Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng, khởi đầu phân liệt xứ Đàng Trong – Đàng Ngoài
  

Do những mâu thuẫn nội bộ không thể giải quyết được trong triều đình Lê Trung Hưng, mà đặc biệt là sự kình địch của hai thế lực phong kiến đang dần dần lớn mạnh là họ Trịnh, đứng đầu là Trịnh Kiểm và họ Nguyễn (dòng dõi Nguyễn Kim) đứng đầu là Nguyễn Hoàng (Nguyễn Hoàng để tránh bị ám hại đã xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa).

Tháng 11/1558, Nguyễn Hoàng được lệnh vào trấn thủ Thuận Hóa với một quyền hạn rộng lớn “phàm mọi việc ở địa phương không kể to nhỏ đều cho tùy tiện xử lý”. Nguyễn Hoàng ra đi vừa để bảo toàn mạng sống, vừa tính kế phát triển sự nghiệp lâu dài, nên khi rời đất Bắc, ông đã lôi kéo một lực lượng đông đảo bao gồm nhiều tướng lĩnh (Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc), binh lính (1000 thủy quân), và nhân dân các làng mạc ở huyện Tống Sơn, nghĩa dũng đất Thanh Hóa cùng một số quan lại, binh lính ở Thanh Hóa và Nghệ An. Đây chính là một cuộc di dân thực sự.

Trong suốt thời gian trấn thủ đất Thuận Quảng (1558 - 1613), Nguyễn Hoàng đã dốc sức củng cố thế lực, thu phục lòng người bằng lối cai trị mềm mỏng để đặt nền tảng cho việc xây dựng giang sơn riêng cho dòng họ mình. Và Thuận Hóa trở thành đất dựng nghiệp của họ Nguyễn.

 

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Lịch sử

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

 Bản in]
Các bài khác