• Đô thị Huế nhìn từ trên cao Đảm bảo hạ tầng cho thành phố trực thuộc Trung ương  
    (CTTĐT) - Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương  
    Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực và cả nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. Việc xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành. Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang tổ chức việc Lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri, đồng thời tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Liên quan đến ...

  • Quảng bá Văn hóa Huế qua các kỳ Festival Phát huy giá trị văn hóa Huế để phát triển bền vững  
    (CTTĐT) - Đầu tư, quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là việc làm thường xuyên của tỉnh trong thời gian qua. Thừa Thiên Huế luôn khẳng định giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là nền tảng để phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, để Cố đô Huế phát triển nhanh, bền vững từ thế mạnh và đặc trưng riêng có.

  • Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới Thừa Thiên Huế: Trung tâm văn hoá đặc sắc của cả nước
    Là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử và hàng trăm lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hoá Huế, Thừa Thiên Huế thực sự là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh để trở thành thành phố Festival, trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước và của châu Á trong tương lai không xa.

  • Trụ sở Đại học Huế Trung tâm giáo dục giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao  
    Bên cạnh các thế mạnh về văn hóa, du lịch, y tế, Thừa Thiên Huế còn biết đến là một trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của khu vực miền Trung và cả nước.

  • Cảnh quan Hồ Truồi và Thiền viện Trúc lâm Bạch mã nhìn từ trên cao (Ảnh từ Cuộc thi ảnh đẹp Du lịch Thừa Thiên Huế 2018: Nguồn Sở Du lịch) Trung tâm du lịch lớn, đặc sắc của cả nước
    Nằm trên các trục giao thông quốc gia như đường sắt, đường bộ Bắc - Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cửa khẩu quốc gia A Đớt, Hồng Vân, hải cảng Thuận An, đặc biệt, có cảng nước sâu Chân Mây là “cửa ngõ” ra biển ngắn nhất và thuận lợi nhất của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; bên cạnh đó sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá, Thừa Thiên Huế thật sự là nơi lý tưởng để du lịch.

  • Lăng Cô - một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới  

  • Trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước
    Tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định là trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với 03 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung -Tây nguyên và cả nước là: Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương.

  • Một góc Khu công nghiệp Phú Bài "Công nghiệp Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, đang vượt ngưỡng"
    Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng khi vào làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 3/2009. Bộ trưởng đã đánh giá cao những thành quả về kinh tế- xã hội mà Thừa Thiên Huế đã làm được trong những năm qua cũng như những tháng đầu năm 2009. Bộ trưởng cho rằng: Tình hình kinh tế, an sinh xã hội của Thừa Thiên Huế phát triển rất rõ nét, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Ông nhấn mạnh “công nghiệp Thừa Thiên Huế đang vượt ngưỡng và chuyển sang giai đoạn mới”, cụ thể năm 2008 giá trị SXCN cả nước bình quân chỉ đạt 14%, trong lúc Thừa Thiên Huế đạt 17,7%, giá trị xuất khẩu cả nước bình quân tăng 29,1% thì Thừa Thiên Huế tăng 36,9%.. Bộ trưởng cho rằng cách đi của Thừa Thiên Huế là đúng ...

  • Khởi công xây dựng Nhà máy Xi măng Nam Đông Thừa Thiên Huế với các chính sách thu hút đầu tư
    Trong những năm qua nền kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức tăng trưởng khá so với cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Tuy vậy, như các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế vẫn còn đang khó khăn trong việc hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc huy động các nguồn vốn đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và phát huy lợi thế của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Nhà nước là trách nhiệm của lãnh đạo các Ban, Ngành. Căn cứ vào các quy ...


    Trang đầu Trang trước 1 2 3 Trang kế Trang cuối