Quảng Nam.

- Tháng 1 - 1962: thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền núi Thừa Thiên.

- Ngày 31-7-1962: Chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 805-NV, thành lập cơ sở phái viên hành chánh Phú Thứ, trụ sở đặt tại xã Vinh Thái, quận Phú Vang. Đến ngày 14-4-1965, Nghị định số 599-NV cải biến cơ sở phái viên hành chánh Phú Thứ thành quận Phú Thứ, gồm 7 xã: Phú Hồ, Phú Xuân, Phú Đa, Phú Lương, Vinh Phú, Vinh Thái và Vinh Hà.

- Ngày 4-3-1963: Phá ấp chiến lược Hòa Mỹ - nơi địch xây dựng kiên cố và xếp vào loại kiểu mẫu.

- Ngày 8-5-1963: Chính quyền Ngô Đình Diệm đưa cảnh sát dã chiến và xa tăng đến Đài phát thành Huế, đàn áp quần chúng Phật tử khiến 8 người bị thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Liên tục các ngày sau đó, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình được tổ chức, lên án mạnh mẽ chính sách khủng bố, đàn áp và kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 13-6, Đại đức Thích Thanh Tuệ tự thiêu tại chùa Phước Duyên (Hương Trà), và ngày 16-8, Hòa thượng Thích Tiêu Diêu tự thiêu tại chùa Từ Đàm (Huế). Từ phong trào Phật giáo Huế 1963, gây ra phản ứng dây chuyền rộng lớn đối với phong trào đô thị miền Nam chống Mỹ - Diệm, buộc Mỹ phải bật đèn xanh cho một số tướng tá nguyện đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.

- Từ ngày 5-7-1964: Quân và dân Thừa Thiên Huế tiến hành đồng khởi ở các huyện đồng bằng, mạnh nhất là Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, đánh phá 160 ấp chiến lược giải phóng 10 vạn dân (tính đến tháng 6-1964).

- Tháng 8-1964: Liên tục nhiều cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên, giáo chức và đồng bào lao động ở Huế chống Nguyễn Khánh.

- Tháng 1-1965: Nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục đấu tranh chính trị chống Mỹ - ngụy, riêng cuộc đấu tranh ngày 25-1, đã huy động 2 vạn người tham gia.

- Tháng 3-1965: Một tiểu đoàn quân viễn chinh Mỹ đến đóng căn cứ ở Phú Bài, bắt đầu triển khai chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở Thừa Thiên Huế.

- Ngày 13-7-1965: Tổ du kích 3 người do Nguyễn Viết Phong chỉ huy đánh lui một tiểu đoàn lính Mỹ đi càn tại xã Mỹ Thủy (Hương Thủy). Trận đầu đánh Mỹ và thắng Mỹ ở Thừa Thiên Huế.

- Ngày 25-7-1965: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh họp tại vùng núi huyện Hương Trà, quyết định chủ trương và biện pháp chống lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ.

- Tháng 8-1965: học sinh, sinh viên Huế liên tiếp xuống đường chống Thiệu - Kỳ, lên án Mỹ xâm lược.

- Tháng 11-1965: Tiểu đoàn 802 bộ đội địa phương tỉnh đánh tan cuộc càn quét của 1 tiểu đoàn địch có xe tăng M.113 yểm hộ tại Quảng Thái, Phong Chương, Phong Sơn. Trận đánh phủ đầu chiến thuật "thiết xa vận" mà Mỹ sử dụng để càn quét, bình định vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế.

- Cuối năm 1965: hình thành hai vành đai diệt Mỹ: vành đai diệt Mỹ Phú Bài gồm các xã Thủy Phương, Thủy Phù, Thủy Châu; vành đai diệt Mỹ Sơn An Nguyên gồm các xã Phong Sơn, Phong An và Phong Nguyên.

- Từ tháng 3 đến tháng 6-1966: phong trào đấu tranh chính trị của sinh viên, học sinh và các tầng lớp lao động ở Huế bùng lên mạnh mẽ và liên tục chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 5-4-1966, tại giảng đường C (Morin), thành lập Đoàn Sinh viên Quyết tử chống Mỹ - Thiệu - Kỳ. Trong tháng 5-1966, ngụy quyền, ngụy quân ở Huế bị tê liệt.

- Ngày 11-3-1966: căn cứ A So (A Lưới) của Mỹ - ngụy bị tiêu diệt. Vị trí cuối cùng của địch ở miền núi Thừa Thiên bị đánh bật.

- Tháng 4-1966: thường trực Quân sự Trung ương ra Quyết định tách Quảng Trị và Thừa Thiên ra khỏi Quân khu V, thành lập Quân khu Trị - Thiên (mật danh B4). Trong tháng này, giải phóng 5 xã thuộc huyện Phong Điền: Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa và Phong Hải.

- Tháng 11-1966: Ba xã Quảng Ninh, Quảng Hòa, Quảng Đại (Quảng Điền) được giải phóng.

- Tháng 3-1967: tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ Phú Thứ.

- Tháng 5-1967: thành lập các Đoàn 4,5 và 6 hoạt động trên địa bàn Thừa Thiên Huế, thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên. Đoàn 4 gồm Tiểu đoàn 804 bộ binh và hai tiểu đoàn công binh chuyên đánh giao thông, phụ trách và Nam Phú Lộc đến Bắc đèo Hải Vân. Đoàn 5 gồm 3 tiểu đoàn bộ binh (804A, 810, 845), hai tiểu đoàn đặc công (K1, K2) và 14 đội biệt động, phụ trách 3 huyện vùng ven và nội thành Huế. Đoàn 6 gồm Trung đoàn 6 bộ binh, phụ trách hai huyện Phong Điền, Quảng Điền.

- Ngày 19-6-1967: chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 145-NĐ, chia địa phân thị xã Huế thành 3 quận: Quận Nhất (Thành Nội), Quận Nhì (Tả ngạn sông Hương) và Quận Ba (Hữu Ngạn sông Hương).

- Tháng 10-1967: Khu ủy Trị - Thiên Huế họp ở căn cứ Động Chuối, đề ra nhiệm vụ Tổng công kích và tổng khởi nghĩa, giải phóng Trị - Thiên Huế.

- Ngày 14-11-1967: Trung tướng Mỹ Hốc mưt - Tư lệnh Sư đoàn lính thủy đánh bộ số 3 bị thiệt mạng khi bay trên chiếc phản lực bị bắn rơi ở cánh đồng Thần Phù.

- Ngày 3-12-1967: Thường vụ Khu ủy Trị - Thiên họp ở Khe Trái để quán triệt và triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc mở cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa trong Xuân Mậu Thân (1968).

- Ngày 31-1-1968: 2 giờ 33 phút ngày 31-1-1968 (mồng hai Tết Mậu Thân), quân và dân Thừa Thiên Huế bắt đầu cuộc Tổng tấn công và nổi dậy lịch sử. 8 giờ sáng cùng ngày, lá cờ của Mặt trận Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình thành phố Huế đã tung bay trên đỉnh Cột Cờ trước mặt Ngọ Môn. Ta kiểm soát gần hết thành phố. Địch bọ choáng váng mạnh vì bị đánh bất ngờ về mục tiêu, thời gian, lực lượng và phương pháp tiến công của ta.

- Ngày 8-2-1968: với lực lượng 23 tiểu đoàn, Mỹ - ngụy bắt đầu tổ chức phản kích quy mô lớn. Chiến trận diễn ra vô cùng ác liệt ở Huế và cả vùng ven. Từ ngày 22-2- đến ngày 26-2, quân ta rút ra khỏi thành phố.

- Tháng 10-1968: địch tập trung lực lượng, bắt đầu triển khai kế hoạch "bình định cấp tốc", tiến hành càn quét liên tục các vùng nông thôn trên khắp địa bàn tỉnh. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh trong chiến đấu. Đến cuối năm 1968, vùng đồng bằng đã trở thành vùng đất trắng. Băt đầu cuộc chiến bám trụ của cán bộ và nhân dân các vùng tranh chấp.

- Từ ngày 19-5 đến ngày 10-6-1969: Quân Giải phóng Thừa Thiên chặn đứng cuộc tấn công của 13 tiểu đoàn địch tại thung lũng A Lưới và A Bia.

- Giữa năm 1969: phong trào đấu tranh chính trị của học sinh, sinh viên và nhân dân lao động Huế bắt đầu phát triển trở lại.

- Ngày 2-9-2969: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Phong trào "đau thương nhớ Bác" diễn ra khắp nơi trong tỉnh. Nhiều người trong cộng đồng các dân tộc ít người ở huyện A Lưới và Nam Đông (dân tộc Tà ôi, Cơ Tu, Pa Hy...) đã đổi sang họ Hồ để nhắc nhở mình luôn đi theo con đường mà Bác Hồ kính yêu đã chọn và phấn đấu thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.

- Từ ngày 11-3 đến ngày 18-3-1970: Khu ủy Trị - Thiên bàn việc triển khai Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 18, xác định nhiệm vụ cấp bách trước mắt là chiếm lĩnh địa bàn giáp ranh và khôi phục phong trào ở các huyện đồng bằng.

- Ngày 1-7-1970: Đại hội học sinh, sinh viên toàn miền Nam tổ chức tại Huế, ra Nghị quyết đấu tranh đòi hòa binh, đòi Mũ rút quân và đòi quyền dân tộc tự quyết, làm bùng lên một đợt đấu tranh chính trị sôi nổi trong 7 ngày liên tục.

   - Từ ngày 1-7 đến ngày 23-7-1070: Quân giải phóng Thừa Thiên mở chiến dịch tiến công, vây ép quân Mỹ thuộc Sư đoàn dù 101 tại Điểm cao 935 (miền Tây Phong Điền), làm thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn dù.

- Ngày 14-7-1970: Tiến công Chi khu quận lỵ Phong Điền, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội bảo an và 2 trung đội dân vệ của địch.

- Ngày 2-5-1971: thành lập Mặt trận Nhân dân tranh thủ hòa bình ở Huế.

- Từ tháng 5 đến cuối tháng 12-1971: Diễn ra 66 cuộc đấu tranh chính trị có quy mô vừa và lớn ở Huế, đòi Mỹ rút quân, đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, ủng hộ lập trường của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris. Phong trào "nghe đồng bào tôi nói, hát cho đồng bào tôi nghe" của sinh viên, học sinh Huế ngày càng mở rộng.

- Ngày 22-3-1972: tiến công khu vực Cù Mông và Tà Lương, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội và 1 chi đoàn thiết giáp dịch, thực hiện tốt việc thu hút và nghi binh lực lượng địch, chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược sau đó ở Trị - Thiên.

- Từ ngày 30-3-1972: phối hợp chặt chẽ với chiến trường Quảng Trị, quân và dân 6 huyện trong tỉnh đã nổi lên diệt tề, phá ấp. Chính quyền ngụy ở ba xã Phong Hòa, Phong Bình và Phong Chương (Phong Điền) bị tan rã.

- Tháng 4-1972: Địch tập trung quân ngụy, cảnh sát và lực lượng bình định, tiến hành "chiến dịch Bình minh" ở thành phố Huế và 3 huyện: Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Chúng đã lùng bắt 2.500 cơ sở cách mạng, đưa đi đày Côn Đảo và Phú Quốc.

- Từ 28-6 đến 3-7-2972: tiến công địch và làm chủ Động Tranh, Sơn Na và Điểm Cao 372.

- Năm 1973: ngụy quyền Thừa Thiên liên tiếp vi phạm Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973. Trong năm 1973, chúng đã mở 15.882 cuộc hành quân cảnh sát ở các thôn xã, tiến hành bắt bớ, khủng bố, thủ tiêu cán bộ và đồng bào cơ sở cách mạng tại hầu hết các huyện, kể cả các khuôn hội Phật giáo mà chúng nghi ngờ. Ở khắp nhà dân và nơi công cộng, địch cho sơn cờ của chính quyền Sài Gòn ở cổng vào, mặt tiền nhà và cả trên mái. Từ ngày 28-1 đến ngày 15-3-1973, ngụy quân tổ chức nhiều cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng, chiếm lại một số vị trí.

- Tháng 5-1973: Tỉnh ủy chủ trương xây dựng căn cứ địa miền núi vùng Khe Tre - Nam Đông thành khu vực chính trị, kinh tế, quốc phòng nhằm tạo địa bàn để giữ vững hành lang chiến lược Đông - Tây với mạch máu giao thông chiến lược Bắc - Nam qua đường Hồ Chí Minh.

- Tháng 1-1974: Khu ủy Trị - Thiên - Huế họp Hội nghị quán triệt Nghị quyết 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và đề ra hai nhiệm vụ cơ bản là: đẩy mạnh tiến công chính trị, binh vận, vũ trang, từ bước đánh bại kế hoạch bình định và lấn chiếm của địch; ra sức xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa vững mạnh toàn diện, đồng thời tổ chức tốt hậu cần để đảm bảo chi việc phía trước và đánh thắng địch trong mọi tình huống.

- Từ 28-8 đến 27-9-1974: Sư đoàn 324 (Quân đoàn II) cùng Trung đoàn 6 chủ lực Trị Thiên và bộ đội địa phương tỉnh mở chiến dịch La Sơn - mật danh K18, tấn công vào căn cứ địch ở khu vực La Sơn - Mỏ Tàu. Kết quả, trên 1.000 quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu, phấn lớn hệ thống phòng ngự của địch ở phía Tây Nam Huế bị phá vỡ.

- Ngày 8-9-1974: đồng bào Huế xuống đường biểu tình chống Nguyễn Văn Thiệu độc tài, tham nhũng, đòi thi hành Hiệp định Paris.

- Ngày 10-2-1975: Quân ủy Trung ương xác định kế hoạch năm 1975 cho Trị - Thiên và nhấn mạnh phải "tích cực sáng tạo thời cơ và sẵn sàng chớp thời cơ tiến lên giành thắng lợi lớn, kể cả giải phóng Huế".

- Từ ngày 5-3 đến 14-3-1975: Quân và dân Thừa Thiên Huế thực hiện Tổng tấn công và nổi dậy đợt I. Nhiều thôn xã và một số cứ điểm quan trọng trên địa bàn tỉnh được giải phóng (các xã Vinh Giang, Vinh Hải thuộc Phú Lộc; xã Vinh Phú, Vinh Thái thuộc Phú Vang...)

- Từ ngày 21-3 đến 26-3-1975: Tổng tấn công và nổi dậy đợt II. Với tinh thần "một ngày bằng 20 năm", quân và dân Thừa Thiên Huế tranh thủ thời cơ, dốc toàn bộ lực lượng để tiến lên giải phóng toàn tỉnh bằng một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy toàn diện. Đúng 6 giờ 30 phút ngày 26-3-1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam dài 12 m rộng 6 m được kéo lên đỉnh Kỳ đài, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng.

 

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Lịch sử

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

 Bản in]