Các thủ phủ của chúa Nguyễn ở Thừa Thiên Huế
  

Chúa Nguyễn vào Nam xây dựng cơ đồ, tạo lập giang sơn riêng là cả quá trình vận động cam go và biến đổi không ngừng trên nhiều phương diện, trong đó có cả việc xây dựng, củng cố và xác lập thủ phủ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất Đàng Trong. Trong hơn 200 năm thời chúa Nguyễn kể từ khi Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558), đến khi họ Nguyễn phải rời khỏi Phú Xuân (1775), thủ phủ của chính quyền đã trải qua 8 lần thay đổi vị trí:

Sơ đồ Thủ Phủ Kim Long 1636 -1687

- Ái Tử (1558 – 1570);

- Trà Bát (1570-1600);

- Dinh Cát (1600 – 1626);

- Phước Yên (1626 – 1636);

- Kim Long (1636 – 1687);

- Phú Xuân lần thứ nhất (1687 – 1712);

- Bác Vọng (1712 – 1738)

- Phú Xuân lần hai (1738 -1775).

Sơ đồ Thủ Phủ Phú Xuân I (1687-1712)

Mỗi lần di chuyển quy mô xây dựng và vai trò của thủ phủ ngày càng được nâng lên, khẳng định dần về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, đồng thời cũng gắn với việc phát triển và vai trò quan trọng của vùng đất Thừa Thiên Huế đối với sự nghiệp của chúa Nguyễn cũng như đối với Đàng Trong.

 

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Lịch sử

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

 Bản in]