Chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Thực hiện Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên môi trường mạng giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh. Ngày 16/12/2021, tại Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng với các lãnh đạo Sở Y tế; Thông tin và Truyền Thông; Lao động, Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan sẽ đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức với chủ đề " Chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Buổi đối thoại được truyền hình trực tiếp trên Cổng Thông tin Điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ: www.thuathienhue.gov.vn), Live stream trên Fanpage UBND tỉnh, đồng thời ghi hình và phát lại trên sóng của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh(www.trt.com.vn).

Quý vị quan tâm xin mời gửi câu hỏi đến Ban Biên tập qua địa chỉ thư điện tử: bbt.ubnd@thuathienhue.gov.vn và gọi điện thoại qua đường dây nóng 0234.362.9999, hoặc gửi trực tiếp tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên trang chủ của Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.

Vâng, thưa ông Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trước khi bắt đầu đối thoại ông có điều gì chia sẻ cùng với các cá nhân, tổ chức đang theo dõi và tham gia buổi đối thoại trực tuyến hôm nay không ạ?

PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN THANH BÌNH TẠI BUỔI ĐỐI THOẠI

Xin kính chào tất cả quý vị đang theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề Chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế sáng ngày hôm nay!


PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN THANH BÌNH 

Kính thưa quý vị!

Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đã tác động rất lớn đến mọi mặt về đời sống, kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có có Thừa Thiên Huế. Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phù thì hiện nay, các địa phương trong cả nước đang chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Trong 2 tháng qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những biện pháp, giải pháp nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội để kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; mục tiêu cao nhất là nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Mặc dù sau khi chuyển sang chiến lược phòng chống dịch mới, số ca F0 và đặc biệt là số ca F0 trong cộng đồng có tăng hơn so với trước đây, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát và chủ động của địa phương. Cả hệ thống chính trị của Tỉnh đang tập trung cao để chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch vừa tập trung phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hôm nay, Lãnh đạo Tỉnh cùng các sở, ngành liên quan có buổi đối thoại trên Cổng thông tin nhằm góp phần làm rõ thêm cũng như giải đáp các vấn đề quan tâm của các cá nhân, tổ chức về chủ trương, chính sách, giáp pháp, kế hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và cầu thị và hết sức trách nhiệm, chúng tôi - các nhà quản lý sẽ sẵn sàng tiếp nhận lắng nghe những câu hỏi và giải đáp những kiến nghị, vướng mắc gửi về cuộc đối thoại này một cách thỏa đáng, đáp ứng sự mong mỏi, quan tâm của quý vị. Rất mong nhận được sự tham gia tích của cá nhân, tổ chức để buổi đối thoại đạt kết quả cao.

Xin trân trọng cảm ơn!


Toàn cảnh buổi đối thoại

Bắt đầu đối thoại
Câu hỏi của bạn Lê Văn Lợi, An Cựu, Huế: Xin hỏi là nếu tỉnh TTH tiêm đủ hoàn toàn cho người dân 2 mũi vacxin thì các hoạt động của tỉnh được mở cửa trở lại bình thường hết không? Spa, Vũ trường và tiệm internet khi nào được hoạt động lại ạ?

Trả lời của Sở Y tế:

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn tỉnh. Sau khi tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 và đảm bảo các an toàn phòng chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng chóng dịch COVID-19 sẽ xem xét điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch như cho toàn bộ học sinh đi học trở lại, spa, vũ trường, internet hoạt động trở lại có điều kiện, các hoạt động văn hoá du lịch hoạt động trở lại…

Để đạt được mục tiêu trên, Sở Y tế rất mong người dân tỉnh Thừa Thiên Huế cùng chung tay chống dịch, tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo tỉnh.

Câu hỏi của bạn Phan đình Lộc (Facebook ), Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook : xin hỏi công dân thành phố hồ chí minh về quê ăn tết , tiêm đủ vaccine test ân tính có bị cách li không . trẻ em dưới 5 tuổi có bị cách li không

Trả lời của Sở Y tế:

Theo quy định, công dân từ các địa phương khác về tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch của tỉnh theo quy định. Công dân tra cứu cấp độ vùng dịch tại trang web của Bộ Y tế: capdodich.yte.gov.vn. Nếu người dân ở vùng xanh và vùng vàng thuộc TP Hồ Chí Minh mà đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ 7. Nếu người dân từ vùng đỏ và vùng cam mà đã tiêm đủ 2 mũi thì giám sát y tế tại nhà 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 7 ngày.

Câu hỏi của bạn Phan Trọng Minh, 5 Lê Lợi, Tp Huế: Liên quan đến phục hồi phát triển kinh tế. Đối với ngành Dich vụ, Du lịch, dịp lễ tết đang đến (Giáng Sinh, Năm mới và Tết Cổ truyền) là một cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp trong ngành có để bắt đầu mở cửa lại và đưa ra các sản phẩm và dich vụ phù hợp cho mùa lễ hội, đáp ứng nhu cầu của người dân. UBND Tỉnh và các cơ quan chức năng có các biện pháp và động thái nào để hỗ trợ và thúc đẩy. Hiện tại với qui định về giãn cách và số lượng người tối đa được phục vụ tại nhà hàng trong cùng một thời điểm (20 người) các doanh nghiệp rất khó để thực hiện các chương trình lễ tiệc trong dịp lễ tết này. Xin cảm ơn

Trả lời của Sở Y tế:

Hiện tại, tỉnh ta vẫn duy trì trạng tháng mới đáp ứng tình hình dịch bệnh và các doanh nghiệp ngành dịch vụ du lịch vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch đang áp dụng hiện nay. Những động thái và biện pháp hỗ trợ chỉ nhằm động viên các doanh nghiệp dịch vụ duy trì theo tình trạng  diễn biến mới thích ứng theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo PCD COVID-19 tỉnh.

Câu hỏi của bạn Lê Văn Lan, Phú Lộc: Xin tỉnh cho biết thêm thông tin về các giải pháp của tỉnh TTH trong phòng chống biến chủng omicron mới (Nam Phi). Những người tiêm 2 mũi vacxin rồi có đảm bảo miễn dịch được với chủng mới này ko?

Trả lời của Sở Y tế:

Biến chủng Omicron là nhóm biển chủng mới của COVID-19 đã được WHO đánh giá là một biến thể đáng lo ngại. Theo nghiên cứu, biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu. Omicron có thể lây lan nhanh nhưng ít độc lực hơn so với các biến chủng khác. Dù mới xuất hiện song biến chủng Omicron đã xuất hiện ở ít nhất 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xác nhận các trường hợp biến chủng Omicron.

Tại Việt Nam đến nay chưa ghi nhận biến thể Omicron, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan là rất lớn. Vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch hiện hành với chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, với giải pháp 5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân và sẽ tổ chức giám sát chặt chẽ những trường hợp nhập cảnh đến từ các nước đã ghi nhận biện thể Omicron.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu biến thể Omicrom có thể gây ra anh hưởng nào đối với hiệu quả vắc xin COVID-19 hay không. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới nhận định các loại vắc xin hiện nay có khả năng bảo vệ người dân trước các bệnh lý nghiêm trọng và tử vong. Vì vậy, người dân cần tiêm phòng và thực hiện biện pháp “5K” để bảo vệ bản thân trước các biến thể đang lây lan rộng khác.

Câu hỏi của bạn Dao Hoang, Laguna Lăng Cô: Xin chào Ban Lãnh Đạo Tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua mấy lần họp trực tiếp, các doanh nghiệp khách sạn trong địa bàn có đề xuất được cho phép mở trở lại hoạt động spa nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi. Hiện doanh nghiệp đang tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho giáng sinh và năm mới nhưng gặp trở ngại với nhiều đặt phòng không thành do không có dịch vụ spa cho khách. Kính mong Ban Lãnh Đạo tỉnh xem xét và cho phép các khách sạn có dịch vụ khép kín và đã được duyệt đủ điều kiện đón khách quốc tế được phép mở hoạt động spa trở lại. Xin trân trọng cảm ơn! Dao Hoàng Director of Rooms

Trả lời của Sở Y tế:

Spa là một dịch vụ được xếp vào dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao, theo Nghị quyết 128 của Chính phủ thì được hoạt động hoặc hoạt động hạn chế đối với vùng nguy cơ cấp 1 (vùng xanh), ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế (Vùng vàng, cam) và ngừng hoạt động đối với vùng đỏ. Như vậy bạn xem xét vùng khách sạn, Resort của bạn đang thuộc vùng nguy cơ nào để áp dụng mở lại dịch vụ spa và từ đó làm tờ trình xin phép cho Sở du lịch và Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của tỉnh để được trả lời nhé.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Như Ngọc, Nam Đông: Cho em hỏi, trong thời gian tới, nếu số F0 quá tải thì tỉnh nhà sẽ triển khai theo dõi và chăm sóc F0 tại nhà. Tuy nhiên, cái em quan tâm là vấn đề theo dõi SpO2, như vậy người dân sẽ gặp khó khăn khi không có máy đo. Vì vậy, cơ quan có thể giới thiểu hoặc liệt kê các sản phẩm có thể đo Sp02 chính xác và có kiểm chưng không?

Trả lời của Sở Y tế:

Để triển khai một chính sách lớn, đặc biệt chính sách liên quan quan đến sức khỏe và tính mạng của người dân (như chính sách: F0 không triệu chứng theo dõi, chăm sóc tại nhà có điều kiện) đòi hỏi lãnh đạo các cấp phải xem xét thật đầy đủ tất cả các khía cạnh liên quan. Do đó, vấn đề bạn quan tâm cũng nằm trong tính toán của lãnh đạo các cấp và cơ quan chức năng. Cụ thể: khi triển khai cho chăm sóc và điều trị F0 tại nhà sẽ có các hoạt động khác song song được triển khai đồng bộ để đảm bảo theo dõi các chỉ số, diễn biến tình trạng sức khỏe và các triệu chứng của F0 trong ngày, trong đó có chỉ số Sp02. Thông qua các Trạm y tế, Tổ y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID cộng đồng và Tổ Phòng chống dịch cộng đồng... tất cả các tổ này sẽ phân công thực hiện các nhiệm vụ phù hợp theo chức năng, đảm bảo theo dõi, chăm sóc F0 an toàn.

Câu hỏi của bạn NGUYỄN VĂN CHẤN, phường Thuỷ Phương, TX Hương Thuỷ: Xin hỏi: Thưa quý Ngài ! 1) Trước khi quý Ngài chích vaccine cho trẻ em, quý Ngài có tham khảo số liệu thống kê tỷ lệ bao nhiêu cháu gặp nguy hiểm nếu bị nhiễm Covid không ạ ? 2) Nếu quý Ngài đã tham khảo, thì có thể công khai số liệu để toàn thể người dân được biết không ạ ? Từ đó người dân tự chủ động suy luận có nên hay không, việc chích vaccine cho con em mình ạ (?) Chúng tôi cần là số liệu thống kê cụ thể, chứ không cần những thông tin mang tính ĐỊNH HƯỚNG. Rất mong được quý Ngài giải đáp những thắc mắc nhỏ nêu trên. TRÂN TRỌNG !

Trả lời của Sở Y tế:

Theo nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ từ 12 -17 tuổi là 6% và người lớn từ 18 tuổi trở lên là 5,1%. Kết quả này cho thấy nguy cơ mắc COVID-19 giữa trẻ em, và người lớn không có sự khác biệt, thậm chí trẻ nhỏ có nguy cơ cao hơn người lớn. Vì vậy, để phòng ngừa COVID-19 cho trẻ em, bên cạnh thực hiện thông điệp “5K” thì việc phòng ngừa chủ động bằng vắc xin là biện pháp rất cần thiết.

Theo Bộ Y tế, virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở cả trẻ em và người lớn, phần lớn trẻ em mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít hơn so với người lớn. Tuy nhiên, vắc xin vẫn phải là một giải pháp cần thiết do trẻ mắc COVID-19 cũng là nguồn lây của cộng đồng và tiêm vắc xin giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và đảm bảo an toàn khi tham gia học tập tại trường học.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Toàn, An Đông, Huế: Vẫn biết tỉnh nhà muốn hạn chế tụ tập đông người để phòng chống dịch bệnh, nhưng tôi thấy các điểm công cộng không được bật đèn, chiếu sáng, làm cho thành phố tối tăm, nhất là đài phun nước trước trụ sở UB tỉnh để lâu ko vận hành hoạt động thật là lãng phí, có nguy cơ hỏng hóc khi lâu ko sử dụng, trong khi các nơi khác, các thành phố khác họ cũng phòng dịch nhưng vẫn đảm bảo mỹ quan, ánh sáng cho đô thị về đêm. Trong khi tỉnh nhà đang nỗ lực để phục hồi ngành du lịch, đón khách quốc tế vào đầu năm 2022. Cho hỏi tỉnh có suy nghĩ gì về việc này? T/g dịch vẫn cò đó, tỉnh có định để tối mãi vậy ko? Chiến lực phục hồi và phát triển du lịch của tỉnh và phát triển kinh tế đêm của tỉnh và Tp Huế hiện nay được thực hiện đến đâu rồi? Xin cho biết về phát thảo này? Mức chi đầu tư? Hiệu quả dự tính như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời UBND thành phố Huế:

Trong thời gian qua, để tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thành phố thường xuyên tuyên truyền người dân thực hiện tốt các biện pháp 5K, tuy vậy không hề có chủ trương tắt đèn ở các công viên để hạn chế tụ tập đông người. Lực lượng bảo vệ của Trung tâm Công viên Cây xanh Huế và trật tự đô thị của các phường thường xuyên tuần tra, nhắc nhở nếu người dân tập trung đông người tại các công viên. Hàng đêm, hệ thống chiếu sáng đô thị vẫn được thành phố duy trì tốt, đặc biệt là việc chiếu sáng các công viên hai bờ sông Hương đã tạo điều kiện cho người dân được tập luyện các môn thể thao, đi bộ, ngắm cảnh thư giãn…Riêng hệ thống đài phun nước ở công viên Lý Tự Trọng trước mặt trụ sở UBND Tỉnh đang trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa để chuẩn bị cho Hội Xuân 2022 nên tạm thời không hoạt động. (đính kèm hình ảnh)

Về chiến lược phục hồi và phát triển du lịch, UBND Tỉnh đã hành Kế hoạch 374/KH-UBND về việc phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nội dung chi tiết bạn có thể tham khảo tại Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thừa Thiên Huế theo địa chỉ thuathienhue.gov.vn

Đối với thành phố Huế, để chủ động, sẵn sàng các phương án kích cầu du lịch, dịch vụ nhằm phục vụ người dân và du khách khi Tỉnh tổ chức đón khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế,  Thành phố đã khẩn trương triển khai và chỉ đạo quyết liệt việc triển khai Đề án Phố đêm Hoàng Thành Huế cùng nhiều dự án, chương trình khác, theo kế hoạch của UBND thành phố sẽ tổ chức Lễ khai trương, đưa phố đêm Hoàng Thành Huế vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2022 với nhiều hoạt động nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm bản sắc văn hóa Huế cùng nhiều hoạt động kinh doanh, thao diễn các sản phẩm nghề truyền thống, đây là hoạt động hứa hẹn đem đến làn gió mới, khí thế mới trong ngày đầu năm mới 2022, làm Huế trở nên thi vị và “sang trọng”, nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế hơn, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn, đáp ứng các nhu cầu của nhân dân, du khách gần xa.

Bên cạnh đó, như hàng năm, Thành phố sẽ tổ chức Hội Xuân Nhâm Dần 2022 với chủ đề “Huế - Khát vọng mùa Xuân” bắt đầu từ ngày 29/01 - 05/02/2022 (nhằm ngày 27/12 năm Tân Sửu đến ngày 5/1 năm Nhâm Dần). Chợ bán hoa Tết sẽ diễn ra tại công viên Phú Xuân (đoạn từ Nghinh Lương Đình đến cầu Dã Viên).

Hội Xuân Nhâm Dần 2022 sẽ được TP Huế tổ chức trong không gian rộng, trải dài theo dòng sông Hương, kết nối với các tuyến đường đi bộ. Tại công viên Lý Tự Trọng, trung tâm tổ chức vui xuân chính, trang trí nơi đây tạo thành một công viên hoa và cây cảnh. Trưng bày, sắp xếp các thảm hoa nghệ thuật, các con chim hồng hạc, mô hình các linh vật biểu trưng năm Nhâm Dần, mô hình giếng hoa, đoàn tàu hoa. Tái hiện mô hình chùa Linh Mụ, cửa Ngọ Môn, làng hoa giấy Thanh Tiên, bố trí thư pháp cho chữ đầu năm. Trưng bày kiểng các loại, tiểu cảnh, bon sai, non bộ, đá cảnh, lũa trầm, lũa tượng gỗ...

Các khu vực trước Nhà Văn hóa Thiếu nhi Huế, sân bia Quốc học và từ sân bia đến đối diện Trường Hai Bà Trưng, Khu vực đối diện trường Hai Bà Trưng, Khu vực trước UBND Tỉnh đến đồi dã sơn (đối diện Bệnh viện Trung ương Huế), Khu vực từ đồi dã sơn đến cầu Phú Xuân, Khu vực dưới chân cầu Phú Xuân, tuyến đi bộ dọc sông Hương, Khu vực đường Bà Huyện Thanh Quan, Phạm Hồng Thái (lối vào đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu), Khu vực đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Khu vực CV Tứ Tượng, cầu đi bộ gỗ lim và Công viên Thương Bạc... đều sẽ trang trí độc đáo, bắt mắt, ý nghĩa, hấp dẫn. Ngoài ra còn có các hoạt động nghệ thuật, trưng bày, triển lãm... trong suốt thời gian diễn ra Hội Xuân.

Các hoạt động phải được tổ chức đảm bảo an toàn và hiệu quả; đồng thời thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Trung ương, địa phương và ngành y tế.

Thông qua tổ chức Hội Xuân và Chợ Hoa Tết tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố, phục vụ nhu cầu thưởng thức, mua sắm, giải trí, buôn bán của nhân dân đồng thời thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống và đảm bảo mỹ quan đô thị trên địa bàn nhằm chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022), mừng Xuân Nhâm Dần.

Câu hỏi của bạn Minh Nguyen , Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook: Xin hỏi tại sao cán bộ, viên chức, học sinh vùng đỏ được đến cơ quan, trường học để làm việc. Trong khi người dân lao động, tiểu thương ở vùng đỏ không được đến chợ, các điểm đến để buôn bán, làm việc. Mặc dù cũng tiêm 2 mũi, 5k, test covid 2-3 ngày 1 lần, hạn chế tối đa tiếp xúc với người cùng khu vực. Họ là dân lao động nghèo, đã không đi làm khá lâu. Tại sao lại có sự bất cập như vậy giữa cán bộ, công chức, học sinh và người lao động. Khi bản thân người lao động có ý thức rất cao, bản thân chưa hề dính F. Mong lãnh đạo Tỉnh cho phép người lao động được đến chợ để mưu sinh, hàng hóa cuối năm thì tồn đọng, hàng thực phẩm thì hết hạn sử dụng mà nợ nần cuối năm phải trả . Tôi xin chân thành cám ơn!

Trả lời của Sở Y tế:

Tỉnh Thừa Thiên Huế không có chủ trương phân biệt giữa cán bộ, viên chức, học sinh và người lao động, tiểu thương đến từ các vùng nguy cơ, tất cả mọi người dân phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định: tất cả các trường hợp ở vùng đỏ thì hạn chế di chuyển và tuân thủ nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, việc tiếp nhận người lao động đến từ các vùng đỏ do người đứng đầu đơn vị quyết định và phải đảm bảo các biện pháp trong quá trình sử dụng lao động.

Câu hỏi của bạn Tài khoản Facebook Đặng Ngọc Phước, Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook : Tôi xin có ý kiến tham gia sau: a. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp và căng thẳng như hiện nay, số ca phát hiện trong cộng đồng đang vẫn cứ tăng dần và chưa thấy có dấu hiệu giảm xuống và khả năng sẽ vượt quá khả năng cho phép thu dung và điều trị cho các cơ sở y tế cũng như các khu điều trị dã chiến và chắc chắn sẽ phải triển khai điều trị tại nhà. Vậy chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành liệu đã hoàn thiện được kịch bản và kế hoạch cụ thể để có thể đáp ứng và kiểm soát được dịch bệnh tốt hay không? Rộng ra muốn kiểm soát được dịch bệnh trong tình hình mới cần sự thống nhất, cần có những chủ trương và biện pháp cứng rắng và đồng bộ từ trên xuống dưới và tôi nghĩ phải có sự đoàn kết và hỗ trợ của toàn bộ lực lượng trong xã hội. Chúng ta ý thức tốt thì chúng ta mới kiểm soát được dịch bệnh tốt. b. Chính quyền cũng nên xem xét các chính sách hỗ trợ liên quan cho nhân viên y tế, rồi các lực lượng đang ngày đêm tham gia chống dịch. Họ rất tích tực và chịu nhiều áp lực để thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ đã hy sinh với gia đình của mình để hướng tới mọi người và chính quyền phải làm sao đó đảm bảo chính sách tốt nhất cho họ, như thế họ mới có động lực tốt để làm nhiệm vụ của mình. c. Đảm bảo phát triển kinh tế và an sinh xã hội trong tình hình dịch bệnh hiện nay, chúng ta có phương án cụ thể hay không? và phải triển khai nhanh muốn vậy thì chính quyền phải tới tận nơi để nghe những ý kiến của các doanh nghiệp, giải quyết các thắc mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể hồi phục sản xuất và phát triển sản xuất như thế mới tạo đà phát triển được.

Trả lời của Sở Y tế:

a/ Vâng, cám ơn ông đã tham gia ý kiến cho Ủy ban nhân tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 nói chung và ngành y tế nói riêng. Có thể nói việc xây dựng các kịch bản ứng phó với tình hình dịch đã được Ban chỉ đạo tỉnh chủ động đi trước một bước và đã có những hướng dẫn để các cấp ngành từ tỉnh đến huyện, xã chuẩn bị ứng phó với tình hình dịch theo từng cấp độ. Ví dụ, hiện nay, tỉnh cũng đang thí điểm một số trường hợp điều trị F0 tại nhà với những cán bộ y tế hoặc những người có ý thức tự giác, tuân thủ điều trị cao đảm bảo cơ sở vật chất cách ly tại nhà (có phòng riêng, công trình vệ sinh trong phòng…) cũng những điều kiện y tế đảm bảo (thuốc, phương tiện đo SpO2, nhiệt kế…), thí điểm này dưới sự giám sát của Trạm Y tế. Để công tác kiểm soát dịch tốt thì đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả như: Một là người dân phải luôn luôn tuân thủ các biện pháp 5K và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo PC dịch COVID-19 tùy vào tình hình diễnbiến dịch trên cả nước, khu vực miền Trung và tỉnh nhà. Hai là, công tác điều trị được phân 3 tầng (Không triệu chứng, nhẹ vừa và nặng) được phân công nhiệm vụ cho các đơn vị y tế trên địa bàn toàn tỉnh kể cả Trung ương lẫn địa phương. Ba công tác giám sát phát hiện và tầm soát thường quy nhằm bóc tách, phát hiện các F0 ra khỏi vùng dịch. Bốn là công tác tiêm chủng phòng chống dịch đảm bảo đến hết năm 2021 người từ 12 tuổi trở lên tiêm đầy đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19.

b/ Chế độ chính sách cho nhân viên y tế            

Chế độ phụ cấp đối với cán bộ y tế, tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch được hưởng theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/2/2021 của Chính phủ và Khoản 1 Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 phiên họp của Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021; Công văn số 6401/BYT-KHTC ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế

Bên cạnh các chế độ đặc thù nêu trên, Tỉnh đã có thêm các chế độ hỗ trợ khác như áp dụng chế độ phụ cấp chống dịch cho các thành viên của Tổ công tác liên ngành làm nhiệm vụ tại Chốt kiểm soát y tế với mức hưởng là 150.000 đồng/người/ca làm việc 8 tiếng; sử dụng nguồn vận động, ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 qua UBMTTQ Việt Nam tỉnh để kịp thời động viên lực lượng tham gia chống dịch ở miền Nam.

c/ Đảm bảo phát triển kinh tế và an sinh xã hội trong tình hình dịch bệnh hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch hiện hành với chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế xã hội, trong đó sự phục hồi và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh là cực kỳ quan trọng. Để đáp ứng các yêu cầu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các sở ban gành liên quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phục hồi sản xuất, xây dựng các kịch bản, phương án phòng chống dịch tại các doanh nghiệp, khu cộng nghiệp, ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động…Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức các buổi đối thoại với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để tháo gỡ những thắc mắc và khó khăn gặp phải trong thời gian qua. Trong thời gian đến, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thêm các buổi đối thoại với các doanh nghiệp để lắng nghe và hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

Câu hỏi của bạn Nguyễn An Vinh , Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook: Tôi muốn hỏi lãnh đạo tỉnh nhà rằng: thời gian vừa qua cả nước đều thực hiện cùng 1 chỉ thị của CP về chống dịch sao chỉ có Huế là số Fo/1triêu người và số cộng đồng/Fo trong từng ngày là đứng đầu không? Ban lãnh đạo tỉnh nhà có nhìn sang các tỉnh lân cận để so sánh và rút ra bài học gì chưa? Đã có biện pháp gì để khống chế sự lan tràn dịch trong cộng đồng hay chưa? BLĐ tỉnh nghĩ sao khi dịch đang bùng phát trong cộng đồng lại cho các cháu hs đến trường trong khi các cháu chưa được tiêm vacxin đầy đủ? Rất mong được nghe sự trả lời của BLĐ tỉnh trong buổi đối thoại sáng nay. Chúc ban LĐT luôn mạnh khỏe và nhanh chóng tìm ra biện pháp tối ưu để nhanh chóng dẹp được dịch bệnh để giảm tải cho ngành y tế và mang lại cuộc sống bình yên, no ấm cho nhân dân tỉnh nhà. Kính chào.

Trả lời của Sở Y tế:

Rất hoan nghênh Ông/Bà đã quan tâm đến tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua về số ca mắc F0 tính trên triệu người dân và số F0 mắc mới qua hàng ngày tại tỉnh nhà so với các địa phương khác. Tuy nhiên, những so sánh của Ông/Bà chưa có số liệu minh chứng xác thực và không chính xác về thực trạng tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và quy mô Quốc gia. Chúng tôi thông tin cho Ông/Bà biết rằng hiện nay, căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Quốc gia đã cập nhật Bản đồ nguy cơ diễn biến dịch qua hàng ngày, qua đó toàn quốc chỉ có 3 địa phương vùng đỏ “Nguy cơ rất cao” là Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, Bến Tre; 05 địa phương “Nguy cơ cao” vùng cam (Sóc Trăng, Bình Thuận, Bình Định, Bạc Liêu, Hải Phòng, Bình Dương); 31 tỉnh thành vùng vàng “Nguy cơ” trong đó có Thừa Thiên Huế; 24 tỉnh còn lại là vùng xanh “Bình thường mới”. Đồng thời, các cấp Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng đã áp dụng rất nhiều biện pháp để thực hiện Quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị Quyết 128/NP-CP, trong đó xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội và hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang hoàn toàn trong tầm kiểm soát.

Vấn đề cho các cháu học sinh đến trường trong khi các cháu chưa được tiêm vaccin đầy đủ như đặt vấn đề của Ông/Bà, chúng tôi thông tin với Ông/Bà rằng: tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho người trên 18 tuổi trong diện tiêm chủng đạt trên 97,49% và mũi 2 đạt trên 86,16%. Đồng thời trẻ em trong độ tuổi từ 12-17 tuổi đã tiêm 1 mũi vaccin lên đến 93,84% (số liệu tính đến 18h00 ngày 19/12/2021). Như vậy, căn cứ các tính toán khoa học khẳng định vấn đề miễn dịch cộng đồng là cơ bản đảm bảo và các cháu sau tiêm mũi 1 sẽ có kháng thể nhất định; Ngành chức năng sẽ tổ chức tiêm chủng mũi 2 ngay cho các cháu khi đúng thời gian quy định để đảm bảo tạo được miễn dịch cao và diện bao phủ vaccin trong cộng đồng. Song song với tiêm vaccin, khi tổ chức cho các cháu đến trường, phải chuẩn bị đầy đủ các phương án và duy trì các biện pháp 5K, cũng như tổ chức đưa, đón các cháu lệch giờ để hạn chế tập trung đông người, định kỳ tổ chức cho các cháu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tầm soát nhằm phát hiện F0 sớm nhất để bóc tách riêng, ngăn chặn nguồn lây, thu dung điều trị và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

Câu hỏi của bạn Vũ Hoàng, Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook : TP Huế đã thực hiện "Tuần lễ cao điểm tầm soát Covid 19", thực hiện test nhanh Covid cho hầu như toàn dân trong TP Huế bằng nguồn kinh phí đến từ nhiều cách: từ hộ gia đình, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước...nhằm bóc tách tối đa F0 ra khỏi cộng đồng. Tuy nhiên, số ca mắc mới F0 sau đó vẫn nhiều. Xin Tp cho biết nhận xét khách quan về hiệu quả của đợt tầm soát này so sánh với chi phí đã bỏ ra. Xin cám ơn!

Trả lời UBND thành phố Huế:

Trong thời gian qua, với sự vào cuộc có trách nhiệm của hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là hệ thống chính trị 36 phường, xã; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các chợ và người dân trên địa bàn Thành phố đã thực hiện, tham gia, hưởng ứng tích cực Kế hoạch số 7858/KH-UBND ngày 29/11/2021 về triển khai Tuần cao điểm tầm soát Covid19 trên địa bàn Thành phố.

Kết quả đã kịp thời phát hiện 388 trường hợp test nhanh dương tính khi thực hiện sàng lọc tại địa phương, chiếm tỷ lệ 23,27%; 314 trường hợp khi sàng lọc tại các vùng trọng điểm do CDC tỉnh và Trung tâm Y tế  thực hiện, chiếm tỷ lệ 18,83%

Chính việc test nhanh sàng lọc và phát hiện sớm các ca dương tính, đã góp phần trong việc hạn chế lây lan trong cộng đồng, trong cơ sở sản xuất kinh doanh, ở các chợ, cụ thể:

+ Từ thông tin test nhanh của các phường, Công ty dệt may Thiên An Phú (01 dương tính), Công ty Thiên An Phát (02  dương tính), các doanh nghiệp đã phối hợp với lực lượng y tế lập tức truy vết, tầm soát, cách ly, phong tỏa kịp thời các trường hợp liên quan, không trở thành ổ dịch tại doanh nghiệp, góp phần ổn định duy trì sản xuất.

+ Các chợ triển khai tích cực tầm soát từ nguồn xã hội hóa: với tổng mẫu được test nhanh là: 12.242 mẫu; phát hiện số ca dương tính: 67 ca dương tính của 26 chợ. Ban quản lý các chợ phối hợp chính quyền địa phương thực hiện tốt truy vết, tầm soát lại và cho hoạt động chợ trong thời gian ngắn khi đảm bảo an toàn phòng chống dịch để không ảnh hưởng đến tiểu thương và người tiêu dùng, không ảnh hưởng đến biến động giá cả, tích trữ hàng trong dân.

- Người dân đã có ý thức hơn trong việc kiểm tra sức khỏe, tập thói quen tự test nhanh tại nhà để phát hiện kịp thời người nghi nhiễm Covid-19, giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng và người thân trong gia đình. (trong tuần cao điểm tầm soát đã có 53476 mẫu do người dân tự thực hiện tại nhà)

Như vậy có thể thấy việc tổ chức tầm soát cao điểm đã mang lại nhiều mặt rất tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả triển khai tuần cao điểm tầm soát đã kịp thời phát hiện sớm các ca dương tính, góp phần trong việc hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, trong cơ sở sản xuất kinh doanh, ở các chợ; đã huy động sức mạnh toàn dân, toàn hệ thống chính trị trong việc phòng chống dịch Covid-19 để tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên số ca mắc mới vẫn còn nhiều là do một bộ phận người dân vẫn chưa tích cực, chủ động tham gia và tự test để phát hiện kịp thời; mầm bệnh vẫn đang còn lây lan trong cộng đồng.

Trong thời gian tiếp theo, để duy trì kết quả đạt được và đảm bảo an toàn, thích ứng, linh hoạt theo Quyết định 128/QĐ-TTg của Chính phủ, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các phường, xã trên địa bàn thành phố tiếp tục chủ động thực hiện tầm soát cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị, định kỳ 5 ngày/1 lần; Tiếp tục tầm soát đối với các khu vực còn lại chưa thực hiện trong thời gian thực hiện Tuần cao điểm tầm soát Covid-19 Thành phố, đặc biệt là tập trung các khu vực dân cư có nguy cơ cao, có số lượng người lao động lớn, các chợ, mật độ giao thương dày đặc… để tổ chức tầm soát với lịch tầm soát 5 ngày/1 lần nhằm tiếp tục phát hiện kịp thời, bóc tách các ca nghi nhiễm, chủ động phòng, chống dịch hiệu quả.

Câu hỏi của bạn Hoàng Duy, Thành phố Huế: * Vấn đề về quét mã QR: a) Khi quét bằng máy tính: Phải bố trí 01 nhân sự + 01 máy tính luôn mở https://tcs.thuathienhue.gov.vn/quetqr. Do vậy kiến nghị xây dựng phần mềm quét mã QR trên máy tính để tự động chạy, chứ không phải lúc nào cũng phải luôn mở trang web và xác nhận. b) Ứng dụng quét mã QR trên điện thoại thì lại không hỗ trợ các điện thoại IPHONE đời 6 (6, 6S, Plus). Tốc độ nhận diện qua mã QR ở thẻ CCCD cực kỳ chậm, tỉ lệ thành công lại rất thấp. Đề xuất cập nhật sửa lỗi vấn đề này. c) Đề xuất song song với việc quét mã QR cá nhân thì xây dựng lại phương án quét mã QR bằng bảng địa điểm như trước đây, dữ liệu của quét mã QR cá nhân và cá nhân quét mã QR địa điểm đồng bộ với nhau. Việc này giúp san sẻ bớt công việc cho tổ chức, doanh nghiệp, phù hợp với các địa điểm kinh doanh. * Đường dây nóng 19001075: Đường dây nóng nhưng tỉ lệ gọi không thành công lại rất cao. Nhiều lúc gọi cả chục lần mới được, cứ báo là "Hiện tất cả tổng đài viên đều bận". * Fanpage: Trung tâm giám sát và điều hành đô thị thông minh Trả lời quá máy móc, nhiều khi đọc không hiểu công văn, quyết định,.... về dịch Covid 19. Muốn hỏi cho kỹ thì lại trả lời Copy nguyên Công văn, văn bản Paste lại, thế thì đọc luôn công văn, QĐ chứ hỏi làm gì nữa.

Trả lời của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Ứng dụng quét QR được triển khai hỗ trợ trên 3 nền tảng, điện thoại di động thông minh, máy tính bảng và máy tính để bàn hoặc xách tay. Kỹ thuật quét QR cả 3 nền tảng đều được hỗ trợ 2 chế độ là: Người kiểm soát xác nhận bằng hình thức bấm nút vào/ ra ngay sau khi quét, hoặc máy tự động xác nhận sau khi quét thẻ. Việc do người xác nhận hay máy tự động xác nhận đều do điểm quét chủ động cấu hình phương thức. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm sau:

- Thứ nhất, chế độ tự động xác nhận chỉ áp dụng cho điểm giám sát vào hoặc ra. Nếu chọn điểm thực hiện đồng thời cả xác nhận vào và ra thì không áp dụng chế độ tự động được, vì lúc này hệ thống không phân biệt được người quét là vào hoặc ra tại thời điểm. Trong thời gian tới, Sở sẽ nghiên cứu bổ sung nhận diện qua camera để áp dụng tự động ghi nhận hỗ trợ cho điểm quét có nhu cầu.

- Thứ hai, Chế độ tự động sẽ mặc định chuyển qua chế độ người xác nhận khi phát hiện người quét đang vi chính sách chống dịch như: Đang ở vùng hạn chế đi lại, đang trong giái đoạn điều trị, đang thưc hiện các biện pháp y tế. Điều này nhằm đảm bảo cho việc kiểm soát được chặt ché, tránh tình trạng quét hình thưc và cũng như giúp cho điểm kiểm soát thực hiện ngay các biện pháp chống dịch phù hợp.

Toàn bộ tài liệu hướng dẫn đều được cung cấp trực tuyến, Ông/ bà vui lòng tham khảo tại địa chỉ https://huecity.vn/quetqr

* Ứng dụng quét mã QR trên điện thoại thì lại không hỗ trợ các điện thoại IPHONE đời 6 (6, 6S, Plus). Tốc độ nhận diện qua mã QR ở thẻ CCCD cực kỳ chậm, tỉ lệ thành công lại rất thấp. Đề xuất cập nhật sửa lỗi vấn đề này.

Trả lời:

- Qua kiểm tra, cài đặt và sử dụng ứng dụng Quét QR trên điện thoại Iphone 6 vẫn hoạt động bình thường. Xin lưu ý, ứng dụng quét mã QR chỉ đăng ký phát hành đối với các thiết bị đăng ký vùng lãnh thổ Việt Nam, một số máy “xách tay” hoặc đăng ký vùng lãnh thổ nước ngoài cần thao tác chuyển vùng. Trong quá trình tải và sử dụng ứng dụng nếu gặp vướng mắc, Ông/Bà vui lòng liên hệ với Trung tâm IOC để được hỗ trợ, hướng dẫn.

- Mã QR trên căn cước công dân được in ấn với kích thước nhỏ và độ phân giải của camera trên thiết bị sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả quét mã. Vì vậy, khuyến nghị Ông/Bà nên sử dụng mã QR trên thẻ kiểm soát dịch bệnh hoặc mã QR trên ứng dụng PC-Covid Quốc gia.

* Đề xuất song song với việc quét mã QR cá nhân thì xây dựng lại phương án quét mã QR bằng bảng địa điểm như trước đây, dữ liệu của quét mã QR cá nhân và cá nhân quét mã QR địa điểm đồng bộ với nhau. Việc này giúp san sẻ bớt công việc cho tổ chức, doanh nghiệp, phù hợp với các địa điểm kinh doanh.

Trả lời:

Mã QR điểm đến đã được tỉnh triển khai trong giai đoạn đầu chống dịch. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai nhận thấy phương thức này bộc lộ nhiều hạn chế như: Không có cơ chế kiểm soát với ý thức người sử dụng chưa cao nên việc quét tại điểm đến rất thấp dẫn đến không đủ dữ liệu để phục vụ cho công tác chống dịch. So sánh giữa phương pháp dán QR tại điểm đến với quét QR bằng thiết bị có sự chênh lệch rất lớn: Việc dán QR thì trên toàn tỉnh bình quân 1 ngày tầm 2.000 lượt quét thì giải pháp quét QR lại ghi nhận mỗi ngày trung bình tầm hơn 200.000 lượt quét (Tỷ lệ tăng gấp 100 lần). Bên canh đó việc phát hiện và cảnh báo nếu phát hiện các vi phạm chống dịch theo giải pháp dán QR tại các điểm đến không được các điểm đến phát hiện kịp thời dẫn đến các biện pháp chống dịch sẽ bị tác động và gây nguy cơ cao.

Trên cơ sở đó việc triển khai cả 2 hình thức tuy về mặt lý thuyết sẽ thuận lợi cho các điểm đến, song trên thực tế cũng sẽ tạo ra các điểm cho số lượng quét thấp, đặc biệt tạo ra sự lúng túng cho người dân khi không có điện thoại di động thông minh cũng như tốn kém nhiều nguồn lực hơn. Định hướng một giải pháp giúp tạo thành thói quen thống nhất từ đó bổ trợ tốt hơn trong công tác chống dịch, đặc biệt là giải pháp sẵn sàng thích ứng an toàn trong thời gian tới.

* Đường dây nóng nhưng tỉ lệ gọi không thành công lại rất cao. Nhiều lúc gọi cả chục lần mới được, cứ báo là "Hiện tất cả tổng đài viên đều bận".

Trả lời:

Rất cảm ơn câu hỏi của quý Ông/ bà.

Trước tiên, Chúng tối cảm thấy rất vui vì đang phát huy được trách nhiệm của đơn vị cũng như tính hiệu quả của Tổng đài. Sau một thời gian vận hành, được sự tin tưởng của bà, con nhân dân tổng đài 19001975 đã trở thành kênh kết nối thường xuyên của bà, con. Không dừng lại ở trong tỉnh, Tổng đài còn tiếp nhận rất nhiều của cuộc gọi của bà con ngoài tỉnh và cả người nước ngoài.

Tuy nhiên, lĩnh vực được bà con hỏi ngoài việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 thì các vấn đề về phản ánh hiện trường và các lĩnh vực khác cũng được bà con tin tưởng gọi điện. Trung bình mỗi ngày Chúng tôi nhận từ 2.000 cuộc gọi, có những thời gian cao từ 4.000 đến 5.000 cuộc gọi. Bên cạnh đó, Chúng tối phải thực hiện các cuộc gọi ra đối với các nội dung cần xác minh nhằm hỗ trợ bà con. Có nhiều cuộc gọi hỏi những vấn đề thật sự không liên quan, không cấp thiết cũng làm cho tình trạng quá tải như hỏi về vùng cấp độ dịch (Cho dù chúng tôi đã công bố trên Hue-S), có một số thông tin trên Cổng thông tin của UBND tỉnh, Fanpage của UBND tỉnh và IOC đã cung cấp nhưng bà con không đọc và mong muốn gọi qua hỏi để nhanh hơn. Đặc biệt, tỷ lệ cuộc gọi quậy phá ngày có chiều hướng càng tăng nhất là các thời điểm cao điểm và khung giờ 2 đến 3 giờ sáng. Chúng tôi phải thường xuyên phối hợp với Công an để xử lý. Ngoài ra, cũng có những trường hợp công dân gọi nhưng không đúng số của Tổng Đài. Khi xác minh lại thông tin thì do công dân bấm sai số. Một số thời điểm tổng đài gặp sự cố về kỹ thuật cũng đã ảnh hưởng đến các cuộc gọi của người dân.

Về nhân sự, nhằm đảm bảo sức khỏe và tính hiệu quả, Chúng tôi đã bố trí 4 ca trực để đảm bảo 24/7 được kết nối (Công việc này được xem là rất mới đối với đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan Nhà nước). Trong quy trình vận hành, tổng đài 19001075 có quy trình rà soát và gọi lại đối với các cuộc gọi nhỡ. Tuy nhiên, một số thời điểm quá cao, việc rà soát gọi lại cũng không đủ thời gian và nhân lực thực hiện dẫn đến trôi cuộc gọi nhỡ.

Chúng tôi xin khuyến khích bà con khi gặp các trường hợp gọi không được xin vui lòng gửi tin nhắn qua fanpage https://facebook.com/HueIOC hoặc zalo của Trung tâm qua số 0941260505, tổng đài viên sẽ gọi lại hỗ trợ.

Chúng tôi đã làm hết sức có thể và sẽ quyết tâm làm tốt hơn trong thời gian tới, Rất mong Ông/Bà thông cảm và chia sẻ vì sự quá tải này.

* Trả lời quá máy móc, nhiều khi đọc không hiểu công văn, quyết định,.... về dịch Covid 19. Muốn hỏi cho kỹ thì lại trả lời Copy nguyên Công văn, văn bản Paste lại, thế thì đọc luôn công văn, QĐ chứ hỏi làm gì nữa.

Trả lời:

Quy trình vận hành của Trung tâm: Nhằm tạo thuận tiện cho bà, con thì IOC ra đời với mục đích để tạo ra kênh kết nối duy nhất giúp bà con chuyển tải thông tin. Tuy nhiên, theo quy định thì những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ của các ngành, lĩnh vực khác thì IOC phải thực hiện kết nối lấy ý kiến của các ngành, lĩnh vực khác nhằm đảm bảo tính chuyên môn và tính chính xác. Việc này sẽ mất thời gian chờ đợi của bà con. Vì vậy, một số trường hợp chưa có ý kiến các ngành lĩnh vực chuyên môn thì IOC không thể đưa ra quan điểm cá nhân, việc chuyển nguyên văn nội dung văn bản là mục đích đảm bảo tính chính xác.

Việc này đã làm cho người bà con phản ánh không hài lòng, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tiếp thu thông tin phản ánh và sẽ lưu ý bộ phận trực trả lời tin nhắn fanpage, mong Ông/Bà thông cảm và phản hồi lại các nội dung chưa hài lòng trực tiếp để Trung tâm tiếp tục cải tiến nhằm phục vụ người dân tốt hơn.

Ngoài ra, xin bà con lưu ý có 2 kênh được xem là chính thống phải có trách nhiệm trả lời là phản ánh trực tiếp qua Hue-S và gọi đến tổng đài 19001075. Các kênh khác nhằm hỗ trợ cho bà con thông tin nhanh và chỉ mang tính tham khảo.

Xin chân thành cảm ơn các câu hỏi, và đây sẽ là những thông tin quý báu để Chúng tôi hoàn thiện chất lượng hơn trong thời gian tới.

Câu hỏi của bạn Khương cố đô , Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook : Chuẩn bị cho kịch bản dịch bệnh bùng phát rộng , cần thiết phổ biến rộng rãi số điện thoại đường dây nóng, số điện thoại của trạm y Tế lưu động từng địa bàn, khu vực để người dân liên lạc khi cần hổ trợ. TĐ Hue-S có lúc người dân gọi đến nhưng không được.

Trả lời của Sở Y tế:

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai đường dây nóng 19001075 để tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc về quy định phòng chống dịch COVID-19 cho người dân trên địa bàn, tuy nhiên do số lượng liên hệ tổng đài 19001075 quá lớn dẫn đến một số thời điểm quá tải. Trong trường hợp không liên lạc được với tổng đài 19001075 thì công dân có thể liên hệ với Sở Y tế hoặc Trạm Y tế địa phương để được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch.

Câu hỏi của bạn Hoàng Văn Bảo, Thành phố Huế:

Trong bối cảnh vô cùng khó khăn khi làm sóng dịch covid-19 lần thứ 4 bùng phát, xin được hỏi dịch bệnh đã tác động thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và kết quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được năm 2021?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình

Năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có khởi sắc so với năm 2020, 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 5,64%- đây là mức tăng khá so với các tỉnh/thành trong vùng duyên hải miền Trung trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh, trong đó Khu vực du lịch, dịch vụ có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng 4,86%.  

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực; hoạt động sản xuất doanh nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức: làm gián đoạn chuỗi cung ứng, một số đơn hàng giảm, chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển, logistics tăng mạnh, giá tiêu thụ nông sản giảm; đặc biệt trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp là các doanh nghiệp du lịch, vận tải, xây dựng; hàng ngàn lao động bị thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động; hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) gặp khó khăn, tiến độ triển khai dự án đầu tư chậm,…. đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể, có 9/13 chỉ tiêu chủ yếu đạt kế hoạch đề ra, có 04 chỉ tiêu không đạt, gồm: Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 4,36% (kế hoạch 7,4% - 8,4%), thu nhập bình quân đầu người đạt 2.200 USD (kế hoạch 2.300 USD), vốn đầu tư toàn xã hội đạt 25.545 tỷ đồng (kế hoạch 27.000 tỷ đồng), số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm 4 xã (kế hoạch 7-9 xã). Kết quả thực hiện trên các ngành, lĩnh vực:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 4,36% với quy mô kinh tế 58.690 tỷ đồng (giá HH), trong đó: Khu vực dịch vụ tăng 1,6%;  Khu vực công nghiệp và xây dựng  tăng 7,74%  (Công nghiệp tăng 8,42%, Xây dựng tăng 5,58%);  Khu vực nông nghiệp tăng 3,62%; Khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,64% . Cơ cấu các khu vực kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông nghiệp - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng 46,5% - 33,1% - 11,6% - 8,8%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 51,35 triệu đồng, tương đương 2.200 USD. Năng suất lao động xã hội ước đạt 98 triệu đồng/người, tăng 10,7%. Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp  (TFP) ước đạt 42-43%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 25.545 tỷ đồng, tăng 4,5%, đạt 95% kế hoạch. Đặc biệt, Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 10.206 tỷ đồng, vượt 68,3% dự toán, tăng 11,9%. Kim ngạch xuất khẩu đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD (ước đạt 1.022 triệu USD), tăng 19,2% so với cùng kỳ.

Câu hỏi của bạn Lê Văn Phú, Phú Lộc:

"Nhiệm vụ kép" - vừa tiếp tục phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay cụ thể là như thế nào? Qua theo dõi truyền thông, tôi thấy hằng ngày chủ yếu nghe tin tỉnh nhà chống dịch chứ các hoạt động thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế chưa thấy rõ nét? Tỉnh có nhận định như vậy không? Giải pháp, lộ trình của tỉnh như thế nào để đảm bảo như lời hứa của LĐ tỉnh trong nhiệm kỳ mới là sẽ tự cân đối thu – chi ngân sách trước (vào) năm 2025?!

Câu hỏi của bạn Nguyễn Nhật Tân, tp Huế

Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế tỉnh nhà chịu ảnh hưởng rất lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP chưa đạt kế hoạch đề ra. Đề nghị UBND tỉnh cho biết các giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình “bình thường mới” trong bối cảnh dịch Covid-19, đặc biệt là các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022.

Câu hỏi của bạn Phan Thái An, tp Huế
Xin cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế có chủ trương, kế hoạch, kịch bản gì cho việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19? nhất là giải quyết việc làm cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thu hút đầu tư, phục hồi du lịch?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:


Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường

Năm 2021, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, song với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự cố gắng, nỗ lực, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, tỉnh đã triển khai đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp vừa phòng, chống, ngăn chặn, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh vừa hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:

Đã tạo điều kiện thuận lợi để đón và đưa đi cách ly tập trung cho khoảng 57.700 công dân từ các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương; lực lượng y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chi viện 815 y bác sĩ vào chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Kinh tế tăng trưởng dương, đạt 4,36%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 10.206 tỷ đồng, vượt 68,3% dự toán, tăng 12% so với thực hiện cùng kỳ; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 25.545 tỷ đồng, tăng 4,5% so cùng kỳ, đã cấp phép cho 25 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 12.504,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số nhà đầu tư lớn khác đang nghiên cứu đầu tư vào địa bàn tỉnh trong lĩnh vực đô thị, du lịch, thương mại như CTCP Hàng hải Vsico, CTCP ICID Chân Mây (thuộc Tổng Công ty Xây dựng đường thủy), CTCP Đầu tư Hạ tầng KCN Bảo Minh, Công ty CP quản lý bất động sản CONASI, CTCP sản xuất công nghiệp kính Chân Mây - CFG, CTCP Tập đoàn FLC, Công ty CP Western Pacific,…. Đặc biệt, ngày 25/11/2021 đã ký kết Bản ghi nhớ với Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư Trung tâm thương mại AEON MALL tại Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để phục hồi kinh tế trong trạng thái bình thường mới trong bối cảnh dịch Covid-19, tỉnh sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tế của địa phương như sau:

1. Nhóm giải pháp thứ nhất là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế. Thừa Thiên Huế có bệnh viện trung ương Huế cùng đội ngũ y bác sỹ hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, một số bệnh viện tuyến huyện hiện nay đang xuống cấp, trang thiết bị y tế còn chưa đảm bảo. Vì vậy, thời gian đến, tỉnh sẽ tập trung khảo sát và chuẩn bị tốt các dự án đầu tư để tranh thủ nguồn vốn Bộ Y tế để đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở tuyến huyện, trạm y tế xã đảm bảo công tác phòng và chữa bệnh cho người dân; triển khai chính sách bảo hiểm y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19; lên kế hoạch xây dựng các bệnh viện dã chiến, tổ chức phân tầng điều trị trong trường hợp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vắc-xin cho toàn dân.

2. Nhóm giải pháp thứ hai là chú trọng vào công tác an sinh xã hội.

Nhóm giải pháp sẽ tập trung nghiên cứu đến việc tạo điều kiện cho những lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có điều kiện ăn ở, sinh hoạt đảm bảo cuộc sống lâu dài. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hỗ trợ cho vay thông qua Ngân hàng chính sách để giải quyết việc làm đối với các đối tượng lao động mất việc làm quay trở về địa phương (dự kiến 20 triệu đồng/việc làm). Năm 2022, tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nhà máy dệt may tạo năng lực mới, giải quyết việc làm, cụ thể: Công ty CP Dệt may Thiên An Phú, Công ty TNHH Lavaya, CTCP Dệt may Phú Hòa An, Nhà máy sản xuất trang phục lót và hàng thể thao của Sacvi Huế tại KCN Quảng Vinh,… dự kiến sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 - 8.000 lao động.

3. Nhóm giải pháp thứ ba là phục hồi, phát triển các ngành kinh tế

Du lịch: Tập trung triển khai các gói kích cầu du lịch, cơ chế chính sách hoa hồng cho các đơn vị lữ hành đưa khách đến tham quan tại tỉnh; Chính sách kích cầu hỗ trợ loại hình du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), Teambuilding và các đoàn Charter; giảm phí tham quan di tích lịch sử, thu hút khách du lịch nội địa, quốc tế theo chiến dịch “hộ chiếu vắc xin” nhằm tăng nguồn thu phí tham quan di tích để lại 100% cho đầu tư trùng tu, bảo tồn di tích (theo Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế). Đẩy mạnh số hóa, ứng dụng công nghệ trong du lịch như đẩy mạnh ứng dụng các dịch vụ công nghệ thông tin trên không gian số.

Công nghiệp: Ưu tiên huy động các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải, đầu tư thêm các cụm công nghiệp, mở rộng Khu công nghiệp trên địa bàn. Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã cấp quyết định chủ trương/quyết định đầu tư, chú trọng các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng như: KCN Viglacera, KCN Tứ Hạ, hạ tầng Khu kinh tế - Saigon Invest, hình thành Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh, định hướng phát triển thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia - Chi nhánh tại Thừa Thiên Huế và từng bước hình thành Khu công nghệ cao quốc gia tại Thừa Thiên Huế.

Hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, quy mô lớn như: dự án Laguna Lăng Cô giai đoạn 2, dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô, dự án Bến số 2 - Cảng Chân Mây, dự án Bến số 3 - Cảng Chân Mây, Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Gilimex, dự án hạ tầng Khu công nghiệp - Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, Dự án Khu phức hợp du lịch dịch vụ Đăng Kim Long,….

Phát triển chuỗi dịch vụ logistics gắn với các ngành sản xuất gắn với hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối hàng hoá và các ngành dịch vụ khác. Có chính sách thu hút, hỗ trợ xuất khẩu qua Cảng biển Chân Mây – Lăng Cô. Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu; xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tập trung thực hiện hiệu quả các chính sách xúc tiến thương mại, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Nông nghiệp: Phát triển những sản phẩm OCOP; Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh với các hình thức trang trại, gia trại; Hình thành các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, xuất khẩu. Phát triển bộ giống cây trồng, ứng dụng công nghệ trong trồng trọt, tập trung phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ FSC, trồng cây bản địa, cây dược liệu. Đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận, tham gia các sàn thương mại điện tử quốc tế để quảng bá, kinh doanh sản phẩm.

Nhóm giải pháp cũng tập trung đến các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cụ thể như các chính sách giãn, giảm, hoàn thuế, giảm phí, lệ phí và gia hạn, miễn tiền thuê đất; chính sách giảm lãi vay vốn ngân hàng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực cho phục hồi và phát triển; chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tập huấn, đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào quản lý, điều hành doanh nghiệp, mở rộng tìm kiếm đối tác, thị trường; Tham gia các sàn thương mại điện tử quốc tế. Chính sách về hỗ trợ đào tạo lao động, khởi nghiệp; chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Luật đầu tư mới sửa đổi,…

4. Nhóm giải pháp thứ tư về kích cầu đầu tư công. Huy động nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn từ ngân sách TW, địa phương và đầu tư từ các bộ ngành. Năm 2022, huy động khoảng 6.000 tỷ, trong đó vốn đầu tư công Chính phủ giao địa phương 4.266,05 tỷ đồng. Chú trọng đẩy nhanh đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm phát triển khung hạ tầng như: Tuyến đường bộ ven biển, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2, hạ tầng đô thị thành phố Huế; hạ tầng đô thị Phong Điền... Đồng thời, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo phải giải ngân hết 100% kế hoạch vốn. Thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn đầu tư công cho công trình, dự án khác nếu chủ đầu tư không làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, không đảm bảo tiến độ giải ngân.

5. Nhóm giải pháp thứ sáu là về quản lý điều hành, cải cách hành chính, chuyển đổi số. Đổi mới phương thức điều hành xã hội, thực thi công vụ dựa trên nền tảng số, xây dựng mô hình kinh tế mới; trong đó, phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, tiến tới chính quyền số là yếu tố trọng tâm, xây dựng chính quyền điện tử. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Trong năm 2021 đã hỗ trợ cho 100 Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Năm 2022, phấn đấu chuyển đổi số cho 30% doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh.

6. Nhóm giải pháp cuối cùng là tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua những nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu; xây dựng và đẩy mạnh các gói kích cầu du lịch; huy động tối đa nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng quan trọng; tập trung trùng tu và bảo tồn các di sản xuống cấp nghiêm trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tỉnh sẽ triển khai xây dựng các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết cùng Kế hoạch triển khai chi tiết, với sự tham gia của các cấp, các ngành và vận động sự chung sức, đồng lòng của người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

Câu hỏi của bạn Thái Quang Trung, Phường An Cựu, thành phố Huế:

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Vậy tại sao chính quyền địa phương không thực hiện công tác phòng, chống dịch từ xa như trước đây. Giải pháp đó đã cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh cũng như đảm bảo an sinh cho người dân trên địa bàn.

Câu hỏi của bạn PHAN TRỌNG NGHĨA, Tứ Hạ, thị xã Hương Trà
Hiện nay, tỉnh đang trong trạng thái bình thường mới, thích ứng với dịch bệnh để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những hoạt động với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, masage, xông hơi, cơ sở thẩm mỹ/spa, game online, rạp chiếu phim, Pub beer vẫn tiếp tục tạm dựng. Vậy, tỉnh đã có giải pháp nào để người dân kinh doanh những loại hình nêu trên có thể hoạt động, mở cửa trở lại trong thời gian tới nhằm đảm bảo thu nhập cũng như đời sống.

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Liên quan đến câu hỏi của độc giả Thái Quang Trung: Như tôi đã trao đổi về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên theo Nghị quyết 128 của Chính phủ Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, các kịch bản, biện pháp phòng chống dịch của tỉnh phải thay đổi để phù hợp với tinh thần chung của quốc gia và sự ổn định phát triển kinh tế. Theo đó, công tác phòng, chống dịch từ xa được thay đổi theo phương thức linh hoạt bằng các biện pháp kiểm soát cụ thể bằng hệ thống giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin. Bằng các phần mềm hệ thống, tất cả người đến/trở về từ các vùng dịch đều được giám sát trên hệ thống, một công dân đến Huế ngay khi vừa lên máy bay chúng tôi đã phối hợp với các hãng bay và cơ quan hàng không để có dữ liệu dịch tễ chuyển về tận địa phương; ngoài ra, bằng hệ thống quét mã QR và thực hiện phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", các lực lượng phòng chống dịch tại cơ sở, Tổ phòng chống dịch cộng đồng đã kịp thời thống kê, kiểm soát người về. Hệ thống ứng dụng phòng chống dịch đã cập nhật, phân tích số liệu, các yếu tố dịch tễ để Ban chỉ đạo COVID-19 các cấp kịp thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Ngoài ra, để đảm bảo lưu thông hàng hóa, tạo thuận lợi đi lại của công dân, chúng ta chấp hành các quy định của Bộ Giao thông vận tải và nguyên tắc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" phải được thực hiện nghiêm túc.

Câu hỏi của bạn Hoàng Minh Công, Phú Vang:

Tổ chức Y tế Thế giới đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng quan ngại của virus SARS-CoV-2, gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại Nam Phi. Biến chủng này đã được ghi nhận tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vậy tỉnh đã có giải pháp gì để phòng chống biến chủng mới chưa. Vì theo tôi được biết, hiện tình nhà đang rất vất vả để khắc phục, đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn.

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Biến chủng Omicron là nhóm biển chủng mới của COVID-19 đã được WHO đánh giá là một biến thể đáng lo ngại. Theo nghiên cứu, biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu. Omicron có thể lây lan nhanh nhưng ít độc lực hơn so với các biến chủng khác. Dù mới xuất hiện song biến chủng Omicron đã xuất hiện ở 4 châu lục và đã có ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xác nhận các trường hợp biến chủng Omicron. Đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy biến chủng Omicron làm giảm hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19.

Tại Việt Nam đến nay chưa ghi nhận biến thể Omicron, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan là rất lớn. Vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch hiện hành với chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, với giải pháp 5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân và giám sát chặt chẽ những trường hợp nhập cảnh đến từ các nước đã ghi nhận biện thể Omicron./.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Duy Nhân, Thành phố Huế:

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức đón khách du lịch quốc tế trở lại. Vậy, cho tôi hỏi, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp lữ hành, homestay quy mô nhỏ,... trong quá trình phục hồi và phát triển hay không. Cụ thể là gì?

Câu hỏi của bạn MAI VĂN PHÚC, Vĩnh Ninh, tp Huế
Được biết tỉnh vừa có kế hoạch mở cửa du lịch, đón các đoàn khách quốc tế, xin cho hỏi ngành du lịch đã chuẩn bị kịch bản và biện pháp phòng dịch như thế nào để đảm bảo an toàn khi mà dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

- Liên quan đến câu hỏi này thì tôi trả lời như sau:

Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 375/KH-UBND về việc tổ chức đón khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế theo kế hoạch chung Phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm tích cực chuẩn bị theo lộ trình mở cửa của ngành du lịch Việt Nam với phương châm "An toàn đến đâu mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn" để sớm khôi phục lại hoạt động du lịch, góp phần thực hiện các mục tiêu phục hồi, thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Với lộ trình này, Thừa Thiên Huế cũng như một số địa phương khác đã có kịch bản 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (có thể triển khai ngay từ cuối tháng 12/2021 đến đầu quý I/2022):

Thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, thông qua hình thức các chuyến bay thuê chuyến (charter) đến Thừa Thiên Huế

Giai đoạn 2 (trong quý I/2022)

Mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối đưa khách đến Thừa Thiên Huế thông qua các chuyến bay thẳng thuê chuyến như giai đoạn 1 và chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đến các địa phương đã được chấp thuận đón khách quốc tế và có thể bổ sung thêm một số địa phương khác.

Giai đoạn 3: Thời điểm bắt đầu giai đoạn 3 sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế, khi áp dụng cơ chế “hộ chiếu vắc-xin” đồng bộ trên toàn cầu và trên cơ sở đánh giá kết quả đón khách du lịch quốc tế trong 02 giai đoạn đầu, đưa hoạt động bình thường trở lại theo hình thức linh hoạt, an toàn, phòng chống dịch bệnh đối với các thị trường khách du lịch quốc tế.

Để đảm bảo an toàn chung khi đón khách quốc tế, ngành du lịch phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế; một số yêu cầu được đặt ra đối với du khách như, khách du lịch quốc tế phải sử dụng "hộ chiếu vaccine", có bảo hiểm du lịch quốc tế bao gồm tất cả chi phí y tế liên quan đến COVID-19; ưu tiên từng giai đoạn đón khách đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ tiêm chủng cao, có độ an toàn cao về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại một số khu vực như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ và châu Âu đã có đường bay quốc tế thương mại đến Việt Nam,

Các khu điểm, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch phải được chứng nhận là cơ sở an toàn với các phương án phòng chống dịch bệnh được ngành du lịch và chính quyền địa phương phê duyệt. Nếu có sự cố khách nhiễm bệnh, tỉnh có phương án chăm sóc điều trị tại cơ sở điều trị dành cho du khách với sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị lữ hành tổ chức tour. Khi tổ chức đón các đoàn khách quốc tế đến tỉnh, bên cạnh phương án của tỉnh, mỗi khu, điểm du lịch bắt buộc phải có những phương án riêng để chủ động quản trị rủi ro dịch bệnh và đảm bảo an toàn khi đón khách. Ngoài các tiêu chuẩn chung như tuân thủ nguyên tắc 5k và chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch, các nhân viên phục vụ khách du lịch quốc tế phải thực hiện "3 tại chỗ", tiêm đủ liều vacin được đào tạo kỹ về bảo hộ, đảm bảo an toàn… để hướng dẫn và phục vụ khách du lịch; được kiểm tra ngẫu nhiên và định kỳ COVID -19.

- Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong 2 năm qua ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã bị ảnh hưởng rất nặng nề; có đến 80% cơ sở lưu trú, trong đó hầu hết các cơ sở homestay phải đóng cửa, số cơ sở còn lại phải hoạt động một cách cầm chừng. Tất cả doanh nghiệp lữ hành du lịch đều tạm ngưng kinh doanh, một số phải chuyển đổi kinh doanh lĩnh vực khác.

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản số 8523/UBND-XH, ngày 16/9/2021 về việc triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Trong đó, người lao động tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ du lịch (như homestay, nhà hàng,..) là nhóm đối tượng lao động tự do (dự kiến khoảng gần 2.000 người) sẽ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/một lần.

Trong thời gian tới, tỉnh đang xem xét cho thực hiện các giải pháp như sau:

- Tiếp tục giảm 50 % phí tham quan cho tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham quan, tìm hiểu tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế trong năm 2022; Miễn, giảm từ 50% giá vé tham quan các điểm thuộc Sở ngành, địa phương quản lý (bảo tàng, làng cổ Phước Tích…).

- Nghiên cứu cơ chế để sớm ban hành chính sách hoa hồng cho các đơn vị lữ hành đưa khách đến tham quan các điểm di tích trên địa bàn tỉnh.

- Xem xét có chính sách kích cầu hỗ trợ loại hình du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), Team-building và các đoàn tour bay thuê nguyên chuyến đến Huế.

- Có chính sách về hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành công tác xúc tiến, quảng bá trên các kênh truyền thông về sản phẩm và các gói kích cầu du lịch của doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối, tiếp cận thị trường khách nội địa và quốc tế;

- Tiếp tục triển khai việc giảm tiền, giảm giá các dịch vụ điện, nước trong thời gian tới đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lao động thất nghiệp, nghỉ việc tạm thời đối với nguồn nhân lực trong ngành du lịch…

- Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND, ngày 09/7/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, trong đó có nội dung hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa các cơ sở lưu trú trong dân (homestay) tại các điểm du lịch cộng đồng, cụ thể: a) Mức hỗ trợ xây dựng mới không quá 30 triệu đồng cho 01 phòng, tối đa 100 triệu đồng/cơ sở cho ba 03 phòng; b) Mức hỗ trợ cải tạo, sửa chữa 15 triệu cho 01 phòng, tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở (có từ 03 phòng trở lên).

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục đề xuất các cấp trung ương xem xét có chính sách hỗ trợ áp dụng phạm vi toàn quốc:

- Có chính sách về giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% đến hết năm 2022 cho hoạt động kinh doanh du lịch;

- Điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất;

- Giao Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có chính sách cho vay lãi xuất ưu đãi đối với các doanh nghiệp du lịch.

- Cùng với đó là miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa; thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2022.

- Điều chỉnh thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) là 24 tháng thay vì 12 tháng; cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện trong năm 2022 hoặc đến khi dịch COVID-19 được kiểm soát và hoạt động du lịch được triển khai bình thường; bổ sung gói tín dụng cho doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh du lịch vay một số khoản vay với lãi suất ưu đãi để trả lương, đóng bảo hiểm cho người lao động, vay để sửa chữa, duy tu cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Liễu, Phường Đúc, Thành Phố Huế:

Hiện nay tỉnh đã có chủ trương cho học sinh THPT và THCS đi học trở lại, vậy ngành giáo dục đã có những phương án như thế nào để kiểm soát tốt dịch bệnh, kịch bản nào khi trường có học sinh bị nhiễm F0?

Câu hỏi của bạn HANH PHUOC NGUYEN, Fanpage UBND tỉnh
Xin Tỉnh cho biết khi nào thì khống chế được sự gia tăng của F0 trong cộng đồng? Và khi nào thì học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh được đến trường hoàn toàn mà không phải học online ạ? Xin cảm ơn!

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó Ngành Giáo dục cũng phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo Ngành Giáo dục và chính quyền các địa phương chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức dạy học trực tiếp, dạy học trên truyền hình và dạy học trực tuyến tùy theo từng vùng, địa phương cụ thể nên đến nay cơ bản đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch năm học 2021-2022.

Trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và các chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, trong thời gian đến, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Ngành Giáo dục và các địa phương căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị để thực hiện linh hoạt các hình thức dạy học (trực tiếp, truyền hình, trực tuyến), trong đó tận dụng tối đa “thời gian vàng” để đẩy mạnh việc dạy học trực tiếp cho học sinh.

Tại Thông báo số 586/TB-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh đã thống nhất cho tất cả trường THPT trên địa bàn được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường từ ngày 13/12/2021 (đã tổ chức tiêm vắc xin mũi 01 đủ 14 ngày). Đối với các trường THCS đã tổ chức tiêm vắc xin mũi 01 cho tất cả các học sinh từ 12 tuổi đến 15 tuổi nếu đủ 14 ngày thì được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường. Tuy nhiên, đối với những vùng tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp khi phát hiện có yếu tố dịch tễ trong cộng đồng, trong trường học thì cho học sinh có liên quan đến yếu tố dịch tễ chuyển sang học trực tuyến. Như vậy trong một trường học có thể một lúc thực hiện 3 hình thức dạy học (trực tiếp, truyền hình, trực tuyến).

Chủ trương của Tỉnh đối với giáo dục là tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép, vừa triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục năm học, vừa phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn trường học trước dịch bệnh. Để làm được điều này, UBND tỉnh có các phương án sau:

- Các cơ sở giáo dục tận dụng tối đa “thời gian vàng” ở trường để dạy học trực tiếp cho học sinh; kết hợp tăng cường các giải pháp chủ động trong công tác phòng chống dịch; tập trung thời gian dạy học chương trình chính khóa, dừng tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

- Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học phù hợp với tình hình diễn biến dịch tại từng địa phương; bám sát tình hình địa bàn để căn cứ tình hình thực tế từng xã/phường/thị trấn để chuyển trạng thái học tập từng khối, lớp phù hợp.

- Chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm đủ 02 mũi vắc xin cho học sinh từ 12 đến 17 tuổi.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch Covid-19 trong trường học: thường xuyên rà soát, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng chống dịch; thực hiện các phương án, kịch bản phòng chống dịch đã được Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh hướng dẫn; đặc biệt, tổ chức tầm soát hàng ngày các yếu tố dịch tễ đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và người nhà học sinh; kiểm soát chặt chẽ người ra, vào trường học; quét mã QR và thực hiện 5K theo đúng quy định.

- Trong trường hợp xảy ra F0 trong trường học: Ngành Giáo dục phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế để xử lý, truy vết kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên và cộng đồng. Đồng thời, đánh giá yếu tố dịch tễ để chuyển trạng thái học tập (học truyền hình, trực tuyến) cho học sinh theo diện hẹp (từng khối, lớp), hạn chế việc dừng đến trường đại trà theo diện rộng.

- Khi học sinh phải nghỉ học do dịch bệnh đi học tập trung trở lại, các cơ sở giáo dục ưu tiên rà soát bổ sung kiến thức cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 6 (đang thực hiện Chương trình phổ thông mới).

Trong thời gian vừa qua, Ngành Giáo dục và chính quyền các địa phương đã hết sức nỗ lực, cố gắng để đảm bảo công tác phòng chống dịch và tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt nhằm hoàn thành kế hoạch năm học và đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên. Rất mong trong thời gian đến, quý bậc phụ huynh, học sinh và nhân dân toàn tỉnh tiếp tục ủng hộ, chia sẻ và đồng hành cùng Ngành Giáo dục để vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đề ra.

Câu hỏi của bạn Phạm Tâm An, anpham_02@gmail.com:

Tiến độ đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ chính trị có bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 không? Giải pháp trọng tâm của tỉnh hiện nay là gì để có đảm bảo tiến độ như kế hoạch đã đề ra ?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ngay từ đầu năm 2020 tình hình đại dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước; tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ảnh hưởng trực tiếp quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong bối cảnh đặc biệt khó khăn đó, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung lãnh chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 54-NQ/TW thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp.

Thứ nhất là đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng thành phố trực thuộc trung ương. Vừa qua, tỉnh đã được Quốc hội thông qua một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế và được UBTVQH cho phép mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế. Thời gian đến, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ để có những chính sách đặc thù trong tiêu chí phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính để hướng đến mục tiêu sớm xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Song song với đó, tỉnh cũng triển khai Quy hoạch chung đô thị và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ hai là phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và đô thị đồng bộ, hiện đại và thông minh, đảm bảo sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Thu hút vốn đầu tư bằng nhiều hình thức cho xây dựng hệ thống giao thông, đảm bảo tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế. Hoàn thành đầu tư tuyến đường bộ ven biển, cao tốc nối các tỉnh trong vùng KTTĐMT, mở rộng các tuyến QL49A, QL49B, nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây thành cảng Container, cảng du lịch; nâng công suất cảng hàng không quốc tế Phú Bài; Cải tạo tuyến đường sắt khu vực đèo Hải Vân, đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông đối nội kết nối giữa các đô thị, ưu tiên tuyến đường Huế- Thuận An, Đường Tố Hữu- sân bay Phú Bài, đường vành đai 3 thành phố Huế, xây dựng cầu qua sông Hương. Nâng cấp một số tuyến đường nội thị quan trọng tại thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, Phong Điền. 

Thứ ba là thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. Tỉnh sẽ ban hành chính sách thu hút đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch; đổi mới cơ chế quản lý, khai thác sau đầu tư. Đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Chủ động thu hút có chọn lọc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao, đảm bảo môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh. Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ, quản trị, cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2013.

Thứ tư là nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước,…

Những giải pháp trên sẽ góp phần tạo nền tảng vững chắc hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng “Văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” trước năm 2025 theo Kế hoạch đã đề ra.

Câu hỏi của bạn Lê Trường Thọ, Tp Huế:

TTH đã có kịch bản, chương trình tổng thể về phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 chưa? Cụ thể như thế nào

Câu hỏi của bạn NGUYỄN PHƯỚC HẠNH NHÂN Boston, US

1. Xin lãnh đạo tỉnh cho biết rõ hơn về việc “chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của tỉnh TTH trong giai đoạn hiện nay là gì? 

2. Vậy thì Thừa Thiên Huế đã xác định đâu là những thách thức cho giai đoạn tiếp theo – thời kỳ hậu covid19? Tỉnh đã có những nhìn nhận như thế nào liên quan đến rủi ro về lạm phát đến từ tác động của các gói hỗ trợ của Nhà nước, cũng như các gói kích thích kinh tế ứng phó COVID-19 Có giải pháp gì để khơi dậy dòng vốn (thu hút đầu tư) trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh (trong khi nhiều tỉnh lân cận đang có những đầu tư khá mạnh)?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

1. Về việc xây dựng kịch bản, chương trình tổng thể về phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19: Hiện nay tỉnh đã có báo cáo số 314 /BC-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2021 Đánh giá tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế đến năm 2023; Tổ công tác 2525 (tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng dịch Covid) cũng đang nghiên cứu xây dựng kịch bản chi tiết phù hợp hơn trong tình trạng bình thường mới.

Ngoài ra tỉnh cũng đã ban hành các kế hoạch cụ thể như: Kế hoạch số 374/KH-UBND Phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; và Kế hoạch số 343/KH-UBND Triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Về việc “chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của tỉnh TTH trong giai đoạn hiện nay là gì? Vậy thì Thừa Thiên Huế đã xác định đâu là những thách thức cho giai đoạn tiếp theo – thời kỳ hậu Covid-19

Mặc dù, đại dịch Covid-19 xảy ra với nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên, tỉnh đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, các giải pháp hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ người dân,...Nhờ đó, có tác động tích cực đến với doanh nghiệp, người dân trong nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng xã hội phòng chống Covid-19, đặc biệt nổi bật trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Chuyển đổi số - Huế 2021 trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, doanh nghiệp, thương mại dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao,…đã có cơ hội mở rộng lĩnh vực dịch vụ, tăng doanh thu góp phần cơ hội cho khởi nghiệp pháp triển; việc chuyển đổi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường: đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, thiết bị y tế,...Đồng thời đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ từ Trung ương kết hợp với đánh giá, nhận định, chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng để đưa ra các giải pháp phù hợp tình hình thực tế của địa phương nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đôn đốc hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đã được cấp phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút làn sóng đầu tư tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, phát triển doanh nghiệp cùng với các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trọng trạng thái bình thường mới,....tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế năm 2023

Thách thức cho giai đoạn tiếp theo – thời kỳ hậu Covid:

 - Tình hình dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát từ tháng 4/2021 nên hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể: Chuỗi cung ứng bị gián đoạn; một số đơn hàng giảm mạnh; trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư, thậm chí huỷ dự án; chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển, logistics tăng mạnh; đặc biệt chịu ảnh hưởng trực tiếp là ngành du lịch, hoạt động vận tải; hoạt động đầu tư một số dự án ngoài ngân sách đã được cấp chủ trương đầu tư chậm khởi công mới hoặc tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài,...nên đã làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh.

- Công tác xã hội hoá trong lĩnh vực khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hoá và hoạt động văn hoá còn khó khăn; công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn một số tồn tại, cụ thể: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động,…chưa được tháo gỡ một cách nhanh chóng, kịp thời; hỗ trợ doanh nghiệp việc cung cấp thông tin, tiếp cận đất đai, việc giao đất cho doanh nghiệp,…còn chậm và chưa thỏa đáng.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Phước Hạnh Nhân, Boston, US:

Tỉnh đã có những nhìn nhận như thế nào liên quan đến rủi ro về lạm phát đến từ tác động của các gói hỗ trợ của Nhà nước, cũng như các gói kích thích kinh tế ứng phó COVID-19 Có giải pháp gì để khơi dậy dòng vốn (thu hút đầu tư) trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh (trong khi nhiều tỉnh lân cận đang có những đầu tư khá mạnh)

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

1. Liên quan đến nội dung về nhìn nhận của Tỉnh về rủi ro lạm phát đến từ tác động của các gói hỗ trợ Nhà nước cũng như gói kích thích kinh tế ứng phó Covid-19

Từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá cả thị trường tăng/giảm đan xen, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động từ các yếu tố và giá thế giới như Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; hàng lương thực tăng, trong đó giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; Giá vật liệu tăng do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào; Giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm do nguồn cung dồi dào; Một số nhóm hàng giảm nhờ Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19: Giá nhóm giáo dục – đào tạo giảm do thực hiện miễn, giảm học phí; giá điện giảm, ...

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng.

Về lạm phát: Bình quân 11 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm chung trong bối cảnh của cả nước, chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,63% so với cùng kỳ năm trước (thấp hơn cả nước).

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê nêu trên, cho thấy rằng mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2021 cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra ngay từ đầu năm.

2. Giải pháp khơi dậy dòng vốn (thu hút đầu tư)

Để khơi thông dòng vốn, thu hút đầu tư, tỉnh sẽ tập trung triển khai hiệu quả các chính sách từ Trung ương và địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thành lập mới, tạm ngừng hoạt động do đại dịch Covid-19 để bồi dưỡng các nguồn thu bền vững cho ngân sách; đồng thời, triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo động lực, đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2025 tỉnh có khả năng tự chủ, tự cân đối ngân sách địa phương; trong đó, tập trung khai thác lợi thế để phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và Vườn Quốc gia Bạch Mã như: Bổ sung Quy hoạch trung tâm Logistics tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô vào Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may Huế, năng lượng, sản xuất, lắp ráp ô tô, các ngành chế biến sâu, hình thành chuỗi công nghệ thông tin và phần mềm, hóa dược và thiết bị y tế; khai thác tiềm năng kinh tế ban đêm tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; phát triển mạnh Khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương,…

Bên cạnh đó, Tỉnh cũng sẽ đề xuất những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực như: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đẩy nhanh các thủ tục triển khai thực hiện các dự án phát triển du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; quyết định hình thức và phương án lựa chọn nhà đầu tư, giải phóng mặt bằng,…để tăng thêm quyền cho tỉnh, giúp tỉnh chủ động quyết định và tự chịu trách nhiệm nhằm góp phần cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư chiến lược triển khai thực hiện các dự án.

Trong khuôn khổ quy định của pháp luật về đất đai, tỉnh sẽ có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn, bao gồm khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xem xét phát hành trái phiếu đô thị để bổ sung nguồn chi đầu tư phát triển và mở ra một kênh huy động vốn mới, phù hợp với các dự án hạ tầng đô thị và là phương thức huy động vốn có tiềm năng lớn và lâu dài. Áp dụng cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất tại các đô thị mới, các điểm dịch vụ, các loại đất có thể sinh lời cần thiết để tạo vốn phát triển hạ tầng. Tỉnh cũng sẽ sử dụng linh hoạt các hình thức trong từng dự án như: cho thuê đất, bán đấu giá,…để huy động nguồn lực. Thực hiện cơ chế đối tác công tư (PPP) nhằm tranh thủ nguồn lực từ tư nhân cho các dự án giao thông vận tải, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh (như cấp thoát nước, xử lý chất thải,…), công nghệ thông tin, các dự án giáo dục, y tế,…Có cơ chế thu hút và định hướng các nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực có khả năng hấp thụ vốn nhanh và tạo bước đột phá trong phát triển, nhất là các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực. Tập trung hỗ trợ người dân tiếp cận tín dụng của các ngân hàng thương mại, có giải pháp cụ thể để huy động, khơi thông nguồn lực trong dân cho đầu tư phát triển.

Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các thủ tục về tiếp cận đất đai, dịch vụ tài chính, ngân hàng, thủ tục hải quan, thuế; ban hành chính sách thu hút đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch; đổi mới cơ chế quản lý, khai thác sau đầu tư để thu hút nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và sử dụng đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm mới, kinh tế biển,...Hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển hiệu quả trên mọi lĩnh vực, coi đây là nền tảng an sinh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ 4.0 vào sản xuất và đời sống. Tập trung chuyển đổi số trên các ngành, lĩnh vực. Tiếp tục cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng chỉ số CCHC (PAR Index), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số PAPI và chỉ số sẵn sàng và ứng dụng CNTT (ICT) của tỉnh trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Triển khai các chương trình, kế hoạch hợp tác, liên kết với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với tinh thần cụ thể, minh bạch, rõ trách nhiệm, hài hòa lợi ích, cùng phát triển. Tăng cường mở rộng hợp tác đầu tư, giao lưu văn hóa các địa phương.

Câu hỏi của bạn levanthanh82@hmail.com, levanthanh82@hmail.com:

Trong bối cảnh COVID-19 như hiện nay, tỉnh đã có thay đổi và biện pháp gì để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài kế hoạch xúc tiến đầu tư, tăng cường các dự án FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Mục tiêu xúc tiến đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế luôn muốn kêu gọi những nhà đầu tư lớn để đảm bảo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Ngoài tiếp xúc trực tiếp, tỉnh đã triển khai các hình thức trực tuyến trong kêu gọi, hỗ trợ đầu tư. Tỉnh đã xây dựng và vận hành phần mềm quản lý dự án, giúp nhà đầu tư theo dõi tiến độ dự án, là kênh kết nối nhà đầu tư với chính quyền. Thông qua phần mềm, nhà đầu tư có thể phản ánh những vướng mắc với chính quyền để cùng tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ dự án. Ngoài ra, trang web ipa.thuathienhue.gov.vn đang được cập nhật các nội dung mới nhất về đầu tư, pháp lý làm công cụ để nhà đầu tư có thể nghiên cứu, tìm hiểu.

Cùng với đó là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thông qua kênh đại diện xúc tiến đầu tư của tỉnh tại Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore để quảng bá cơ hội, môi trường đầu tư đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo công tác xúc tiến đầu tư không bị gián đoạn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sẵn sàng các dữ liệu, các kênh đối ngoại để đẩy mạnh kêu gọi đầu tư với nhiều hình thức: trực tiếp và trực tuyến.

Một số giải pháp tỉnh đang triển khai để đẩy mạnh thu hút đầu tư từ DN FDI.

- Hoàn thiện về chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư nước ngoài

Rà soát, điều chỉnh quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành.

Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực hấp thu công nghệ và tham gia chuỗi giá trị hiệu quả.

- Về bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư

- Cải thiện môi trường đầu tư

Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh (PCI), kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh các sở ban ngành và địa phương (DDCI) hàng năm

- Tăng cường công tác giám sát đầu tư

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực

+ Nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới

+ Chủ động đào tạo lao động có tay nghề chất lượng cao để cung cấp, đón đầu các dự án FDI trọng điểm. Thúc đẩy mối liên kết đào tạo – sử dụng giữa doanh nghiệp FDI và cơ sở đào tạo bằng nhiều hình thức phù hợp. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động./.

Câu hỏi của bạn Trần Ngọc, Thị trấn Phú Lộc, Phú Lộc:

Trước tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vậy doanh nghiệp muốn phản ánh những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp ở đâu tỉnh đã triển khai những phương án nào để xử lý các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ nhận được những hỗ trợ chính sách gì?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

(i) Về phương thức phản ánh những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trước tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:

Trước tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 do Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng tại Quyết định số 2525/QĐ-UBND.

Nhiệm vụ của Tổ công tác đặc biệt nhằm tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ; các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; các chính sách hỗ trợ của Tỉnh về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

- Chủ động, tích cực nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19”; tăng tính chủ động, tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp,...

- Rà soát, đề nghị cắt bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không tạo ra “giấy phép con” làm ảnh hưởng đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống, sinh hoạt của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Vì vậy, doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 có thể phản ánh khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất theo các hình thức sau:

- Đường dây nóng: 0234.3629999 (tiếp nhận trong giờ hành chính)

- Hộp thư điện tử: bbt.ubnd@thuathienhue.gov.vn 

- Chuyên mục “Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, doanh nghiệp” trên Cổng thông tin điện tử tỉnh: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Tiep-nhan-xu-ly-phan-anh-kien-nghi-cua-ca-nhan-to-chuc-ve-quy-dinh-hanh-chinh/action/sendrecommend/type/24c13845-aff3-4a0a-a3f1-395e2d36d922

(ii) Vnhững phương án đã triển khai nào để xử lý các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp; doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ nhận được những hỗ trợ chính sách.

Dịch bệnh Covid-19 bắt đầu từ năm 2020 đến nay, đã gây một số khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã và đang hoạt động, đối với các dự án FDI đang trong quá trình thực hiện hiện các thủ tục về đầu tư xây dựng và xây dựng cơ bản cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án (khó khăn trong quá trình nhập cảnh các cán bộ chủ chốt doanh nghiệp, các chuyên gia, kỹ sư…). Trước tình hình đó, chính quyền tỉnh đã rất nổ lực để đưa ra các giải pháp, định hướng, thực hiện các giải pháp của Trung ương và địa phương để vừa chống dịch và ổn định sản xuất cụ thể như sau:

1.  Thực hiện triển khai các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như:

* Triển khai ngay các chính sách hỗ trợ của TW như:

(i) Kết quả thực hiện Nghị Quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về sửa đổi Nghị quyết số 42/NQ-CP trên địa bàn tỉnh:

+ Đã hoàn thành việc chi hỗ trợ cho 03 nhóm đối tượng: Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội với 120.668 người (tổng kinh phí 127,923 tỷ đồng) theo định mức quy định của Chính phủ.

+ Tổng số đối tượng được UBND tỉnh phê duyệt 41.939 đối tượng, với tổng kinh phí 42,150 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã hỗ trợ 12 doanh nghiệp, đơn vị tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với tổng số tiền 5,47 tỷ đồng. Ngân hàng chính sách – Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ cho vay 02 doanh nghiệp với tổng kinh phí 444,185 triệu đồng (219 lao động).

 (ii) Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg: Đã hỗ trợ 49,185 tỷ đồng cho 118.907 đối tượng theo quy định .

(iii) Kết quả thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Chính sách giảm mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19: Số đơn vị dự kiến được giảm mức đóng BHTN: 2.363 đơn vị; Số người lao động được giảm mức đóng BHTN: 73.522 người; Số tiền giảm đóng BHTN: 40,041 tỷ đồng (hiện nay đang thực hiện giảm mức đóng theo từng tháng).

+ Chính sách hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: Số người đã được hỗ trợ: 3.300 người, tổng số tiền hỗ trợ: 7,924 tỷ đồng.

* Tại địa bàn tỉnh cũng gấp rút triển khai các chính sách hỗ trợ như:

- Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021 của HĐND tỉnh và Quyết định 767 /QĐ-UBND ngày 08/4/2021 của UBND tỉnh: Đã hỗ trợ tổ chức cho gần 500 lượt người tham gia các khóa đào tạo kỹ năng về quản trị nhân sự, maketing;… với kinh phí 270 triệu đồng.

- Về chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế: đã hỗ trợ cho 43 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó, hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và đánh giá chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch, đổi mới công nghệ, công bố tiêu chuẩn, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, các sáng chế, giải pháp hữu ích, hỗ trợ tạo lập, xây dựng và phát triển một số nhãn hiệu tập thể để đẩy mạnh quản bá các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương như nước mắm Phú Diên, Chuối Già lùn A Lưới, dưa lưới Phú Lộc …với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.

- Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp: Đến nay đã hỗ trợ chuyển đổi cho 40 hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, trong đó 9 tháng đầu năm 2021 đã hỗ trợ chuyển đổi cho 22 hộ kinh doanh lên doanh nghiệp.

- Các hỗ trợ về thủ tục hành chính: Đã thực hiện hỗ trợ cho hơn 1.000 doanh nghiệp theo các quy chế liên thông giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thuế tỉnh trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử, chi phí thuê kế toán (Quyết định số 2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 10/8/2020) và Quy chế hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp (Quyết định số 53/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 30/10/2020); từ đầu năm đến nay, đã thực hiện hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ miễn phí cho các doanh nghiệp với số lượng hơn 800 hồ sơ bao gồm hồ sơ thành lập mới và hồ sơ đăng ký thay đổi.

- Ngoài chính sách hỗ trợ DNNVV theo Luật hỗ trợ DNNVV, tỉnh Thừa Thiên Huế còn hỗ trợ một số nội dung khác như:

+ Hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới theo Nghị quyết 52/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 và Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 01/4/2020: Đã thực hiện hỗ trợ cho 364 doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ 650 triệu đồng, trong đó hỗ trợ chữ ký số công cộng cho 337 doanh nghiệp với tổng kinh phí 502 triệu đồng; hóa đơn điện tử cho 145 doanh nghiệp với tổng kinh phí 213 triệu đồng; hỗ trợ chi phí kế toán cho 22 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh với tổng kinh phí 112 triệu đồng.

+ Triển khai chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày” và bước đầu đã giúp các doanh nghiệp chuyển biến nhận thức từ kinh doanh truyền thống bằng hình thức trực tiếp sang kinh doanh bằng hình thức trực tuyến. Đến nay đã có gần 70/100 doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các giải pháp bán hàng và chăm sóc khách hàng qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Facebook, Zalo,...

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Thái, Thủy Xuân, thành Phố Huế:

Xin lãnh đạo tỉnh cho biết, nguyên nhân để dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn trong thời gian qua là gì? Dự báo và kịch bản, phương án thích ứng với diễn biến tình hình dịch COVID-19 trong thời gian tới của tỉnh ta là ra sao?

Câu hỏi của bạn HOÀNG NGỌC HÙNG, huyện Nam Đông

Trong những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh khá nhiều (so với 3 tháng trước đây). Xin hỏi nguyên nhân vì sao và Tỉnh đã có những phương án, kế hoạch gì nhằm đảo bảo kiểm soát, kiềm chế sự bùng phát của dịch bệnh? Trường hợp nếu số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng trong những ngày tới thì giải pháp căng cơ của tỉnh là gì để đảo bảo an toàn cho nhân dân?

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Tại Thừa Thiên Huế, tính đến hết ngày 14/12/2021 trên địa bàn đã ghi nhận tổng số 7.410 ca dương tính. Trong đó, có 07 ca từ tỉnh/thành phố khác chuyển đến, 4.203 ca tại cộng đồng (chiếm 56,72%), 260 ca tại khu phong tỏa, 1.355 ca là người cách ly tại nhà, 141 ca liên quan đến người đang thực hiện giám sát y tế tại nhà sau khi hoàn thành cách ly tập trung, 103 ca liên quan đến người từ vùng dịch về đang thực hiện giám sát y tế tại nhà, 26 ca phát hiện tại Chốt kiểm soát y tế và 1.320 ca phát hiện tại khu cách ly tập trung.

Trong đợt dịch thứ 4, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh có thể được chia làm 02 giai đoạn:

- Từ ngày 28/4/2021 đến ngày 12/10/2021, trước thời điểm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 12/10/2021 của Chính phủ có hiệu lực, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận 854 ca dương tính, trong đó có 45 ca cộng đồng (chiếm 5,27%).

- Từ ngày 13/10/2021 đến ngày 09/12/2021, kể từ thời điểm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 12/10/2021 của Chính phủ có hiệu lực, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận 6.556 ca dương tính, trong đó có 4.158 ca cộng đồng (chiếm 63,42%).

Như vậy, có thể thấy kể từ thời điểm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 12/10/2021 của Chính phủ có hiệu lực, số ca mắc COVID-19 đã tăng 7,7 lần so với thời điểm trước đó.

Trong thời gian đầu, khi vắc xin chưa sẵn sàng, tỷ lệ bao phủ vắc xin còn chưa cao, tỉnh Tỉnh Thiên Huế duy trì áp dụng triệt để 5 nguyên tắc chiến lược “ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và điều trị hiệu quả, trong đó tập trung giám sát, cách ly những trường hợp đến/trở về từ vùng dịch và truy vết, dập dịch những trường hợp được phát hiện trong tỉnh. Chiến lược này đã ngăn chặn hiệu quả các đợt dịch trước nhưng làm hạn chế lưu thông, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Đến tháng 10/2021, sau khi tỷ lệ bao phủ vắc xin đảm bảo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 12/10/2021, chuyển hướng sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, với giải pháp 5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân cùng các trụ cột: xét nghiệm, cách ly, điều trị. Qua đó, người dân đến/trở về từ các địa phương khác không bị hạn chế như trước nên nguy cơ lây lan dịch cao hơn. Bên cạnh đó, nhiều người dân còn chủ quan, khai báo không trung thực, không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch trong quá trình cách ly, giám sát y tế tại nhà nên tăng khả năng lây lan dịch bệnh.

Trong thời gian đến, để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, tỉnh Thừa Thiên Huế quán triệt quan điểm đặt sức khoẻ, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết, tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với mục tiêu đảo đảm vừa kiểm soát hiệu quả đại dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, nhanh chóng đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do COVID-19 và các nguyên nhân khác. Triển khai các giải pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức phòng chống dịch, thực hiện khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, tự giác trong việc khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp cách ly, giám sát, theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt cho những trường hợp nguy cơ cao, người có bệnh nền, người >50 tuổi.

- Tiếp tục truy vết các trường hợp dương tính, khoanh vùng mới thấp nhất.

- Tăng cường công tác xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tại các khu vực nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cảm, nơi đông người), đối tượng nguy cơ cao…Đồng thời kêu gọi người dân, cơ quan, tổ chức tự xét nghiệm định kỳ.

- Nâng cao công tác điều trị người nhiễm bệnh theo phát đồ của Bộ Y tế, đảm bảo hạn chế tối đa bệnh chuyển nặng và tử vong.

- Sẵn sàng các phương án điều trị COVID-19 tại nhà khi số ca bệnh tăng cao, vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.

Câu hỏi của bạn Phan Thành Công, Trường An, Thành phố Huế:

Xin hỏi tiến độ tiêm vắc xin của tỉnh ta đến thời điểm hiện tại đã đạt được mục tiêu đề ra chưa, đến khi nào thì tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thành việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho người dân trong độ tuổi quy định và kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 3 của tỉnh ta là như thế nào.

Câu hỏi của bạn NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG, Hương Trà:
Cho hỏi tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định khi nào thì hoàn thành việc tiêm chủng đầy đủ (đạt tỷ lệ miễn dịch cộng đồng) để có thể tạo sự an tâm cho người dân và doanh nghiệp chủ động, mạnh dạn tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh?

Câu hỏi của bạn Tài Đỗ, Fanpage UBND tỉnh:
Đầu tiên. Xin chân thành cảm ơn Tỉnh và Thành phố, đã cố gắng hết sức, sử dụng mọi nguồn lực để khoanh vùng, kiểm soát dịch. Những nổ lực đó là không thể phủ nhận. Trong tình hình hiện nay, dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp. Với số ca tăng nhanh trong cộng đồng. Nhưng với chủ trương bình thường mới, chủ động thích nghi sống chung với dịch của chính phủ, phải kiểm soát dịch, song song với đó là phát triển kinh tế xã hội. Thì điều cần làm nhất bây giờ là tăng tỷ lệ tiêm chủng đủ liều, hướng tới miễn dịch cộng đồng sẽ là biện pháp dài hạn. Em xin phép được đặt câu hỏi về tỷ lệ tiêm chủng và kế hoạch tiêm chủng của Huế từ giờ đến thời điểm tết dương lịch sắp tới. Vì dự báo tết năm nay số lượng người từ vùng dịch về Huế sẽ còn tăng cao so với những tháng trước tết. Sẽ là một bài toán thật sự khó khăn trong việc kiểm soát dịch của Tỉnh và Thành Phố. Chân thành cảm ơn.

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

- Tính đến ngày 14/12/2021, tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên là 96,86%, tỷ lệ tiêm mũi 2 là 82,36%. Đối với trẻ em, tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 là 89,47%.

- Nếu Bộ Y tế cung ứng vắc xin phòng COVID-19 theo nhu cầu của tỉnh đề xuất thì trong tháng 12/2021 sẽ hoàn thành việc tiêm chủng đầy đủ 02 liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên.

- Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 378/KH-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 về việc Triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đã có Công văn số 12137/UBND-CN ngày 14 tháng 12 năm 2021 về việc đăng ký nhu cầu vắc xin liều bổ sung và liều nhắc lại gửi Bộ Y tế. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 12/2021 tùy theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế.

* Kế hoạch tiêm mũi 3 (liều bổ sung và liều nhắc lại)

- Thời gian: Triển khai từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế. Dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022.

- Đối tượng:

+ Liều bổ sung: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều cơ bản, mũi thứ 2 đã tiêm ít nhất 28 ngày, đồng thời có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…. Ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên.

+ Liều nhắc lại: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch (người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, đội phản ứng nhanh, cán bộ tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, …) , người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, các nhân viên y tế khác. Liều nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung

- Loại vắc xin:

+ Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna).

+ Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna).

+ Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin vector virus (vắc xin Astrazenenca).

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Diệu Thảo, An Đông, thành phố Huế:

Nếu tôi có dấu hiệu nhiễm bệnh COVID-19 thì tôi cần làm gì, liên hệ những ai và có những chế độ chăm sóc, chữa bệnh như thế nào?

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh COVID-19 trước hết Ông/Bà phải thật bình tĩnh, tuân thủ 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoản cách, khai báo y tế, không tụ tập đông người) để phòng lây nhiễm bệnh cho người khác, áp dụng cả đối với người thân trong gia đình, mọi người xung quanh; Ngay sau đó Ông/Bà tự cách ly tạm thời, sử dụng một phòng bất kỳ (tại nơi ở/nơi cư trú, nơi làm việc và không tiếp xúc gần dưới 2 mét với bất cứ người nào xung quanh)

Tiếp theo Ông/Bà phải liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được xác định có bị nhiễm bệnh COVID-19 không? Bằng cách, trực tiếp gọi điện thoại hoặc nhờ người thân gọi điện hoặc người thân đến trực tiếp thông báo cho Trạm Y tế địa phương để được tiếp cận và lấy mẫu xét nghiệm xác định Ông/Bà có bị nhiễm bệnh COVID-19 hay không?

Y tế địa phương sẽ tiếp cận, tiến hành lấy mẫu test nhanh, đợi kết quả và xử lý các bước tiếp theo đúng quy trình của Bộ Y tế. Nếu kết quả xét nghiệm test nhanh âm tính, Ông/Bà sẽ ngừng cách ly tạm thời; Nếu kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính cán bộ y tế sẽ tiến hành lập phiếu điều tra dịch tễ, xác định các đối tượng liên quan để chỉ định các biện pháp cách ly tại nhà, nơi lưu trú, tư vấn giáo dục sức khỏe và chuyển Ông/Bà đến cơ sở thu dung, điều trị ca bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo đúng tình trạng sức khỏe và diễn biến bệnh tật của Ông/Bà thời điểm phát hiện nhiễm bệnh.

Việc chăm sóc, điều trị khi bị nhiễm COVID-19 là do cán bộ y tế cơ sở điều trị đảm nhận, tuy nhiên, bản thân cần phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

- Không nên bi quan, giữ tâm lý luôn thoải mái.

- Phối hợp tốt với cán bộ y tế, tuân thủ nội quy của khu điều trị.

- Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.

- Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

- Thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe.

- Uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu có sốt hoặc tiêu chảy. Không bỏ bữa ăn, tăng cường dinh dưỡng, trái cây.

Câu hỏi của bạn Mai Thị Hà, Thủy Lương, Hương Thủy:

Xin được hỏi tỉnh đã có phương án gì để bảo đảm nguồn cung và quản lý giá xét nghiệm COVID-19, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế trên địa bàn.

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

1. Về mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2

- Ngày 08/11/2021, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BYT quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.

Theo đó, 03 trường hợp áp dụng theo Thông tư: thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về BHYT; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả và các trường hợp được ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

Thông tư không áp dụng đối với các trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Cơ cấu giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 quy định tại Thông tư bao gồm:

+ Chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu và bảo quản mẫu; thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

+ Chi phí tiền lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/5/2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; không bao gồm phụ cấp phòng, chống dịch COVID-19 của cán bộ và nhân viên y tế.

+ Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Tuy nhiên, để có thể quản lý giá xét nghiệm Thông tư đã quy định mức thanh toán tối đa dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm mà cơ sở y tế được thu và thanh toán. Trường hợp chi phí thực hiện xét nghiệm cao hơn mức giá tối đa quy định, cơ sở y tế công lập được quyết toán vào nguồn kinh phí giao tự chủ và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị.

- Trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư số 16/2021/TT-BYT có quy định: “Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc các Bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này: Việc xác định mức giá thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó mức giá bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm) do cấp có thẩm quyền của địa phương quy định nhưng không vượt mức giá tối đa khung giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định tại cột 1 Phụ lục I kèm theo Thông tư này;”.

Hiện tại, Sở Y tế đang xây dựng và lấy ý kiến các cơ quan liên quan dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự kiến trình HĐND tỉnh trong tháng 01/2022.

- Đối với cơ sở y tế ngoài công lập thu theo giá kê khai. Giá dịch vụ xét nghiệm bao gồm chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm; chi phí tiền lương và chi phí sinh phẩm xét nghiệm.

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật để thực hiện dịch vụ kỹ thuật test nhanh kháng nguyên, đơn vị căn cứ vào giá mua test kháng nguyên, các chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm: vật tư, điện, nước, nhân công… (theo giá thị trường cùng thời điểm) làm cơ sở để quyết định mức giá và điều chỉnh giá phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.

Giá này phải được kê khai, công khai, niêm yết giá theo đúng quy định. Đơn vị có trách nhiệm trả kết quả xét nghiệm cho khách hàng, hoàn toàn chịu trách nhiệm về giá và kết quả xét nghiệm đó.

2. Trước khi Thông tư số 16/2021/TT-BYT ngày 08/11/2021 của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 được ban hành, Sở Y tế đã triển khai các văn bản hướng dẫn, đôn đốc chấn chỉnh giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 của Bộ Y tế đến các đơn vị trong ngành và yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện theo đúng quy định. Cụ thể:

- Công văn số 2317/SYT-KHTC gửi các đơn vị trực thuộc ngành Y tế về việc triển khai thực hiện mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021.

- Công văn số 4539/SYT-KHTC ngày 12/10/2021 gửi các đơn vị trực thuộc ngành Y tế về việc thực hiện mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 và chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo Công văn số 8157/BYT-KHTC ngày 28/9/2021 của Bộ Y tế. Các đơn vị tiếp tục thực hiện mức giá và thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021, công văn số 5378/BYT-KHTC ngày 07/7/2021. Trường hợp thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng không thuộc phạm vi chi trả của BHYT và ngân sách nhà nước: Cơ sở y tế công lập thực hiện thu theo mức giá theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021, công văn số 5378/BYT-KHTC ngày 07/7/2021; không thực hiện mức giá dịch vụ theo yêu cầu đối với xét nghiệm COVID-19, đồng thời niêm yết, công khai giá theo đúng quy định.

- Công văn số 5247/SYT-KHTC ngày 10/11/2021 gửi các đơn vị trực thuộc ngành Y tế về việc triển khai thực hiện Thông tư số 16/2021/TT-BYT quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Phúc, Tiếp nhận qua Fanpage UBND tỉnh:

Hiện nay Huế đang triển khai chích vacxin Covid-19 hàng loạt cho tất cả mọi người không phân biệt thường trú, tạm trú. Xin chương trình cho biết: - Đối với các trường hợp đã chích mũi 1 tại Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai nay đã về địa phương thì được hỗ trợ chích mũi 2 như thế nào. Vì có một số địa phương (phường, xã) vẫn khó khăn trong việc đăng ký chích mũi 2 cho các trường hợp chích mũi 1 từ nơi khác về. - Trường hợp chích mũi 1 là vacxin Astrazeneca từ nơi khác về, nay đã quá hạn chích mũi 2 (quá 15 tuần, trên 65 tuổi), đã đăng ký với y tế địa phương khi trở về nhưng đến nay vẫn chưa được chích mũi 2 với lý do: chưa được phân bổ vacxin Astrazeneca và chưa có quy định tiêm trộn mũi 1 Astrazeneca và mũi 2 Pifizer vì mỗi đợt phân bổ là 1 loại vacxin khác nhau dựa trên danh sách y tế địa phương gửi lên. Vậy xin lãnh đạo Sở Y Tế cho biết: Làm thế nào để những trường hợp trên được tiếp cận mũi 2 đúng thời hạn. Khi nào Sở Y Tế sẽ có quy định cho phép tiêm trộn mũi 1 Astrazeneca và mũi 2 Pifizer để những trường hợp trên được tiếp cận mũi 2 kịp thời mà ko phải chờ vacxin Astrazeneca, vì hiện nay rất nhiều tỉnh thành đã tiêm trộn như Tp HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và đã phát huy hiệu quả.

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

a. Đối với các trường hợp đã chích mũi 1 ở các tỉnh/thành phố khác nay đã về địa phương thì  Sở Y tế đã có văn bản số 5378/SYT-NVY ngày 13/11/2021 về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề phát sinh trong quá trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 như sau:

- Trường hợp công dân đã tiêm mũi 1 ở tỉnh/thành phố khác đã đến hạn tiêm trả mũi 2, Trạm Y tế địa phương có trách nhiệm:

+ Tổng hợp số lượng, danh sách công dân đã tiêm mũi 1 ở các tỉnh/thành phố khác đến hạn tiêm mũi 2 gửi cho Trung tâm Y tế địa phương để giải quyết dựa vào cơ số vắc xin còn lại đã được phân bổ.

+ Trường hợp Trung tâm Y tế địa phương không có vắc xin để trả mũi 2 cho công dân đã tiêm mũi 1 ở các tỉnh/thành phố khác thì Trung tâm Y tế tổng hợp và gửi danh sách đề xuất cho Sở Y tế.

+ Người dân đăng ký tiêm mũi 2 tại trạm y tế địa phương bao gồm đơn đăng ký tiêm mũi 2, giấy chứng nhận của điểm tiêm mũi 1 hoặc chứng nhận trên app PC-Covid/HSSKĐT.

b. Trường hợp tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca từ nơi khác về, nay đã quá hạn chích mũi 2 (quá 15 tuần, trên 65 tuổi), đã đăng ký với y tế địa phương khi trở về nhưng đến nay vẫn chưa được chích mũi 2 với lý do: chưa được phân bổ vắc xin AstraZeneca thì có thể tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer nếu người được tiêm đồng ý, tại điểm tiêm chủng có vắc xin Pfizer để tiêm mũi 2 cho người dân và phải báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm phối hợp giữa vắc xin AstraZeneca và Pfizer cho Bộ Y tế

c. Ngày 12/12/2021, Sở Y tế nhận được Công văn số 10529/BYT-DP của Bộ Y tế về việc tiêm mũi 2 vắc xin do Moderna sản xuất với các vắc xin phòng COVID-19 khác. Theo hướng dẫn này, những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 mũi 1 đã tiêm không còn sản xuất hoặc cung ứng không kịp thời để cung cấp cho mũi 2 thì có thể sử dụng loại vắc xin khác, theo đó: nếu mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; nếu mũi 1 tiêm vắc xin do Moderna sản xuất thì mũi 2 có thể tiêm vắc xin do Pfizer sản xuất và ngược lại. Vì vậy cho đến nay Sở Y tế cố gắng đáp ứng nhu cầu vắc xin cho người dân và chưa để xảy ra tình trạng phải tiêm phối hợp vắc xin.

Câu hỏi của bạn Trần Vũ Linh, TT Phú lộc:

Hiện nay người dân còn băn khoăn chưa hiểu rõ về các khái niệm: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, giám sát y tế tại nhà và cách ly y tế tại nhà. Đề nghị chương trình nói rõ nội dung của các hình thức này có gì khác nhau để người dân biết, thực hiện đúng

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Tự theo dõi sức khỏe, giám sát y tế và cách ly y tế tại nhà là các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đang áp dụng hiện nay, 03 hình thức này có sự khác biệt cơ bản như sau :

- Tự theo dõi sức khỏe là hạn chế tiếp xúc với người xung quanh và khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà, nơi lưu trú nếu không thực sự cần thiết, khuyến cáo không tụ tập, đến nơi đông người; tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế…Trong quá trình tự theo dõi sức khỏe người dân có thể ra khỏi nhà và đi làm việc.

- Giám sát y tế là không ra khỏi nhà/nơi lưu trú trong suốt thời gian giám sát, nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà/nơi lưu trú thì phải báo cho chính quyền, công an, y tế địa phương và không tụ tập, đến nơi đông người; tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế…

- Cách ly tại nhà là hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình và người khác, không ra khỏi nhà/nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly; tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế…

Qua đây, Sở Y tế kính mong người dân tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế, trong đó tuân thủ nguyên tắc “5K” và các biện pháp theo dõi, giám sát, cách ly tại nhà theo quy định.

Câu hỏi của bạn Trần Phương Nhung, Tây Lộc, thành phố Huế:

Được biết, thời gian tới tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nhà. Vậy cơ quan có thể thông tin thêm về chính sách này được không?

Câu hỏi của bạn PHAN TÀI TUỆ, thị xã Hương Trà

Theo số liệu thông báo hàng ngày tỷ lệ F0 của tỉnh ta vẫn tiếp tục tăng cao, vậy tỉnh đã có kế hoạch và phương án cụ thể nào về việc thu dung và điều trị F0 khi ngày một gia tăng như hiện nay, đặc biệt là F0 chuyển nặng. Đồng thời tỉnh cho biết phương án hướng đến điều trị F0 triệu chứng nhẹ tại nhà như thế nào để đảm bảo an toàn trong cộng đồng.

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:


Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo

Nội dung Ông/Bà quan tâm: “Thời gian tới tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nhà”, đây cũng là một trong những nội dung được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Để giúp Ông/Bà và mọi người nắm rõ hơn về chính sách này, trước hết xin khái quát về Hệ thống phân tầng điều trị ca bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

Để tổ chức thu dung người bệnh COVID-19 (F0) trên địa bàn tỉnh, ngành y tế đã phân hệ thống điều trị thành 3 tầng.

  Tầng 1: quy mô 5.000-5.500 giường. Gồm T2-F0 (Trường Cao đẳng nghề 23-Bộ Quốc Phòng), T3-F0 (Trường nghiệp vụ Ngân Hàng Công thương), T4-F0 (Trường Nghiệp vụ Thuế-Bộ tài Chính), T2.1-F0 (Công ty cổ phần Quốc tế Hello Việt Nam và Công ty TNHN Tân Bảo Thành). Các cơ sở của Tôn giáo (Tuệ tĩnh đường Hải Đức, Phòng khán Kim Long-Dòng các Đức mẹ vô nhiễm), các cơ sở ngành Công An ...)

Tầng 2: quy mô 400-500 giường. Gồm: BV Hương Sơ (BV Phổi và Da Liễu); BVĐK Bình Điền, TTYT Phú Lộc cơ sở Chân Mây.

Tầng 3: quy mô 100-150 giường. Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 được Bộ Y tế giao tiếp nhận điều trị ca bệnh nặng, nguy kịch cho khu vực miền Trung, Tây nguyên bao gồm địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tại mỗi tầng điều trị đều được trang bị đầy đủ thuốc, vật tư, TTB và phương tiện đảm bảo thu dung điều trị các ca bệnh COVID-19. Giữa các tầng điều trị đều được phân rõ nhiệm vụ và phối hợp chặt chẻ trong việc thu dung điều trị. Cụ thể: Tầng 1, thu dung, quản lý, KCB cho người người nhiễm không có triệu chứng và người bệnh mức độ nhẹ; Xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện (chuyển tầng) khi người bệnh tiến triển sang mức độ vừa và nặng.(Tầng 2). Tầng 2, tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ vừa và nặng, can thiệp điều trị hồi sức tích cực theo diễn biến của bệnh; Chuyển tầng lên cơ sở thu dung, điều trị tầng 3 khi vượt quá khả năng chuyên môn và chuyển người bệnh về tầng 1 khi bệnh ổn định. Tầng 3, tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ nặng và nguy kịch; chuyển người bệnh về cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 2 hoặc tầng 1 khi bệnh ổn định.

- Thời điểm thực hiện chủ trương điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nhà, Sở Y tế xin thông tin cho Ông/Bà và cộng đồng được rõ là:

Ban chỉ đạo tỉnh sẽ cho phép triển khai F0 không triệu chứng theo dõi tại nhà thông qua mô hình Tổ Y tế lưu động khi số ca F0 trên địa bàn tỉnh nhiều hơn 5.000 ca và sử dụng gần hết giường bệnh theo kết hoạch chuẩn bị của tầng 1 (5.500 giường), thỏa mãn các điều kiện theo quy định. (Ngày 30/11/2021 Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 187/KH-BCĐ về mô hình Tổ Y tế lưu động ứng phó với diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và ngày 6/12/2021 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 194/QĐ về Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người nhiễm COVID-19 (F0) không triệu chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế). Các địa phương cấp huyện sẽ cho tổ chức, vận hành các Tổ Y tế lưu động kết hợp với Tổ chăm sóc người nhiễm cộng đồng và Tổ COVID-19 cộng đồng sẽ đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà có điều kiện khi Ban Chỉ đạo PCD tỉnh quyết định áp dụng theo tình hình dịch trên địa bàn. (Đến ngày 15/12/2021 số các đối tượng F0 đang thu dung 4550 ca; Trong đó tầng 1: 4156 ca, tầng 2: 255 ca; tầng 3: 60. Tổng số giường bệnh hiện có 5.676, số giường còn trống 1.126).

Các Điều kiện F0 được quản lý tại nhà

Người nhiễm COVID-19 (là người được khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) có đủ các điều kiện sau đây được các cơ quan có trách nhiệm xem xét cho cách ly, theo dõi tại nhà.

- Hội đủ 02 tiêu chí lâm sàng về Mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm COVID-19:

(1) Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút đối với người lớn).

(2) Tuổi: ≥ 03 tháng và ≤ 49 tuổi.

- Không có bệnh nền kèm theo (Danh sách kèm theo).

- Không đang mang thai.

- Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày.

- Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân.

- Biết cách đo thân nhiệt.

- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…

- Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc (toa) của bác sỹ.

- Nếu F0 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ người nhiễm thực hiện các tiêu chí tại mục này.

- Trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...).

Yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cách ly y tế tại nhà

- Là nhà ở riêng lẻ;

- Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY NGƯỜI BỆNH COVID-19 (F0) TẠI NHÀ”; có thùng màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ;

- Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình;

- Khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly;

- Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 70% cồn (sau đây gọi tắt là dung dịch sát khuẩn tay). Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng;

+ Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, có màu vàng, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng để đựng chất thải gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”(sau đây được gọi tắt là thùng đựng chất thải lây nhiễm); thùng đựng chất thải sinh hoạt, có nắp đậy, mở bằng đạp chân và có lót túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác (sau đây được gọi tắt là thùng đựng chất thải sinh hoạt);

+ Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ;

+ Khuyến khích có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người bệnh F0 tự giặt;

+ Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 02 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người bệnh F0 tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.

- Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người bệnh F0;

- Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.

Lưu ý: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định về cơ sở vật chất đảm bảo đủ các điều kiện cách ly F0 tại nhà theo quy định.

Câu hỏi của bạn Hoàng Hải, Thủy Biều, TP huế:

Cơ sở sản xuất của tôi tôi phải dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nay tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát và tôi muốn tiếp tục sản xuất kinh doanh, vậy để được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp tôi cần phải đáp ứng điều kiện gì?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

* Theo khoản 22, Điều 1, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, quy định điều kiện vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động như sau:

a) Đi với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chng dịch theo nguyên tc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạđộng hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022:

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm đề nghị vay vốn.

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với trưng hợp phải tạm dừng hoạt động.

b) Đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và dưa người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.

* Người sử dụng lao động thực hiện nộp hồ sơ đề nghị vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi cư trú đối với hộ kinh doanh, cá nhân./.

Câu hỏi của bạn Phạm Văn Hùng, Thành phố Huế:

Xin hỏi Nghị quyết 68 và quyết đình 23 của TTCP có các chính sách hỗ trợ gì cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19? Bên cạnh chính sách của trưng ương thì tỉnh có có chính sách hỗ trợ thêm cho lao động bị mất việc không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 126/NQ-CP quy định về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, đã có 12 chính sách hỗ trợ, như: Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ trẻ em và người phải điều trị COVID-19 (F0), (F1);Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh; Chính sách cho vay ngừng việc, trả lương phụ hồi sản xuất...

Ngoài ra, theo Nghị quyết số 116/NQ-CP, người sử dụng lao động được giảm mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hỗ trợ bằng tiền từ kết dư Bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh các chính sách của Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế có thêm 03 chính sách để hỗ trợ thêm cho người lao động gồm:

- Chính sách hỗ trợ cho người lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 theo nghị quyết 84/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Chính sách hỗ trợ người lao động Thừa Thiên Huế đang làm việc tại các tỉnh, thành khác gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVD-19 từ nguồn vận động xã hội hóa.

- Chính sách hỗ trợ người lao động Thừa Thiên Huế đang sinh sống, làm việc tại các tỉnh phía nam trở về quê.

Ngoài ra, các Sở, ngành, địa phương, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh đã vận động, quyên góp hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, vật dụng y tế hỗ trợ cho người lao động vượt khó khăn của dịch bệnh./.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Mạnh Tường, Thủy Xuân, Thành phố Huế:

Xin được hỏi tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động theo tinh thần Nghị quyết số 84/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của Hội đồng nhân tỉnh về quy định phân cấp nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và chính sách hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào? Việc hỗ trợ có gặp trở ngại, khó khăn nào không và có kịp chi trả theo quy định đến ngày 31/12/2021 không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

1. Về công tác triển khai thực hiện

Ngay sau khi Hội đồng nhân tỉnh ban hành Nghị quyết số 84, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 8523/UBND-XH ngày 16/9/2021 về việc triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 84 của HĐND tỉnh. Ngày 21/9/2021, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các ngành, các cấp để nghe báo cáo tình hình hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 84/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của HĐND tỉnh.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tích hợp ứng dụng đăng ký hỗ trợ COVID-19 trên hệ thống HUE-S và phần mềm hotrocovid19.thuathienhue.gov.vn, đồng thời đã hướng dẫn cán bộ, công chức cấp xã và cấp huyện tiếp nhận, x lý hồ sơ đăng ký hỗ trợ người lao động.

Bên cạnh đó theo chức năng nhiệm vụ được phân công các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đến các địa phương, người lao động và người sử dụng lao động.

2. Kết quả thực hiện

- Kết quả thực hiện Nghị quyết 84/NQ-HĐND tỉnh đến 13/12/2021, toàn tỉnh đã hỗ trợ: 16.029 đối tượng, với kinh phí: 24,532 tỷ đồng, trong đó:

+ Lao động tự do: 11.359 người, số tiền: 17,527 tỷ đồng.

+ Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội: 3.829 hộ, số tiền: 5,743 tỷ đồng.

+ Người được nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập: 841 người, với số tiền: 1,261 tỷ đồng.

- Đến nay, việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 84 của HĐND tỉnh cơ bản hoàn thành. Qua theo dõi đến nay chưa gặp khó khăn, trở ngại gì trong quá trình thực hiện. Phấn đấu trước ngày 31/12/202 hoàn thành theo kế hoạch đề ra đúng thời hạn theo Nghị quyết số 84.

Câu hỏi của bạn Đặng Thanh Chung, thanhchung78@gmail.com:

Sau đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, tình hình lao động ngoại tỉnh trở về địa phương và nhu cầu giới thiệu việc làm, học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cũng như nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp có những biến động lớn. Vậy xin hỏi LĐ tỉnh và các sở ban ngành, các cơ quan đơn vị có liên quan của tỉnh TTH đã có giải pháp gì để hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho lao động từ các tỉnh, thành phố khác trở về địa phương do ảnh hưởng dịch COVID-19 đồng thời tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động sớm tìm kiếm được việc làm mới, ổn định cuộc sống?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:


Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần

- Thời gian qua, đại dịch COVID-19 bùng phát tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước, số lượng người lao động trở về địa phương rất lớn. Đến tháng 8/2021 đã có trên 25.000 người lao động trở về, trong đó có trên 16 nghìn người có nhu cầu vay vốn, học nghề, giải quyết việc làm. Trong số đó có trên 9.000 người lao động có nhu cầu giới thiệu việc làm.

- Trước tình hình trên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt và các cơ quan, ban, ngành các cấp đã tích cực phối hợp công tác giải quyết việc làm cho người trở về từ vùng dịch. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các các địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá cụ thể lực lượng lao động trở về trong độ tuổi có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm, vay vốn, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trên cơ sở đó lập phương án báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện. Có thể nói các nhiệm vụ, giải pháp đã và đang được triển khai thực hiện tích cực, xin nêu một số giải pháp như sau:

(1) Đảm bảo thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm trong tình hình mới.(2) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tạo việc làm. (3) Nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn để tạo việc làm. (4) Phát triển thị trường lao động và kết nối Cung - Cầu lao động. (5) Đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo nguồn để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.(6) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp. (7) Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chương trình giải quyết việc làm. (8)Tăng cường công tác quản lý thực hiện chương trình giải quyết việc làm. (9) Quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và người dân bị ảnh hưởng đại dịch Covid – 19. (10) Tăng cường thực hiện pháp luật lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp để ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm.

- Kết quả đến nay toàn tỉnh đã giải quyết trên 16.000 người. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình UBND tỉnh Chương trình hành động thực hiện đồng bộ công tác giải quyết việc làm do tác động của đại dịch Covid-19 trong tình hình mới. Phấn đấu 100% người lao động trở về từ vùng dịch có nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm được đào tạo nghề nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp sớm có việc làm ổn định cuộc sống trên địa bàn tỉnh./.

Câu hỏi của bạn Hoàng Thị Hà My, TP Huế:

Hiện có bao nhiêu doanh nghiệp trong tỉnh đang có nhu cầu đăng ký tuyển dụng lao động. Tỉnh có giải pháp gì để kết nối người lao động với các doanh nghiệp, kịp thời giới thiệu việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động vào làm việc, chủ yếu là doanh nghiệp về lĩnh vực may công nghiệp, chế biến với trình độ lao động có tay nghề phổ thông. Theo thống kê, hiện nay có 25 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động làm việc tại địa phương và 05 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với số lượng 9.301 lao động, tập trung các doanh nghiệp về lĩnh vực may mặc như: Công ty SCAVI Huế; Công ty CP Dệt May Phú Hòa An; Chi Nhánh Huế - Công Ty Cổ Phần Vinatex Quốc Tế; Công ty Cổ Phần Hello Quốc Tế Việt Nam; Công ty TNHH chế xuất Billion Max Việt Nam; Công ty TNHH MTV Sơn Hà Huế; Công Ty TNHH Hanesbrand Việt Nam Huế; Công ty Cổ phần Dệt May Thiên An Phú…

Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu thập, tiếp nhận thông tin của từ 10 - 15 doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất kinh doanh với gần 200 vị trí việc làm trong mỗi tháng.

Trong thời gian qua, các Sở, ngành, địa phương tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, kết nối cung - cầu lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm đổi mới và tăng cường các hoạt động dịch vụ việc làm, thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ vào ngày 05 và 20 hàng tháng tại số 12 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, các phiên giao dịch việc làm lưu động tại địa phương, phiên giao dịch việc làm theo chuyên ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng đã mở cổng thông tin điện tử Việc làm Huế tại địa chỉ vieclamhue.vn để người lao động đăng ký thông tin ứng tuyển việc làm, từ đó tổ chức tư vấn trực tiếp, trực tuyến hàng ngày ngay khi tiếp nhận được thông tin, giúp kết nối kịp thời nhu cầu của người lao động.

Bên cạnh đó, để tăng cơ hội việc làm cho người lao động, các cấp, các ngành, các địa phương đã tích cực, chủ động trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, qua đó xây dựng chính sách và ký kết hợp tác tuyển dụng, đào tạo gắn với sử dụng lao động.

 

Câu hỏi của bạn Nguyên Minh Thu, Phong Điền:

Dịch bệnh đang ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo nghề. Trước diễn biến phức tạp của dịch, thì các cấp quản lý có những giải pháp như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hồ Dần:

Về vấn đề này từ năm 2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc chủ động xây dựng  phương án đào tạo thích hợp. Sở đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển đổi từ phương thức đào tạo truyền thống sang đào tạo số. Trong thời gian qua, đã có một số trường xây dựng được hệ thống đào tạo trực tuyến và hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; nâng cấp hạ tầng cơ bản đáp ứng việc dạy và học. Các giải pháp, nhóm giải pháp chúng tôi tập trung như sau:

1. Tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ cho những cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa trang bị cơ sở hạ tầng và nền tảng trong quản lý học tập, dạy học trực tuyến. Đề xuất đồng bộ xây dựng hệ thống có khả năng số hóa và thích ứng với dạy học trực tuyến cho hệ thống GDNN toàn tỉnh.

2. Về tuyển sinh:

a) Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, tư vấn và tuyển sinh trực tuyến.

b) Tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền, tuyển sinh về các cấp trình độ đào tạo và hình thức đào tạo đa dạng, thích hợp quan tâm tổ chức đào tạo các chương trình chất lượng cao.

3. Về đào tạo:

a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến theo Cẩm nang hướng dẫn đào tạo trực tuyến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đẩy mạnh việc số hóa, xây dựng bài giảng, tài liệu điện tử để đào tạo trực tuyến.

b) Các trường chủ động điều chỉnh kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình dịch bệnh và quy định phòng chống dịch của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của tỉnh, đảm bảo tối đa thời gian học sinh, sinh viên được tập trung học trực tiếp tại trường.

c) Việc đào tạo trực tuyến được thực hiện qua các công cụ dạy học trực tuyến (Microsoft Team, Zoom, Webex, Google Hangout Meet,...) hoặc theo hệ thống trực tuyến chuyên nghiệp LMS (Learning Management System) nhưng việc kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun được thực hiện trực tiếp. Đối với những ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cho phép trực tuyến, nhưng phải đảm bảo đánh giá chính xác khách quan kết quả học tập của người học.

4. Các trường chủ động, báo cáo với Sở Y tế và phối hợp thực hiện để tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh cho người học và nhà giáo, cán bộ quản lý để đưa hoạt động đào tạo được trở lại bình thường./.

 

Câu hỏi của bạn Trần Ngọc Hiếu, Phú Mỹ, Phú Vang:

Với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì lãnh đạo tỉnh cho biết kế hoạch tổ chức vui tết đón xuân năm nay sẽ như thế nào, tỉnh có định hướng gì cho người dân trong việc kinh doanh, buôn bán trong dịp Tết nguyên đán sắp đến.

Trả lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình:

Đối với việc tổ chức vui tến đón xuân năm nay, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Nhâm Dần; mừng thắng lợi về những thành tựu kinh tế - xã hội của quê hương đất nước; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022 với nguyên tắc an toàn, tiết kiệm và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo dự kiến sẽ tổ chức chương trình văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân trong đêm 30 tết tại Nhà hát Sông Hương; tổ chức Hội hoa Xuân; trưng bày, sắp xếp các thảm hoa nghệ thuật các công viên 2 bờ Sông Hương, các tuyến phố đi bộ Võ Thị Sáu, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, phố đi bộ Hoàng thành Huế; tổ chức Lễ thượng Nêu, Lễ ban sóc … nhằm phục vụ nhân dân và du khách; tổ chức Tết trồng cây, Tết Nguyên tiêu - Ngày thơ Việt Nam (15/tháng Giêng năm Nhâm Dần). Tại các địa phương cấp huyện cũng có kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội vui Xuân truyền thống đu tiên, vật võ, đu tiên, đua thuyền...

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cô đô Huế mở cửa và tổ chức các hoạt động tái hiện Tết xưa tại cung đình để đón nhân dân vào tham quan di tích không thu phí từ ngày mồng 01 đến hết ngày 03 Tết Nguyên đán

Đặc biệt, tỉnh sẽ tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho gia đình chính sách, người có công và các đối tượng xã hội, đảm bảo không để một ai thiếu Tết.

Để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán sắp đến, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 12/11/2021 của Bộ Công Thương về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong điều kiện dịch bệnh Covid 19; UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương tập trung thực hiện một số nội dung chính sau:

1. Tăng cường theo dõi diễn biến tình hình thị trường, nguồn cung hàng hóa:

- Chỉ đạo các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, nguồn cung, giá cả hàng hóa, chú trọng các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như: lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống (đặc biệt là mặt hàng thịt lợn)...; đảm bảo cân đối, cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; làm tốt công tác dự báo thị trường xác định các nguồn cung để kịp thời chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà phân phối lớn trên địa bàn xây dựng, mở rộng mạng lưới phân phối hàng Việt; chủ động, tích cực đưa hàng Việt về địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và các khu công nghiệp thông qua các phiên chợ đưa hàng về nông thôn, bán hàng bằng xe lưu động,… nhằm giới thiệu và cung ứng các mặt hàng sản xuất trong nước với chất lượng tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm dịp Tết cho nhân dân.

- Chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở ngành liên quan, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa, nhất là vận tải của các đơn vị khi đi qua các địa bàn liên tịch có dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

- Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau dịp Tết nhằm phòng chống tình trạng mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường, đề xuất kiến nghị xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm nhằm ổn định thị trường trong dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm dần.

- Qua báo cáo, một số doanh nghiệp bán lẻ lớn trên địa bàn đều xây dựng kế hoạch dự trữ phục vụ dịp cuối năm và Tết nguyên đán với lượng hàng hóa bằng hoặc cao hơn năm trước; đơn cử như siêu thị Go (BigC cũ) dự trữ 217 tỷ (tăng 10% so với năm trước), siêu thị Co-op Mart dự trữ 37 tỷ (bằng năm trước), tiểu thương chợ Tây lộc dự trữ 5,4 tỷ đồng(bằng năm trước)…

2. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng như triển lãm, hội chợ, quảng cáo, khuyến mại bằng nhiều hình thức như: giảm giá, kèm tặng phẩm, bốc thăm trúng thưởng…;áp dụng đa dạng các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng khối lượng hàng hoá bán ra trên địa bàn, phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết.

Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện của các đơn vị phân phối, bán lẻ điện trên địa bàn; chỉ đạo các đơn vị cung ứng điện  xây dựng phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Chú trọng công tác đảm bảo an toàn điện, an toàn phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.

Để định hướng cho người dân trong việc kinh doanh, buôn bán trong dịp Tết, đề nghị các cơ sở, người dân thực hiện một số giải pháp sau:

- Chủ động nắm bắt tình hình tiêu thụ các mặt hàng trên thị trường để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, hiệu quả, thích ứng trong tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp;

- Các cơ sở và người dân cần tuân thủ các hướng dẫn của ngành Y tế theo Quyết định số 5619/QĐ-BYT ngày 07/12/2021 về việc ban hành “hướng dẫn phòng chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng” nhằm đảm bảo mục tiêu kép vừa hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo phòng chống dịch trong tình hình mới;

- Hiện nay, Sở Công Thương đang tham mưu UBND tỉnh kế hoạch đảm bảo sản xuất, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường nhằm giúp doanh nghiệp, người dân tháo gỡ các khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra và từng bước ổn định khắc phục kinh tế thị trường.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Mạnh Tuấn, Phú Bài, Hương Thủy:

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch có rất nhiều ứng dụng, vậy người dân sẽ phải sử dụng ứng dụng nào để có sự thống nhất trong công tác khai báo, quét mã QR. Tỉnh đã có phương án gì để thống nhất và đồng bộ hệ thống với quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin.

Trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông:

Về ứng dụng hiện nay có 2 ứng dụng chính.

PC-Covid là ứng dụng dùng chung để triển khai việc khai báo y tế và khai báo di chuyển nội địa và tiếp nhận phản ánh về tiêm chủng và xét nghiệm. Thông tin về khai báo y tế, tiêm chủng, xét nghiệm ở ứng dụng này được xem là căn cứ thống nhất. Thông tin tiêm chủng và xét nghiệm ở Hue-S chỉ mang tính tham khảo.

Ứng dụng Hue-S là ứng dụng của người người Huế phục vụ cho việc phát triển xã hội số và kinh tế số. Ngoài việc chống dịch thì nhiều ứng chức năng khác cung cấp phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân. Hiện nay, sau khi liên thông dữ liệu với PC-Covid quốc gia thì việc khai báo y tế và khai báo di chuyển nội địa tại Hue-S đã dừng hoạt động và áp dụng thống nhất trên PC-Covid. Hiện nay, ứng dụng Hue-S triển khai thêm nhiều chức năng phòng chống dịch phục vụ cho bà con trong tỉnh mà các ứng dụng khác không có nhằm bổ trợ và nâng cao hiệu quả trong phòng chống dịch tại tỉnh

Ngoài ra còn có 3 ứng dụng khác mà bà con cần quan tâm.

Úng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” là ứng dụng do Bộ Y tế phát triển áp dụng cho toàn quốc. Tuy không phải là ứng dụng làm căn cứ để áp dụng thông tin phòng chống dịch, song, đây là ứng dụng phục vụ quản lý hồ sơ sức khỏe cho ngươi dân cũng như hướng đến cung cấp các dịch vụ y tế số và có tính định hướng lâu dài trong lĩnh vực y tế.

Song song với ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” có ứng dụng VssID là ứng dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm trên nền tảng số đến với người dân. Ứng dụng cũng đã liên thông với một số ứng dụng khám chữa bệnh để giải quyêt thủ tục bảo hiểm trực tuyến cho người bệnh .v.v..

Ứng dụng VNEID là ứng dụng của Bộ Công an phát triển áp dụng cho toàn quốc. Đây cũng là ứng dụng được khuyến khích sử dụng vì có tính chất quản lý dân cư lâu dài của ngành công an.

Câu hỏi của bạn Phương Trang, Phú Bài, Thị xã Hương Thủy:

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan trong cộng đồng tăng cao, là một công nhân làm việc tại khu công nghiệp với mật độ lao động cao, tôi rất lo lắng khi nhà máy có xuất hiện ca F0. Vì vậy, cho tôi hỏi, hiện nay các nhà máy đã có giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 chưa? Và giải pháp nào hỗ trợ cho nữ công nhân thực hiện cách ly tại nhà máy khi có con nhỏ cần chăm sóc ở nhà? Xin cảm ơn.

Trả lời của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh:

Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Câu hỏi của bạn cũng là vấn đề lo lắng của rất nhiều công nhân lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp có mật độ lao động lớn trên địa bàn toàn tỉnh trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Về vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

Dịch bệnh COVID-19 xuất hiện lần đầu tiên tại nước ta từ đầu năm 2020, đến nay đã xuất hiện đợt dịch lần thứ 4, kéo dài từ cuối tháng 4/2021 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại, đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn. Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, hạn chế thấp nhất các nguy cơ lây nhiễm trong lực lượng người lao động, giúp Doanh nghiệp sản xuất an toàn, tránh đứt gãy, gián đoạn chuỗi sản xuất-cung ứng hàng hóa, các cơ quan quản lý Doanh nghiệp của tỉnh nói chung, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh nói riêng (là cơ quan quản lý các Doanh nghiệp trên địa bàn 6 khu công nghiệp, 02 khu kinh tế toàn tỉnh)  đã chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống, dịch theo các Văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh, Sở Y tế cũng như của các Bộ ngành có liên quan. Cụ thể qua kiểm tra, nắm tình hình đã có 100% các Doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc, ký túc xá; triển khai theo các Bộ tiêu chí phòng chống dịch theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành“Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có ca bệnh Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp”; Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phải có sự kiểm tra, xác nhận của Ban Quản lý và các Sở, ngành, địa phương liên quan. Trường hợp các Doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu theo Bộ tiêu chí (15 tiêu chí) thì bắt buộc phải khắc phục, nếu việc khắc phục chưa đáp ứng theo yêu cầu thì bắt buộc phải tạm ngừng sản xuất để hoàn thiện.

Bên cạnh đó, thông qua mạng xã hội như zalo, viber, trang TTĐT, Ban Quản lý đã kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giúp Doanh nghiệp có các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả, chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoàn thành mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Lãnh đạo tỉnh đã ưu tiên tập trung nguồn vắc xin, tổ chức đồng loạt nhiều đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhằm đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin tại các doanh nghiệp và tạo tâm lý an toàn cho người lao động. Đến nay, đã có 41.538/43.153 lao động đã tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19, đạt 96,3% tổng số lao động tại địa bàn (trong đó, số lao động được tiêm 02 mũi là 39.029 người, đạt 94,0% tổng số lđ được tiêm). Số lượng lao động còn lại Ban Quản lý sẽ tập trung tuyên truyền, bố trí nguồn vắc xin để người lao động được tiêm 2 mũi đạt tỷ lệ 100% trong năm 2021.

Tính đến nay, có thể nói công tác triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp nói riêng, của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung cơ bản đảm bảo an toàn và phòng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, để nâng cao công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới, từng doanh nghiệp, từng người lao động cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, tự bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình bằng cách thực hiện tốt khẩu hiệu 5K và các khuyến cáo của cơ quan y tế; thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch hiện hành.

Về vấn đề thực hiện cách ly tại nhà máy cho nữ công nhân có con nhỏ theo nội dung câu hỏi, hiện nay UBND tỉnh, BCĐ Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh chưa có chủ trương thực hiện việc cách ly y tế tại nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh như câu hỏi nêu ra. 

Hiện nay, việc cách ly phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện theo quy định tại Công văn số 5545/BCĐ-YT ngày 20/11/202; Công văn số 6031/BCĐ-YT ngày 14/12/2021của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, Ban Quản lý xin gửi đến các doanh nghiệp, người lao động tóm tắt nội dung quy định bằng sơ đồ hướng dẫn cách ly, phòng chống dịch Covid-19 để các doanh nghiệp, người lao động biết.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Quang Toản, Hương Long – thành phố Huế: Mã QR của tôi bị sai thông tin thì phải liên hệ với cơ quan nào để điều chỉnh?

Trả lời của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn:

Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, tỉnh áp dụng chính sách hạn chế di chuyển và các chính sách khác cho các cấp độ vùng dịch theo cấp thôn/tổ. Nhằm hạn chế vi phạm quy định phòng chống dịch, chức năng tự chỉnh sửa thông tin trên thẻ kiểm soát dịch bệnh hiện đang được tạm khóa. Khi có nhu cầu điều chỉnh thông tin, Ông/Bà vui lòng liên hệ với chính quyền địa phương cấp xã/phường để được hỗ trợ xác minh và điều chỉnh. Mọi thông tin liên quan, vui lòng liên hệ tổng đài 19001075 để được tư vấn và hỗ trợ. 

 

Câu hỏi của bạn Minh Nguyen , Câu hỏi qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook:

Rất chân thành cám ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh. Tôi xin có 1 băn khoăn như sau: cùng ở vùng đỏ, cùng đã tiêm 2 mũi và cùng test âm tính trong vòng 72h như nhau. Nhưng tại sao: công chức, viên chức thì được đến cơ quan làm nhiệm vụ, học sinh được đến trường còn tiểu thương, người buôn bán, người kinh doanh không được đến chợ để hoạt động kinh doanh. Có những vùng đỏ đã lâu, nhưng bản thân họ không hề dính F, bản thân thận trọng tuân thủ 5k, ko tiếp xúc với ai, nhưng không được đi làm trong 1 thời gian dài, kinh tế kiệt quệ. Họ chỉ mong muốn đi làm, khi nhìn cán bộ công chức cùng vùng đỏ như mình mà được đi làm, học sinh ở vùng đỏ được đi học, mặc dù môi trường họ làm việc cũng tiếp xúc với rất nhiều người. Vậy nên, kính mong cho dân lao động, được đến các cơ sở kinh doanh, các chợ, để họ làm việc (hiện tại họ không được đến CÁC ĐIỂM ĐẾN), chứ hàng hóa cuối năm thì tồn đọng, hàng thực phẩm thì hết hạn, mà nợ cuối năm thì phải trả. Bản thân họ là người hoàn toàn chấp hành 5k, 2 mũi, âm tính, 2- 3 ngày phải test 1 lần. Tôi rất tha thiết mong quý lãnh đạo xem xét. Mong cuối năm, đi làm để trả bớt nợ nần, mong có 1 cái Tết thấy Xuân. Xin cám ơn, tha thiết cám ơn!

Trả lời của Giám đốc Sở y tế Trần Kiêm Hảo:

Theo quy định, người đến từ vùng đỏ thì yêu cầu hạn chế di chuyển, tuân thủ nghiêm khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế; việc đồng ý tiếp nhận người lao động đến làm việc do thủ trưởng đơn vị quyết định và phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định, đặc biệt là người lao động phải được tiêm vắc xin phòng COVID-19, tuân thủ "5K" và xét nghiệm định kỳ cho người lao động, đặc biệt người đến từ vùng đỏ.

Giám đốc Sở y tế Trần Kiêm Hảo

Câu hỏi của bạn Lệ Hiền, Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook :

Tôi 64 tuổi nhiều bệnh nền, tiêm mũi 1 đã trên 10 tuần, khi nào thì tôi được tiêm mũi 2 ạ?

Trả lời của Sở Y tế:

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiếp tục triển khai tiêm trả mũi 2 các loại vắc xin AstraZeneca, Pfizer, Verocell tại các cơ sở y tế địa phương đối với người đã tiêm mũi 1 theo thời gian quy định. 

Đối với vắc xin AstraZeneca sẽ được trung ương tiếp tục cấp bổ sung cho tỉnh để trả mũi 2, Sở Y tế sẽ phân bổ vắc xin cho cơ sở y tế địa phương ngay sau khi nhận được vắc xin từ trung ương.

Câu hỏi của bạn Trần Văn Đáng, Vinh Hưng, Phú Lộc:

Tôi làm công nhân trong TPHCM, có tham gia đóng BHXH 15 năm, do dich covid cảnh gia đình tôi về quê sinh sống, tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì đến đâu để làm thủ tục? Đóng tiền trong thời gian bao lâu thì được nhận lương hưu? Nếu muốn nhận lương hưu khoảng 3 triệu đồng/1 tháng thì mỗi tháng cần đóng bao nhiêu tiền?

Trả lời của Bảo hiểm xã hội:

Để tham gia BHXH tự nguyện đề nghị bạn liên hệ với các Đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT của cơ quan BHXH trên địa bàn huyện Phú Lộc. Bạn có thể đến tại Ủy ban nhân dân xã Vinh Hưng hoặc tại các điểm Bưu điện văn hóa xã trên địa bàn xã để lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.
Theo quy định của Luật BHXH, người tham gia BHXH có 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ điều kiện về tuổi đời (kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu được quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ) thì sẽ được hưởng lương hưu. Vì vậy, bạn phải tham gia BHXH tự nguyện thêm ít nhất là 05 năm để đủ 20 năm đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu khi bạn đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu. 

Bạn có thể lựa chọn mức đóng BHXH tự nguyện và phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng ... hoặc đóng một lần cho những năm về sau.phù hợp với điều kiện của bạn.
Do bạn chưa cung cấp đầy đủ mức tiền lương tham gia BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh nên chúng tôi không thể tư vấn mức đóng BHXH tự nguyện cho bạn để được nhận lương hưu 3 triệu đồng. Đề nghị bạn liên hệ với Đại lý thu của cơ quan BHXH tại xã Vinh Hưng hoặc BHXH huyện Phú Lộc ( số điện thoại 0849910919 - đồng chí Minh, Phó Giám đốc BHXH huyện Phú Lộc) để được tư vấn.

Câu hỏi của bạn NguyễnThị Thanh Thảo, 0976265260 - nguyenthanhthao179@gmail.com:

Kính gửi: Chương trình đối thoại, tôi tên là Nguyễn Thị Thanh Thảo, hiện trú tại phường Xuân Phú, thành phố Huế. Tôi viết lên chương trình này để trình bày thắc mắc về việc triển khai tiêm vacxin mũi hai cho người trên 60 tuổi tại địa bàn phường Xuân Phú. Hiện tại, gia đình tôi có hai người trên 60 tuổi là bố mẹ chồng tôi, họ đã được tiêm vacxin Astra Zeneca mũi một cách đây 11 tuần theo chương trình tiêm chủng vacxin mở rộng của cả nước dựa trên chỉ đạo của thủ tướng và chính phủ. Được biết rằng, trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch, thủ tướng và chính phủ đã chỉ đạo trước ngày 15 tháng 12 năm 2021 này thì cả nước phải cơ bản hoàn thành tiêm hai mũi cho công dân trên 18 tuổi trên tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát người chưa được tiêm vacxin mũi hai để tiêm, nhằm hoàn thành mục tiêu do thủ tướng và chính phủ đề ra. Theo như tôi được biết, một số phường xã đã triển khai rất tốt chủ trương này bằng cách rà soát tới từng tổ dân phố để tìm được người chưa tiêm vacxin mũi hai để thực hiện chủ trương như đã nói trên. Tuy nhiên, đối với phường Xuân Phú thì hiện giờ tôi vẫn chưa thấy có động thái gì liên quan đến chủ trương trên. Trong khi đó, bố mẹ chồng tôi đều đã tiêm mũi một được hơn 10 tuần, tức là đã đủ điều kiện về mặt thời gian để tiếp tục được tiêm mũi hai. Bên cạnh đó, bố mẹ chồng tôi đều đã lớn tuổi và có bệnh nền, do đó việc chưa được tiêm mũi hai vacxin làm cho người làm con như tôi cảm thấy vô cùng lo lắng khi mà số người nhiễm Covid 19 trên phạm vi thành phố ngày càng tăng. Chính vì vậy, tôi tha thiết mong các cấp lãnh đạo tiếp tục nhanh chóng triển khai việc tiêm vacxin mũi hai cho những người chưa được tiêm (trong đó có bố mẹ chồng tôi) để đảm bảo sự an tâm cho người dân và cũng góp phần hoàn thành chủ trương của Thủ tướng và Chính phủ trong cuộc chiến chống lại virus Covid 19.

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:


Giám đốc Sở Y tế Trần Kim Hảo

Sở Y tế đã có công văn yêu cầu các địa phương thống kê tất cả những trường hợp chưa được tiêm vắc xin và tiêm chưa đủ mũi vắc xin để tiêm cho người dân ngay khi được Bộ Y tế phân bổ vắc xin cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sở Y tế sẽ cấp phát vắc xin cho các địa phương ngay khi nhận được phân bổ để đảm bảo tiêm đủ mũi cho tất cả người dân theo quy định của Bộ Y tế và Chính phủ. 

(Trong hôm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ nhận được 35.000 liều vắc xin Astra Zeneca và đã có kế hoạch phân bổ tiêm mũi 2 cho các địa phương)

Câu hỏi của bạn Tran Thuy (Facebook), Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook :

Cho tôi hỏi: Bà của tôi hiện nay 89 tuổi, tiền sử có bị huyết áp có tiêm vắc xin được không?

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Hiện nay, các loại vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng không chống chỉ định đối với người trên 80 tuổi và người có mắc bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, người dân nên đến các cơ sở y tế tiêm chủng để được khám sàng lọc trước tiêm và chỉ định tiêm theo y lệnh của bác sĩ khi bệnh đã ổn định. 

Câu hỏi của bạn Nguyễn An Vinh, Facebook:

Tôi muốn hỏi lãnh đạo tỉnh nhà rằng: thời gian vừa qua cả nước đều thực hiện cùng 1 chỉ thị của CP về chống dịch sao chỉ có Huế là số F0/1triêu người và số cộng đồng/F0 trong từng ngày là đứng đầu không? Ban lãnh đạo tỉnh nhà có nhìn sang các tỉnh lân cận để so sánh và rút ra bài học gì chưa? Đã có biện pháp gì để khống chế sự lan tràn dịch trong cộng đồng hay chưa? BLĐ tỉnh nghĩ sao khi dịch đang bùng phát trong cộng đồng lại cho các cháu học sinh đến trường trong khi các cháu chưa được tiêm vacxin đầy đủ? Rất mong được nghe sự trả lời của BLĐ tỉnh trong buổi đối thoại sáng nay. Chúc ban LĐT luôn mạnh khỏe và nhanh chóng tìm ra biện pháp tối ưu để nhanh chóng dẹp được dịch bệnh để giảm tải cho ngành y tế và mang lại cuộc sống bình yên, no ấm cho nhân dân tỉnh nhà.

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:


Giám đốc Sở Y tế Trần Kim Hảo

Kể từ ngày Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 12/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 có hiệu lực, Chính phủ đã chuyển hướng từ áp dụng triệt để 5 nguyên tắc "ngăn chặn-phát hiện-cách ly-khoanh vùng-dập dịch" và điều trị hiệu quả sang chiến lược "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" với giải pháp 5K+vắc xin+thuốc điều trị+công nghệ+ý thức của Nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 tại một số địa phương có tăng, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn, để đảm bảo vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế xã hội, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh thường xuyên giao ban và tham khảo các biện pháp phòng chống dịch của các địa phương khác và đã liên tục điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch của tỉnh để phù hợp với tình hình mới (sơ đồ hướng dẫn phòng chống dịch đã thay đổi cập nhật trên 10 phiên bản khác nhau).

Để khống chế dịch COVID-19 trong cộng đồng, Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh nhiều giải pháp khống chế dịch như:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức phòng chống dịch, thực hiện khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, tự giác trong việc khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp cách ly, giám sát, theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt cho những trường hợp nguy cơ cao, người có bệnh nền, người >50 tuổi.

- Tiếp tục truy vết các trường hợp dương tính, khoanh vùng mới thấp nhất.

- Tăng cường công tác xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tại các khu vực nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cảm, nơi đông người), đối tượng nguy cơ cao…Đồng thời kêu gọi người dân, cơ quan, tổ chức tự xét nghiệm định kỳ.

- Nâng cao công tác điều trị người nhiễm bệnh theo phát đồ của Bộ Y tế, đảm bảo hạn chế tối đa bệnh chuyển nặng và tử vong.

- Sẳn sàng các phương án điều trị COVID-19 tại nhà khi số ca bệnh tăng cao, vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Về vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ em trước khi đến trường: theo thống kê, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 cho 93.019 trẻ em từ 12-17 tuổi (tỷ lệ 90,19%). Trong thời gian đến, tỉnh tiếp tục rà soát và tiêm bổ sung cho những trẻ chưa được tiêm chủng và triển khai tiêm mũi 2 cho những trường hợp đã tiêm mũi 1 theo quy định.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Gia Bảo, Tứ Hạ, thị xã Hương Trà:

Trong thời gian vừa qua, do nhiều lý do nên tôi không thể tiêm vắc xin mũi 2 đúng hẹn và bị trễ. Vì vậy, cho tôi hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không tiêm liều vắc xin thứ hai trong khoảng thời gian khuyến nghị?

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Bộ Y tế đã ban hành lịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19  đối với các loại vắc xin được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong trường hợp người dân không thể tiêm mũi 2 đúng hạn do nhiều lý do khách quan thì mũi 2 vẫn phát huy hiệu quả và người dân không phải tiêm lại từ đầu. Vì vây, người dân không nên quá lo lắng và chủ động liên hệ với Trạm Y tế/Trung tâm Y tế địa phương để được tiêm liều thứ 2 sớm nhất. 

Câu hỏi của bạn Nguyễn Như Ngọc, Phước Vĩnh, thành Phố Huế: Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai việc cách ly tại nhà đối với những trường hợp F1. Vậy tỉnh đã có giải pháp nào để đảm bảo việc cách ly F1 tại nhà vừa đảm bảo an toàn cho người trong gia đình cũng như xã hội. Và để tố giác những cá nhân không thực hiện nghiêm việc cách ly tại nhà thì tôi phải liên hệ với cơ quan, đơn vị nào?

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Các trường hợp F1 được cách ly tại nhà/nơi lưu trú phải đảm bảo các điều kiện như sau:

* Đối với người cách ly tại nhà:

- Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà; có cam kết với chính quyền địa phương.

- Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi.

- Luôn thực hiện Thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng PC-Covid trong suốt thời gian cách ly.

- Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp. Đặc biệt khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế.

- Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác.

- Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn và phân loại chất thải nơi ở hàng ngày.

* Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Là nhà ở riêng lẻ; căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư.

- Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”; có thùng màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ.

- Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình.

- Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.

- Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly.

Tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi người dân cùng chung tay chống dịch, nếu phát hiện trường hợp cách ly tại nhà thì thông báo ngay cho chính quyền, công an hoặc y tế địa phương để yêu cầu người cách ly tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.

Câu hỏi của bạn Hồng Nga, hongnga_79@gmail.com:

Tôi muốn được hỏi lãnh đạo Sở Giáo dục, học kỳ một đã gần kết thúc vậy sẽ tổ chức thi cho các cháu như thế nào?

Trả lời của Sở Giáo dục đào tạo:

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn quan tâm đến công tác tổ chức dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá cuối học kì 1 năm học 2021-2022.

Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chúng tôi đã sớm ban hành các công văn hướng dẫn (số 2927 và 2928 ngày 18/11/2021)

Tổ chức kiểm tra cuối học kì

1. Yêu cầu về nội dung câu hỏi kiểm tra

- Kiểm tra được những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hành của học sinh trong phạm vi chương trình đã giảm tải của môn học theo tinh thần chỉ đạo tại Công văn của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.

- Nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, công bằng; thể hiện đầy đủ các mức độ yêu cầu chuẩn về kiến thức và kỹ năng đã xác định trong chương trình môn học của Bộ GDĐT; có ma trận đề chung cho từng khối lớp để tạo sự bình đẳng giữa các lớp trong nhà trường.

- Đề kiểm tra có tính phân hóa mức độ nhận thức của học sinh, phù hợp với thời gian quy định. Nội dung của hướng dẫn chấm khoa học, rõ ràng, chi tiết các vấn đề đòi hỏi học sinh phải giải quyết ở đề kiểm tra. Biểu điểm chấm hợp lí, chính xác, phù hợp với ma trận đề.

- Phạm vi câu hỏi kiểm tra tùy theo tình hình thực tế của đơn vị nhưng tối thiểu phải đến hết tuần thứ 13 của chương trình học kì I đối với cấp THPT; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung đã tinh giản và những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu, những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

2. Phân công ra đề, bố trí lịch kiểm tra

- Do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và khó lường, các trường trung học trực thuộc Sở GDĐT chủ động phương án ra đề, bố trí lịch kiểm tra.

3. Hình thức câu hỏi kiểm tra

- Đề kiểm tra cần phối hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận theo tỉ lệ phù hợp với yêu cầu của môn học đã được Sở tập huấn, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Thời gian làm bài kiểm tra từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút

4. Thời gian kiểm tra

- Thời gian kiểm tra cần bố trí hợp lí, khoa học; bảo đảm kế hoạch giáo dục của học kỳ I (tránh các ngày nghỉ lễ, Noel) và hoàn thành việc kiểm tra cuối kì I trước ngày 24/12/2021.

- Trong trường hợp các đơn vị không thể hoàn thành việc kiểm tra trực tiếp cuối học kì I trước ngày 24/12/2021 vì lí do dịch bệnh và thiên tai, đơn vị thực hiện theo Điều 6 Khoản 2 nêu tại Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GDĐT về Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Nội dung khoản 2 điều 6 tại thông tư 09/2021/TT-BGDĐT.

"Điều 6. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến

1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học trực tuyến được thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.

Câu hỏi của bạn Tài khoản facebook Nguyễn Tư Thiện, Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook :

Không biết lãnh đạo đưa ra phương hướng chống dịch thế nào chứ Quảng trị Quảng Bình như Thừa Thiên Huế mà ca nhiễm ngày càng vơi ít lui. 50- 70 ca đi lui. Có ngày vài ca. Huế thì gần nửa ngàn ca 1 ngày?

Trả lời của Sở Y tế:

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên huế tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp phòng chống dịch như sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức phòng chống dịch, thực hiện khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, tự giác trong việc khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp cách ly, giám sát, theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt cho những trường hợp nguy cơ cao, người có bệnh nền, người >50 tuổi.

- Tiếp tục truy vết các trường hợp dương tính, khoanh vùng mới thấp nhất.

- Tăng cường công tác xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tại các khu vực nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cảm, nơi đông người), đối tượng nguy cơ cao…Đồng thời kêu gọi người dân, cơ quan, tổ chức tự xét nghiệm định kỳ.

- Nâng cao công tác điều trị người nhiễm bệnh theo phát đồ của Bộ Y tế, đảm bảo hạn chế tối đa bệnh chuyển nặng và tử vong.

- Sẳn sàng các phương án điều trị COVID-19 tại nhà khi số ca bệnh tăng cao, vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, Sở Y tế kính đề nghị mọi người dân cùng chung tay chống dịch, đặc biệt tuân thủ "5K", tự giác khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp cách ly, giám sát y tế tại nhà theo hướng dẫn của ngành y tế.

Câu hỏi của bạn Ngô Liên Minh, Thành phố Huế:

Thời gian qua có thông tin cho rằng, việc tiêm vắc xin Vero cell sẽ không thể làm thủ tục xuất cảnh để đi du học hoặc xuất khẩu lao động. Vậy cho tôi hỏi thông tin đó có chính xác hay không? Và hiện nay, để đảm bảo các yêu cầu cho việc xuất khẩu lao động thì cần những thủ tục gì?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hồ Dần:

Về vấn đề bạn hỏi. Sở xin trao đổi cụ thể như sau:

- Hiện nay theo thông tin bạn nhận được việc tiêm vắc xin Vero cell không thể làm thủ tục nhập cảnh để đi du học hoặc xuất khẩu lao động là không chính  xác. Đến nay chưa có thông tin chính thức nào  của cơ quan nhà nước thông báo về việc này nên người lao động hãy yên tâm và không nên hoang mang trước những tin không chính thống

- Để đảm bảo yêu cầu cho việc đi làm việc ở nước ngoài người lao động cần thực hiện các thủ tục sau:

Theo Luật Người lao động đi làm việc nước ngoài năm 2020. Điều 44. Điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.

3. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

4. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

5. Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.

6. Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.Điều 45. Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm: 1. Đơn đi làm việc ở nước ngoài. 2.Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động. 3.Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 4.Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. 5.Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

Câu hỏi của bạn Hồng Minh, Tứ Hạ, Hương Trà:

Tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, đã có doanh nghiệp phát hiện công nhân mắc Covid-19, giải pháp nào để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan trong các khu, cụm công nghiệp của tỉnh

Trả lời của Ban Quản lý Khu kinh tế công nghiệp:

1. Yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch

Hiện nay, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, hạn chế thấp nhất các nguy cơ lây nhiễm trong lực lượng người lao động, giúp doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh sản xuất an toàn, tránh đứt gãy, gián đoạn chuỗi sản xuất-cung ứng hàng hóa,  Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống, dịch theo các Văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, BCĐ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh, Sở Y tế cũng như của các Bộ ngành có liên quan. Cụ thể qua kiểm tra, nắm tình hình đã có 100% các Doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc, ký túc xá; triển khai theo các Bộ tiêu chí phòng chống dịch theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành“Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có ca bệnh Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp”; Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phải có sự kiểm tra, xác nhận của Ban Quản lý và các Sở, ngành, địa phương liên quan. Trường hợp các Doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu theo Bộ tiêu chí (15 tiêu chí) thì bắt buộc phải khắc phục, nếu việc khắc phục chưa đáp ứng theo yêu cầu thì bắt buộc phải tạm ngừng sản xuất để hoàn thiện.

2. Tăng cường độ bao phủ vắc xin cho người lao động

Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Lãnh đạo tỉnh đã ưu tiên tập trung nguồn vắc xin, tổ chức đồng loạt nhiều đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhằm đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin tại các doanh nghiệp và tạo tâm lý an toàn cho người lao động. Đến nay, đã có 41.538/43.153 lao động đã tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19, đạt 96,3% tổng số lao động tại địa bàn (trong đó, số lao động được tiêm 02 mũi là 39.029 người, đạt 94,0% tổng số lđ được tiêm). Số lượng lao động còn lại Ban Quản lý sẽ tập trung tuyên truyền, bố trí nguồn vắc xin để người lao động được tiêm 2 mũi đạt tỷ lệ 100% trong năm 2021.

3. Tăng cường công tác tầm soát, xét nghiệm nhanh; quét mã QR để kịp thời phát hiện  nguồn lây nhiễm sớm

Các doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại mỗi doanh nghiệp, chủ động việc tầm soát định kỳ bằng test nhanh kháng nguyên để phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm. Ban Quản lý cũng đã chỉ đạo 100% doanh nghiệp trên địa bàn tạo và thực hiện quét mã QR cho người lao động, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, phối hợp cung cấp thông tin nhanh qua các nền tảng mạng xã hội để phát huy tối đa hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng, chống dịch của người lao động và của doanh nghiệp.

Để nâng cao hơn nữa công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới, từng doanh nghiệp, từng người lao động cần tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống dịch, tự bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình bằng cách thực hiện tốt khẩu hiệu 5K và các khuyến cáo của cơ quan y tế; nâng cao ý thức tự theo dõi sức khoẻ, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch hiện hành.

Câu hỏi của bạn LƯU HUẾ, Thành phố Huế:

Hiện nay các doanh nghiệp du lịch – dịch vụ ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch covid-19, trong đó có nhiều khách sạn phải đóng cửa dài ngày và có nguy cơ không thể phục hồi hoạt động do nguồn nhân lực chuyển sang lĩnh vực khác. Xin hỏi tỉnh có chủ trương, định hướng nào để giữ gìn nguồn nhân lực cho ngành du lịch cũng như giải pháp nhằm đảm bảo duy trì, phục hồi hoạt động du lịch của tỉnh trong bối cảnh hiện nay và nhất là trong năm 2022 khi tỉnh đã có kế hoạch đón khách quốc tế.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Du Lịch Nguyễn Văn Phúc:

Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực trong ngành du lịch, phần lớn lao động trong ngành đã và đang chuyển sang hoạt động các lĩnh vực khác nhau, vì vậy sự dịch chuyển ngành nghề là không tránh khỏi. 

Định hướng, giải pháp cơ bản để giữ và thu hút nhân lực du lịch:

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các cơ sở đào tạo đã và tiếp tục công tác đào tạo, đào tạo lại để hỗ trợ, đáp ứng lượng thiếu hụt nguồn nhân lực cho ngành du lịch có uy tín và chất lượng cao ĐH Du lịch, CĐ Du lịch và các cơ sở đào tạo khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cũng có các chính sách ưu đãi để giữ chân nhân viên và kế hoạch đào tạo tại chỗ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

- Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lao động thất nghiệp, nghỉ việc tạm thời đối với nguồn nhân lực trong ngành du lịch…để duy trì lực lượng lao động này ổn định cuộc sống để sớm quay lại công việc bình thường khi dịch bệnh ổn định, kiểm soát.

- Ngoài ra, theo kế hoạch của từ Sở Du lịch, năm 2022 sẽ tổ chức các khóa đào tạo nâng cao cho các ngành nghề liên quan.Tổ chức các khóa học tập huấn nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó tập trung các nội dung về: Năng lực sales marketing, kinh nghiệm quản lý, vận hành của doanh nghiệp, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch nghiệp vụ buồng phòng, bàn, bar, bếp, bán hàng, lễ tân, kiến thức phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh,...
- Tổ chức các hoạt động giới thiệu, những chính sách thu hút nhân lực du lịch của tỉnh và của các doanh nghiệp du lịch.

- Có các chính sách riêng hỗ trợ chuyển đổi lao động từ lĩnh vực khác sang du lịch và tái chuyển đổi nhân lực du lịch đã chuyển sang lĩnh vực khác.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, nhất là các cơ sở kinh doanh lưu trú linh hoạt tổ chức các hoạt động kinh doanh để duy trì lao động trong doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, một số doanh nghiệp như làng Hành Hương, Laguna, Thanh Tân, Century, Sun & Sea,...đã rất uyển chuyển, linh hoạt trong kinh doanh và đang giữ lại lượng lao động khá ổn định để đáp ứng phục vụ khách trong thời gian tới

Một số giải pháp nhằm phục hồi hoạt động du lịch trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới:

Để sớm đưa ngành du lịch tỉnh nhà sớm phục hồi phát triển, vừa qua tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch phục hồi phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới và Kế hoạch đón khách quốc tế. Một số giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu:

Thứ nhất, đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động du lịch. Tập trung đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho cộng đồng nói chung và lực lượng lao động trong ngành du lịch nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh.Tiếp tục triển khai Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch đối với các đơn vị kinh doanh du lịch - dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn trong triển khai hoạt động du lịch.-Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong tình hình mới tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh việc triển khai phần mềm dùng chung, liên thông dữ liệu để nâng cao năng lực quản lý ngành và phục vụ công tác phòng chống dịch...

Thứ hai, tiếp tục đề xuất và triển khai giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai việc giảm tiền, giảm giá các dịch vụ điện, nước trong thời gian tới đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lao động thất nghiệp, nghỉ việc tạm thời đối với nguồn nhân lực trong ngành du lịch… Tiếp tục kiến nghị chính phủ, các ngành như: Bảo hiểm, Điện, Viễn thông, Thuế có các hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp du lịch về các chính sách như : giảm thuế thuê đất, mặt nước, thuế VAT, các chính sách về giản nợ, giảm lãi vay ngân hàng; chính sách về hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp cận thị trường; triển khai các gói kích cầu du lịch, …

Thứ 3, giải pháp phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường. Phát triển du lịch dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa đặc trưng của Thừa Thiên Huế. Tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với xây dựng các dịch vụ, sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Triển khai định hướng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch bền vững, du lịch an toàn, du lịch gắn với thiên nhiên và nâng cao sức khỏe. Hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thay đổi đa dạng của thị trường: sản phẩm, dịch vụ du lịch ban đêm, du lịch gắn với ẩm thực, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch golf, du lịch chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi gắn với thiên nhiên, các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với sông hồ, suối thác và đầm phá...; xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái là sản phẩm OCOP.

Thứ tư, giải pháp truyền thông, quảng bá du lịch. Xác định các tỉnh, thành đã an toàn sau dịch để kết nối, quảng bá để tiếp tục chiến lược truyền thông “Huế - điểm đến an toàn và thân thiện”. Kích thích du lịch nội tỉnh, tại chỗ để các nhóm cộng đồng, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham quan các điểm du lịch của tỉnh, các di tích, di sản trong tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh tiêu thụ, sử dụng dịch vụ. Tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành các chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch nội địa, nhất là khách nội tỉnh. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển và cơ sở dịch vụ du lịch tại các địa phương lân cận, các tỉnh thành hết dịch để tổ chức các gói sản phẩm hấp dẫn hoặc các chương trình kích cầu. Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng bá, tập trung công tác truyền thông, quảng bá số, e/d-marketing thông qua cổng thông tin visithue.vn và hệ thống Visithue - thế mạnh của ngành du lịch đã thực hiện hiệu quả trong thời gian gần đây. Trong tháng 12, tổ chức Triển lãm Du lịch Thừa Thiên Huế trên không gian ảo và kết nối với Liên minh Viễn thông quốc tế-ITU.

Thứ 5, giải pháp kích cầu du lịch bằng các gói kích cầu do doanh nghiệp triển khai cùng các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước

* Các gói kích cầu do doanh nghiệp triển khai. Hiệp hội Du lịch tỉnh chủ động tiếp tục phối hợp, tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ tham gia chương trình kích cầu du lịch với hình thức đa dạng (ưu đãi, khuyến mãi, tặng thêm sản phẩm dịch vụ gia tăng, giảm giá trực tiếp,...) để hình thành gói kích cầu mang tính đồng bộ, thống nhất ở địa phương.- Đề xuất chuỗi, gói sản phẩm du lịch an toàn trên địa bàn. Trọng tâm trước mắt hướng đến các dịch vụ như: nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe; du lịch kết hợp khám chữa bệnh; thưởng thức ẩm thực; các khu du lịch; điểm tham quan, vui chơi gắn với thiên nhiên. Các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với sông hồ, suối thác và đầm phá. Khuyến khích xây dựng các tour du lịch khám phá địa phương. Xây dựng các điểm đến mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt cho những người trẻ và các gia đình có con nhỏ, cũng như với các học sinh và sinh viên.- Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt (khuyến khích bằng giá với hình thức thanh toán qua internet).- Hình thành khối liên minh các doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu nội tỉnh.- Đề nghị các điểm tham quan thuộc khối tư nhân có mức miễn, giảm phí vào cửa để triển khai kích cầu du lịch, thu hút khách đến Thừa Thiên Huế.

* Các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước.- Tiếp tục giảm 50% phí tham quan cho tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham quan, tìm hiểu tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế trong năm 2022.- Đề xuất miễn, giảm từ 50% giá vé tham quan các điểm thuộc Sở ngành, địa phương quản lý (các bảo tàng, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, làng cổ Phước Tích…).- Nghiên cứu cơ chế để sớm ban hành chính sách hoa hồng cho các đơn vị lữ hành đưa khách đến tham quan các điểm di tích trên địa bàn tỉnh.- Chính sách kích cầu hỗ trợ loại hình du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), Team-building và các đoàn du lịch theo hình thức charter.

Các giải pháp khác

- Tổ chức các khóa học tập huấn nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó tập trung các nội dung về: quảng bá tiếp thị, tối ưu hóa quảng cáo, kinh nghiệm quản lý, vận hành của doanh nghiệp, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về buồng phòng, bàn, bar, bếp, bán hàng, lễ tân, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kiến thức phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh, ...

- Tham mưu tổ chức chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh với đại diện một số hãng tàu biển, doanh nghiệp, đại lý khai thác khách du lịch tàu biển quốc tế để khôi phục thị trường khách này; chương trình hợp tác với một số tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế cùng một số hãng hàng không để duy trì/nâng công suất tuyến bay hiện có, phát triển đường bay nội địa mới / tuyến bay quốc tế theo hình thức charter đến Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh không tuân thủ quy trình về phòng, chống dịch bệnh, vi phạm quy định, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, bình đẳng.

- Đăng cai tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch cấp quốc gia, quốc tế; tổ chức các lễ hội trải đều trong năm của tỉnh nhằm thu hút khách đến Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi của bạn Vũ - Nguyễn Thiện Thuật, P. Thuận Hoà, Tp. Huế, ĐT 0942987787:

Tôi có lịch hẹn tiêm vaccine mũi 1 vào ngày 25/11 tại điểm tiêm của phường Thuận Hoà (248 Lê Duẩn), lúc khám sàng lọc thì tôi có khai bị dị ứng thuốc giảm đau, nên phường bảo trường hợp này không tiêm ở phường được, sẽ chuyển thông tin của tôi lên bệnh viện thành phố để bệnh viện liên hệ lên tiêm. Đến nay đã gần 20 ngày mà vẫn chưa có ai liên lạc lại với tôi. Gọi điện đến phòng kiểm soát bệnh tật của bệnh viện thì không thể liên lạc được. Mong được cơ quan chức năng giải đáp giúp. Tôi xin cảm ơn. Trân trọng.

Trả lời của Giám Đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Trung tâm Y tế thành phố Huế đang tổ chức rà soát và tiêm vắc xin cho những trường hợp chưa được tiêm, hoãn tiêm ngay khi được phân bổ vắc xin.

Kính đề nghị quý công dân liên hệ trực tiếp với Trung tâm Y tế để rà soát danh sách và tiêm ngay khi có vắc xin.

Câu hỏi của bạn Phan Thế Nhẫn, Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook:

Cám ơn lãnh đạo tỉnh cùng các cấp chính quyền tôi xin hỏi đến khi nào thì FO được tự chữa tại nhà? Theo số liệu toàn tỉnh hơn 7000 ca nhiễm và chết 11 ca, tỷ lệ chết rất thấp so với các loại bệnh khác. Như vậy, FO triệu chứng nhẹ có giải pháp tự cách ly tại nhà và được y tế cấp phường hỗ trợ điều trị tại nhà thì điều kiện chăm sóc sẽ tốt hơn cho người bệnh và nhà nước cũng đỡ được nhiều chi phí ...

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Ban chỉ đạo tỉnh sẽ cho phép triển khai F0 không triệu chứng theo dõi tại nhà thông qua mô hình Tổ Y tế lưu động khi số ca F0 trên địa bàn tỉnh nhiều hơn 5.000 ca và sử dụng gần hết giường bệnh theo kế hoạch chuẩn bị của tầng 1 (5.500 giường), thỏa mãn các điều kiện theo quy định như sau:

- Người nhiễm COVID-19 (là người được khẳng định dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) có đủ các điều kiện sau đây được các cơ quan có trách nhiệm xem xét cho cách ly, theo dõi tại nhà.

- Hội đủ 02 tiêu chí lâm sàng về Mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm COVID-19:

(1) Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút đối với người lớn).

(2) Tuổi: ≥ 03 tháng và ≤ 49 tuổi.

- Không có bệnh nền kèm theo

- Không đang mang thai.

- Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày.

- Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân.

- Biết cách đo thân nhiệt.

- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…

- Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc (toa) của bác sỹ.

- Nếu F0 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ người nhiễm thực hiện các tiêu chí tại mục này.

- Trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, có thai...).

Đồng thời, nhà ở phải đảm bảo điều kiện cách ly và được Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương thẩm định.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Xuân,, thành phố Huế:

Khi tôi cần hỗ trợ về COVID-19 thì tôi có thể liên lạc với ai, bằng cách nào. Xin đơn vị giải đáp

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Quý công dân liên hệ trực tiếp với Trạm Y tế địa phương để được hỗ trợ.

Nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh COVID-19 trước hết Ông/Bà phải thật bình tĩnh, tuân thủ 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoản cách, khai báo y tế, không tụ tập đông người) để phòng lây nhiễm bệnh cho người khác, áp dụng cả đối với người thân trong gia đình, mọi người xung quanh; Ngay sau đó Ông/Bà tự cách ly tạm thời, sử dụng một phòng bất kỳ (tại nơi ở/nơi cư trú, nơi làm việc và không tiếp xúc gần dưới 2 mét với bất cứ người nào xung quanh)

Tiếp theo Ông/Bà phải liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được xác định có bị nhiễm bệnh COVID-19 không? Bằng cách, trực tiếp gọi điện thoại hoặc nhờ người thân gọi điện hoặc người thân đến trực tiếp thông báo cho Trạm Y tế địa phương để được tiếp cận và lấy mẫu xét nghiệm xác định Ông/Bà có bị nhiễm bệnh COVID-19 hay không?

Y tế địa phương sẽ tiếp cận, tiến hành lấy mẫu test nhanh, đợi kết quả và xử lý các bước tiếp theo đúng quy trình của Bộ Y tế. Nếu kết quả xét nghiệm test nhanh âm tính, Ông/Bà sẽ ngừng cách ly tạm thời; Nếu kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính cán bộ y tế sẽ tiến hành lập phiếu điều tra dịch tễ, xác định các đối tượng liên quan để chỉ định các biện pháp cách ly tại nhà, nơi lưu trú, tư vấn giáo dục sức khỏe và chuyển Ông/Bà đến cơ sở thu dung, điều trị ca bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo đúng tình trạng sức khỏe và diễn biến bệnh tật của Ông/Bà thời điểm phát hiện nhiễm bệnh.

Câu hỏi của bạn Hồ Thị Ngọc Lan, Thuận An, Huế:

Năm 2021, các dự án trọng điểm trên địa bàn chưa thấy được triển khai nhiều có phải do ảnh hưởng của dịch covid-19, Vậy xin hỏi năm 2022 tỉnh sẽ tập trung vào những dự án trọng điểm nào, việc đầu tư cho các địa phương vừa mới được sáp nhập vào địa bàn thành phố sẽ ra sao?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Lê Văn Cường:

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo để tổ chức phân bổ nguồn lực từ Trung ương và nguồn lực của địa phương cho các công trình, dự án trọng điểm và ưu tiên các công trình chuyển tiếp, các công trình quyết toán hoàn thành để đưa vào sử dụng, hạn chế khởi công mới. Tập trung Dự án đường cao tốc La Sơn - Túy Loan, Cam Lộ - La Sơn. Dự án mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; Dự án cầu chui đường sắt Bắc Nam tại đường Bùi Thị Xuân; Dự án đường Đào Tấn nối dài. Dự án đường Phong Điền - Điền Lộc; cầu Hòa Xuân 1, Hòa Xuân 2; Dự án đường Phú Mỹ - Thuận An; Dự án đường Chợ Mai - Tân Mỹ; giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế,...

Đối  với các dự án ngoài ngân sách, năm 2021 tỉnh đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 33 dự án cấp mới và điều chỉnh 29 dự án (trong đó tăng vốn 10 dự án) với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 14.837,1 tỷ đồng. Một số dự án trọng điểm ngoài ngân sách đã khởi công xây dựng như Tổ hợp Khu dịch vụ thương mại và du lịch Phạm Văn Đồng của Công ty Cổ phần Ariyana Vĩ Dạ (1.247 tỷ đồng); Dự án Khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí tổng hợp của Công ty Cổ phần Vui chơi giải trí tổng hợp Tam GiangDự án khu đô thị COTANA (Thủy Vân); hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn 3, 4; NM xử lý rác thải SH Phú Sơn; Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải công suất 8 MW - Nhà máy xi măng Đồng Lâm …

Đến nay nhiều công trình tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn, một số công trình chuyển tiếp đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch năm 2021 vẫn chưa đáp ứng được nhiệm vụ đề ra, công tác giải ngân chưa đảm bảo theo yêu cầu do vẫn còn một số yếu tố bất lợi.

Nguyên nhân

- Đối với các dự án khởi công mới năm 2021, Chính phủ yêu cầu phải có kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội quyết định mới thực hiện phân bổ kế hoạch vốn năm 2021.

- Thủ tục đầu tư xây dựng còn phức tạp, công tác chuẩn bị đầu tư kéo dài.

- Do dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến chi trả bồi thường cho người dân, các hoạt động hiện trường, thiếu hụt chuyên gia, nhân công; khó khăn trong nhập khẩu thiết bị, máy móc; khó khăn trong việc di chuyển để thi công, nghiệm thu thanh toán của nhà thầu từ địa phương khác đến.

- Vướng mắc và thời gian thực hiện công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, bàn giao mặt bằng chậm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.

- Các dự án ODA có tình hình giải ngân thấp, ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh do Quy trình rút vốn, thanh toán vốn nước ngoài phải qua nhiều cơ quan kiểm soát, ràng buộc về các chỉ tiêu như chất lượng môi trường, xã hội; chờ ý kiến của nhà tài trợ...

- Sắp xếp, điều chuyển việc quản lý các dự án trên địa bàn do điều chỉnh địa giới hành chính.

* Năm 2022, đối với nguồn vốn đầu tư công tỉnh tập trung triển khai các dự án trọng điểm: Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An, dự kiến khởi công tháng 3/2022; Dự án đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài đang tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư. Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hà Nội;Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 02; Dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế.

Dự án Cải thiện Môi trường nước thành phố Huế; Dự án Hệ thống tiêu thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê, dự án Nâng cấp hệ thống đê sông Thiệu Hóa ; Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh (bãi rác Hương Bình); bãi chôn lấp rác Phú Sơn;Dự án cải tạo bãi chôn lấp số 2 Thủy Phương; Dự án Lò đốt rác thải sinh hoạt tại khu xử lý chất thải rắn Lộc Thủy, huyện Phú Lộc ;Dự án Nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn;

Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế; Dự án Lăng vua Gia Long (phần còn lại); Dự án phục hồi Điện Kiến Trung ,

Đồng thời, tỉnh tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị nhằm hướng đến đạt các tiêu chuẩn của TP Trực thuộc trung ương, trong đó tập trung đầu tư cho các xã, phường vừa sáp nhập thành phố Huế; hạ tầng đô thị Phong Điền tiến đến đạt chuẩn đô thị loại IV, thị xã Phong Điền. Đầu tư chỉnh trang công viên 2 bờ Sông Hương- hạng mục Chỉnh trang Cong viên Kim Long từ Cầu kim Long đến chùa Linh Mụ GDD2; chỉnh trang trục chính đô thị Phong Điền,….

*Đối với các dự án ngoài ngân sách, năm 2022, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các sở ban ngành tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đất đai, môi trường để khởi công xây dựng. Phấn đấu toàn tỉnh thu hút 30-35 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 60.000 tỷ đồng; tổng vốn thực hiện khoảng 36.000 tỷ đồng.  Dự kiến sẽ khởi công một số dự án trọng điểm như: Sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng của Công ty Cổ phần sân gôn BRG; Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi,thể thao Lộc Bình tại xã Vinh Hiền và xã Lộc Bình,huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; Dự án Trung Tâm thương mại Quốc tế Khu A Đô thi An Vân Dương; Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế (Thành phố truyền thông thông minh) thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương của Liên doanh Công ty TNHH SMC Huế (SMC Hue) và KOREA LAND AND HOUSING CORPORATION (LH); Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Gilimex của Công ty CP KCN Gilimex…

Câu hỏi của bạn Trương Công Sơn , Gửi câu hỏi qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook :

Em muốn hỏi tại sao tình hình dịch bệnh căng thẳng, ngày càng nhiều ca cộng đồng mà tại sao nhiều quán vẫn hoạt động và đặc biệt hơn là vẫn cho học sinh trở lại trường ạ?

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Tương ứng với từng cấp độ dịch (cấp 1-vùng xanh, cấp 2-vùng vàng, cấp 3-vùng cam, cấp 4-vùng đỏ)  sẽ có các biện pháp phòng chống dịch tương ứng được quy định tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 12/10/2021 của Chính phủ, trong đó có các hoạt động về kinh doanh, quán ăn...

Các quán ăn, cơ sở kinh doanh sẽ được phép hoạt động nếu đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là tuân thủ "5K", thực hiện giãn cách và không tụ tập đông người theo quy định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh.

Theo thống kê, đến nay đã có 90,19% trẻ em từ 12-17 tuổi đã được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19. Sở Y tế đã phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo để đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho học sinh trở lại đến trường, trong đó: yêu cầu các trường học phải tuân thủ "5K", thường xuyên đánh giá bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong trường học, xây dựng phương án xử lý khi phát hiện F0, F1 trong lớp học, xét nghiệm sàng lọc đình kỳ cho giáo viên, học sinh....

Câu hỏi của bạn Phạm Ngọc Anh, Facebook:

Thứ nhất: Nếu người dân Huế đồng lòng yêu cầu chính quyền tái áp dụng chỉ thị 15 hay 16 trong vòng 2 tuần để đội ngũ chống dịch đi từng ngõ, gõ từng nhà, test, và dập dịch để người dân có một cái tết yên vui thì liệu chính quyền có thể thực thi hay không? 

Thứ hai: Việc vi phạm quy định phòng chống dịch đã có quy định, nhưng từ trước đến giờ không thấy thông báo nhiều trường hợp vi phạm và mức xử phạt. Đặc biệt là các trường hợp cố ý vi phạm gây lây lan dịch bệnh thuộc khung hình sự hoàn toàn chưa xét xử rõ ràng hoặc thông báo rõ ràng. Như vậy thì không có tính chất răn đe liệu người dân có nghiêm túc thực hiện hay không?

Thứ ba: Nhiều cơ sở kinh doanh hiện tại không tuân thủ quy định quét QR Code, quy định về tuân thủ giãn cách bán hàng không quá 20 người, không quá 50% công suất, không giãn cách đúng quy định. Đặc biệt là quán nhậu (Thời gian vưa qua rất nhiều trường hợp lây nhiễm từ việc nhậu nhẹt). 

Thứ tư: Khả năng như hiện tại thì tỉnh có biện pháp gì để ngăn chặn dịch lan rộng? Chứ trong thời gian vừa qua việc test nhanh toàn thành phố thấy ai thich test thì test, ai không thích thì thôi, mà ai test rồi cũng không ghi danh sách lại? Thì thử hỏi test có hiệu quả gì không? 

Thứ năm: Chỉ thị 15 và 16 nay không được áp dụng nữa mà thay bằng Nghị quyết 128: Sơ bộ là sống chung với dịch. Tuy nhiên hình như hiện tại dịch ngày càng lan rộng hơn, mọi hoạt động kinh doanh đều bị đình trệ, các cơ sở sản xuất kinh doanh hầu như khó khăn gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Liệu có đây là đang sống chung hay chết chung với dịch? Liệu dịch cứ kéo dài thì đội ngũ phòng chống dịch có đủ sức để duy trì lâu dài hay không, hay đến lúc nào đó sẽ mệt mỏi rã rời và buông tay?

Trả lời của Giám đốc Sở y tế Trần Kiêm Hảo:

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 12/10/2021, trong đó nêu rõ tạm thời các Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg, Chỉ thị số 19/CT-TTg và sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quy định tại Nghị quyết này. Sở Y tế đã và tiếp tục xây dựng kế hoạch tầm soát SARS-CoV-2 có trọng tâm tại các khu vực phong tỏa, vùng đỏ, vùng cam, khu vực tập trung đông người (chợ, siêu thị, trường học...), các đối tượng nguy cơ cao (shipper, giao hàng, người bán hàng....), đồng thời khuyến khích người dân, cơ quan, đoàn thể tự xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong thời gian đến, Sở Y tế sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm như sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức phòng chống dịch, thực hiện khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, tự giác trong việc khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp cách ly, giám sát, theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của ngành y tế.

- Đẩy nhanh độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt cho những trường hợp nguy cơ cao, người có bệnh nền, người >50 tuổi.

- Tiếp tục truy vết các trường hợp dương tính, khoanh vùng mới thấp nhất.

- Tăng cường công tác xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tại các khu vực nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cảm, nơi đông người), đối tượng nguy cơ cao…Đồng thời kêu gọi người dân, cơ quan, tổ chức tự xét nghiệm định kỳ.

- Nâng cao công tác điều trị người nhiễm bệnh theo phát đồ của Bộ Y tế, đảm bảo hạn chế tối đa bệnh chuyển nặng và tử vong.

- Sẳn sàng các phương án điều trị COVID-19 tại nhà khi số ca bệnh tăng cao, vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Câu hỏi của bạn Lê Thị Thu Trà, Hương Sơ, TP huế:

Tôi là giáo viên mầm non tư thục, tham gia BHTN từ tháng 10/2016, đến tháng 3/2021 tôi nghỉ thai sản, sau thời gian nghỉ thai sản đó do con nhỏ ốm yếu nên tôi xin nghỉ không lương và không đóng bảo hiểm từ tháng 10/2021. Xin được hỏi trường hợp của tôi có được hưởng chính sách hỗ trợ theo QD 116 không? Nếu được tôi phải làm hồ sơ thủ tục gì vì vừa qua trường không làm cho tôi. Chân thành cảm ơn.

Trả lời của Bảo hiểm xã hội:

Đối chiếu với quy định tại Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg thì trường hợp của bạn thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Để được hưởng chính sách này đề nghị bạn khẩn trương nộp đơn đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ (mẫu 04 ban hành theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg) cho cơ quan BHXH thông qua một trong các phương thức sau: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam, ứng dụng VssID-BHXH số hoặc trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của cơ quan BHXH trước ngày 20/12/2021.

Câu hỏi của bạn Lê Lộc, Xuân Phú, Huế: Cho hỏi Tỉnh đã có kế hoạch tiêm mũi vaxin thứ 3 cho những người đã tiêm mũi 2 gần đủ 6 tháng rồi

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

- Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 378/KH-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đã có Công văn số 12137/UBND-CN ngày 14 tháng 12 năm 2021 về việc đăng ký nhu cầu vắc xin liều bổ sung và liều nhắc lại gửi Bộ Y tế. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 12/2021 tùy theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế.

- Theo kế hoạch, việc tiêm mũi nhắc lại sẽ triển khai từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế. Dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022.

Câu hỏi của bạn HOÀNG THỊ HUYỀN TRANG , Hoangthihuyentrang1310@gmail.com:

Cho Em hỏi người từ Sài Gòn muốn về Huế ăn Tết vào dịp Tết nguyên đán sắp tới. Ở vùng xanh, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và test nhanh PCR về có bị cách ly không ạ?

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

Theo hướng dẫn phòng chống dịch tại Công văn số 5545/BCĐ-YT ngày 20/11/2021, người đến/trở về từ vùng xanh, đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng COVID-19 khi đến tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tự theo dõi sức khỏe, trong đó:

- Đối với người đến từ các tỉnh/thành phố có số ca mắc COVID-19 cao (như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...): lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên 01 lần vào ngày thứ 3 kể từ ngày đến tỉnh TTH.

- Đối với người đến từ các tỉnh/thành phố khác: khuyến cáo lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

Câu hỏi của bạn LINH ĐAN, Thành phố Huế:

Khi đi tiêm phòng COVID-19 tại địa phương, do bị bệnh nền nên tôi được tư vấn lên bệnh viện thành phố Huế để tiêm chủng. Tuy nhiên, đến nay, qua nhiều lần thăm hỏi tôi vẫn chưa được tiêm. Vậy cho tôi hỏi lãnh đạo thành phố Huế, việc công dân ở địa bàn khác được trạm y tế giới thiệu lên bệnh viện thành phố Huế để tiêm thì phải liên hệ với cơ quan nào, và đầu mối tiếp nhận là ai? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:


Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo

Sở Y tế đã có văn bản hướng dẫn, đối với các trường hợp không được tiêm vắc xin (hoãn tiêm) tại Trạm Y tế hoặc điểm tiêm lưu động thì đơn vị tiêm chủng phải lập danh sách và gửi lên cơ sở y tế tuyến trên để tổ chức tiêm tại các bệnh viện.

Kính đề nghị quý công dân liên hệ trực tiếp với Trung tâm Y tế thành phố Huế để được tiêm chủng.

Câu hỏi của bạn Bơ Sáp , Bạn đọc có tài khoản Facebook là Bơ Sáp : Chúng tôi 60 tuổi rồi, mới được tiêm 1 mũi vaccin artrazeneca sắp bước qua tuần thứ 9 rồi, không biết đến bao giờ được tiêm mũi 2

Trả lời của Sở Y tế:

Vừa qua, Sở Y tế đã nhận được Công văn của Bộ Y tế về việc phân bổ vắc xin AstraZeneca để tiêm trả mũi 2 cho người dân đã tiêm mũi 1 theo quy định. Sở Y tế đã lập kế hoạch triển khai và sẽ phân phối vắc xin về cho các địa phương ngay sau khi nhận được vắc xin từ trung ương. 

Câu hỏi của bạn Trần Ngọc Nhi, thành phố Huế:

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho các em học sinh đi học trở lại mặc dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Vậy khi con em chúng tôi nhiễm bệnh, phải thực hiện cách ly, ảnh hướng đến quá trình học tập thì ngành giáo dục có giải pháp gì để giúp con em chúng tôi bắt kịp chương trình học?

Trả lời của Sở Giáo dục đào tạo:

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh có con em đang đi học quan tâm.

Chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện nay Sở GDĐT đang chỉ đạo các cơ sở giáo dục linh hoạt tổ chức các hình thức dạy học (cụ thể có 4 hình thức trực tiếp, trực tuyến, truyền hình lớp 1, 2 và kết hợp trực tiếp và trực tuyến) để đảm bảo kiến thức cho các em học sinh. Nếu học sinh đủ sức khỏe và điều kiện học tập thì các em học sinh có thể học trực tuyến hoặc truyền hình đối với lớp 1, 2.

Nếu học sinh không đủ điều kiện học tập và kiểm tra đánh giá trong quá trình điều trị thì khi học sinh đi học trở lại, các cơ sở giáo dục ưu tiên bổ sung kiến thức cho học sinh để theo kịp chương trình và có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kì bổ sung đảm bảo công bằng, khách quan cho các em theo các qui định của Bộ GDĐT.

Câu hỏi của bạn Lê Nguyên Thu, Bình Dương: Em là công nhân ở Bình Dương, hiện đã trở về quê và thất nghiệp. Xin hỏi tỉnh có chính sách gì hỗ trợ học nghề cho những người như em không?

Trả lời của Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Bạn chưa nêu rõ là bạn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Đã làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hay chưa? Và hộ khẩu thường trú của bạn ở đâu? Nên chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể cho bạn.

Chúng tôi đưa ra các trường hợp như sau:

1. Hỗ trợ đào tạo nghề theo chế độ Bảo hiểm thất nghiệp

Nếu bạn làm việc tại doanh nghiệp và thuộc một trong các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 thì theo quy định tại điều 55 Luật Việc làm, người lao động được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hoặc hợp đồng làm việc đúng theo quy định của pháp luật (những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật sẽ không đủ điều kiện để được hưởng các khoản hỗ trợ học nghề).

Thứ hai: Đã tiến hành nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh Bình Dương hoặc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế trong vòng 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc.

Thứ ba: Chưa tìm kiếm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thứ tư: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng và mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Mọi vướng mắc về chế độ, hồ sơ, thủ tục, đề nghị bạn liên hệ trực tiếp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh.

Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Số 12 Phan Chu Trinh – Thành phố Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế; điện thoại: 0234.3827457 – 0234.3822956.

- Cơ sở 2: Số 63 – Đường Đặng Tất – Phường An Hòa – Thành phố Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế; điện thoại: 0234. 3546845 – 0234. 3522924.

- Văn phòng đại diện: Số 1003 – Đường Nguyễn Tất Thành – Thị xã Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế; điện thoại: 0234. 6260177.

2. Hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nếu bạn có hộ khẩu thường trú tại các xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bạn chưa được hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề hoặc có hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì bạn được xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định Chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Khi tham gia khóa đào tạo nghề trên, bạn sẽ được hỗ trợ:

- Chi phí đào tạo

- Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại như sau:

+ Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.

+ Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Đề nghị bạn liên hệ trực tiếp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bạn có Hộ khẩu thường trú hoặc các cơ sở giáo dục  nghiệp trên địa bàn để được tư vấn cụ thể./.

Câu hỏi của bạn Nguyễn T Tiến, Thái Phiên, Tây Lộc, Tp Huế:

Xin lãnh đạo tỉnh cho biết về trường hợp F1 cách ly tại nhà thì sẽ thực hiện như thế nào?

Trả lời của Sở Y tế:

Theo hướng dẫn tại Công văn số 5545/BCĐ-YT ngày 20/11/2021 và Công văn số 6031/BCĐ-YT ngày 12/12/2021, F1 sẽ được cách ly tại nhà, thời gian cách ly căn cứ vào số mũi vắc xin mà F1 đã được tiêm chủng, cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19: cách ly tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối với F0 và xét nghiệm 4 lần trong quá trình cách ly. Sau đó tiếp tục giám sát y tế tại nhà/nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm 01 lần vào ngày thứ 07. Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe đủ 28 ngày.

- Đối với trường hợp tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng kể từ ngày tiếp xúc với F0): cách ly tại nhà/nơi lưu trú 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối với F0 và xét nghiệm 3 lần trong quá trình cách ly. Sau đó tiếp tục giám sát y tế tại nhà/nơi lưu trú 07 ngày và xét nghiệm 01 lần vào ngày thứ 07. Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe đủ 28 ngày.

- Đối với trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng kể từ ngày tiếp xúc với F0): cách ly tại nhà/nơi lưu trú 07 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối với F0 và xét nghiệm 3 lần trong quá trình cách ly. Sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khỏe đủ 28 ngày.

Câu hỏi của bạn Trần Tuấn Anh, :

Trong thời kỳ dịch bệnh covid-19 đang diễn ra, việc chọn giải pháp chuyển đổi số đã được đưa vào áp dụng và vận hành trong các cơ quan nhà nước và đã có nhiều kết quả tích cực. Vậy xin hỏi đối với doanh nghiệp, Tỉnh có chính sách và giải pháp gì để giúp doanh nghiệp chuyển đổi số trong điều kiện tình hình dịch bệnh vẫn đang còn phức tạp ảnh hưởng lớn đến hoạt động sxkd của doanh nghiệp? Trân trọng cảm ơn!

Trả lời của Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư:

Kinh tế số đã, đang ngày càng phổ biến và là xu hướng tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đóng vai trò quyết định trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong việc vận hành kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Hưởng ứng tuần lễ “Chuyển đổi số Huế 2021” diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 27/4/2021 đến 30/4/2021 với chủ đề “Chuyển đổi số - cơ hội và thách thức” và để góp phần thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, mạnh mẽ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các chính sách, thực hiện các chương trình thúc đẩy các doanh nghiệp từng bước thực hiện chuyển đổi số đáp ứng với yêu cầu tất yếu cho sự phát triển chung của tỉnh.

Ngày 13/8/2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 262/KH-UBND về Kế hoạch  thực hiện Chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày” với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận và triển khai hiệu quả việc ứng dụng các công cụ hỗ trợ chuyển đổi số phù hợp với hoạt động thực tế cũng như nhu cầu và năng lực của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ phân công của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tổ chức Hội thảo khởi động chương trình nhằm phổ biến chính sách, hoạt động về hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số trong DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp với các sở ban ngành tổ chức truyền thông kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày” thông qua các hình thức trực tiếp tại các buổi hội thảo và trực tuyến qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Đến nay, qua gần 100 ngày, từ khi khởi động và tổ chức thực hiện Chương trình. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được trên 66 đơn đăng ký tham gia.

Trong đó, 12% hộ kinh doanh, 62% doanh nghiệp, 21% hợp tác xã; 58% doanh nghiệp, HTX sản xuất, 42% DN, HTX lĩnh vực dịch vụ; 68% DN, HTX, Hộ kinh doanh đã tự đưa được sản phẩm lên sàn thương mại điện tử; 48% doanh nghiệp do nữ làm chủ tham gia.

Chương trình Tập huấn, Hội thảo vừa qua của Chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số” đã thay đổi được 100% nhận thức của doanh nghiệp tham gia về lợi ích, sự cần thiết của chuyển đổi số và mang lại nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình chuyển đổi số của mình và nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Qua cuộc khảo sát của ban tổ chức từ các doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi tham gia các buổi hỗ trợ hướng dẫn đã thay đổi và đạt được kết quả khả quan về doanh thu tăng trường từ 20-30%.

Dự kiến trong năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi Tập huấn, hội thảo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, cung cấp tài khoản miễn phí, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, giải pháp công nghệ được đánh giá phổ biến và hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp.

Câu hỏi của bạn Tài khoản facebook Tám Quang , Tài khoản facebook Tám Quang : Đối với học sinh lứa tuổi từ 12-17 tuổi từ chối tiêm Vắc xin Covid thì không được đến trường học trực tiếp hay không?

Trả lời của Sở Giáo dục và Đào tạo:

Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid 19” và các hướng dẫn của Bộ y tế và Bộ GDĐT, nhằm thực hiện mục tiêu kép, đảm bảo hoàn thành chương trình năm học và an toàn phòng chống dịch, các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình dịch bệnh của từng địa phương đơn vị để áp dụng hình thức dạy học phù hợp (trực tiếp, trực tuyến, kết hợp trực tuyến và trực tiếp và truyền hình lớp 1, 2).

Sở GDĐT đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các kế hoạch, kịch bản và thực hiện tốt biện pháp an toàn về phòng chống dịch khi học sinh đi học trở lại nhằm xử lí, ứng phó hiệu quả các trường hợp xảy ra. Hầu hết học sinh đã trở lại trường học tập trong trạng thái bình thường mới và tiếp thu bài học hiệu quả hơn so với học trực tuyến, giúp các em phát triển tâm sinh lí tốt hơn.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Hoa, Thuận An, Huế:

Trong bối cảnh thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19, ngành Công Thương có những chính sách gì để thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa trong thời gian tới?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Bảy:

Nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu dung trong bối cảnh “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” ngành Công thương đã chủ động tổ chức triển khai một số nội dung sau:

1. Đối với lĩnh vực sản xuất:
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 18/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 03/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Kế hoạch số 343/KH-UBND ngày 10/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó tập trung một số nội dung sau:
+ Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3031/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 22/11/2021 về thành lập Ban chỉ đạo phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Tham mưu UBND tỉnh ban hành Hướng dẫn Phương án sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
+ Hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm theo Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại cửa hàng xăng dầu ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại/siêu thị, chợ, nhà hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định 186/QĐ-BCĐ ngày 28/9/2020 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19;... Tự tổ chức xét nghiệm, tầm soát định kỳ vi-rút SARS-Cov-2 đối với công nhân viên, người lao động,... và những người có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19; xét nghiệm tầm soát định kỳ 02 tuần/lần tối thiểu cho 10-20% người lao động theo quy định.
+ Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo sản xuất, lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn thị trường “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh”.
2. Đối với lĩnh vực lưu thông hàng hóa:
- Chủ động và phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, nguồn cung, giá cả hàng hóa, chú trọng các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như: lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống (đặc biệt là mặt hàng thịt lợn)...; thực hiện nghiêm Kế hoạch số 288/KH-UBND ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh về đảm bảo cân đối, cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; làm tốt công tác dự báo thị trường xác định các nguồn cung để kịp thời chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết; báo cáo, đề xuất với Bộ Công Thương, UBND tỉnh các giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại nội địa, chương trình kích cầu tiêu dùng như triển lãm, hội chợ, quảng cáo, khuyến mại bằng nhiều hình thức như: giảm giá, kèm tặng phẩm, bốc thăm trúng thưởng…;áp dụng đa dạng các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng khối lượng hàng hoá bán ra trên địa bàn, phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà phân phối lớn trên địa bàn xây dựng, mở rộng mạng lưới phân phối hàng Việt; chủ động, tích cực đưa hàng Việt về địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và các khu công nghiệp thông qua các phiên chợ đưa hàng về nông thôn, bán hàng bằng xe lưu động,… nhằm giới thiệu và cung ứng các mặt hàng sản xuất trong nước với chất lượng tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm dịp Tết cho nhân dân.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở ngành liên quan, hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa, nhất là vận tải của các đơn vị khi đi qua các địa bàn liên tịch có dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Câu hỏi của bạn Khánh Hoàng , Thông qua Fanpage của UBND tỉnh trên Facebook :

Tôi muốn hỏi là khi nào thì Giám đốc Sở Y tế và CDC Huế ứng dụng Y Học Cổ Truyền vào điều trị F0 để nhanh chóng rút gọn thời gian điều trị. Đồng thời áp dụng rộng rãi trong dân cư để người dân chủ động ứng phó với dịch. Đưa xã hội về bình thường nhanh nhất có thể. Hiện nay các bệnh viện tư nhân ở HN dù chưa được điều trị trực tiếp nhưng đã chi tiền ủng hộ tài trợ các bác sĩ YHCT cấp đơn F0 rồi. Huế thì đến khi nào vậy? Cảm ơn!

Trả lời của Giám đốc Sở y tế Trần Kiêm Hảo:

Điều trị người bệnh COVID-19 là một vấn đề lớn của toàn Đảng, Chính Phủ và toàn xã hội vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và an sinh xã hội. Do đó để ứng dụng một phương pháp điều trị cho bệnh truyền nhiễm nhóm A mới, đặc biệt nguy hiểm như COVID-19 đòi hỏi Bộ Y tế, Hội đồng y khoa Quốc gia phải nghiên cứu kỹ trước khi cho phổ biến rộng rãi.

Hiện nay Bộ Y tế đã có phát đồ điều trị COVID-19 tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19”; Và phương pháp điều trị YHCT sẽ được cho phép ứng dụng khi đảm bảo tính hiệu lực điều trị, hiệu quả an toàn và phổ biến được rộng rãi sau khi nghiên cứu chặt chẻ và đạt kết quả điều trị theo đúng quy định. Tuy nhiên, theo quan điểm Đông Tây y kết hợp, cùng với thuốc kháng vi rút đặc hiệu, thuốc YHCT là thuốc hỗ trợ điều trị, nâng cao thể trạng đang được phối hợp sử dụng trong thời gian qua. (Thuốc Xuyên Tâm Liên có tác dụng giảm ho, giảm đau rát họng, nâng cao thể trạng đang được phối hợp sử dụng hiệu quả).

Câu hỏi của bạn Lê Phương Nhi , 17A Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh : Cho em hỏi là dự kiến thứ 7 ngày 18/12/2021 em cần về nhà thăm người nhà đang ở bệnh viện Huế, em sẽ đến Huế vào thứ 7 và quay về Sài Gòn và chiều chủ nhật ngày 19/12/2021. Em ở Sài Gòn thuộc quận Tân Phú là vùng xanh, vậy khi em đến Huế có phải bắt buộc tự cách ly tại nhà như quy định không ạ

Trả lời của Sở Y tế:

Đầu tiên, quý công dân phải thường xuyên tra cứu vùng cấp độ nguy cơ dịch COVID-19 tại trang website của Bộ Y tế (capdodich.yte.gov.vn) để biết bản thân đang ở vùng cấp độ nào.

Nếu đến/trở về từ vùng xanh sẽ thuộc diện tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú ít nhất 07 ngày khi đến Huế. Đối với người từ các vùng có số ca mắc COVID-19 cao (như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...) sẽ được xét nghiệm 01 lần vào ngày thứ 03 khi đến Huế.

Theo quy định, tự theo dõi sức khỏe là hạn chế tiếp xúc với người xung quanh và khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà, nơi lưu trú nếu không thực sự cần thiết, khuyến cáo không tụ tập, đến nơi đông người; tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế…Trong quá trình tự theo dõi sức khỏe người dân có thể ra khỏi nhà để thực hiện các công việc nhưng phải tuân thủ "5K" và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

Câu hỏi của bạn Thư Khoa, Thành phố Huế:

Hiện nay, công dân ở vùng “Cam” khi đi vào chợ hay cơ sở giết mổ gia súc phải có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào và không chấp nhận kết quả tự test nhanh của người dân. Vậy cho tôi hỏi, liệu việc đó có đi ngược lại với chủ trương của thành phố hay không, khi chính quyền đang vận động người dân chủ động test nhanh; và các đơn vị nêu trên có đang tự ban hành giấy phép con khi bắt buộc công dân phải có giấy xét nghiệm âm tính do cơ sở y tế thực hiện?

Trả lời của UBND thành phố Huế:

Thành phố Huế đã và đang tiếp tục vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn chủ động và thường xuyên test nhanh nhằm tầm soát và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Vấn đề bạn đề cập, cần phản ánh cụ thể là đơn vị nào, chợ nào đang bắt buộc công dân phải có xét nghiệm âm tính do cơ sở y tế thực hiện mà không chấp nhận kết quả tự test? LĐ Thành phố sẽ tổ kiểm tra và chấn chỉnh nếu có hiện tượng này. Trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi của bạn HUỲNH ANH TUẤN, hna.tuan@yahoo.com:

Tôi ở Thành phố Thủ Đức. Đã tiêm đủ 2 liều vaccnie và có nhu cầu đến Huế 5 ngày (từ 31/12 đến 5/1/2022). Theo qui định là tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú 7 ngày. Vậy trong thời gian đến Huế, tôi được tự do đi ra ngoài ăn uống, tham quan du lịch hay không? Xin cám ơn.

Trả lời của Sở Y tế:

Đầu tiên, quý công dân phải thường xuyên tra cứu vùng cấp độ nguy cơ dịch COVID-19 tại trang website của Bộ Y tế (capdodich.yte.gov.vn) để biết bản thân đang ở vùng cấp độ nào.

Nếu đã tiêm 02 mũi vắc xin và đến từ vùng vàng hoặc vùng xanh sẽ thuộc diện tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú ít nhất 07 ngày khi đến Huế. Đối với người từ các vùng có số ca mắc COVID-19 cao (như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...) sẽ được xét nghiệm 01 lần vào ngày thứ 03 khi đến Huế.

Theo quy định, tự theo dõi sức khỏe là hạn chế tiếp xúc với người xung quanh và khuyến cáo hạn chế ra khỏi nhà, nơi lưu trú nếu không thực sự cần thiết, khuyến cáo không tụ tập, đến nơi đông người; tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế…Trong quá trình tự theo dõi sức khỏe người dân có thể ra khỏi nhà, ăn uống, tham quan du lịch nhưng phải tuân thủ "5K" và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

Câu hỏi của bạn Bạn Lê Văn Đáp , Phường Hương Chữ, Hương Trà : Vấn đề triển khai quét mã QR kiểm soát dịch bệnh tại các địa điểm đến, đặc biệt là ở khu vực chợ tập trung đông người ra vào. Công tác quét mã đã làm tốt hay chưa? khi quét mã có kiểm tra hình ảnh của người trên thẻ và người được quét không? Nếu KHÔNG sẽ dễ có người mượn thẻ vùng xanh của người khác để được ra vào chợ thoát khỏi được sự kiểm tra của người làm nhiệm vụ. Như vậy sự lây lan dịch bệnh vẫn xảy ra và khó kiểm soát được.

Trả lời của Sở Y tế:

Nhằm triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới, tỉnh đã triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ để kiểm soát dịch thông qua thẻ QR Kiểm soát dịch bệnh. Giải pháp đã được triển khai nhanh, đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh; đến nay đã có trên 95% dân số tỉnh được cấp thẻ; trên 10.800 điểm kiểm soát quét mã QR được tạo lập tại tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, địa điểm công cộng,...

Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều văn bản tăng cường triển khai giải pháp QR bằng Thẻ kiểm soát dịch bệnh. Theo đó, tại mỗi điểm kiểm soát quét mã QR đều yêu cầu phải có nhân sự giám sát; chính quyền địa phương các cấp đã tổ chức các đoàn kiểm tra, nhắc nhở yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở chưa triển khai đúng giải pháp giám sát QR; có hình thức xử phạt đối với các trường hợp cố tình vi phạm quy định. Ngoài ra, dữ liệu quét mã QR của người dân sẽ được lưu trữ phục vụ hỗ trợ công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch kịp thời. Mỗi công dân được cấp một mã QR quốc gia thông qua thẻ kiểm soát dịch bệnh, việc sử dụng thẻ của người khác hoặc cho mượn thẻ kiểm soát dịch bệnh đều vi phạm quy định phòng chống dịch và cá nhân tự chịu trách nhiệm khi để xảy ra lây lan dịch bệnh. 

Đối với một số nội dung quý ông/bà trao đổi, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác giám sát triển khai hiệu quả thẻ kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.
Trân trọng.
Câu hỏi của bạn Tài khoản facebook Tám Quang , Gửi câu hỏi qua Fanpage UBND tỉnh:

Có thông tin nói rằng tỉnh nghiên cứu buộc các F0 phải tự trả chi phí điều trị nếu không chịu tiêm Vắc - Xin ngừa covid. Theo quy định thì đây là bệnh truyền nhiễm nhóm A thì ngân sách chi trả chi phí chữa trị Covid, nếu bệnh nhân có bệnh nền thì bhyt chi trả 80%, bệnh nhân chi trả 20%. Như vậy cơ sở nào để tỉnh nghiên cứu buộc F0 phải trả tiền điều trị? 2- Đối với học sinh lứa tuổi từ 12-17 tuổi từ chối tiêm Vắc xin Covid thì không được đến trường học trực tiếp hay không?

Trả lời của Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo:

1/Tại Khoản 2 Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: “Huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí;”.

Như vậy: Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A sẽ được khám và điều trị miễn phí.

Ngày 29/01/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Đồng thời, ngày 1/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc với tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Do đó tính đến hiện nay: Người mắc COVID-19 sẽ được khám và điều trị miễn phí.

Trường hợp người mắc COVID-19 trước đó được cách ly y tế theo quy định thì phải chi trả chi phí cách ly y tế theo Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ.

Trong thời gian cách ly y tế tập trung, nếu mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì việc trả chi phí khám, điều trị thực hiện theo Khoản 7 Điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP như sau:

- Người có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán phần chi phí được hưởng và mức hưởng BHYT như các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến. Đối với phần chi phí đồng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng BHYT (nếu có) thì người bị cách ly phải tự chi trả theo quy định của pháp luật về BHYT.

- Người không có thẻ BHYT tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cho các F0, lực lượng y tế cho biết những trường hợp được tiêm đủ 2 mũi vắc xin thường có diễn biến bệnh nhẹ hơn so với những người chưa tiêm hoặc tiêm 1 mũi.

Do vậy Tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế.

2/ Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh đạt tỷ lệ 90,19% trẻ đã tiêm ít nhất 1 mũi tiêm. Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho trẻ đến trường, Ngành y tế đã phối hợp với ngành Giáo dục để triển khai các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 và tuyên truyền, động viện các em học sinh chưa đồng ý tiêm chủng để tham gia tiêm chủng sớm nhất để phụ huynh và học sinh an tâm khi trẻ em quay trở lại trường. Vì vậy, quý phụ huynh có thể liên hệ với nhà trường để được đăng ký tiêm chủng và phương án tốt nhất để đảm bảo quá trình học tập của các em học sinh trong thời gian tới. 

Câu hỏi của bạn Nguyễn Xuân Hùng, tp Huế, Đông Ba, tp Huế:

Tôi thấy hiện nay nhiều nơi mở cửa các hoạt động như dịch vụ ăn uống, quán sá... tuy nhiên khi tôi vào thì không thấy chủ các cơ sở tuân thủ các biện pháp đảm bảo phòng dịch theo yêu cầu của các cơ quan chức năng nhưng vẫn nghiễm nhiên hoạt động như không có gì. Xin hỏi tỉnh, TP Huế có nắm, có quản lý được, và có công cụ gì để giám sát, kiểm tra các cơ sở này nhằm đảm bảo hoạt động an toàn tuân thủ các quy định hiện phòng chống dịch hiện hành, đây là nguyên nhân không nhỏ làm cho TTH mỗi ngày có tới 300-400 ca f0, làm nhiều người rất lo lắng, nhất là còn có nhiều trẻ em, người bệnh nền chưa được tiêm vacxin.

Trả lời của UBND thành phố Huế:

Vấn đề bạn phản ánh chúng tôi xin thông tin như sau: Theo thông báo số 180 của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Tỉnh về việc điều chỉnh một số biện pháp kiểm soát phòng chống dịch trên địa bàn, theo đó một số lĩnh vực được hoạt động có điều kiện. Cụ thể: Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cafe...) được phép hoạt động, thực hiện đồng thời các biện pháp an toàn phòng dịch: giãn cách tối thiểu 2 mét giữa các bàn, quét mã QR code cho tất cả các khách hàng đến giao dịch, ăn uống; phục vụ không quá 50% công suất và không quá 20 khách hàng trong cùng một thời điểm.

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn, quán cafe...) đăng ký số lượng và cam kết với chính quyền địa phương cấp xã về thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch.

- Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm thẩm định, xác nhận số lượng khách trong một lần phục vụ của cơ sở kinh doanh bảo đảm các điều kiện nêu trên; thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện an toàn phòng, chống dịch. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực hiện việc quét mã QR code. Xem đây là điều kiện bắt buộc để cho phép hoạt động...

UBND các phường xã cũng đã thường xuyên ra quân, phố hợp với Đoàn Kiểm tra Liên ngành của Thành phố  tiến hành kiểm tra việc chấp hành của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, tiến hành đình chỉ hoạt động ngay nếu phát hiện vi phạm các quy định phòng chống dịch.

Thực hiện chỉ đạo của thành phố, từ ngày 27/11 đến 30/11/2021, lực lượng chức năng Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố đã tích cực kiểm tra, thường xuyên nhắc nhở các cơ sở kinh doanh các lĩnh vực nhà hàng, cà phê, cửa hàng điện máy, siêu thị… chấp hành các biện pháp phòng chống dịch, biện pháp 5K và đón số lượng khách đảm bảo đúng số lượng quy định tại Thông báo số 180/TB-BCĐ của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh.

Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố chia ra 2 Tổ và phối hợp với các phường, xã, tiến hành kiểm tra: kết quả, nhắc nhở 07 cơ sở, đình chỉ hoạt động 02 cơ sở và xử phạt 01 cơ sở.

Đặc biệt, trong sáng 27/11/2021, lực lượng chức năng Đoàn liên ngành Thành phố và phường Phú Hội đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh Viva Reserve Coffee tại 07 Nguyễn Tri Phương đã vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại thời điểm kiểm tra cơ sở không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người, cơ sở đang phục vụ 60 khách, không đảm bảo số lượng khách vượt quá 20 người, UBND Thành phố đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền 15 triệu đồng.

Trong thời gian đến, Thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Câu hỏi của bạn LƯU VĂN TUẤN, Phong Hiền, Phong Điền:

Tôi đã tiêm mũi 2 đến nay đã hơn 2 tháng nhưng trên hệ thống vẫn chỉ báo 1 mũi, và trường hợp này xảy ra đối với nhiều người quen và người thân của tôi, điều này rất ảnh hưởng đến việc di chuyển đối với cá nhân khi qua các chốt kiểm soát y tế và các vấn đề liên quan đến khai báo khác. Vậy xin hỏi việc cập nhật chập hoặc thiếu như vậy là do lý do gì và tỉnh đã có phương án như thế nào để đẩy nhanh tiến độ cập nhật thông tin cho người dân nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân trên địa bàn.

Trả lời của Sở Y tế:

Nếu người dân đã tiêm mũi 1 hoặc mũi 2 nhưng hệ thống phần mềm tiêm chủng không cập nhật đúng với thực tế tiêm chủng, trước hết người dân kiểm tra lại thông tin cá nhân đăng ký trên hệ thống (tên, tuổi, CMND/CCCD, số điện thoại,...) đã khớp với thông tin đăng ký lúc tham gia tiêm chủng tại đơn vị tiêm chưa (đặc biệt là số CMND/CCCD và số điện thoại. Nếu đã kiểm tra thông tin trên hệ thống đã khớp với thông tin đăng ký tiêm chủng thì quý công dân liên hệ trực tiếp với đơn vị phụ trách tiêm chủng để được hỗ trợ, kiểm tra, hướng dẫn cập nhật mũi tiêm lên hệ thống phần mềm.

Câu hỏi của bạn Lê Quốc Phong, Thủy Xuân, TP Huế:

Cho hỏi tỉnh hiện nay khách du lịch đã được đến Thừa Thiên Huế chưa ạ? Nếu được thì điều kiện gì để khách có thể đến Huế? Tỉnh đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động gì nhằm chuẩn bị cho kế hoạch phục hồi du lịch trong thời gian tới?

Trả lời của Lãnh đạo Sở Du lịch

Điều kiện để khách du lịch đến Huế hiện đang được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128 và Quy định phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh. Đối với lĩnh vực du lich, tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 09/12/2021 về Kế hoạch phục hồi và hướng dẫn cho các doanh nghiệp và khách du lịch đến Huế. 

Một số giải pháp nhằm phục hồi hoạt động du lịch trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới:

Để sớm đưa ngành du lịch tỉnh nhà sớm phục hồi phát triển, vừa qua tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch phục hồi phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới và Kế hoạch đón khách quốc tế. Một số giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu:

Thứ nhất, đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động du lịch. Tập trung đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho cộng đồng nói chung và lực lượng lao động trong ngành du lịch nói riêng trên địa bàn toàn tỉnh.Tiếp tục triển khai Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch đối với các đơn vị kinh doanh du lịch - dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn trong triển khai hoạt động du lịch.-Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong tình hình mới tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh việc triển khai phần mềm dùng chung, liên thông dữ liệu để nâng cao năng lực quản lý ngành và phục vụ công tác phòng chống dịch...

Thứ hai, tiếp tục đề xuất và triển khai giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp.Tiếp tục triển khai việc giảm tiền, giảm giá các dịch vụ điện, nước trong thời gian tới đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lao động thất nghiệp, nghỉ việc tạm thời đối với nguồn nhân lực trong ngành du lịch… Tiếp tục kiến nghị chính phủ, các ngành như: Bảo hiểm, Điện, Viễn thông, Thuế có các hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp du lịch về các chính sách như : giảm thuế thuê đất, mặt nước, thuế VAT, các chính sách về giản nợ, giảm lãi vay ngân hàng; chính sách về hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp cận thị trường; triển khai các gói kích cầu du lịch, …

Thứ 3, giải pháp phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường. Phát triển du lịch dựa trên nền tảng các giá trị văn hóa đặc trưng của Thừa Thiên Huế. Tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với xây dựng các dịch vụ, sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Triển khai định hướng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch bền vững, du lịch an toàn, du lịch gắn với thiên nhiên và nâng cao sức khỏe. Hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thay đổi đa dạng của thị trường: sản phẩm, dịch vụ du lịch ban đêm, du lịch gắn với ẩm thực, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch golf, du lịch chăm sóc sức khỏe, khu vui chơi gắn với thiên nhiên, các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với sông hồ, suối thác và đầm phá...; xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng, sinh thái là sản phẩm OCOP.

Thứ tư, giải pháp truyền thông, quảng bá du lịch. Xác định các tỉnh, thành đã an toàn sau dịch để kết nối, quảng bá để tiếp tục chiến lược truyền thông “Huế - điểm đến an toàn và thân thiện”. Kích thích du lịch nội tỉnh, tại chỗ để các nhóm cộng đồng, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham quan các điểm du lịch của tỉnh, các di tích, di sản trong tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh tiêu thụ, sử dụng dịch vụ. Tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành các chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch nội địa, nhất là khách nội tỉnh. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển và cơ sở dịch vụ du lịch tại các địa phương lân cận, các tỉnh thành hết dịch để tổ chức các gói sản phẩm hấp dẫn hoặc các chương trình kích cầu. Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng bá, tập trung công tác truyền thông, quảng bá số, e/d-marketing thông qua cổng thông tin visithue.vn và hệ thống Visithue - thế mạnh của ngành du lịch đã thực hiện hiệu quả trong thời gian gần đây. Trong tháng 12, tổ chức Triển lãm Du lịch Thừa Thiên Huế trên không gian ảo và kết nối với Liên minh Viễn thông quốc tế-ITU.

Thứ 5, giải pháp kích cầu du lịch bằng các gói kích cầu do doanh nghiệp triển khai cùng các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước

* Các gói kích cầu do doanh nghiệp triển khai.- Hiệp hội Du lịch tỉnh chủ động tiếp tục phối hợp, tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ tham gia chương trình kích cầu du lịch với hình thức đa dạng (ưu đãi, khuyến mãi, tặng thêm sản phẩm dịch vụ gia tăng, giảm giá trực tiếp,...) để hình thành gói kích cầu mang tính đồng bộ, thống nhất ở địa phương.- Đề xuất chuỗi, gói sản phẩm du lịch an toàn trên địa bàn. Trọng tâm trước mắt hướng đến các dịch vụ như: nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe; du lịch kết hợp khám chữa bệnh; thưởng thức ẩm thực; các khu du lịch; điểm tham quan, vui chơi gắn với thiên nhiên. Các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với sông hồ, suối thác và đầm phá. Khuyến khích xây dựng các tour du lịch khám phá địa phương. Xây dựng các điểm đến mới lạ, hấp dẫn, đặc biệt cho những người trẻ và các gia đình có con nhỏ, cũng như với các học sinh và sinh viên.- Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt (khuyến khích bằng giá với hình thức thanh toán qua internet).- Hình thành khối liên minh các doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu nội tỉnh.- Đề nghị các điểm tham quan thuộc khối tư nhân có mức miễn, giảm phí vào cửa để triển khai kích cầu du lịch, thu hút khách đến Thừa Thiên Huế.

* Các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước.- Tiếp tục giảm 50% phí tham quan cho tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham quan, tìm hiểu tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế trong năm 2022.- Đề xuất miễn, giảm từ 50% giá vé tham quan các điểm thuộc Sở ngành, địa phương quản lý (các bảo tàng, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, làng cổ Phước Tích…).- Nghiên cứu cơ chế để sớm ban hành chính sách hoa hồng cho các đơn vị lữ hành đưa khách đến tham quan các điểm di tích trên địa bàn tỉnh.- Chính sách kích cầu hỗ trợ loại hình du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo), Teambuilding và các đoàn du lịch theo hình thức charter.

Các giải pháp khác

- Tổ chức các khóa học tập huấn nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó tập trung các nội dung về: quảng bá tiếp thị, tối ưu hóa quảng cáo, kinh nghiệm quản lý, vận hành của doanh nghiệp, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về buồng phòng, bàn, bar, bếp, bán hàng, lễ tân, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kiến thức phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh, ...

- Tham mưu tổ chức chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh với đại diện một số hãng tàu biển, doanh nghiệp, đại lý khai thác khách du lịch tàu biển quốc tế để khôi phục thị trường khách này; chương trình hợp tác với một số tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế cùng một số hãng hàng không để duy trì/nâng công suất tuyến bay hiện có, phát triển đường bay nội địa mới / tuyến bay quốc tế theo hình thức charter đến Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh không tuân thủ quy trình về phòng, chống dịch bệnh, vi phạm quy định, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, bình đẳng.

- Đăng cai tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch cấp quốc gia, quốc tế; tổ chức các lễ hội trải đều trong năm của tỉnh nhằm thu hút khách đến Thừa Thiên Huế.

Câu hỏi của bạn BƠ SÁP, Thành phố Huế:

Cho tôi hỏi : Người nhà tôi bị bệnh nền ung thư đã hóa trị xong, chúng tôi hỏi BS điều trị ( khoa ung bướu bệnh viện trung ương Huế ), bác sỹ cho biết sau 2 tháng hóa trị có thể tiêm vaccine. Hiện nay người nhà tôi sau hóa trị đã hơn 1 tháng, đến ngày 5/1/2022 tròn 2 tháng. Vậy chúng tôi đăng ký tiêm vaccin cho người nhà bệnh viện nào ?

Trả lời của Sở Y tế:

Hiện nay, chính quyền địa phương đang tiến hành thống kê, rà soát người chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt là người dân từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền,..... Vì vậy, người dân liên hệ với chính quyền địa phương để được đăng ký tiêm chủng, trên cơ sở đó Sở Y tế đề xuất nhu cầu vắc xin và phân bổ vắc xin về các cơ sở y tế địa phương để triển khai tiêm chủng cho người chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19. 

Buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế của lãnh đạo tỉnh với chủ đề Chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong cả nước, rất nhiều câu hỏi đã được gửi về hộp thư của Ban biên tập và đường dây nóng của BTC.

Qua 2 giờ đối thoại, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành đã trả lời thẳng thắn, đầy trách nhiệm những câu hỏi của cá nhân, tổ chức gửi tới buổi đối thoại. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nên còn rất nhiều câu hỏi được tiếp nhận nhưng chưa thể trả lời trực tiếp đến bạn đọc tại buổi đối thoại; BTC đã tổng hợp lại đầy đủ, và tiếp tục trả lời sau kết thúc đối thoại. Kính mời quý vị bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung trả lời tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ www.thuathienhue.gov.vn).

*********

Vâng, thưa ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trước khi kết thúc buổi đối thoại chắc hẳn ông cũng có đôi điều muốn chia sẻ cùng bạn đọc, xin mời ông:

PHÁT BIỂU BẾ MẠC CỦA PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGUYỄN THANH BÌNH TẠI BUỔI ĐỐI THOẠI

Kính thưa quý vị, qua 2 giờ đối thoại trên Cổng thông tin tỉnh, đã có rất nhiều câu hỏi của người dân, tổ chức, doanh nghiệp gửi đến chương trình và đã được Lãnh đạo tỉnh cũng như lãnh đạo các sở, ngành có liên quan tập trung trả lời, giải đáp một cách chu đáo đầy trách nhiệm.

Qua buổi đối thoại này, chúng tôi đã lắng nghe, đồng thời trực tiếp giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của quý vị xung quanh việc vừa thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 vừa hỗ trợ cho mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế và xã hội.

Qua nghe các ý kiến, câu hỏi, phản ánh của quý vị gửi về chương trình, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những giải pháp, biện pháp, kế hoạch của tỉnh nhằm chủ động nắm bắt cơ hội và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã triển khai thì vẫn còn nhiều công việc đòi hỏi các cấp các ngành và cả cộng đồng người dân nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới để bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Trong đó, chúng tôi sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch.

Xác định, sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của địa phương; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất.

Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.

Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội...

Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội thì tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; và cùng với cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 cũng như các năm tiếp theo.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo tỉnh, xin cám ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và trực tiếp tham gia buổi đối thoại hôm nay!