Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là nằm ở trung điểm của hai trung tâm kinh tế và văn hoá của miền Trung là Thành phố Huế và Thành phố Đà Nẵng, thuộc vùng kinh tế Trọng điểm Miền Trung Việt Nam. Khu kinh tế Chân Mây là khu vực ven biển duy nhất nằm giữa hai đô thị lớn của miền Trung Việt Nam. Cảng nước sâu Chân Mây của Khu kinh tế là cửa ngỏ ra biển Đông gần nhất trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Khu kinh tế còn là Trung tâm của “Con đường di sản Miền Trung”. Trong vòng bán kính 200 km, du khách có thể tiếp cận bốn di sản thế giới của Việt Nam, gồm: Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn cùng hàng nghìn di tích văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc cổ. Vịnh Lăng Cô được bầu chọn là 1 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Bãi biển Lăng Cô cùng với các bãi biển khác của Đà Nẵng, Hội An tạo thành chuỗi các bãi tắm tuyệt đẹp của miền Trung Việt Nam, thực sự là thiên đường nghỉ dưỡng cho các du khách trong nước và quốc tế.

Diện tích tự nhiên

27.108 ha, gồm Thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Địa hình

Có đầy đủ các loại địa hình như biển, ven biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi và rừng núi. Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng với độ cao 2-10m, đất đai chủ yếu là cát mịn, thuận lợi cho xây dựng công nghiệp. Vịnh Chân Mây có cửa biển rộng 7km quay về hướng Bắc, diện tích mặt nước khoảng 20km2, độ sâu từ 6-14m, vùng có độ sâu lớn hơn 10m, chiếm 40%.

Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Các khu chức năng chính của Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô

Khu công nghiệp…………………..............................1.915 ha.

Khu phi thuế quan........................................................1.080 ha.

Khu đô thị ....................................................................2.096 ha.

Khu du lịch ...................................................................4.250 ha.

Khu cảng ......................................................................668,5 ha.

Khu công nghiệp

Quy mô khoảng 1.915 ha, tiếp giáp với Khu phi thuế quan, nằm trên trục Quốc lộ 1A, đường ra Cảng Chân Mây. Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư trong KCN gồm: các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch như: công nghiệp phần mềm, vật liệu mới, cơ khí chính xác, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện, điện tử, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; sản xuất thiết bị y tế, dược phẩm; công nghiệp dệt may - nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, sản xuất giày dép, đồ nhựa; các ngành công nghiệp phục vụ cảng, vận tải biển; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản phục vụ xuất khẩu.

Khu phi thuế quan

Là khu vực quan trọng, đóng vai trò kết nối trong hoạt động xuất nhập khẩu, gắn kết quốc tế, có quy mô 1.080 ha, gắn liền với một phần cảng nước sâu Chân Mây, liên kết với cảng Chân Mây thông qua 2 tuyến đường bộ bao gồm đường ra cảng Chân Mây và tuyến đường ven biển.

Các chức năng cơ bản của Khu phi thuế quan gồm: Khu công nghệ cao; Khu công nghiệp sạch; Khu trung tâm dịch vụ thương mại, văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng miễn thuế; Khu sản xuất gia công, tái chế, sửa chữa, lắp ráp, xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, phân phối; Khu trung chuyển hàng hoá, kho ngoại quan.

Khu Đô thị Chân Mây

- Tổng diện tích: 2.096 ha

- Dân số Khu Đô thị Chân Mây được quy hoạch đến năm 2025 là 140.000 người

- Tính chất:

+ Đô thị Chân Mây là đô thị mới nằm trong “chuỗi đô thị động lực”, gắn kết với không gian đô thị Huế - Chân Mây - Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất - Nhơn Hội trên tuyến hành lang Quốc lộ 1A với chức năng tổng hợp là cảng biển, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, có mối quan hệ với vùng Tây Nguyên và các nước láng giềng Lào, Campuchia và Thái Lan. Chức năng cơ bản của đô thị Chân Mây được xác định:

+ Là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Là đô thị du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

+ Là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao.

Khu du lịch

Lăng Cô - Cảnh Dương – Cù Dù là một trong những vùng du lịch lớn của cả nước, được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển thành một khu du lịch có quy mô và tiêu chuẩn đạt tầm cỡ quốc tế. Nơi đây hội đủ các điều kiện để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch: nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao leo núi, sân Golf, lặn biển, thám hiểm rừng nhiệt đới.

Khu Du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương - Cù Dù có quy mô khoảng 4.250 ha, các dự án tiêu biểu đang triển khai ở đây: Laguna , Vicoland, Minh Viễn …

Khu cảng Chân Mây

Vị trí Cảng: 16020’00”N; 108000’00”E

Điểm lấy hoa tiêu: 6021’00”N; 108000’00”E

Chế độ thủy triều: Bán nhật triều không đều.

Chênh lệch thủy triều bình quân: 0.8 m

Cao trình đáy bến: -12.5 m

Cảng Chân Mây là Cảng tổng hợp, container, có bến chuyên dùng phục vụ khách du lịch quốc tế, có khả năng tiếp nhận tàu hàng 3 - 5 vạn DWT, tàu khách đến 10 vạn GRT; là đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hóa trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, là cửa ngõ ra biển Đông của Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS).

Đô thị cảng kết nối giữa cảng và toàn Khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô và khu vực, có các chức năng: dịch vụ, du lịch, giáo dục, trung tâm hội nghị quốc tế, giải trí, thể dục thể thao.

Diện tích Khu cảng đến 2030 là 668,5 ha. Trong đó, phần diện tích đất liền là 442 ha, phần diện tích mặt nước là 226,5 ha.

Đến năm 2030, cảng Chân Mây có 8 bến hàng tổng hợp với chiều dài là 2.280m; 01 bến chuyên dùng xăng dầu với chiều dài 240m; 01 bến tàu cho tàu khách 100.000 GRT cập bến. Lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây đạt 10 triệu tấn, lượng hành khách qua cảng là 550 nghìn khách, trong đó khách nội địa là 300 nghìn khách, khách quốc tế là 250 nghìn khách.

Các chi phí đầu tư cạnh tranh ở KKT Chân Mây – Lăng Cô

Các chi phí liên quan đến đầu tư ở mức thấp so với các địa phương trong cả nước và quốc tế. Các chi phí về nhân công, thuê mặt bằng, nhà xưởng, giá thuê đất bằng khoảng 80% so với Đà Nẵng; 70% so với Hà Nội; 60% so với Hồ Chí Minh; 30% so với Thượng Hải và 25% so với Băng Cốc. Thời gian thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất sạch cho nhà đầu tư được thực hiện trong vòng 6 – 9 tháng. Dự án thuộc địa bàn Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô thực hiện theo hình thức nhà nước trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư.

TT

Nội dung

THÔNG TIN CHI TIẾT

1

Thời hạn các dự án

Tối đa không quá 70 năm.

2

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

2.1. Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cấp cho Khu kinh tế là hệ thống điện lưới từ trạm nguồn 500/220/110KV Đà Nẵng. Hiện nay đã xây dựng hoàn thiện 03 trạm biến áp 110/22kV với tổng công suất 75 MVA và mạng lưới phân phối, đủ cung cấp nguồn điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của khu vực Chân Mây và Lăng Cô.

2.2. Hệ thống cấp, thoát nước: Nguồn nước cấp cho KKT sử dụng từ Nhà máy cấp nước Bò Ghe với công suất 8.000 m3/ngày đêm, hệ thống đường ống cấp nước có đường kính từ D100-450 với tổng chiều dài hơn 20km được kết nối tới các khu chức năng của khu kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu nước sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong giai đoạn hiện nay.

Giai đoạn tiếp theo, Đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước Lộc Thủy với công suất 110.000 m3/ngày đêm

2.3. Hệ thống xử lý nước thải, chất thải: Đã có Nhà máy xử lý nước thải Lăng Cô công suất 5.000 m3/ngày đêm và nhà máy xử lý chất thải rắn với diện tích 30 ha tại phía Đông đèo Phước Tượng. Hiện nay, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp đang triển khai thi công giai đoạn 1 dự án Nhà máy xử lý nước thải số 2 Khu công nghiệp và khu phi thuế quan với công suất 4.900 m3/ngày đêm để xử lý nước thải cho các dự án vào địa bàn Khu công nghiệp và khu phi thuế quan. Dự kiến hoàn thành trong năm 2018 để đưa vào khai thác.

2.4. Hệ thống viễn thông, internet: Hệ thống chuyển mạch: Khu vực Chân Mây hiện đang sử dụng 2 tổng đài Host- ERICSSON với 06 vệ tinh. Tổng dung lượng lắp đặt 9216 Lines; Sử dụng: 6605 Lines. Đang nâng cấp 2 tổng đài thành loại ALCATEL 1000E10MM với khả năng cung cấp đa phương tiện, đa dịch vụ.

Về Truyền dẫn: Các đường trung kế giữa các tổng đài là cáp quang tạo thành mạch vòng, đáp ứng việc mở rộng các loại hình dịch vụ như truyền hình cáp, internet băng thông rộng, Videophone...vv.

2.5. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:

2.6. Giao thông nội bộ: Đã hoàn thiện các tuyến giao thông chính theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, hoàn thành khoảng hơn 100 km đường bộ, đáp ứng nhu cầu lưu thông trong nội bộ Khu kinh tế và khả năng kết nối với tuyến Quốc lộ 1A và kết nối ra khu vực thông qua cảng Chân Mây

2.7. Giao thông kết nối đến khu:

- Đường bộ, đường sắt: có tuyến Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc- Nam đi ngang qua khu kinh tế

- Đường thủy (biển, sông): Có cảng nước sâu Chân Mây.

- Đường hàng không: cách cảng hàng không quốc tế Phú Bài khoảng 45 km và cảng hàng không Đà Nẵng khoảng 35 km.

2.8. Tình hình đầu tư, hoàn thiện về hạ tầng:

Về hạ tầng kỹ thuật: Được quy hoạch, phát triển hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại.

Về hạ tầng xã hội: Đã xây dựng các công trình hạ tầng như: bệnh viện, khu tái định cư, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, bưu điện, các chợ và siêu thị… đáp ứng nhu cầu của công nhân, nhà đầu tư.

3

Nguồn nhân lực

Lao động tại địa bàn:

- Dân số: Dân số của Khu kinh tế khoảng 40.000 người, số người trong độ tuổi lao động khoảng 27.000 người, chiếm 65 % dân số.

Lao động các vùng lân cận:

- Trong vòng bán kính 20km nếu lấy Khu kinh tế làm tâm, có khoảng 16 xã với tổng số gần 80.000 người trong độ tuổi lao động.

- Trong vòng bán kính 30km có khoảng 25 xã với tổng số 120.000 người trong độ tuổi lao động.

- Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nằm giữa 2 trung tâm đào tạo nhân lực của miền Trung là Tp Huế và Tp Đà Nẵng với tổng dân số khoảng 2 triệu người, số người trong độ tuổi lao động khoảng 1,1 - 1,3 triệu người.

4

Hạ tầng xã hội

4.1. Trường, cơ sở đào tạo:Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 09 trường đại học và 01 học viện; 06 trường cao đẳng; 07 trường trung cấp và nhiều cở sở đào tạo nghề khác.

Hiện tại, Khu kinh tế đang kêu gọi đầu tư xây dựng trường công nhân kỹ thuật Chân Mây, quy mô 500 học viên/năm.

4.2. An ninh: Trụ sở công an được bố trí theo các đơn vị hành chính cấp xã.

4.3. Bệnh viện: Đã đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa Chân Mây quy mô 300 giường tại phía Tây sông Bù Lu, xã Lộc Thủy.

4.4. Nhà ở công nhân: Nhà đầu tư được hưởng các mức ưu đãi, hỗ trợ cao nhất để xây dựng nhà ở công nhân.

4.5. Hạ tầng xã hội khác

- Khu tái định cư: Đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 04 khu tái định cư: Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, Lập An và Lộc Thủy với tổng diện tích khoảng 120 ha, khả năng tái định cho khoảng 2.600 hộ dân.

- Chợ nông thôn: Đã được đầu tư tại các đơn vị hành chính.

5

Dịch vụ hỗ trợ

5.1. Logistics và vận tải: Dịch vụ vận chuyển, logistic đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

5.2. Tài chính - ngân hàng - bảo hiểm: Chi nhánh các ngân hàng lớn đều nằm gần KCN, bao gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank,…

5.3. Tư vấn - kiểm toán: Các công ty kiểm toán lớn như KPMG, Deloite, Ernt & Young, Global auditing… đã có nhiều hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

5.4. Hải quan:Chi cục Hải quan Cảng Chân Mâyvà Cảng vụ (gần Khu cảng Chân Mây).

5.5. Du lịch - đi lại - lưu trú (khách sạn, nhà hàng): Hệ thống các khách sạn, nhà hàng thuộc khu kinh tế được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng.

6

Lĩnh vực thu hút đầu tư

Các dự án công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Các dự án công nghiệp phụ trợ trong các lĩnh vực dệt may, điện tử, y tế, chế tạo ô tô…

Khu công nghiệp: Đã có 4 nhà đầu tư trong khu công nghiệp (khoảng 15ha) tỷ lệ lấp đầy khoảng 4,4%:

+ Công ty Cổ phần Thực phẩm An Long;

+ Công ty TNHH Sản xuất cơ khí Chân Mây Việt Nam;

+ Công ty Cổ phần One – One miền Trung;

+Công Ty TNHH Shaiyo Aa Việt Nam.

7

Thuê đất, nhà xưởng và phí sử dụng hạ tầng dự kiến

7.1. Giá thuê đất:

- Đất đã có đầu tư hạ tầng: 22 – 30 USD/43 năm (Áp dụng tại KCN Sài Gòn Chân Mây).

- Đất thô chưa được đầu tư hạ tầng: từ 0.02-0.2 USD/m2/năm.

(Giá tùy thuộc vào khu chức năng)

7.2. Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản.

7.3. Phí sử dụng hạ tầng: 0,4 USD/m2/năm.

7.4. Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản.

8

Giá xây dựng

8.1. Nhà xưởng tiêu chuẩn:Tham khảo theo Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng quy định về suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014

8.2. Văn phòng:Tham khảo theo Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng quy định về suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2014

9

Chi phí đầu tư (tham khảo)

9.1. Giá điện: Được ban hành từng năm theo quy định chung của Bộ Công thương

9.2. Giá nước (chưa bao gồm thuế VAT, phí bảo vệ môi trường, phí dịch vụ môi trường rừng):

- Đối với sản xuất: 11.081 đồng/m3

- Đối với kinh doanh - dịch vụ: 15.610 đồng/m3

9.3. Giá gas và giá than:

- Giá gas:12 – 16 USD/12kg.

- Giá than:100 – 120 USD/tấn.

9.4. Giá thuê nhà, căn hộ cho người nước ngoài: 500 – 700 USD/tháng. (Giá thuê khách sạn 2,3 sao tại địa bàn Khu kinh tế)

9.5. Chi phí lao động:

+ Lương tối thiểu: 3,090 triệu đồng/tháng

+ Lao động phổ thông: 4,5 – 5,5 triệu đồng/tháng

+ Lao động kỹ thuật 6 – 8 triệu đồng/tháng

+ Lao động quản lý: 8- 12 triệu đồng/tháng

+ Chi phí làm thêm giờ: Theo quy định chung

+ Bảo hiểm xã hội: 25% (DN đóng 17% tính vào chi phí; NLĐ đóng 8%)

+ Bảo hiểm y tế: 4,5% (DN: 3%, NLĐ: 1,5%)

+ Bảo hiểm thất nghiệp: 2% (DN: 1%, NLĐ: 1%)

9.6. Chi phí xử lý nước thải: Đang xây dựng.

9.7. Phí bảo vệ môi trường: 2 USD/tấn.

9.8. Chi phí hải quan: Theo quy định hiện hành.

9.9. Chi phí, lệ phí khác:Chi phí san lấp mặt bằng: 4.0 - 5.0 USD/m3(tại công trình).

Lưu ý:nếu có nhiều mức giá khác nhau thì tính mức giá trung bình trong khu vực hoặc toàn tỉnh/thành phố.

 Thông tin một số nhà đầu tư hạ tầng ở Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô

Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Huế  (hình ảnh)

Công ty cổ phần Cảng Chân Mây – Dự án bến số 1, 2 tại Cảng Chân Mây (hình ảnh)

Công ty TNHH Một thành viên Hào Hưng Huế - Dự án bến số 3 tại Cảng Chân Mây (hình ảnh)

(Theo: Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh)