Phạm Bành
  

1. Vị trí con đường

    Thuộc khu quy hoạch An Hòa – Hương Sơ

     Điểm đầu: Đường Cần Vương

     Điểm cuối: đường QH 13.5m

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

    Phạm Bành (1827-1887), quê ở làng Trương Xá (nay thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu LộcThanh Hoá), đậu cử nhân khoa Giáp Tý (1864), làm quan đến chức Án sát tỉnh Nghệ An, là người nổi tiếng thanh liêm và biết quan tâm đến đời sống nhân dân.

Năm 1885, hưởng ứng Dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông bỏ quan về quê cùng với Hoàng Bật Đạt mộ quân khởi nghĩa. Giữa năm 1886, cùng với Hoàng Bật ĐạtĐinh Công Tráng và một số tướng lĩnh khác xây dựng căn cứ Ba Đình thuộc địa phận huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Sở dĩ gọi là Ba Đình vì nơi đây gồm 3 làng: Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh ở liền nhau, mỗi làng có một ngôi đình, đứng ở làng này sẽ nhìn thấy đình ở hai làng bên và có một ngôi nghè chung.

    Sau những thất bại nặng nề, thực dân Pháp đã tập trung đủ mọi binh chủng, có pháo binh yểm trợ tiến hành bao vây và mở nhiều đợt tấn công vào Ba Đình. Mặc dù tuổi già sức yếu (lúc này ông đã 60 tuổi) nhưng Phạm Bành luôn có mặt ở trận địa, nơi nguy hiểm nhất để động viên và khích lệ các nghĩa binh chiến đấu.

    Sau khi Ba Đình thất thủ, ông đưa nghĩa quân rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao (huyện Yên Định) ngay đêm 20 tháng 2 năm 1887, rồi lánh về quê. Nhưng sau để cứu mẹ già và con là Phạm Tiêu bị quân Pháp bắt làm con tin, ông đã ra đầu thú và uống thuốc độc tự tử ngay sau khi mẹ và con được thả ngày 18 tháng 3 năm Đinh Hợi (tức ngày 11 tháng 4 năm 1887) để tỏ rõ khí tiết của mình.

 Bản in]

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh