Ngô Nhân Tịnh
  

1. Vị trí con đường
    Thuộc Khu vực phường Phú Hậu

    Điểm đầu: đường Chi Lăng

    Điểm cuối: đường Hoàng Văn Lịch

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

    Ngô Nhân Tịnh (?-1813), Danh sĩ, nhà thơ đời Gia Long, còn gọi là Ngô Nhân Tĩnh, tự Nhữ Sơn gốc người Quảng Đông, Trung Quốc sau di cư vào Gia Định, là học trò của Võ Trường Toản (? - 1792), thân hữu của Trịnh Hoài Đức (1755 - 1825) và Lê Quang Định (1759 - 1813). Ba nhân vật này được người đương thời xưng tụng là 3 nhà thơ lớn của đất Gia Định bấy giờ, gọi là “Gia Định tam gia”.

Ông đã ra giúp Nguyễn Vương Ánh khi còn bôn tẩu với chức Hàn Lâm Viện Thị Độc. năm 1789, ông giữ chức Hữu Tham tri Bộ Binh.

Năm 1789 và năm 1802, ông đã hai lần đi sứ qua Trung Hoa. Năm 1807, rồi năm 1813, ông cũng đã hai lần đi sứ qua Chân Lạp. Năm 1811, ông từng giữ chức Hiệp trấn Nghệ An.

Năm sau, ông lại vào Gia Định giữ chức Hiệp Tổng trấn, dưới quyền của Tổng trấn Lê Văn Duyệt.

Các tác phẩm chính của Ngô Nhân Tịnh: Thập Anh đường văn tập, Thập Anh đường thi tập, Gia Định tam gia thi tập, nhuận chính Nhất thống dư địa chí.

Trong thời gian làm Hiệp trấn ở Nghệ An, ông đã cùng Bùi Dương Lịch biên soạn quyển “Hoan Châu phong thổ ký” và có giao thiệp với Nguyễn Du, chấp nhận yêu cầu xin triều đình cứu đói cho dân.

Ông mất tại chức năm 1813, được truy tặng Kim tử Vinh lộc Đại phu, tước Tịnh Viễn Hầu, Thụy Túc Gian.

 

www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh