Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Thực hiện Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên môi trường mạng giữa lãnh đạo tỉnh với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh. Hôm nay, ngày 22/12, tại Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng với lãnh đạo các đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Văn phòng UBND tỉnh sẽ đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức về chủ đề Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc trung ương”.

Buổi đối thoại được phát trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (www.thuathienhue.gov.vn) và fanpage UBND tỉnh và ghi hình và phát lại trên sóng của Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh.

Quý vị quan tâm xin mời gửi câu hỏi đến Ban Biên tập qua địa chỉ thư điện tử: bbt.ubnd@thuathienhue.gov.vn và gọi điện thoại qua đường dây nóng 0234.362.9999, hoặc gửi trực tiếp tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên trang chủ của Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.

Vâng, thưa ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, trước khi bắt đầu đối thoại ông có điều gì chia sẻ cùng với các cá nhân, tổ chức đang theo dõi và tham gia buổi đối thoại trực tuyến hôm nay không ạ? 

 

Phát biểu khai mạc đối thoại trực tuyến 

chủ đề: “Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”

Xin chào tất cả các quý vị đang theo dõi chương trình đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử ngày hôm nay.

Như quý vị đã biết, ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông min

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đặc biệt, Thừa Thiên Huế đã được Quốc Hội, Chính phủ quan tâm ban hành Nghị quyết 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.

Thưa quý vị, các cơ chế, chính sách được đã được thông qua và ban hành có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là công cụ hỗ trợ, khuyến khích, động viên, thúc đẩy tỉnh Thừa Thiên Huế phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, là động lực quan trọng trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo lộ trình mà Bộ chính trị đã đề ra.

Thời gian qua, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19, tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát huy truyền thống đoàn kết, kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, quyết tâm phấn đấu, nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo nền tảng vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thưa quý vị, hôm nay, chúng tôi tổ chức buổi đối thoại, trên tinh thần trao đổi, cầu thị và hết sức trách nhiệm, chúng tôi mong muốn nhận được nhiều câu hỏi, lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết, đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để qua đó chung tay, góp sức cùng với Đảng bộ và chính quyền địa phương sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến của quý vị gửi đến tham gia đối thoại. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra một cách thỏa đáng, đáp ứng sự mong mỏi, quan tâm của quý vị. 


Toàn cảnh buổi đối thoại

 

 

Bắt đầu đối thoại
Câu hỏi của bạn Facebook Hoàng Hải, Facebook Hoàng Hải: Xin chào chương trình, hôm nay tôi đọc bài báo trên báo Thanh niên ngày 17/11/2022 có tiêu đề TP.Huế dự kiến chia làm 2 quận khi Thừa Thiên - Huế trực thuộc trung ương. Tôi chưa hiểu là chỉ tách quận mà giữ Thành phố Huế theo mô hình Thành phố Huế trong Thành phố trực thuộc trung ương Thừa Thiên Huế hay sao? Tách quận nhưng đề nghị giữ theo mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc trung ương. Tức là Thành phố Huế trong thành phố trực thuộc trung ương Thừa Thiên Huế.
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không có mô hình thành phố Huế trong Thành phố trực thuộc trung ương mà mô hình thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 01 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 06 phường (Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Hải + Điền Hải, Điền Lộc + Điền Hòa, thị trấn Phong Điền + Phong Thu) và 06 xã (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương + Điền Môn). Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở ĐGHC huyện Phong Điền.

- Thị xã Hương Trà nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở ĐGHC xã Hương Toàn.

- Thành lập huyện mới trên cơ sở ĐGHC huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

- Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng.

Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 10 ĐVHC cấp xã (giảm 21 xã và 01 thị trấn, tăng 12 phường), còn 131 ĐVHC cấp xã (74 xã, 51 phường, 06 thị trấn).

Câu hỏi của bạn Lê Hữu Lam , Chủ tịch Công ty Lâm Hoàng ĐT: 0913.479.129 - 0905.826.649: Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị là cơ hội rất lớn, tạo tiền đề để phát triển Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay và sau này. Tuy nhiên “Muốn trị được bệnh, phải chuẩn đoán đúng bệnh” , thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị tôi thấy rằng Thừa Thiên Huế chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, nhưng bên cạnh đó thách thức lại nhiều hơn. Vậy kính mong Chủ tịch chỉ rõ những thách thức của Thừa Thiên Huế hiện nay, để từ đó có những giải pháp sát thực, khả thi nhằm sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương và tạo tiền đề cho việc phát triển thành phố Huế sau này.
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh năm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

 



[1]Đề án Thành phố Festival theo Quyết định 143/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố Văn hóa thứ 3 của ASEAN kể từ năm 2014 sau Cebu (Philippines) và Singapore; “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận năm 2016.

Câu hỏi của bạn Facebook Đô thị Huế - Project & Construction, Facebook Đô thị Huế - Project & Construction: Xin hỏi thời điểm nào sẽ trình QH bỏ phiếu và nếu QH thông qua thì hiệu lực sau đó bao lâu ạ. Nhiều người đang làm CCCD gắn chip có nên chờ lên TP rồi làm luôn để giảm bớt phải thay đổi nhiều lân không? Được biết Tỉnh đang dự kiến phương án lên Tp với việc thành lập 3 quận. Về tên gọi ngoài 2 quận trung tâm dự kiến là Thuận Hóa, Phú Xuân cũng nên nghiên cứu quận thứ 3 với tên quậnThừa Thiên thay quận Hương Thủy
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Lộ trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được tỉnh cân nhắc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các quy định của pháp luật; trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ bước đầu của Đề án. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 22/11/2022 để triển khai thực hiện Đề án, dự kiến trình các cơ quan của Chính phủ trong quý IV năm 2023 và trình Quốc hội trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024. Vấn đề hiệu lực của Nghị quyết Quốc hội là bao lâu thì sẽ căn cứ thep pháp luật hiện hành, Quốc hội sẽ quyết định việc này.

  Quá trình xây dựng Đề án và trình Quốc hội quyết định là còn nhiều thời gian, vấn đề làm căn cước công dân thì vẫn phải tiến hành bình thường để đảm bảo theo đúng quy định của luật. Các vấn đề liên quan đến giấy tờ tùy thân sẽ được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, kịp thời hướng dẫn chính quyền địa phương các cấp triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân, không thu phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi địa giới hành chính. Trường hợp chưa chuyển đổi thì các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn vẫn được tiếp tục sử dụng.

    Việc lựa chọn phương án tên gọi như thế nào là còn bàn bạc, lấy ý kiến nhiều nhiều cấp, nhiều ngành và người dân. Dự kiến về tên gọi của các quận, trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn những danh xưng nổi tiếng, mang đậm bản sắc văn hóa gắn với vùng đất Huế, kết hợp với việc đảm bảo một số tiêu chí cơ bản có tính định hướng các tiêu chí cơ bản sau: Một là, phải dựa vào tính lịch sử; hai là, tên gọi phải có tính phổ biến, quen thuộc, gần gũi và gắn bó với nhân dân, được nhân dân tiếp nhận một cách tự nhiên trong cuộc sống đời thường; ba là, tên gọi phải có tính đại diện tương đối cho một vùng đất, một khu vực được phân chia các đơn vị hành chính; bốn là, phải đảm bảo tính tương xứng, phù hợp giữa nguồn gốc lịch sử và sự tiêu biểu của danh xưng với mức độ, quy mô của đơn vị hành chính được đặt tên.

 

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản: Thưa Chủ tịch UBND tỉnh, để bảo đảm mọi người dân của Thừa Thiên Huế được tiếp cận bình đẳng, thuận lợi, đầy đủ với chất lượng ngày càng cao các dịch vụ công thiết yếu. Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, ổn định dân cư vùng đầm phá, làng chài; hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thừa Thiên Huế đã có những chính sách, việc làm cụ thể nào? Thưa đồng chí, được biết những chính sách và việc làm cụ thể trong tirru chí này đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, xin đồng chí hãy cho người dân Thừa Thiên Huế được biết cụ thể hơn về điều này?
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Hiện nay, Đảng, nhà nước, cả hệ thống chính trị đang tích cực triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG đó là: CTMTQG xây dựng Nông thôn mới, CTMTQG giảm nghèo bền vững; CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân  tộc thiểu số và miền núi. Năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các CT này, có thể ghi nhận bằng các kết quả sau:

1. Về huy động nguồn lực: 

Tổng huy động nguồn lực thực hiện các CTMTQG tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 dự kiến khoảng 3.889.059 triệu đồng; trong đó tổng vốn đầu tư phát triển là 557.061 triệu đồng.

2. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu

a) CTMTQG xây dựng nông thôn mới: 

- Ước đến cuối năm 2022: có 67 xã/94 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 71,3%, hoàn thành kế hoạch năm 2022.   Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 17,44 tiêu chí/xã.  Đối với xã đạt chuẩn nâng cao: Dự kiến đến cuối năm có thêm 03 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao lên 05 xã.  

- Đã tổ chức thành công Lễ công bố thị xã Hương Thủy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Lễ công bố huyện Quảng Điền đạt chuẩn nông thôn mới. 

b) CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phấn đấu đến hết năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3% trở lên. 

c) CTMTQG giảm nghèo bền vững: Phấn đấu đến hết năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 0,8%. 

Liên quan đến công tác giảm nghèo, dân tộc, tôn giáo ... đề nghị các Sở LĐTBXH, Ban Dân tộc, Sở Nội vụ ... tham mưu UBND tỉnh trả lời cụ thể hơn.

Câu hỏi của bạn Thanh Hằng, Quảng Điền: Tôi được biết mục tiêu của tỉnh là năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, xin hỏi tỉnh sẽ có những chiến lược đột phá gì để hoàn thành được mục tiêu này khi mà thời gian thực hiện chỉ còn hơn 2 năm nữa?
chuyenvien2.skhdt:

Tỉnh sẽ dốc toàn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, Tập trung hoàn thành và triển khai hiệu quả các quy hoạch, đề án quan trọng. Hoàn thành các quy hoạch, đề án: (1) Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065[1]; (3) Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; (4) Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (5) Đề án thành lập thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; (6) xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; (6) Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế.

Thứ hai, Tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Triển khai hiệu quả Kế hoạch 231/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, phân bổ vốn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết, có tính lan toả, động lực.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Tăng cường các biện pháp để quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; đồng thời, tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong dân thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú trọng phát triển kinh tế tập thể. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành các vùng có quỹ đất tập trung có quy mô lớn làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Tranh thủ tối đa và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm, quy mô lớn. Thực hiện tốt việc đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên các lợi thế ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Trong đó, du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistic, đào tạo nguồn nhân lực là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là bứt phá; kinh tế biển là thiết yếu.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả quy hoạch; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị và phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030[2] và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, thành phố Huế mở rộng đạt chuẩn đô thị loại I; xây dựng huyện Phong Điền đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Chân Mây đạt tiêu chí đô thị loại III; nâng cấp và hình thành các đô thị mới: Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Thanh Hà, Phú Mỹ, Phong An, Điền Lộc đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Uu tiên đầu tư xây dựng phát triển khung hạ tầng, phát triển đô thị như: Tuyến đường bộ ven biển, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, Đường vành đai 3, Đường Mỹ An - Thuận An, Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2, Hạ tầng Khu đô thị mới Thuận An theo chương trình phát triển đô thị của tỉnh. Hoàn thiện hạ tầng đô thị thành phố Huế; ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Phong Điền, nâng cấp đô thị thị xã Hương Trà và Hương Thuỷ theo định hướng phát triển của Tỉnh.

Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu; đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại hạ tầng cấp điện, nước, chiếu sáng, viễn thông, thoát nước, xử lý nước thải,... phục vụ tốt dân sinh và chức năng đô thị hiện đại, thông minh.

Một số dự án sẽ triển khai trong thời gian tới: như danh mục các dự án trọng điểm giai đoạn 2022-2025 ở câu hỏi 04.

Đặc biệt như:

- Khởi công cầu vượt sông Hương và Đường Nguyễn Hoàng

- Động thổ Trung tâm Thương mại Aone Mall

- Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài

- Hoàn thành và đưa vào hoạt động Cảng Hàng không T2

- Dự án Đầu tư xây dựng bến tổng hợp – container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây



[1] Đã được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tại Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022

[2] Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản: Thưa ông Nguyễn Văn Phương, đồng chí cho biết Thừa Thiên Huế đã ban hành những chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, nhất là yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư? Xin đồng chí cho biết những chính sách này đã đưa vào thực tiễn như thế nào?
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Điều đặc biệt quan tâm của tỉnh là tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ để phát huy hết năng lực của đội ngũ CBCCVC. Chính vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh, nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, chỉ số hiệu quả quản trị công cũng như đẩy mạnh CCHC để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển;

Về chính sách trong tuyển dụng công chức, một mặt tỉnh đã tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng, công khai trong thi tuyển, xét tuyển, mặt khác đã có những chính sách ưu tiên xét tuyển cho những những người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi; người tốt nghiệp thủ khoa đại học ở trong nước và tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài; người có kinh nghiệm công tác, người có tài năng, năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, TDTT... Những chính sách như vậy đã góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhiều người tài cho địa phương.

Trong 04 năm, từ 2019 đến nay, đã tuyển dụng được 2.212 viên chức, trong đó có 337 người là sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi trở lên, chiếm 15,23% viên chức trúng tuyển.

Tỉnh cũng đã có những chính sách bồi dưỡng và tiếp tục đào tạo để nâng cao chất lượng và giữ chân công chức, viên chức như: Kế hoạch số 61 về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Đề án 02 về đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài; Đề án 03 về đào tạo cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở; Quyết định số 46 quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục thực hiện Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Trong lĩnh vực y tế, để góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 33/2022/NQ-HĐND Quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực bác sĩ cho ngành Y tế của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Đối tượng áp dụng gồm: Giáo sư, bác sĩ; phó giáo sư, bác sĩ; tiến sĩ, bác sĩ; bác sĩ chuyên khoa cấp II; thạc sĩ, bác sĩ; bác sĩ chuyên khoa cấp I; bác sĩ nội trú; bác sĩ đa khoa tốt nghiệp từ loại khá trở lên có nguyện vọng về làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn tỉnh. Đối tượng thu hút được hưởng trợ cấp 1 năm từ 35 triệu đến 300 triệu, thời gian hưởng trợ cấp là 5 năm.

Câu hỏi của bạn Homestay & Farmstay tại Huế, Facebook: Xin Tỉnh cho biết tiến trình trở thành TP TTTW hiện nay được triển khai cụ thể như thế nào rồi? Những thời cơ của Huế khi trở thành TP TTTW!? Xin cảm ơn!

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Thừa Thiên Huế là Cố đô còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam – tự hào là nơi gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại. Thừa Thiên Huế có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, vị trí chiến lược trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thời gian qua tỉnh đã quy hoạch khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản; Khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội (Hoàng thành); di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế; khôi phục các công trình văn hóa, các lễ hội văn hóa, phong tục tập quán xưa, phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh gắn với chính sách dãn dân để duy trì mật độ dân cư, giao thông hợp lý.

Ngoài ra, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm về phát triển đô thị.


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương

Với sự quan tâm, chỉ đạo định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay sau khi Nghị quyết 54/NQ-TW ban hành, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành mục tiêu mở rộng thành phố Huế theo Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diện tích tăng từ 70,61 km2 lên 265,99 km2; quy mô dân số tăng từ 355.789 người lên 652.572 người; số đơn vị hành chính cấp xã tăng từ 27 lên 36 đơn vị) giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đã được UBTVQH ban hành Nghị quyết Số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó có tính đến yếu tố đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; được Thủ tướng Chính phủ thông qua một số chính sách đặc thù tại Thông báo 410 và Thông báo 269, làm cơ sở để tỉnh phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá; đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đang gấp rút xây dựng các Đề án, Quy hoạch dự kiến trình trong năm 2023 như: Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dù vậy, để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh nằm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.


[1]Đề án Thành phố Festival theo Quyết định 143/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố Văn hóa thứ 3 của ASEAN kể từ năm 2014 sau Cebu (Philippines) và Singapore; “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận năm 2016.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Xin ông chủ tịch cho biết trên hành trình trở thành TP TTTW, đã có những khâu quan trọng nào đã thực hiện được, chúng ta còn những khâu nào phải thực hiện? lộ trình cụ thể từng khâu đó là gì để nhân dân biết?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Với sự quan tâm, chỉ đạo định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay sau khi Nghị quyết 54/NQ-TW ban hành, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành mục tiêu mở rộng thành phố Huế theo Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diện tích tăng từ 70,61 km2 lên 265,99 km2; quy mô dân số tăng từ 355.789 người lên 652.572 người; số đơn vị hành chính cấp xã tăng từ 27 lên 36 đơn vị) giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đã được UBTVQH ban hành Nghị quyết Số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó có tính đến yếu tố đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; được Thủ tướng Chính phủ thông qua một số chính sách đặc thù tại Thông báo 410 và Thông báo 269, làm cơ sở để tỉnh phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá; đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đang gấp rút xây dựng các Đề án, Quy hoạch dự kiến trình trong năm 2023 như: Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dù vậy, để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh nằm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.

[1]Đề án Thành phố Festival theo Quyết định 143/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố Văn hóa thứ 3 của ASEAN kể từ năm 2014 sau Cebu (Philippines) và Singapore; “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận năm 2016.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Qua các phương tiện truyền thông gần đây tôi được biết, về mô hình TP TTTW trong tương lai dự kiến sẽ chọn phương án 3 quận, 2 thị xã, 4 huyện (nhập Nam Đông và Phú Lộc). Tuy nhiên xin ông cho biết cơ sở nào để tỉnh dự kiến chọn phương án này, trong khi đó có vẽ như chúng ta phải “gò” để có đáp án đẹp nhằm đạt mục tiêu lên TP TTTW mà chưa tính đến các yếu tố về đặc thù văn hóa, truyền thống con người, yếu tố giao thông, địa lý… khi điều chỉnh nhập gộp các đơn vị hành chính. Cụ thể là chuyển phương án chuyển xã Dương Hòa từ Thị xã Hương Thủy sang thị xã Hương Trà tôi thấy chưa hợp lý bởi vì về yếu tố địa lý, văn hóa và giao thông kết nối của xã này với trung tâm thị xã Hương Trà là rất cách trở? (cần làm rõ!)

Trả lời của ông Bạch Chơn Đông - Giám đốc Sở Nội vụ:

Đối với phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo nhiều ngành, nhiều cấp nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Trung ương; bên cạnh đó, tranh thủ tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành của Trung ương. Theo đó, về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh xác định cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững.

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); trong đó có phương án: Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

Vấn đề cho rằng phương án chuyển xã Dương Hòa từ thị xã Hương Thủy sang thị xã Hương Trà chưa hợp lý bởi vì về yếu tố địa lý, văn hóa và giao thông kết nối của xã này với trung tâm thị xã Hương Trà là rất cách trở: Vấn đề này UBND tỉnh đã nghiên cứu rất kỹ và lấy ý kiến các cấp, các ngành; liên quan đến các vấn đề nêu trên UBND tỉnh đã tính toán và có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng để kết nối, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong quá trình sinh hoạt cũng như sự hoạt động của các cấp chính quyền.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Cách chia các quận cũng còn mang tính cơ học, và không thể hiện sự gắn kết giữa các nơi các vùng trong quận (nếu nói lấy ranh giới sông Hương để chia TP hiện hữu thành 2 quận thì cũng không phải): khi chia quận phía Nam kéo dài từ Thủy Bằng về tới Thuận An và lấy cả Hải Dương (Bắc sông Hương), đề nghị giải thích rõ về việc phân chia này, chất lượng và khoảng các trình độ phát triển giữa phương trung tâm như Phú Hội với phường vùng ven như Phú Dương, Thuận An, là quá lớn? Tương tự bên quận phía Bắc cũng vậy, phường Đông Ba chênh lệch lớn với phường Hương Phong, Hương Hồ… Quận Hương Thủy sau khi sắp xếp chỉ còn 7 đơn vị hành chính có đủ theo quy định không?
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Đối với phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo nhiều ngành, nhiều cấp nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Trung ương; bên cạnh đó, tranh thủ tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành của Trung ương. Theo đó, về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh xác định cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững.

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 03 quận; cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

Dự kiến, sau khi thành lập Quận Hương Thủy sẽ có 07 đơn vị hành chính phường; theo quy định tại Nghị quyết 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính thì số đơn vị trực thuộc quận phải là 10 phường trở lên. Tuy nhiên, theo quy định tại các Nghị quyết sửa đổi của Quốc hội đã có quy định những trường hợp đặc thù đối với các đô thị thành lập để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận; do đó, trong quá trình xây dựng Đề án của tỉnh sẽ có nhiều thuận lợi khi áp dụng Nghị quyết và là cơ hội để Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều thuyết phục hơn đối với các cơ quan Trung ương./.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Xin ông cho biết những thời cơ của Huế khi lên TP TTTW bên cạnh đó chúng ta có biết đâu là những thách thức mà chúng ta sẽ đối mặt và giải pháp?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Thừa Thiên Huế là Cố đô còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam – tự hào là nơi gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại. Thừa Thiên Huế có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước vị trí chiến lược trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thời gian qua tỉnh đã quy hoạch khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản; Khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội (Hoàng thành); di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế; khôi phục các công trình văn hóa, các lễ hội văn hóa, phong tục tập quán xưa, phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh gắn với chính sách dãn dân để duy trì mật độ dân cư, giao thông hợp lý.

BẮT ĐẦU ĐỐI THOẠI
Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Thủy Xuân, thành phố:
Thưa đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản. Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022. Xin đồng chí cho biết Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện tiêu chí này thế nào? Mong đồng chí cho biết những số liệu cụ thể?


Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

Bộ tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương đối với Thừa Thiên Huế - đô thị có tính chất đặc thù trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các nước, cơ sở lý thuyết và thực tiễn của quá trình hình thành và phát triển đô thị Huế. Theo đó có 4 tiêu chí nhận diện:

- Tiêu chí 1: Vai trò lịch sử và yếu tố di sản trong chức năng đô thị.

- Tiêu chí 2: Số lượng, quy mô di sản, di tích và Vai trò của di sản trong phát triển kinh tế đô thị.

- Tiêu chí 3: Yếu tố văn hóa, truyền thống trong đô thị.

- Tiêu chí 4: Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Nội dung bộ tiêu chí được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2779/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 11 năm 2020, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để thực hiện bộ tiêu chí và đã đạt được một số kết quả:

Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc, việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Trung ương của Thừa Thiên Huế cũng rất khác so với các đô thị trực thuộc Trung ương khác của Việt Nam. Bởi Thừa Thiên Huế có những nét riêng biệt, đặc thù của một thành phố di sản và được định hướng phát huy tối đa thế mạnh đặc trưng của địa phương, là trung tâm di sản, cảnh quan thiên nhiên hài hòa, là nơi có nhiều tiềm năng to lớn để khai thác kinh tế du lịch di sản một cách hiệu quả nhất. Đô thị Thừa Thiên Huế sẽ không phát triển như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh với các tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp dày đặc và mật độ dân cư đông đúc, mà sẽ phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc truyền thống... Nói cách khác, Thừa Thiên Huế sẽ phát triển đô thị theo hướng bền vững trên cơ sở thế mạnh đặc trưng của mình, theo mô hình đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có gần 1000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 90 di tích cấp tỉnh; Ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015, tạo tiền đề tiếp tục xây dựng hồ sơ di sản nghệ thuật Ca Huế đệ trình UNESCO đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dệt Dèng của dân tộc Tà Ôi, lễ hội aza koonh huyện A Lưới cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc huy động các nguồn lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được tỉnh quan tâm đầu tư. Với nguồn đầu tư trong nước và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhiều công trình đã được bảo tồn, trùng tu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), cung An Định, các công trình tại lăng vua Gia Long, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh, 10 cổng Kinh thành... Nhiều di tích cấp quốc gia như: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan và khu di tích Dương Nỗ; di tích nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu, di tích Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di tích về danh tướng Nguyễn Tri Phương, di tích tháp Champa Phú Diên,…đã được ưu tiên đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị. Công tác điều tra, nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gồm các loại hình nghệ thuật cung đình, nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống trong những năm qua cũng được chú trọng. Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương đã đề ra về bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn truyền thống Huế đặc trưng trên địa bàn thành phố Huế, ở làng cổ Phước Tích; phát huy du lịch cộng đồng tại Cầu ngói Thanh Toàn; bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, vịnh biển đẹp thế giới Lăng Cô, Vườn Quốc gia Bạch Mã...

Phát huy hệ thống các bảo tàng. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 5 bảo tàng công lập và 05 bảo tàng ngoài công lập đang hoạt động. Các Bảo tàng lưu giữ nhiều cổ vật, di vật gắn liền với văn hóa cung đình, văn hóa dân gian, về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử - văn hóa, các anh hùng, danh nhân tiêu biểu của quê hương đất nước góp phần bảo quản, trưng bày và tuyên truyền nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa. Công tác quản lý cổ vật, bảo vật quốc gia của Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua đã được chú trọng. Hiện nay, Thừa Thiên Huế có 10 nhóm cổ vật với 35 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.



Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản:
Thưa Chủ tịch UBND tỉnh, tiêu chí Tăng trưởng GRDP theo Nghị Quyết 54 của BCT là 7,5 - 8,5%/năm; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12%/năm. Thu ngân sách nhà nước tăng 12 - 13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025. Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500 - 4.000 USD (theo cách tính hiện hành). Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 53 - 54% GRDP; công nghiệp và xây dựng 31 - 32%; nông nghiệp 7 - 9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 - 7%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2 - 2,2%. Tỉ lệ đô thị hóa đạt 62 - 65%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 56 - 57%. Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 100%. Tỉ lệ lao động được đào tạo đạt 65 - 70%. Xin đồng chí cho biết tiêu chí này Thừa Thiên Huế hiện tại có những con số cụ thể nào?

Trả lời của  Ông Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư: 

Giai đoạn 2020 - 2025, Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra 10 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó: có 05 chỉ tiêu về kinh tế, 05 chỉ tiêu về xã hội - môi trường. Kết quả thực hiện năm 2021-2022 như sau:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 02 năm 2021-2022 ước đạt 6,7%/năm, chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (theo Nghị quyết: Tăng trưởng GRDP 7,5-8,5%/năm).

(2) Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân là 9,3%/năm, chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (theo Nghị quyết: Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12%/năm).

(3) Thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 9.107 tỷ đồng (năm 2020) lên 12.700 tỷ đồng (năm 2022); tăng trưởng bình quân thời kỳ 2020-2022 tăng 16%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (theo Nghị quyết: Thu ngân sách Nhà nước tăng 12 - 13%/năm)

(4) GRDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 2.400 USD, gấp 1,19 lần so với năm 2019 (2.010 USD) (theo Nghị quyết: Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500 - 4.000 USD)

(5) Năm 2022, tỷ trọng các ngành tương ứng: Dịch vụ 46,3% - công nghiệp và xây dựng 34,4% - nông nghiệp 10,8% - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,5% (theo Nghị quyết: Dịch vụ chiếm 53 - 54% GRDP; công nghiệp và xây dựng 31-32%; nông nghiệp 7-9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6-7%)

(6) Ước đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,02%, (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) (Nghị quyết đến năm 2025 giảm còn 2 - 2,2%).

(7) Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh 56% (Nghị quyết là 62 - 65%).

(8) Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng duy trì 57,39% (Nghị quyết đạt 56 - 57%)

(9) Đến nay, tỷ lệ người dân dùng nước sạch toàn tỉnh đến nay đạt 96% (Nghị quyết là 100%); 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt trên 93%).

(10) Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68% (Nghị quyết đạt 65 - 70%)

Tỉnh vẫn đang phấn đấu triển khai để đảm bảo đến năm 2025 đạt được các chỉ tiêu mà Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã đề ra.



Ông Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư 

Câu hỏi của bạn Hồ Thành , Quảng Điền:
Tôi là nông dân sinh ra và lớn lên tại huyện Quảng Điền, nghề nghiệp chính là trồng lúa, chăn nuôi tại hộ gia đình. Cho tôi hỏi khi Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương thì diện tích lúa ở quê tôi có bị thu hẹp lại không, hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình tôi từ trước đến nay có thay đổi gì không, hay phải chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác, xin lãnh đạo cho biết rõ


Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Long An:

Chỉ tiêu đất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2030 theo tổng hợp từ 09 đơn vị cấp huyện là 385.035,38 ha, chỉ tiêu Quốc gia phân bổ cho Tỉnh theo Quyết định 326/QĐ-TTg là 391.727 ha; theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT thì chỉ tiêu đất nông nghiệp ngoài chỉ tiêu phân bổ, cấp tỉnh được phép xác định bổ sung.

Chỉ tiêu đất nông nghiệp thấp hơn so với chỉ tiêu phân bổ là 6.691,62 ha; nguyên nhân do trong giai đoạn quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội các huyện đều có xu thế tăng dần tỷ trọng phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghiệp và giảm dần lĩnh vực nông nghiệp. Mặt khác, theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, định hướng phát triển đô thị như huyện Phong Điền thành thị xã, xây dựng một số xã thành phường tại các địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn,… nên hệ thống phát triển hạ tầng, phát triển đô thị tại các địa phương cần thiết phải quy hoạch đạt chuẩn. Chính vì vậy nhóm đất nông nghiệp trong thời kỳ quy hoạch giảm dần để chuyển sang mục đích phi nông nông nghiệp để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của địa phương.

Mặc dù chỉ tiêu đất nông nghiệp thấp hơn so với chỉ tiêu phân bổ là 6.691,62 ha; tuy nhiên, đối với các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh trong nhóm đất nông nghiệp như đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong phương án quy hoạch sử dụng đất của 09 huyện vẫn đảm bảo phù hợp so với chỉ tiêu Quốc gia phân bổ cho tỉnh theo Quyết định 326/QĐ-TTg. 

- Đối với chỉ tiêu đất trồng lúa quy hoạch đến năm 2030 theo tổng hợp từ 09 đơn vị cấp huyện là 28.975,21 ha, chỉ tiêu Quốc gia phân bổ cho tỉnh theo Quyết định 326/QĐ-TTg là 28.497 ha; như vậy chỉ tiêu đất trồng lúa đảm bảo phù hợp với phân bổ; cao hơn chỉ tiêu phân bổ là 478,21 ha. Trong đó chỉ tiêu đất chuyên trồng lúa nước cao hơn phân bổ là 115,46 ha.

Ngoài ra, công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng đất trồng lúa đã được quy định tại Nghị định số 35/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 62/2019/NĐ-CP), theo đó đã quy định chặc chẽ các chính sách bảo vệ đất lúa; do đó, diện tích đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung vẫn được duy trì, ổn định đến năm 2030.

- Đối với chăn nuôi:

Ngày 08/12/2022, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND về việc Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; Vùng nuôi chim yến và Chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Theo đó, một số khu vực sẽ không được phép chăn nuôi, đề nghị bà con tham khảo quy định tại Nghị quyết để thực hiện.

- Về hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Nghị quyết 54 của BCT đã khăng định "Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch, nhất là ở các địa bàn miền núi". Đây là nội dung xuyên suốt để thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp của tình từ khi nghị quyết 54 được ban hành.






Ông Nguyễn Long An - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Câu hỏi của bạn Nguyễn văn Anh, Phong điền:
Trong xu thế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có xây dựng trung tâm về KHCN, vậy định hướng nào cho hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) để Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KNĐMST cho khu vực miền trung và Tây nguyên.


Trả lời của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng:

Thừa Thiên Huế là một trong ba địa phương tiêu biểu được vinh danh trong hoạt hỗ trợ có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên toàn quốc, và là tỉnh có nhiều hoạt động sôi nổi trở lại sau đại dịch Covid-19. Tiếp tục phát huy những thành tựu của các năm trước, ngay từ đầu năm 2022, được sự quan tâm của UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành triển khai nhiều hoạt động đồng bộ nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng như Diễn đàn Khởi nghiệp mùa xuân; Triển lãm sản phẩm KH&CN và đổi mới sáng tạo; Tổ chức sự kiện “Gặp gỡ các Trưởng làng công nghệ quốc gia, ra mắt làng công nghệ AI tại Huế; đặc biệt là hoạt động gần đây nhất đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã trực tiếp đối thoại với hơn 300 đoàn viên thanh niên, các doanh nghiệp trên toàn tỉnh về các giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cùng với các hoạt động tạo sức lan tỏa trong hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ trong đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong hoạt động phát triển thương mại hoá sản phẩm khoa học công nghệ, đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Với những nỗ lực trong hoạt động kiến tạo và hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp, năm 2022 tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự được BTC Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam vinh danh là thành phố hấp dẫn về KNĐMST.   

Mặc dù có những thành công và kết quả mang lại từ hoạt động KNĐMST được vinh danh và ghi nhận, tuy nhiên với tiềm năng phong phú, đa dạng, Thừa Thiên Huế đang trên lộ trình phát triển đô thị Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tiềm năng và tài nguyên phong phú của Huế vẫn còn chưa khai thác để khởi nghiệp và phát triển đầu tư, vẫn chưa thu hút được các nguồn lực bên ngoài đến chuyển giao công nghệ, và phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao, để Thừa Thiên Huế tiếp tục xứng đáng là thành phố hấp dẫn về KNĐMST, trong thời gian tới, ngành KHCN mong muốn lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp ĐMST trên toàn tỉnh, theo định hướng phát triển mạng lưới hệ sinh thái KNĐMST mở. Trong đó, cần tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách đặc thù tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Thu hút các Startup trong và ngoài nước đến khởi nghiệp tại Huế, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khởi nghiệp tại Huế. Góp phần xây dựng chính quyền kiến tạo, hoạch định các chiến lược phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, đặt ra những bài toán, những vấn đề trọng tâm để các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia đầu tư phát triển, trọng tâm là trong các lĩnh vực ưu thế của tỉnh như CNTT gắn với kinh tế số, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục, đặc biệt là phát huy giá trị văn hóa Huế để phát triển bền vững. Đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, các sáng chế, giải pháp hữu ích. Phát triển mạnh mẽ thị trường cung cầu công nghệ, gia tăng sự gắn kết giữa nhà khoa học với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các DN khởi nghiệp. Tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp KN ĐMST trên cơ sở hình thành Văn phòng hỗ trợ DN khởi nghiệp tư vấn ươm tạo các ý tưởng KNĐMST từng bước xây dựng Huế trở thành Trung tâm KNĐMST Quốc gia tại miền Trung.



Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng

Câu hỏi của bạn Mạnh Hùng, Huế: Đầu tư cho văn hoá là quá trình đầu tư cho phát triển lâu dài, tỉnh Thừa Thiên Huế có những chính sách gì để đầu tư cũng như kêu gọi đầu tư cho phát triển văn hoá?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

- Tỉnh đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác quy hoạch, trùng tu các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng tiêu biểu; hoàn thành giai đoạn 1 Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế và đang triển khai thực hiện giai đoạn 2. Đây là nhiệm vụ quan trọng để trả lại cảnh quan cho di sản Huế, là tiền đề để triển khai công tác quy hoạch lại toàn bộ hệ thống di tích cố đô Huế, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác, phát huy hiệu quả nhất giá trị của các di sản để thúc đẩy phát triển du lịch.

- Đối với các di tích nằm ngoài quần thể di tích Cố đô Huế, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về bảo tồn, tu bổ các di tích trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, trong đó tập trung đầu tư tu bổ, tôn tạo các công trình, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hóa, trong đó tập trung cho các di tích cấp quốc gia đặc biệt và di tích cấp tỉnh quan trọng.

- Hiện nay, tỉnh cũng đang tập trung các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, đặc biệt là những thiết chế trọng điểm như: Chỉnh trang trục văn hóa hai bờ sông Hương tạo điểm nhấn cho đô thị Huế, Quảng trường Văn hoá thể thao Bà Triệu, Trung tâm Văn hoá và hội nghị tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh. Xây dựng và triển khai đề án phát triển các thiết chế văn hóa ở cơ sở theo hướng đa dạng, tổng hợp về mô hình, khắc phục tỷ lệ đang còn thấp về xây dựng thiết chế văn hóa so với cả nước.

- Tỉnh cũng đã ban hành 01 Nghị quyết để hỗ trợ phát triển các bảo tàng, nhà trưng bày tư nhân, bảo tàng ngoài công lập, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 bảo tàng tư nhân được hình thành và đang hoạt động. Đặc biệt hằng năm, tỉnh đều bố trí 01 nguồn kinh phí riêng để sưu tầm các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu, có giá trị phục vụ cho hoạt động trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

- Duy trì kế hoạch tổ chức các kỳ Festival Huế và Festival Nghề truyền thống ngày càng chuyên nghiệp, chất lượng, huy động nguồn lực xã hội hóa và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, hình thành các sản phẩm du lịch; đặc biệt Festival Huế được đổi mời cách thức tổ chức bằng hình thức Festival 4 mùa.

- Hình thành và phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá thương hiệu Huế, con người Huế; xác lập các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa: Nhã nhạc Cung đình, Ca Huế, Tuồng Huế, Ẩm thực, Áo dài, tín ngưỡng, văn hóa dân tộc thiểu số... thông qua điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành phim trường tự nhiên lớn nhất cả nước và khu vực.

- Tỉnh TT Huế hiện đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ văn hóa; phát triển thị trường văn hóa nhằm quảng bá các giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của Thừa Thiên Huế đến bạn bè trong nước, quốc tế.  

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản:
Thưa Chủ tịch UBND tỉnh, Thừa Thiên Huế đang xây dựng môi trường đậm đà bản sắc văn hóa Huế gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, xem đây là lợi thế so sánh lâu dài thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển du lịch với phát triển văn hóa, kính mong đồng chí cho biết Thừa Thiên Huế đã triển khai và có kết quả về vấn đề này như thế nào?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc:

Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Từ hơn 710 năm trước, với vị trí chiến lược đặc biệt - nối giữ hai miền Nam - Bắc, nơi đây đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, Kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Thừa Thiên Huế là nơi duy nhất còn lưu lại tổng thể kiến trúc của một kinh đô với những giá trị di sản vật thể và phi vật thể vô giá. Bên cạnh đó, với diện tích hơn 5.000 km2, dân số gần 1,2 triệu người, Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch; là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh của đa dạng vùng miền[1]; thành phố Huế - đô thị loại I còn là thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố Văn hóa ASEAN.

Xác định được những tiềm năng và thế mạnh của mình, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Xác định giá trị, tài nguyên văn hóa - di sản là loại hình du lịch chủ đạo, điểm nhấn cùng kết nối các sản phẩm dịch vụ , du lịch khác. Việc gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển du lịch với phát triển văn hoá đã đạt được những thành tựu rất khả quan như sau:



 Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc

1. Trong phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm xây dựng sản phẩm chủ lực:

Từ năm 1990 đến năm 2019, du lịch liên tục tăng trưởng trên tất cả mọi chỉ tiêu. Số lượt khách đến Thừa Thiên Huế năm 1990 chỉ đạt 81.500 lượt thì đến 2019 đạt 4,8 triệu lượt; doanh thu tăng từ 154 tỷ (1990) lên 4.900 tỷ (2019). Trong đó, lượng khách tham quan các điểm di tích, văn hóa tăng nhanh từ 1,5 triệu lượt khách (năm 2015) lên 3,5 triệu lượt khách (năm 2019), nguồn thu từ phí tham quan di tích tăng nhanh từ 150 tỷ đồng (năm 2015) lên 381 tỷ đồng (năm 2019). Tóm lại, khách du lịch đến Huế phần lớn tham quan, trải nghiệm các sản phẩm, điểm đến gắn với loại hình du lịch văn hóa, di sản, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số khách đến Huế.

Xác định văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ đi trước để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau; là sức hút đặc biệt của địa phương đối với du khách. Những năm qua, các di sản vật thể và phi vật thể đã và đang tiếp tục được đầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy và phát triển, đưa vào khai thác để phát triển du lịch. Cụ thể là Quần thể di tích Cố đô Huế bao gồm Đại Nội và các lăng tẩm; nhiều công trình, kiến trúc như hệ thống các nhà thờ, điện, phủ đệ, chùa chiền, miếu mạo; các di tích lịch sử cách mạng; văn hóa ẩm thực; các lễ hội truyền thống; nghề và làng nghề truyền thống... đã thực sự trở thành những dòng sản phẩm du lịch chính của du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.

Đã và đang tập trung đa dạng và nâng cao chất lượng các điểm di tích, đặc biệt khai thác các dịch vụ cao cấp như tại Duyệt Thị Đường, Đông Khuyết Đài, sản phẩm hàng lưu niệm...; Tái hiện, phục dựng các sinh hoạt, hoạt động thời vua chúa trong Hoàng cung (Lễ Ban sóc, Lễ đổi gác, Lễ dựng nêu), các trò chơi dân gian, khai thác mô hình thực tế ảo, sân khấu thực cảnh…; Phát huy các giá trị bên ngoài Đại Nội để khai thác các dịch vụ, trải nghiệm phục vụ khách du lịch mà bên trong không khai thác được như Thái Y Viện, ẩm thực cao cấp (ngự thiện), bảo tàng cung đình...; Khai thác, kết nối phát triển không gian quanh quần thể di tích như Huế đêm, phố đi bộ, phố ẩm thực...; Xây dựng tua trải nghiệm đi bộ/ xe đạp và thưởng trà ở khu vực thượng thành kết hợp đi thuyền trên tuyến hoa sen và súng ở hộ thành hào (trước mắt thử nghiệm ở khu vực phía Nam). Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2022 sẽ chính thức thực hiện Festival 4 mùa trên địa bàn tỉnh với nhiều lễ hội, sự kiện, hoạt động hấp dẫn sẽ được triển khai, phục vụ khách du lịch xuyên suốt quanh năm.

Đã tập trung xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch và dịch vụ xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như  “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội”. Tăng tiện ích cho khách du lịch, tập trung dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide/ minh họa qua quét QR), giải trí thực tế ảo VR, VR 360 phục vụ khách du lịch tham quan quần thể di tích Cố đô Huế và các điểm đến khác.

Đáng chú ý, việc khai thác các lợi thế về di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, thúc đẩy du lịch phát triển. Công tác trùng tu, tôn tạo, phục hồi các giá trị di sản văn hóa, công trình lịch sử luôn được chú trọng để tạo ra những điểm đến, những sản phẩm phong phú phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế sẽ góp phần gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai.

Nhiều di tích cấp quốc gia như Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại số 112 Mai Thúc Loan và khu di tích Dương Nỗ; di tích nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu, di tích Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di tích về danh tướng Nguyễn Tri Phương, di tích tháp Champa Phú Diên,… cũng đã được ưu tiên đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị. Hệ thống các bảo tàng cũng được quan tâm khai thác, phát huy, đã làm phong phú thêm các điểm đến cho du khách.

Ngoài ra, việc khai thác phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế đã tạo được cơ hội tương tác với du khách, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa Huế. Các lĩnh vực nhiếp ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, đồ cổ, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn... trên địa bàn đã được bảo hộ, đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ. Đã hình thành hệ thống trục không gian văn hóa, nghệ thuật đường Lê Lợi[2]. Các bảo tàng mỹ thuật tư nhân, Bảo tàng Nghề thêu XQ, các gallery, các không gian sáng tạo nghệ thuật, Trung tâm giám định và đấu giá tác phẩm mỹ thuật ngoài công lập, Trung tâm Điện ảnh hiện đại được đưa vào hoạt động…bước đầu đã tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú. Những thiết chế văn học nghệ thuật này ngoài việc thu hút du khách thập phương còn góp phần quảng bá văn hóa Huế, con người Huế đi khắp muôn nơi.

Công tác quảng bá, giới thiệu về điểm đến để khai thác về đô thị di sản, văn hóa cũng được quan tâm, tích cực triển khai nhằm thu hút khách du lịch, phục vụ phát triển du lịch với nhiều hình thức, nội dung quảng bá khác nhau. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cũng được quan tâm đào tạo, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch tại các điểm đến khai thác di sản, văn hóa.

2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa để phát triển du lịch:

Thứ nhất, tăng cường, đẩy mạnh công tác phối hợp quản lý nhà nước giữa ngành du lịch và ngành văn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở các địa phương, đơn vị đối với hoạt động văn hóa, du lịch dịch vụ; hoàn thiện môi trường du lịch và liên kết, hợp tác phát triển du lịch; bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong phát triển văn hóa, du lịch để quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế với các đơn vị, địa phương trong nước và quốc tế.

Thứ hai, tập trung huy động nguồn lực để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và di sản một cách nguyên bản, đồng bộ. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, trùng tu các di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế; di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo tồn phố cổ, làng cổ. Bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, vịnh biển Lăng Cô, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Vườn quốc gia Bạch Mã,... Hỗ trợ và tạo điều kiện hoàn chỉnh hệ thống bảo tàng văn hóa, nhất là bảo tàng ngoài công lập. Chủ động phối hợp các bộ, ngành Trung ương xây dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn lực trong công tác bảo tồn, mở rộng quan hệ với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực di sản. Tiếp tục thực hiện đăng ký nguồn tài trợ dự án của Chính phủ Nhật cho các dự án cần bảo vệ khẩn.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng. Phát triển các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch đẳng cấp, chuyên nghiệp, khác biệt gắn với di sản văn hóa; vùng biển, đầm phá và con người Huế, trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, nâng cao chất lượng loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Festival 4 mùa. Phát huy lợi thế của thành phố Festival, các loại hình hoạt động Festival, xem các kỳ Festival là sản phẩm du lịch chủ lực của Thừa Thiên Huế.

Thứ tư, tập trung thực hiện chuyển đổi số trong phát triển du lịch với quan điểm xuyên suốt là xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh. Xây dựng các sản phẩm du lịch thông minh: phát triển nhiều hơn các sản phẩm trải nghiệm thực tế ảo VR360, nhạc nước, 3D mapping, ánh sáng điện tử; hoàn thiện bộ audio guide nhiều ngôn ngữ trên cơ sở chuẩn hóa bộ thuyết minh các điểm di tích và di sản... Hoàn thiện hệ thống ki ốt thông tin tự động ở các tuyến đường, khu phố đông khách du lịch, đầu tư bảo tàng số và các không gian trải nghiệm sản phẩm số trong du lịch…



[1] Ngoài thiên Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tổng diện tích trên 22 nghìn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Thừa Thiên Huế còn có những di sản nhiên kỳ vĩ và thu hút như Vườn quốc gia Bạch Mã; Vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới…

[2]Gồm Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng; Điềm Phùng Thị; Bảo tàng văn hóa Huế; Nhà trưng bày tác phẩm mỹ thuật Phật Giáo tại Liễu quán.

Câu hỏi của bạn Xuân Trung Nguyễn , Xuân Trung Nguyễn :
Xin gửi đến Ban tổ chức Buổi đối thoại trực tuyến “Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc trung ương” câu hỏi sau: Điều dễ thấy nhất về văn hóa khi đến một thành phố là giao thông. Xin Chủ tịch vui lòng cho biết về việc xây dựng văn hóa giao thông trong định hướng, kế hoạch "phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế" của UBND Tỉnh cho thành phố trực thuộc Trung ương tương lai. Đặc biệt là về nghiên cứu và đào tạo văn hóa giao thông trước và sau khi có giấy phép lái xe. Trân trọng cảm ơn

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thành:

Để duy trì và phát triền văn hóa giao thông, hiện tỉnh đang áp dụng các biện pháp sau:

- Đưa giáo dục về văn hóa giao thông vào trong trường học;

- Tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông, văn hóa giao thông đối với các đối tượng khác, đặc biệt là các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hành khách như lái xe, phụ xe, tiếp viên… thông qua hiệp hội Vận tải, Sở Giao thông Vận tải đã ban hành bộ quy tắc ứng xử về văn hóa giao thông dành cho lái xe trên nguyên tắc đồng thuận để phục vụ hành khách tốt hơn.

- Tổ chức tốt hệ thống phản ảnh hiện trường để hành khách có thể phản ảnh các hành vi tiêu cực khi tham gia giao thông và xử lý nghiêm minh các hành vi này.

- Bên cạnh đó, tâp trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông: Mở rộng hệ thống giao thông, tổ chức lại hệ thống giao thông, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ và tạo cạnh tranh lành mạnh đối với tất cả các dịch vụ vận tải hành khách.



Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thành

Câu hỏi của bạn Facebook Kiều Oanh, Facebook: Xin hỏi UBND tỉnh, trong các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, để Huế trở thành Trung tâm KHCN đến nay đã được hỗ trợ như thế nào, kết quả ra sao?
Trả lời của ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ:

Với tinh thần lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới và ứng dụng công nghệ, nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp; tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm theo chủ trương, định hướng của tỉnh; hình thành và phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Với một số chính sách hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Sau 2 năm triển khai Nghị quyết đã hỗ trợ cho trên 110 tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp áp dụng các dự án đổi mới, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất theo Tiêu chuẩn Quốc tế, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp về nguồn vốn để đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và áp dụng hệ thống, mô hình, công cụ cải tiến trong quản lý hiện đại, kết nối khách hàng, tiếp cận thị trường mới, đồng thời tạo sức hút cho các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu sáng tạo,… góp phần quan trọng nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng GDP của quốc gia, địa phương. Do vậy, với kinh phí hỗ trợ không nhiều các chính sách của tỉnh mang tính vốn mồi, kích thích nguồn vốn tự huy động của các doanh nghiệp và hỗ trợ, giúp doanh nghiệp (Chủ đầu tư) huy động được các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để nâng cao năng lực doanh nghiệp nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng; qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, hiệu quả ban đầu của việc triển khai một số chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của tỉnh trong thời gian qua là rất tích cực, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.



Ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ

Câu hỏi của bạn Trần Khôi, Phú Lộc: Thừa Thiên Huế là địa phương có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh của biển. Vậy tỉnh đã tận dụng gì những tiềm năng, thế mạnh này trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc khu vực vùng biển và ven biển Trung Trung Bộ (Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi)[1] với 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông. Khu vực này có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng an ninh, nằm ở trung độ của dải ven biển cả nước; nguồn tài nguyên biển phong phú, nhiều tiềm năng về dầu khí, một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước. Với những lợi thế sẵn có về phát triển và điều kiện vị trí cửa ngõ thông thương ra biển của tuyến hành lang xuyên Á Đông – Tây qua Bắc Thái Lan – Nam Lào – Miền Trung Việt Nam, một cửa ngõ ra biển của khu vực Bắc Tây Nguyên; lợi thế kết nối, giao lưu kinh tế thương mại, hàng hải ba miền Bắc – Trung – Nam, kết nối hình thành vành đai kinh tế ven biển động lực phát triển Miền Trung. Đây là khu vực có nhiều thuận lợi, triển vọng hình thành phát triển cụm ngành kinh tế biển mạnh gắn với xây dựng trung tâm kinh tế biển có tầm mức quốc tế cao của quốc gia.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài hơn 100km dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và rộng từ 1 - 10 km; bao gồm 44 đơn vị cấp xã thuộc địa phận thành phố Huế và 04 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Tổng diện tích đất tự nhiên và mặt nước khoảng 1.011 km2 (chiếm trên 20% diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế); trong đó tiêu biểu của vùng là hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với chiều dài hơn 70km, diện tích mặt nước rộng trên 220 km2, có tiềm năng to lớn về hải sản, hơn 500 loài cá trong đó 30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao, năng suất khai thác bình quân gần 40.000 tấn/năm. Trong những năm qua, kinh tế biển và đầm phá đang trở thành động lực phát triển của tỉnh, tạo diện mạo mới cho toàn vùng, góp phần khai thác lợi thế phát triển du lịch và thủy sản, giải quyết tình trạng chia cắt, cô lập trong mùa mưa bão, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phát huy lợi thế của một tỉnh ven biển, Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới là:

- Phát triển kinh tế biển và đầm phá trên cơ sở tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái kết hợp với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ biển, năng lượng tái tạo; gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, hình thành hệ thống khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa. Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

- Việc mở rộng thành phố Huế là bước mở đầu quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị và cũng tạo điều kiện cho thành phố phát triển đô thị về nhiều hướng, đặc biệt là về hướng biển. Cùng với việc sau khi tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh và cầu qua cửa biển Thuận An hình thành sẽ mở ra tuyến đường du lịch ven biển đi dọc bờ biển Thừa Thiên Huế. Tuyến đường đi gần bờ biển hơn (cách bờ biển không quá 2km và tùy vị trí) sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân tại các xã ven biển nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung;

- Đồng thời kết nối thông suốt với tuyến đường bộ ven biển quốc gia đã quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải theo hướng Bắc - Nam và tăng tính kết nối đến các các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm ven biển miền Trung.

Bên cạnh đó, định hướng phát triển của Thừa Thiên Huế là:

(1) Phát triển các ngành kinh tế biển: du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; công nghiệp ven biển; nuôi trồng và khai thác hải sản; năng lượng tái tạo;

(2) Xây dựng và phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, hình thành các khu đô thị sinh thái ven biển;

(3) Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai;

(4) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển;

(5) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và định hướng phát triển kinh tế vùng biển và ven biển, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau để xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:



Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế gắn với phát triển kinh tế biển. Rà soát, đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hoà, đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

- Xây dựng các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết liên quan đến phát triển vùng biển và ven biển cùng kế hoạch triển khai chi tiết, với sự tham gia của các cấp, các ngành và vận động sự chung sức, đồng lòng của người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Triển khai thực hiện Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 và Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

- Để phát triển Thừa Thiên Huế lên tầm cao mới, tỉnh sẽ tập trung cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên lợi thế ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Trong đó, du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistics, đào tạo nguồn nhân lực là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là bứt phá; kinh tế biển là thiết yếu. Tập trung xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, có giá trị gia tăng cao, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu…

- Phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và đô thị đồng bộ, hiện đại và thông minh, bảo đảm sự hài hoà giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm: hoàn thành đầu tư tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa biển Thuận An; nâng cấp công suất cảng hàng không quốc tế Phú Bài; nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây thành cảng Container, cảng du lịch (đầu tư bến số 4,5,6,7,8) và cảng Phong Điền, khu neo đậu trú bão khu vực Thuận An; … Tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hóa trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

 - Bảo vệ môi trường biển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động về bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh trên hướng biển. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; đối ngoại và hợp tác quốc tế.

[1] Theo Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030.

Câu hỏi của bạn Như Oanh, Huế: Qua đọc nghị quyết 54 của Bộ chính trị, có thể nói nghị quyết đã mở ra cho tỉnh hướng đi phát triển mới trong đó nhấn mạnh việc quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh (đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị), bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Xin hỏi, sắp tới định hướng cũng như việc triển khai của tỉnh đối với vấn đề này là như thế nào?
Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hoà giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Đây là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực từ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng Đô thị Huế ngày càng thể hiện được sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, hình ảnh đô thị ngày một nâng cao, cảnh quan môi trường ngày càng sạch đẹp. Chúng ta đã triển khai song song và đồng thời nhiều đề án chính sách lớn, nhiều dự án mang tính chất động lực, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, đem lại nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận như: đề án Di dời dân cư trong các khu vực I khoanh vùng bảo vệ di tích; các dự án phục hồi, trùng tu hệ thống di tích Cố đô Huế; dự án chỉnh trang công viên hai bên bờ sông Hương; các dự án nạo vét, chỉnh trang các sông trên địa bàn thành phố Huế; dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế; đã hoàn thành mở rộng chỉnh trang trục đường Hà Nội; hoàn thành phần lớn hạng mục đường Phú Mỹ - Thuận An, đường Chợ Mai – Tân Mỹ để tăng cường kết nối đô thị trung tâm về phía biển; Việc mở rộng, nâng công suất Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài đang bám sát tiến độ đề ra...

Thừa Thiên Huế cũng là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử (CQĐT) sau khi khung Chính phủ điện tử (CPĐT) được ban hành năm 2017. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông về mô hình CPĐT, chỉ số phát triển CPĐT cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc trong nhiều năm liền. Thừa Thiên Huế cũng đã được nhiều giải thưởng về phát triển đô thị thông minh như: Giải thưởng “Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” của Ban tổ chức Telecom Asia Awards 2019 với mô hình “Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh”; "Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S)" đạt "Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022" ở top 10 hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị nói trên, Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022, trong đó tiếp tục khẳng định mục tiêu lập quy hoạch:

+ Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

+ Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

+ Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch nêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 22/11/2022 về tổ chức lập đồ án quy hoạch, trong đó giao Sở Xây dựng sớm triển khai hoàn thành lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, phấn đấu trình Bộ Xây dựng thẩm định trong Quý I/2023.

Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ QH đã đặt ra cho đặc trưng của đô thị Huế trong tương lai, trong đó có một số nội dung theo định hướng nói trên, cụ thể  như sau:

+ Rà soát định hướng quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện để dự báo các nhu cầu, cơ hội phát triển trong giai đoạn mới của Tỉnh, hài hòa với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trên địa bàn.

+ Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; Trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.

+ Nghiên cứu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường của sông Hương gắn với trục cảnh quan trung tâm thành phố Huế; bảo vệ các vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lập An; khai thác hiệu quả các khu vực ven biển gắn với thích ứng biến đổi khí hậu từ Phong Điền tới Phú Lộc; bảo tồn hiệu quả vườn Quốc gia Bạch Mã, khu vực đèo Hải Vân gắn với phát triển du lịch bền vững.

+ Tăng cường liên kết về giao thông kết nối với Quốc tế, các đô thị lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng. Khắc phục các tồn tại, bất cập trong hệ thống hạ tầng nội vùng để liên kết khu vực đô thị trung tâm với khu vực đô thị vệ tinh, vùng miền phía Tây như Nam Đông, A Lưới.

Sau khi đồ án quy hoạch nêu trên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nguồn lực để tiếp tục triển khai hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị, hoàn thành phủ kín quy hoạch phân khu, nâng cao tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết, tổ chức quản lý và kêu gọi đầu tư, triển khai thực thi quy hoạch, tạo động lực và tạo sự chuyển biến một cách rõ nét trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và các mục tiêu xa hơn nữa theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW đã đề ra.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án phát triển kết cấu hạ tầng mang tính chất động lực, kết nối liên vùng như: Dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh và cầu vượt biển Thuận An; Dự án cầu qua Sông Như Ý trên đường 100m thuộc Đô thị mới An Vân Dương; Khởi công cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng và đường Vành đai III; sớm hoàn tất các thủ tục để khởi công đường Tố Hữu – Phú Bài vào đầu năm 2023; bổ sung quy hoạch các tuyến đường kết nối liên vùng với thị trấn Phú Đa (Phú Vang), thị trấn Sịa (Quảng Điền), ...

Hiện nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đang tiếp tục hỗ trợ tỉnh dự án xây dựng mô hình đô thị kỹ thuật số thông minh cho quy hoạch không gian đô thị; Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã có văn kiện đề xuất Hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số ngành Xây dựng; Tổ chức hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cũng đã có thông báo chính thức về việc chọn Huế để thí điểm triển khai mô hình quy hoạch đô thị thông minh... Đồng thời, tỉnh cũng đang chỉ đạo tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển đô thị thông minh, bền vững; kêu gọi đầu tư các dự án đô thị sinh thái, đồng bộ hạ tầng và thông minh; thành phố truyền thông thông minh; khu trung tâm công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo tại khu đô thị mới An Vân Dương…

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng thành phố Huế (NQ1264) và mới đây nhất là Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính (NQ26, NQ27), cùng với những nỗ lực, định hướng và những việc đã, đang làm trên là những nền tảng để chúng ta phấn đấu sớm triển khai hoàn thành Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.

Câu hỏi của bạn Võ My, Nam Đông: Theo tôi được biết, trong tương lai, nếu thành phố Huế trở thành thành phố trung ương thì sẽ tiến hành xác nhập huyện Nam Đông và huyện Phú Lộc. Vậy cho tôi hỏi thông tin trên có chính xác không các vấn đề liên quan đến giấy tờ tùy thân thì phải xử lý như thế nào khi tôi đã mất rất nhiều thời gian để thực hiện căn cước công dân

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Trong trường hợp huyện mới được thành lập trên cơ sở nhập 02 huyện Nam Đông và Phú Lộc được Quốc hội thông qua; các vấn đề liên quan đến giấy tờ tùy thân sẽ được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, kịp thời hướng dẫn chính quyền địa phương các cấp triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân, không thu phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi địa giới hành chính.

Câu hỏi của bạn Lê Trương Nhật Quang, 67B Ông Ích Khiêm, thành phố Huế: 1. Khi nào tỉnh trình đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương ra quốc hội? 2. Giải pháp nào để quảng bá điểm đến Huế trong thời gian tới khi Huế sắp trở thành thành phố trực thuộc trung ương?
1. Khi nào tỉnh trình đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương ra quốc hội?

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Lộ trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được tỉnh cân nhắc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các quy định của pháp luật; trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ bước đầu của Đề án. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 22/11/2022 để triển khai thực hiện Đề án, dự kiến trình các cơ quan của Chính phủ trong quý IV năm 2023 và trình Quốc hội trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024.

Đối với việc lấy ý kiến cử tri: Đây còn là một quá trình, UBND tỉnh luôn chủ động và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, dự kiến khoảng tháng 06/2023 sẽ tiến hành lấy ý kiến cử tri về tất cả các nội dung liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó có lấy ý kiến về tên gọi đơn vị hành chính.

Về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững.

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 01 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 06 phường (Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Hải + Điền Hải, Điền Lộc + Điền Hòa, thị trấn Phong Điền + Phong Thu) và 06 xã (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương + Điền Môn). Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở ĐGHC huyện Phong Điền.

- Thị xã Hương Trà nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở ĐGHC xã Hương Toàn.

- Thành lập huyện mới trên cơ sở ĐGHC huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

- Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng.

Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 10 ĐVHC cấp xã (giảm 21 xã và 01 thị trấn, tăng 12 phường), còn 131 ĐVHC cấp xã (74 xã, 51 phường, 06 thị trấn).

 

2. Giải pháp nào để quảng bá điểm đến Huế trong thời gian tới khi Huế sắp trở thành thành phố trực thuộc trung ương? 

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc:

Tiếp tục phát huy và khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh mới là Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh vừa phê duyệt Đề án Truyền thông, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế đến 2025, tâm nhin 2030 giao cho Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương triển khai từ năm 2023, sẽ tập trung vào một số vấn đề sau:

- Trước hết cần hoàn thiện và định vị lại toàn bộ hệ thống sản phẩm du lịch được xem là thế mạnh của du lịch Huế gồm du lịch văn hóa gắn với tìm hiểu lối sống sinh hoạt, tìm hiểu di sản, cộng đồng, làng nghề, lễ hội; du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và một số loại hình du lịch mới mà du lịch Huế đang hướng tới đó là du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch mua sắm…

- Đối với thị trường khách, đẩy mạnh thu hút thị trường khách quốc tế, đặc biệt cần tập trung các thị trường khách truyền thống gồm các khu vực ĐNA, Bắc Á, Châu Âu, Mỹ và một số nước khác. Coi trọng thị trường khách nội địa, gồm từ các đô thị lớn và đầu mối phân phối khách là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh thành đang có sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh (Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Giang,.) đồng thời thúc đẩy thị trường nội vùng và liên vùng.



Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông

- Thúc đẩy liên kết truyền thông, quảng bá thương hiệu du lịch Huế gắn với

các chiến lược truyền thông của quốc gia, tăng cường đẩy mạnh công tác liên kết truyền thông, quảng bá với các tỉnh thành có ký kết hợp tác.

- Đẩy mạnh truyền thông các thương hiệu: Huế - thành phố Di sản, Văn hóa và Lễ hội; Huế - thành phố Festival, Huế - Kinh đô ẩm thực Việt Nam; Huế - kinh đô Áo Dài… Cần tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá theo đúng thị trường, đúng phân đoạn cần tập trung thu hút, tránh lãng phí các nguồn lực.

- Có kế hoạch tăng cường quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế trên một số kênh truyền hình quốc tế và trong nước có tầm ảnh hưởng lớn (như CNN, BBC, KBS, NHK,.. hay VTV, HTV,..). Mời một số KOL (nhân vật có tầm ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực ) và VBlogger ở trong nước và quốc tế có  số lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, đến tham quan, trải nghiệm và giao lưu ở địa phương để có các chia sẻ, quảng bá trên các kênh mạng xã hội và kênh báo đài.

Trong xu thế của “chuyển đổi số” hiện nay, tỉnh đã giao Sở Du lịch phối hợp với Sở Thông tin – Truyền thông và các đơn vị liên quan đang triển khai từng bước xây dựng Hệ sinh thái du lịch thông minh với các mục tiêu: Xây dựng điểm đến thông minh; điểm đến du lịch sáng tạo, được xây dựng trên cơ sở công nghệ tiên tiến đảm bảo sự phát triển bền vững của các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác của du khách hội nhập vào môi trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm đến, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân; tạo nên sự Trải nghiệm thông minh. Du khách không chỉ trải nghiệm mà còn tạo ra, ghi chú hoặc bổ sung thêm các dữ liệu tạo thành nền tảng cho trải nghiệm. Đồng thời hỗ trợ cho công tác xúc tiến, quảng bá thông minh, hỗ trợ trao đổi các nguồn lực du lịch và sự kết hợp của trải nghiệm du lịch.

Từ năm 2018, để phục vụ cho công tác xúc tiến, quảng bá, tỉnh đã giao Sở Du lịch xây dựng Cổng thông tin Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với tên miền visithue.vn với 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Pháp, triển khai app visithue để quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trên 2 nền tảng IOS và Android để du khách dễ dàng tiếp cận thông tin về du lịch Huế trên điện thoại thông minh. Đồng thời, ngành du lịch tỉnh còn triển khai xây dựng các trang mạng xã hội, bao gồm: 02 trang fanpage thông tin về điểm đến, Twitter, Instagram, Youtube, Tiktok, Zalo… Đa số các trang mạng xã hội đã được xác thực người dùng (gắn tích xanh) và có lượng quan tâm lớn, góp phần vào công tác quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế thời gian qua và giai đoạn sắp tới.

Câu hỏi của bạn Hà My, Huế:
Được biết Thừa Thiên Huế sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực để triển khai 16 dự án trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà giai đoạn 2022-2025. Vậy xin hỏi lãnh đạo tỉnh tiến độ các dự án này đã được triển khai như thế nào, và khi nào hoàn thành?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Ngoài các chính sách, giải pháp hỗ trợ cấp bách và giải pháp trọng tâm nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực để triển khai một số dự án trọng điểm, có tính động lực, lan tỏa và tạo không gian phát triển mới tại Quyết định 2818/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025, và đến nay tiến độ triển khai các dự án như sau:

(1) Dự án đường ven biển: đang gấp rút thi công xây dựng dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

(2) Cầu vượt sông Hương và đường Nguyễn Hoàng: đang chuẩn bị khởi công xây dựng công trình. Dự kiến khởi công vào ngày 23/12 này (công tác chuẩn bị khởi công đến nay đã cơ bản hoàn thành).

(3) Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài: đã bố trí kinh phí thực hiện, đang hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị khởi công xây dựng công trình năm Q1/2023

(4) Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2: . Đê chắn sóng (giai đoạn 1) với chiều dài 450m đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động, giai đoạn 2 với chiều dài 300m đang được triển khai thi công, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.

(5) Đường vành đai 3: đang chuẩn bị khởi công xây dựng công trình 2023.

(6) Dự án nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài: khởi công cuối năm 2020, dự kiến hoàn thành Quý 1/2023.

(7) Dự án Casino Laguna: do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Hiện tại, Nhà đầu tư đang chuẩn bị các thủ tục để tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án.

(8) Trung tâm thương mại và dịch vụ Aeon Mall Huế: Dự án dự kiến hoàn thành các thủ tục xây dựng để khởi công trong quý I/2023, hoàn thành Quý I/2026.

(9) Dự án tổ hợp thương mại dịch vụ, khách sạn cao cấp tại số 8-10 Phan Bội Châu và 19 Nguyễn Huệ, thành phố Huế: Dự án đang triển khai xây dựng phương án đấu dự kiến hoàn thành các thủ tục xây dựng để khởi công trong quý I/2023.

(10) Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình, tại xã Vinh Hiền và xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc.

(11) Khu Tổ hợp khách sạn kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê tại khu đất 20 Nguyễn Huệ: Dự án đang triển khai các thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi phân kì 1 – Tuyến giao thông trục chính và khu F,… Tuy nhiên, dự án chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu nên chưa được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện nay, UBND tỉnh đang giao UBND huyện Phú Lộc tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đối với khu vực Lộc Bình.

(12) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex (Phú Bài 4, giai đoạn 2): khởi công tháng 11/2022.

(13) Tổ hợp Khu dịch vụ thương mại và du lịch Phạm Văn Đồng, thành phố Huế: Khởi công Quý II/2021 và dự kiến hoàn thành Quý IV/2024.

(14) Khu đô thị phía Bắc - phường Hương Long, phường An Hòa, phường Kim Long và phường Hương An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế: Đang kêu gọi đầu tư.

(15) Dự án sân golf Lộc Bình, huyện Phú Lộc: Dự án đang triển khai các thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi phân kì 1 – Tuyến giao thông trục chính và khu F,… Tuy nhiên, dự án chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu nên chưa được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện nay, UBND tỉnh đang giao UBND huyện Phú Lộc tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đối với khu vực Lộc Bình.

(16)  Dự án trung tâm logistics tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: Hiện nay, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất 03 dự án có mục tiêu kinh doanh kho, bãi, dịch vụ logistics tại khu cảng Chân Mây với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.765 tỷ đồng, diện tích 44,2ha; dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất các dự án này trong quý I/2023 và sẽ đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động quý I/2025.

Dự án Đầu tư xây dựng bến tổng hợp – container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây: được cấp phép đầu tư tháng 10/2022, có tổng vốn đầu tư khoảng 1.678 tỷ đồng, chiều dài cầu cảng 540m, năng lực tiếp nhận tàu hàng đến 70.000DWT, tàu container đến 4.000TEU; giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào quý I/2024, giai đoạn 2 hoàn thành quý I/2025.

Câu hỏi của bạn Phan Thành, Huế: Là một người dân thành phố Huế, tôi cảm thấy rất vui mừng trước những nỗ lực của tỉnh trong quá trình xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Và nhiều người cũng nói đùa rằng, thành phố Huế đã có dấu hiệu trở thành một thành phố lớn khi tình trạng kẹt xe ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, xin hỏi lãnh đạo tỉnh có giải pháp gì để giải quyết bài toán nêu trên, nhất là các tuyến đường nội thành vào giờ cao điểm. Xin cảm ơn
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thành:

Giải pháp chống kẹt xe ở đô thị :  

Ở Việt Nam, tình trạng kẹt xe đã trở nên khá phổ biến ở các thành phố lớn, và tình trạng này cũng đã bắt đầu xuất hiện ở một số tuyến đường trung tâm thành phố vào giờ cao điểm, để hạn chế tình trạng này, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiến hành đồng bộ một số giải pháp như sau:

1.Thực hiện giãn dân:

- Chúng ta đang thực hiện dự án di dân lịch sử đối với khu vực dân cư sống trong phạm vi khu vực Thành nội, để giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có giải tỏa áp lực giao thông, do các tuyến đường trong khu vực thành nội hầu như không còn khả năng mở rộng

-Xây dựng thêm các khu đô thị mới, do dời một số cơ quan khỏi khu vực trung tâm để bố trí lại mật độ xây dựng cũng như dân cư một cách hợp lý hơn.

2.Đầu tư hạ tầng giao thông:

Tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của các loại phương tiện: Hiện đang đầu tư cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương, Cầu Thuận An qua cửa Thuận an kết nối với tuyến đường ven biển, đường vành đai, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay …và rất nhiều tuyến giao thông quan trọng khác để giải tỏa áp lực về giao thông.

3.Tổ chức lại hệ thống giao thông trên phạm vi toàn thành phố:

Với hạ tầng giao thông hiện có, tỉnh đang lập đề án tổ chức lại hệ thống giao thông toàn thành phố một cách khoa học, sau đó sẽ từng bước triển khai trên thực tế, nhiều giải pháp cũng đã được Thành phố triển khai như xe đạp thí điểm, các tuyến đường đi bộ, hệ thống giao thông công cộng, đỗ xe trên phố theo ngày chẵn, lẻ …

4.Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, bên cạnh đó tỉnh cũng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm.

5.Tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng trong điều hành hệ thống giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.

Hy vọng với các biện pháp đồng bộ nêu trên, tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm sẽ sớm được khắc phục.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Gia Bảo, Thủy Xuân, Huế: Nghị quyết 54 xác định Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế”. Vậy liên quan đến công tác bảo tồn di sản. Cho tôi hỏi Khu vực An Lăng nơi chôn cất vua Dục Đức và hai vị vua yêu nước Thành Thái, Duy Tân song hơn 40 năm qua có hàng chục hộ dân sống nhếch nhác trong khuôn viên lăng, trong đó có nhiều người từng là cán bộ công tác tỉnh Bình Trị Thiên. Vậy xin hỏi, khi nào người dân nơi đây mới được di dời để trả mặt bằng lại cho di tích.
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

Khu lăng mộ vua Dục Đức tọa lạc tại đường Duy Tân, thuộc phường An Cựu, thành phố Huế là một trong những công trình đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1997 (Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 (quyết định 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009). Hiện nay, di tích lăng mộ vua Dục Đức được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phân công cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trực tiếp quản lý (quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 14/9/2021) theo quy định của pháp luật.

Di tích lăng mộ vua Dục Đức (bao gồm cả lăng vua Thành Thái và vua Duy Tân) có diện tích khá lớn (hơn 85 nghìn bốn trăm mét vuông) với hơn 20 công trình khác nhau đang được bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trước quá trình đô thị hóa, di tích đã bị xâm phạm nghiêm trọng, nhiều hộ gia đình sinh sống bên trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích. Để giải quyết những bất cập trong quản lý về đất đai và bảo vệ sự toàn vẹn của di tích. Năm 2022, UBND tỉnh đã có báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích cố đô Huế đến 2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 11/01/2022).

Hiện nay, UBND tỉnh đã phân công cho Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích cố đô Huế đến 2030, tầm nhìn 2050 theo nhiệm vụ và quy mô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một trong những quy hoạch có quy mô lớn nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Sau khi hoàn thành quy hoạch (năm 2023) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. UBND tỉnh sẽ phân công cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo theo quy định của pháp luật về di sản và các quy định có liên quan.



Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng

Câu hỏi của bạn Trần Nhung, Xuân Phú, thành phố Huế: Thời gian gần đây, việc phát triển đô thị đã có phần làm ảnh hường đến hệ thống thoát nước ở thành phố Huế, gây ngập lụt cục bộ nhiều nơi ở Trung tâm. Vậy khi Thừa Thiên Huế khi trở thành thành phố Trực thuộc trung ương thì việc các công trình, dự án lớn được xây dựng nhiều hơn là điều không tránh khỏi. vậy tỉnh đã có những giải pháp gì để hạn chế việc ngập lụt cục bộ như những thành phố lớn đang xảy ra hiện nay.
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang:

Thực trạng: Thực trạng trong những năm qua, với tình hình thời tiết diễn biến xấu, bất thường; phát sinh nhiều trận mưa với cường độ lớn và kéo dài, nước các sông dâng cao đã làm ngập lụt nhiều khu vực có địa hình thấp trũng. Mặt khác, tại một số khu vực đã xảy ra tình trạng ngập cục bộ khi có mưa.

- Tình trạng ngập cục bộ (ngập cục bộ khi có mưa) xuất hiện là do: Hệ thống thoát nước mưa hiện trạng chưa đảm bảo; các hồ, kênh, mương hiện trạng bị lấn chiếm, san lấp, xây dựng bị thu hẹp làm cho nước mưa thoát chậm; hệ thống thoát nước mưa hiện trạng chưa đảm bảo khẩu độ, địa hình chia cắt do cống băng đường ít và tiết diện nhỏ; không có khả năng lưu chứa khi mưa với cường độ lớn; một số cống, cửa xả ở phía hạ lưu bị tắt, nghẽn không thường xuyên nạo vét; một số khu vực do các công trình đang thi công nhưng thiếu giải pháp thoát nước mưa tạm thời. Riêng đối với các khi đô thị mới (như khu đô thị mới An Vân Dương) hệ thống các kênh, hồ tiêu năng, mương, hệ thống thoát nước chính theo quy hoạch được duyệt chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, hạ lưu hệ thống thoát nước chưa được đầu tư, dẫn đến tình trạng hệ thống thoát nước mưa chỉ đủ chuyển tải lưu lượng nước mưa lưu vực bản thân cục bộ dự án mà thiếu sự kết nối liên tục từ vị trí thu đến vị trí xả nước.

Giải pháp hạn chế, khắc phục: Khi tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương thì vùng lõi đô thị sẽ được mở rộng, tốc độ phát triển đô thị sẽ tăng, sự ảnh hưởng đến thoát nước, ngập úng sẽ lớn đặc biệt trong bối cảnh chịu ảng hưởng bởi biến đổi khí hậu như hiện nay. Do đó, để hạn chế, khắc phục tình trạng ngập lụt, ngập cục bộ trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp trước mắt và lâu dài, cụ thể một số giải pháp như sau:



Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang

1. Về lâu dài:

- Trong định hướng, quy hoạch phát triển đô thị Thừa Thiên Huế cần quan tâm dành nhiều không gian cho nước, như: Khơi thông, nạo vét, mở rộng hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ hiện tại. Đồng thời khi san lấp phát triển đô thị mới cần phải đánh giá kỹ tác động đến ngập úng để quy hoạch mới hồ tiêu năng, hồ cảnh quan, không gian cây xanh, hệ thống sông, kênh thay thế, đấu nối với hệ thống sông ngòi hiện trạng nhằm đảm bảo thoát nước cho vực đô thị mới cũng như đô thị hiện trạng. Điều này chúng ta có nhiều điều kiện để thực hiện, đó là chúng ta còn dư địa quỹ đất lớn, từ trước đến nay, đặc biệt trong nghị Quyết 54-NQ/TW tỉnh ta định hướng phát triển đô thị theo hướng sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường. Đồng thời tỉnh ta cũng đang lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 theo Nghị quyết 54, do đó nội dung trên sẽ được giải quyết trong đồ án Quy hoạch.

- Quan tâm bằng nhiều nguồn lực khác nhau để phát triển không gian cho nước trong các khu vực quy hoạch đã được phê duyệt (như khu đô thị mới An Vân Dương) bao gồm: Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khung (trong đó có hệ thống thoát nước, đấu nối với hạ lưu), nạo vét, khơi thông, mở rộng hệ thống sông ngòi hiện có, hệ thống kênh mương sinh thái, hồ tiêu năng, công viên cây xanh theo quy hoạch được duyệt để tăng khả năng thoát nước cho khu vực;

- Sau khi Quy hoạch được duyệt, song song với phát triển đô thị, cần dành nguồn lực tương thích để phát triển hạ tầng, trong đó có không gian cho nước. Nội dung này sẽ được thể hiện ở kế hoạch phát triển đô thị toàn tỉnh cũng như cho từng đô thị.

2. Trước mắt:

- Cần thường xuyên kiểm tra các khu vực có tình trạng nước mưa ứ đọng, ngập cục bộ khi có mưa; tổ chức nạo vét, khơi thông các rảnh, cống, mương và cửa xả hiện trạng (đặc biệt tại các vị trí cửa xả nước ra sông, biển; nguồn tiếp nhận) để dòng chảy không bị nghẽn, tắt và thu hẹp.

- Nâng cấp các cống ngang đường (băng đường) khi thấy khẩu độ cống chưa đảm bảo thoát nước thuận lợi (xuất hiện tình trạng nước ứ đọng khi có mưa).

- Hạn chế xây dựng công trình, nâng cao độ các tuyến đường cắt ngang hướng thoát lũ khi chưa đánh giá và có giải pháp thoát nước phù hợp.

Câu hỏi của bạn Cuộc Đời, Facebook: Dạ chào chương trình ạ. Cho e hỏi về hãng hàng không viettravel airlines. Hãng hàng không này chọn sân bay phú bài làm căn cứ, và được xếp 1 sự kiện nổi bật nhất trong năm 2020 của huế mình. Nhớ năm đó người dân huế háo hức vì có hãng hàng không chọn căn cứ tại quê hương mình với hy vọng sẽ giúp huế kết nối được với nhiều nơi trên việt nam và thế giới giúp phát triển kinh kế đặc biệt là du lịch. Nhưng rồi 2 năm qua đã cắt đường bay và không có 1 đường bay nào nối huế. Dự án tổ hợp khách sạn cao cấp ở đường nguyễn huệ cũng từ lâu k xây dựng, sắt thép rỉ rét . Tôi là người dân huế thật sự thấy thất vọng . Mong cơ quan chức năng sẽ có những tính toán, phê duyệt cho những dự án sau để phục vụ thiết thực cho sự phát triển của quê hương huế lên trực thuộc trung ương . Em cảm ơn
* Trả lời của :

Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc

Theo kế hoạch, Vietravel Airlines sẽ mở đường bay đến Huế cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng như Trung tâm bảo dưỡng tàu bay, Trung tâm đào tạo tại Huế. Tuy nhiên, do là hãng mới thành lập nên chưa có lịch sử slot bay ((lượt cất, hạ cánh hay cụ thể hơn là là khoảng thời gian các hãng bay được phân bổ để cất, hạ cánh mỗi chuyến bay trên phi trường.) nên cần phải có sự chấp thuận của Cục Hàng không Việt Nam cấp. Mặt khác, hiện nay nhu cầu bay trong nước từ các tỉnh thành đến Huế và ngược lại chưa nhiều, tỷ lệ lấp đầy  chỗ trên máy bay của các hãng vẫn còn dư. Do vậy, trong giai đoạn tới, sau khi dự án mở Cảng HKQT Phú Bài hoàn thành, nhà ga quốc tế T2 đi vào hoạt động, Vietravel Airlines sẽ xúc tiến bay các thị trường khách du lịch quốc tế mà Vietravel Airlines đang có thế mạnh khai thác, và tính toán tập trung bay các đường trục có nhiều khách thương mại đến và đi kết nối với Huế trong năm 2023.

 

* Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Dự án Xây dựng công trình chuỗi dịch vụ lữ hành bổ trợ có tầm vóc quốc tế tại số 01 Nguyễn Huệ, thành phố Huế do Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel làm chủ đầu tư được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư lần đầu năm 2017, điều chỉnh lần thứ nhất năm 2019. Tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng. Dự án bị chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Hiện nay, Nhà đầu tư đang cam kết lại tiến độ thực hiện dự án. UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư phù hợp.

Thời gian vừa qua, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn như: Thành lập 04 Tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh tại các Quyết định số 379 đến 382/QĐ-UBND ngày 08/02/2022 và thành lập, phân công thành viên giúp việc Tổ công tác tại Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 10/6/2022; Các Sở, ban ngành cũng đã thành lập Tổ giúp việc Tổ công tác để tham mưu lãnh đạo Sở ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác.

 Về lâu dài cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp khác để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn như:

- Chỉ đạo xây dựng, cập nhật, bổ sung các quy hoạch liên quan dự án (quy hoạch tỉnh, quy hoạch đo thị tỉnh, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch sử dụng đất,…). Cần xác định công tác tổ chức lập và phê duyệt các loại quy hoạch trên địa bàn tỉnh là một giải pháp đột phá để kêu gọi, triển khai các dự án đầu tư, góp phần quan trọng trong việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực để thực hiện dự án. Như xây dựng, thẩm định, phê danh mục dự án làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư; nâng cao chất lượng thẩm định năng lực của nhà đầu tư dựa trên hồ sơ năng lực của nhà đầu tư như năng lực tài chính (thông qua báo cáo tài chính hợp lệ của nhà đầu tư), kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự, lực lượng nhân sự,... của nhà đầu tư để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực; tính toán, phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường dự án; phát huy vai trò của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh trong việc kêu gọi đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư ...

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, kịp thời báo cáo HĐND tỉnh, UBND tỉnh các khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ, giải quyết.

- Chỉ đạo, đôn đốc UBND cấp huyện, các sở ngành liên quan làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng liên quan dự án; bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.



Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường

Câu hỏi của bạn Phan Thành Phan, Thủy Bằng, Thành Phố Huế: Tỉnh đang triển khai công tác Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lãnh đạo tỉnh có thể cho biết chi tiết hơn để người dân có thể hình dung một đô thị Huế trong tương lai là như thế nào?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang triển khai lấy ý kiến Báo cáo cuối kỳ (dự kiến tổ chức vào ngày 29/12/2022); dự kiến trình Trình Hội đồng thẩm định quy hoạch Quốc gia và Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2023.

Thông qua quy hoạch, bức tranh đô thị Huế trong tương lai được cụ thể hóa theo hướng là đô thị hướng biển trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu; theo mô hình tập hợp các đô thị. Mô hình này được cấu thành bởi đô thị trung tâm và các đô thị văn hóa, sinh thái cảnh quan thân thiện với môi trường được phát triển bền vững trong mối quan hệ gắn kết đô thị - nông thôn - thiên nhiên. Về bản chất, thành phố Thừa Thiên Huế sẽ được hình thành bởi nhiều đô thị quy mô nhỏ và vừa; phát triển xen cài giữa các đô thị là sự chuyển tiếp hài hòa giữa các vùng bảo tồn sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, đất nông nghiệp đặc sắc của địa phương; chúng được liên kết với nhau bằng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối nhanh và lan rộng bằng vành đai xanh và hành lang xanh.

Ngoài ra, đô thị Huế sẽ hình thành ba khu vực trung tâm bao gồm:

(1) Vùng trung tâm Khu vực lõi bao gồm TP. Huế - TX. Hương Trà - TX. Hương Thủy là trung tâm dịch vụ tổng hợp về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng, vận tải, CNTT và truyền thông, giải trí… và là một trung tâm của Vùng và cả nước về văn hoá-du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;

(2) Trung tâm đô thị phía Tây Bắc với hạt nhân là đô thị Phong Điền là trung tâm khu vực về dịch vụ du lịch, y tế, công nghiệp,...;

(3) Trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là đô thị Chân Mây - Lăng Cô trở thành đô thị cảng với lợi thế cảng nước sâu, trở thành đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá, trung tâm Logistic trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Việt, TP Huế : Được biết, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch..., vậy các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư xây dựng như thế nào để xúng tầm là trung tâm văn hoá lớn? Tỉnh Thừa Thiên Huế có chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp văn hoá thúc đẩy sự đóng góp của văn hoá trong phát triển kinh tế của tỉnh không?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; xứng tầm là Trung tâm Văn hóa lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á vào năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế đang tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thiết yếu cấp tỉnh; bổ sung các công trình đầu tư trung hạn, để hình thành nên các công trình văn hóa trọng điểm có quy mô lớn, giá trị nghệ thuật cao; bố trí nguồn lực để hoàn thành các Dự án, Đề án về văn hoá trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả các thiết chế, tạo điểm nhấn cho Văn hóa Huế,

+ Tập trung triển khai và hoàn thành các dự án trọng điểm: Dự án di dân ra khỏi khu vực I di tích Kinh thành Huế và bảo tồn trùng tu các di tích trọng điểm thuộc quần thể di tích Cố đô, di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và di tích cách mạng tiêu biểu... để bảo tồn bền vững và phát huy giá trị một cách hiệu quả và bền vững các di tích quý giá này.

+ Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, đặc biệt là những thiết chế trọng điểm; tăng cường trang thiết bị, phương tiện hiện đại, đồng bộ. Ưu tiên lập dự án đầu tư xây dựng mới một số công trình lớn như: Quảng trường Văn hóa thể thao Bà Triệu, Trung tâm Văn hóa và hội nghị tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh.. Triển khai hỗ trợ phát triển các bảo tàng, nhà trưng bày tư nhân, bảo tàng ngoài công lập... Xây dựng và triển khai đề án phát triển các thiết chế văn hóa ở cơ sở theo hướng đa dạng, tổng hợp về mô hình, khắc phục tỷ lệ đang còn thấp về xây dựng thiết chế văn hóa so với cả nước; từng bước quan tâm đầu tư xây dựng, củng cố và phát huy hiệu quả, công năng hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hóa cấp huyện, hệ thống thiết chế văn hóa xã, phường, thị trấn, làng, thôn, bản, tổ dân phố phù hợp và có hiệu quả.

* Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp văn hoá thúc đẩy sự đóng góp của văn hoá trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 về Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Ngày 27 tháng 4 năm 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó đã nêu rõ yêu cầu, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế và là thế mạnh của tỉnh; có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của tỉnh, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng, bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

- Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Thừa Thiên Huế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong tỉnh và xuất khẩu; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

- Tiếp tục triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa Thừa Thiên Huế, các tài năng tiêu biểu về văn hóa của tỉnh tại các liên hoan nghệ thuật trong nước và quốc tế; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện xúc tiến du lịch, thương mại, ngoại giao.

- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới; xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa của Thừa Thiên Huế ở nước ngoài.

Hiện nay, tỉnh đang giao cho Sở Văn hoá và Thể thao nghiên cứu, đề xuất ý tưởng hình thành không gian công nghiệp văn hóa tại Cung An Định để trưng bày, triển lãm, biểu diễn các chủ đề nghệ thuật đặc sắc của Huế với các nội dung chủ yếu: Trưng bày tác phẩm mỹ thuật, trình diễn Áo dài, biểu diễn Ca Huế nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, có thương hiệu và lợi thế cạnh tranh có đóng góp quan trọng cho GRDP của tỉnh.



Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng

Câu hỏi của bạn Lê Quý, Hương Thủy: Xin hỏi lãnh đạo tỉnh, tiến độ xây dựng nhà ga quốc tế phú bài hiện nay như thế nào. Và vài trò của nhà ga này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp tỉnh Thừa Thiên Huế cất cánh, sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thành:

Tiến độ sân bay Phú Bài : Hiện nay, dự án nâng cấp, mở rộng sân bay Phú Bài (Giai đoạn 1) đang ở giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ chính thức đưa vào sử dụng vào đầu Quý II năm 2023.

Sau khi hoàn thành (giai đoạn 1) sân bay Phú Bài sẽ đạt công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm (trong đó có khoảng 1 triệu khách Quốc tế và 4 triệu khách nội địa).

Với vai trò là đầu mối giao thông quan trọng, sau khi đưa vào sử dụng sân bay Phú Bài với vị trí hết sức thuận lợi (không quá xa thành phố, gần các khu công nghiệp, ga đường sắt…) sẽ hỗ trợ tích cực cho nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là du lịch của tỉnh, thực hiện đúng phương châm “Giao thông đi trước một bước”.

Câu hỏi của bạn Lê Thọ, Huế: Chủ tịch Quốc hội ban hành Nghị quyết 26 và 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13. Theo ông, việc này sẽ tác động như thế nào đến sự phát triển của tỉnh trong tương lai, đặc biệt là khi tỉnh đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị?
Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Phải khẳng định rằng, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 26 và 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 là điều kiện hết sức thuân lợi cho việc xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương của tỉnh.

Mục tiêu Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị là xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.Tại các Nghị quyết sửa đổi của Quốc hội đã có quy định những trường hợp đặc thù đối với các đô thị thành lập để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận; đó là thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, trong quá trình xây dựng Đề án của tỉnh sẽ có nhiều thuận lợi khi áp dụng Nghị quyết và là cơ hội để Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều thuyết phục hơn đối với các cơ quan Trung ương./.

Câu hỏi của bạn Võ Thị Hằng, Huế: Thừa Thiên Huế vẫn còn những mặt hạn chế như: Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế chưa bảo đảm tính bền vững vậy đặc biệt là lợi thế về du lịch xin hỏi nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?
Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc:

Trong thời gian qua, về tình hình kinh tế chung của tỉnh cũng đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt trong năm 2022, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách, vì vậy nền kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các ngành, lĩnh vực; đã có 14/14 chỉ tiêu chủ yếu thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 8,56%, thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.701 tỷ đồng, vượt 85,1% dự toán, tăng 12% cùng kỳ.

Về lĩnh vực du lịch, thời gian qua, tỉnh đã tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vốn có để phát triển kinh tế du lịch địa phương. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2016-2019 khoảng 13%, doanh thu du lịch giai đoạn này tăng cũng xấp xỉ gần 15%. Có thể nói, rất ít địa phương có đủ các sản phẩm, loại hình du lịch cho khách tham quan, trải nghiệm như ở Huế. Nơi đây hội tụ nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch từ di sản văn hóa, ẩm thực đến danh lam thắng cảnh, địa hình trải dài đủ núi sông, biển, đầm phá,…Vì vậy, Huế thời gian qua, vẫn giữ và đưa du khách trải nghiệm với nhiều loại hình du lịch khác nhau phù hợp với mục tiêu về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, bảo tồn nguyên vẹn về cảnh quan tự nhiên, môi trường sống,...

Tuy nhiên, du lịch Thừa Thiên Huế phát triển vẫn còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh có nhiều hạn chế và nguyên nhân, cụ thể:

- Hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, vẫn còn hạn chế, đặc biệt hạ tầng đến các khu du lịch, tại các khu du lịch và các tuyến đường ven sông, ven đầm phá và biển. Số lượng buồng phòng lưu trú, nhất là phân khúc từ 3-5 sao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và các công ty lữ hành.

- Thiếu các dự án với đầu tư mang tính quy mô lớn, tạo điểm nhấn và sản phẩm mang tính dẫn dắt xu hướng du khách; dịch vụ sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ mang tính tương tác, trải nghiệm ở khu di sản và các khu du lịch khác.

- Tình hình nguồn nhân lực du lịch có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng do nhiều người lao động phải nghỉ việc, chuyển đổi nghề nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh và bị hút đến một số địa phương đang có những dự án du lịch quy mô lớn đang hoặc chuẩn bị đi vào hoạt động.

- Còn thiếu những hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra đều trong quý, tháng tại địa phương

- Các sản phẩm mới: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá dịch vụ chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa có sự kết nối thành tour tuyến; công tác quảng bá cho các sản phẩm này còn hạn chế, chưa thu hút. Các loại hình du lịch, sản phẩm kinh tế về đêm còn hạn chế

- Việc khai thác thế mạnh các giá trị của di sản văn hóa chưa thực sự hiệu quả, sản phẩm vẫn còn nghèo nàn, thiếu các sản phẩm, hàng lưu niệm, phần lớn mới chỉ tập trung khai thác các giá trị di sản văn hóa, các công trình kiến trúc ở khu vực Đại Nội, hệ thống lăng tẩm và phụ cận cho phát triển du lịch, nhiều giá trị di sản văn hóa khác trên địa bàn tỉnh chưa được khai thác đưa vào phát triển du lịch hoặc đã đưa vào khai thác  nhưng ở mức độ bước đầu, chưa thực sự hấp dẫn.



 Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc

Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là: (bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan)

- Thứ nhất, thực sự chúng ta vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, thiết chế hiện có để phát triển du lịch, đặc biệt công tác kêu gọi đầu tư, chưa nhiều những dự án đầu tư du lịch tạo sức hút, mang tính điểm nhấn. Tuy nhiên vì đảm bảo tính chất của vùng đất di sản nên thời gian qua tỉnh cũng thận trọng, dè dặt hoặc bỏ qua một số dự án quy mô lớn, những nhà đầu tư có tiềm lực.

 - Thứ hai, phải thừa nhận hiện nay tình hình phát triển du lịch của rất nhiều địa phương dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm tương đồng như du lịch biển, vui chơi giải trí,...

- Thứ ba, thực tế nguồn lực của địa phương cũng có hạn, yêu cầu đầu tư phát triển nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Do đó, sự tập trung nguồn lực cho đầu tư du lịch vẫn chưa thực sự mạnh, còn dàn trải.

- Thứ tư, các doanh nghiệp đầu tư, khai thác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn mỏng, năng lực, quy mô doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, dẫn đến năng lực khai thác còn hạn chế về thu hút khách cũng như phát triển các sản phẩm mới.

- Thứ năm, chính sách riêng ưu đãi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch chưa có, gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước nước ngoài; vẫn còn  thiếu các thương hiệu du lịch tầm cỡ có đẳng cấp trên địa bàn tỉnh.

- Thứ sáu, các đường bay nội địa từ các thị trường khách trong nước đến và đi từ Thừa Thiên Huế còn hạn chế, vẫn chưa có đường bay quốc tế; tần suất chuyến bay từ các đầu cầu TPHCM, Hà Nội vẫn còn thấp. Việc nâng tần suất và mở thêm các đường bay trong nước và kết nối với các cố đô trong khu vực và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn.

Thứ bảy, các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh triển khai còn chậm do khó khăn chung của nền kinh tế và doanh nghiệp, đồng thời do sự phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp chưa được tích cực và thiếu sự giám sát đốc thúc quyết liệt của một số cấp, ngành liên quan trong tỉnh.

Ngoài ra, thời tiết khí hậu địa phương cũng là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định sự phù hợp của địa điểm và thời gian, chất lượng sản phẩm. Bão lũ, mưa quá nhiều, nắng quá nóng ở Huế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển hành khách, các công trình dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng,... từ đó đã ảnh hưởng đến nhu cầu hoạt động tại các địa điểm du lịch: du lịch sinh thái, du lịch biển, đầm phá, suối thác,...trên địa bàn tỉnh.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Hồng, Huế: Nghị quyết 54 đặt ra mục tiêu xây dựng TTH trở thành trung tâm giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, tỉnh có kế hoạch, giải pháp gì để triển khai thực hiện mục tiêu này?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đoàn Minh Thắng:

Nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/5/2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2811/QĐ-UBND ngày 04/11/2021 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy.

Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy đã xác định mục tiêu của giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế là xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đổi mới toàn diện giáo dục Phổ thông, giáo dục Nghề nghiệp và giáo dục Đại học, phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, yêu cầu cấp thiết về nghiên cứu, thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nghị quyết số 05-NQ/TU đã đặt ra các nhiệm vụ giải pháp để xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, cụ thể như sau:



Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đoàn Minh Thắng

1. Tiếp tục rà soát, sắp xếp bảo đảm quy hoạch mạng lưới trường, lớp và cơ sở đào tạo

Hoàn thiện Đại học Huế theo mô hình - cấu trúc Đại học Quốc gia. Trong đó, sắp xếp lại các đơn vị thành viên, trực thuộc theo hướng liên thông, kết nối, chia sẻ và sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn lực dùng chung. Huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng gắn với xây dựng, hoàn thiện khu đô thị Đại học Huế theo hướng văn minh, hiện đại, thông minh với không gian mở, hài hòa, bền vững. Sắp xếp và chuyển đổi công năng một số cơ sở giáo dục để tạo nguồn lực đầu tư.

Xây dựng hệ thống đào tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng thu gọn đầu mối, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư. Rà soát, đánh giá, phân cấp mạng lưới hệ thống giáo dục đại học, phổ thông hợp lý để ưu tiên đầu tư thích đáng cho một số trường học, lĩnh vực thế mạnh.

Tập trung nguồn lực hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Chú trọng xây dựng môi trường, cảnh quan trường học lành mạnh, thân thiện; thiết bị dạy học, thư viện thông minh; ký túc xá văn minh, an toàn 4 cho sinh viên, học sinh.

Tăng cường đầu tư trường, cụm lớp cho cấp học mầm non; bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh học 2 buổi/ngày. Nâng tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng ít nhất mỗi huyện, thị xã, thành phố Huế có một trường học kiểu mẫu ở mỗi cấp học. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới giáo dục nghề nghiệp theo hướng đồng bộ, tinh gọn, cơ cấu hợp lý cả về trình độ và ngành nghề đào tạo; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu bảo đảm chuẩn hóa, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo vị trí việc làm. Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Chú trọng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu hội nhập.

Rà soát, bổ sung, xây dựng các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, nhất là việc giữ chân và thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao ở lại Huế. Bảo đảm Đại học Huế có số lượng tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư đạt tiêu chí của Đại học Quốc gia. Chăm lo đời sống, môi trường làm việc cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt là ở miền núi và vùng khó khăn. Khắc phục tình trạng thiếu giảng viên có trình độ cao trong các trường cao đẳng, đại học và giáo viên cơ hữu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học để hình thành đội ngũ chuyên gia, cán bộ đầu đàn trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn và có lợi thế của tỉnh.

3. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; đổi mới mạnh mẽ và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện gắn với đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng giáo dục mũi nhọn, phát triển tài năng. Phấn đấu tăng tỷ lệ đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.

Chú trọng xây dựng văn hóa học đường gắn với tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức; tình yêu gia đình, Tổ quốc, đồng bào; bồi đắp, phát huy giá trị văn hóa và con người Huế; sống tích cực, lành mạnh, trách nhiệm trong học sinh, sinh viên.

Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; tập trung đầu tư cho môn ngoại ngữ, tin học. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục địa phương. Chú trọng giáo dục phát triển toàn diện, giáo dục thể chất, nâng cao thể lực, sức khoẻ, tầm vóc, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập, xóa mù chữ. Bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi bền vững, chất lượng, tiến tới phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi.

Tập trung phát triển toàn diện Đại học Huế. Phát triển Trường Đại học Y Dược trở thành cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Xây dựng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từng bước trở thành bệnh viện thực hành đạt các tiêu chuẩn khu vực Đông Nam Á, tiệm cận chuẩn chất lượng quốc tế. Xây dựng Viện Công nghệ sinh học thành trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân của Trung tâm khoa học công nghệ quốc gia.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế của tỉnh và khu vực như: công nghệ thông tin, du lịch, đào tạo giáo viên, khoa học sức khỏe, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa - bảo tồn... Đầu tư thích đáng cho một số ngành trọng điểm, chuẩn hóa chương trình đào tạo theo Khung trình độ quốc gia. Phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến, liên kết với nước ngoài, kết nối hoạt động nghiên cứu với thực hành.

Nâng cao chất lượng tuyển sinh về cả quy mô và chất lượng đào tạo, tăng sức cạnh tranh theo từng lĩnh vực chuyên sâu và thế mạnh, giữ vững uy tín, thương hiệu Đại học Huế.

 Bảo đảm nguồn lực tài chính cho sự phát triển bền vững của Đại học Huế. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề phù hợp với chuẩn nghề của các trường trong khu vực ASEAN, nhất là các trường chất lượng cao và trường nghề trọng điểm. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục.

Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh, hình thành nền tảng số; hướng đến xây dựng nền giáo dục thông minh, nền giáo dục số, hiện đại, phục vụ mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu.

Đại học Huế tập trung nghiên cứu, triển khai các dự án về chuyển đổi số và xây dựng Đại học thông minh; đào tạo trực tuyến trên các nền tảng công nghệ số chiếm 30 - 60% trong chương trình đào tạo.

Phát huy có hiệu quả đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Ưu tiên đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện tốt Nghị quyết 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị; Kế hoạch 138-KH/TU, ngày 20/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

5. Tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo

Đẩy mạnh hợp tác, phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Tích cực, chủ động hợp tác quốc tế về nâng cao năng lực quản trị đại học và bảo đảm chất lượng giáo dục, nhất là các chương trình hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực, liên ngành để tập hợp các giáo sư, nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo sư danh dự Đại học Huế, các nhà khoa học Việt Nam tham gia.

Tăng cường hợp tác, trao đổi giáo dục với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, địa phương, doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn lực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao vị thế của Đại học Huế.

Nâng cao hiệu quả đầu tư đối với công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo, phục vụ sản xuất, kinh doanh và hợp tác quốc tế, khai thác có hiệu quả các phòng thí nghiệm chất lượng cao. Thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc ở một số trường đại học.

Có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, học viện, phân viện, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn. Thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp sáng tạo trong học sinh, sinh viên.

6. Xây dựng các chính sách phù hợp để phát triển giáo dục - đào tạo chất lượng cao; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục với hình thức phù hợp

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính, cơ chế thuế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là phát triển giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Xây dựng cơ chế thuận lợi, minh bạch để khuyến khích các doanh nghiệp, xã hội đầu tư; thu hút các nguồn lực quốc tế thông qua hợp tác, liên kết đào tạo.

Xây dựng xã hội học tập. Tạo môi trường học tập, nghiên cứu, thúc đẩy ứng dụng nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên; bồi đắp truyền thống Thừa Thiên Huế - vùng đất học. Quan tâm xây dựng đô thị đại học ở Huế, thu hút sinh viên trong nước và quốc tế.

Phát huy hiệu quả vai trò của Hội Khuyến học tỉnh. Mở rộng quỹ khởi nghiệp sáng tạo, quỹ phát triển khoa học - công nghệ và quỹ khuyến học, khuyến tài. Đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ nhân tài, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là chế độ, chính sách về khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn lực chất lượng cao; khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên bồi dưỡng học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế.

Gắn kết chặt chẽ các hệ thống giáo dục trên địa bàn; giữa Đại học Huế với địa phương. Hỗ trợ Đại học Huế quảng bá nhằm thu hút sinh viên; kết nối với các doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Nhà nước để triển khai có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục. Quan tâm, chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, xuất khẩu lao động, nhất là ưu tiên đào tạo lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

7. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương của Nghị quyết trong các cơ quan, đoàn thể, trong mỗi dòng họ, gia đình, người dân. Qua đó, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển giáo dục - đào tạo của Thừa Thiên Huế.

Chú trọng chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm đối với địa phương trong đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong sinh viên.

Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng. Tiếp tục sắp xếp bộ máy làm việc tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII). 

Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ đối với quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tăng cường vai trò tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt đối với các cơ sở đào tạo đại học. Chú trọng công tác quản trị nội bộ; phát huy vai trò của người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục và địa phương. Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Thực hiện cơ chế phối hợp tương hỗ giữa Đại học Huế, các cơ sở đào tạo trên địa bàn với ngành giáo dục địa phương một cách hiệu quả, chất lượng.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát. Xử lý nghiêm những tiêu cực trong việc thi, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo đảm đúng thực chất, công bằng. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm môi trường an toàn, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Làm tốt công tác tổ chức cán bộ. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục và đào tạo những cán bộ, giáo viên không đủ phẩm chất, năng lực.
Câu hỏi của bạn Thái Bình, Phong Điền: Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065. Vậy, Thừa Thiên Huế có các giải pháp gì để phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh. Đặc biệt, sắp tới, để xây dựng huyện Phong Điền trở thành thị xã, tỉnh sẽ có những giải pháp đầu tư như thế nào?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang:

Như đã nói ở trên, nội dung nghiên cứu về định hướng phát triển không gian đô thị là một trong những nội dung chính mà Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã đặt ra, cần giải quyết trong đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế mà tỉnh đang lập, trong đó đã đưa vào một số gợi ý như sau:

+ Nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc không gian; phân bố hệ thống đô thị gắn với tổ chức đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở kế thừa các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch chung thành phố Huế...; Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; Trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.

+ Đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh; Nghiên cứu các giải pháp quản lý tầng cao và mật độ các khu vực đặc trưng như khu vực Kinh thành, khu vực lân cận các điểm di tích, khu vực dọc hai bên bờ sông Hương, khu vực ven biển, các đầm phá và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...

Ngoài ra, với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và Nghị quyết số  27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, hướng biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại; và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời, nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc. Sau năm 2030, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thêm thành phố Chân Mây (đô thị loại III) tách từ huyện Phú Lộc và nâng cấp thị xã Hương Trà lên Quận. Định hướng đến năm 2050, tiếp tục nâng cấp huyện Phú Vang và huyện Quảng Điền lên thị xã, tạo nên một mô hình thành phố trực thuộc trung ương hoàn chỉnh với 04 Quận, 01 thành phố, 03 thị xã và 01 huyện.

Trên cơ sở đó, với định hướng Phong Điền trở thành thị xã trong tương lai, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang ưu tiên nguồn lực để lập và hoàn thành các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Phong Điền, đầu tư hạ tầng, kiến trúc cảnh quan, nâng cấp đô thị, đặc biệt các chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu, trong đó bao gồm định hướng các giao thông kết nối và tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống hạ tầng khung, làm cơ sở để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.



Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang

Câu hỏi của bạn Thu Thảo, Huế: Nghị Quyết 54 có nêu Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế. Vậy xin hỏi lãnh đạo tỉnh "bản sắc văn hóa Huế" là gì và kế hoạch để nâng tầm những bản sắc đó?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

Phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế là một trong những mục tiêu chính mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế quyết tâm xây dựng từ trước đến nay.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc là những giá trị chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới; là cái gốc của nền văn hóa, những nét đặc trưng làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi vùng miền; là tinh hoa được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của vùng đất đó, được con người tạo ra và gắn liền với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia nào đó, một địa phương nào đó.

Bản sắc văn hóa Huế cũng vậy, hơn 700 năm hình thành và phát triển Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế và tiếp biến nền văn hóa bản địa hàng nghìn năm Sa huỳnh, chăm pa đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần phong phú với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa, hàng chục làng nghề truyền thống, hàng trăm lễ hội đặc sắc, cùng với những phong tục tập quán đa dạng (trang phục, nếp sống, ẩm thực,…) âm nhạc, mỹ thuật, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau đã hình thành nên những nét đặc sắc của Văn hóa Huế.



Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng

Với bề dày lịch sử, văn hóa xứ Huế đã có sắc thái, tầm ảnh hưởng và vị thế nhất định trong nước và quốc tế. Tiếp tục phát huy, nâng tầm bản sắc văn hóa Huế, thời gian tới tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đầu tư mọi nguồn lực để bảo tồn và phát triển văn hóa Huế ngay chính “cốt lõi” trong các tầng kết cấu của bản sắc văn hóa; từ nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan đến cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người và cao hơn nữa là qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đầu tiên, là ưu tiên nguồn lực để đầu tư, hoàn thành các công trình văn hóa trọng điểm, có quy mô như Quảng trường văn hóa thể thao, Trung tâm Hội nghị quốc tế, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật, Thư viện Tỉnh, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật, Trung tâm Không gian sáng tạo và công nghiệp văn hóa... cùng với đó là tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các hồ sơ di sản văn hóa, di săn văn hóa phi vật thể quốc gia, quốc tế; Ứng cử, tham gia các danh hiệu có uy tín, mang tầm khu vực và quốc tế làm cơ sở để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm Văn hóa lớn, sặc sắc của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030. 

Câu hỏi của bạn Quốc Vương, Huế: Được biết, năm 2023 là năm bứt phá để xây dựng thành phố thành Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương? Vậy tỉnh có giải pháp để thực hiện trong giai đoạn này? Lãnh đạo tỉnh có thể chia sẽ một số dự án sẽ triển khai trong thời gian tới và địa điểm thực hiện?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Năm 2023 là năm rất quan trọng trong tiến trình thực hiện mục tiêu đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đây cũng là năm mà tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thiện các hồ sơ trình các Bộ ban ngành, Chính phủ. Chính vì vậy, Tỉnh sẽ dốc toàn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, Tập trung hoàn thành và triển khai hiệu quả các quy hoạch, đề án quan trọng. Hoàn thành các quy hoạch, đề án: (1) Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065[1]; (3) Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; (4) Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (5) Đề án thành lập thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; (6) xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; (6) Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế.



Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường

Thứ hai, Tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Triển khai hiệu quả Kế hoạch 231/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, phân bổ vốn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết, có tính lan toả, động lực.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Tăng cường các biện pháp để quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; đồng thời, tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong dân thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú trọng phát triển kinh tế tập thể. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành các vùng có quỹ đất tập trung có quy mô lớn làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Tranh thủ tối đa và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm, quy mô lớn. Thực hiện tốt việc đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên các lợi thế ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Trong đó, du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistic, đào tạo nguồn nhân lực là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là bứt phá; kinh tế biển là thiết yếu.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả quy hoạch; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị và phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030[2] và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, thành phố Huế mở rộng đạt chuẩn đô thị loại I; xây dựng huyện Phong Điền đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Chân Mây đạt tiêu chí đô thị loại III; nâng cấp và hình thành các đô thị mới: Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Thanh Hà, Phú Mỹ, Phong An, Điền Lộc đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Uu tiên đầu tư xây dựng phát triển khung hạ tầng, phát triển đô thị như: Tuyến đường bộ ven biển, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, Đường vành đai 3, Đường Mỹ An - Thuận An, Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2, Hạ tầng Khu đô thị mới Thuận An theo chương trình phát triển đô thị của tỉnh. Hoàn thiện hạ tầng đô thị thành phố Huế; ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Phong Điền, nâng cấp đô thị thị xã Hương Trà và Hương Thuỷ theo định hướng phát triển của Tỉnh.

Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu; đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại hạ tầng cấp điện, nước, chiếu sáng, viễn thông, thoát nước, xử lý nước thải,... phục vụ tốt dân sinh và chức năng đô thị hiện đại, thông minh.

Một số dự án sẽ triển khai trong thời gian tới: như danh mục các dự án trọng điểm giai đoạn 2022-2025 ở câu hỏi 04.

Đặc biệt như:

- Khởi công cầu vượt sông Hương và Đường Nguyễn Hoàng

- Động thổ Trung tâm Thương mại Aone Mall

- Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài

- Hoàn thành và đưa vào hoạt động Cảng Hàng không T2

- Dự án Đầu tư xây dựng bến tổng hợp – container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây

[1] Đã được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tại Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022

[2] Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Hùng, Hương Thủy: Xin hỏi lãnh đạo tỉnh phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương của thành phố Huế trong thời gian đến như thế nào? Hiện nay chưa có thông tin chính thống nào từ các cơ quan nhà nước thông tin khiến chung tôi rất mơ hồ. Và người dân có được tham gia vào việc đặt tên các quận hay không? Xin cảm ơn
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Lộ trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được tỉnh cân nhắc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các quy định của pháp luật; trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ bước đầu của Đề án. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 22/11/2022 để triển khai thực hiện Đề án, dự kiến trình các cơ quan của Chính phủ trong quý IV năm 2023 và trình Quốc hội trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024.



Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông

Đối với việc lấy ý kiến cử tri: Đây còn là một quá trình, UBND tỉnh luôn chủ động và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, dự kiến khoảng tháng 06/2023 sẽ tiến hành lấy ý kiến cử tri về tất cả các nội dung liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó có lấy ý kiến về tên gọi đơn vị hành chính.

Về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững. 

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 01 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 06 phường (Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Hải + Điền Hải, Điền Lộc + Điền Hòa, thị trấn Phong Điền + Phong Thu) và 06 xã (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương + Điền Môn). Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở ĐGHC huyện Phong Điền.

- Thị xã Hương Trà nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở ĐGHC xã Hương Toàn.

- Thành lập huyện mới trên cơ sở ĐGHC huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

- Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng.

Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 10 ĐVHC cấp xã (giảm 21 xã và 01 thị trấn, tăng 12 phường), còn 131 ĐVHC cấp xã (74 xã, 51 phường, 06 thị trấn).

Câu hỏi của bạn Lưu Vinh, Facebook: Xin chào chương trình, tôi rất muốn được hỏi về kế hoạch trong năm tới về đề án thành lập TPTTTW: Khi nào thì sẽ lấy ý kiến nhân dân, khi nào sẽ hoàn chỉnh đề trình ra các Bộ, ngành, Chính phủ và đặc biệt là trình ra Quốc hội- cơ quan quyết định cuối cùng? Tôi xin chân thành cám ơn chương trình!


 Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Lộ trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được tỉnh cân nhắc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các quy định của pháp luật; trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ bước đầu của Đề án. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 22/11/2022 để triển khai thực hiện Đề án, dự kiến trình các cơ quan của Chính phủ trong quý IV năm 2023 và trình Quốc hội trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024.



Đối với việc lấy ý kiến cử tri: Đây còn là một quá trình, UBND tỉnh luôn chủ động và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, dự kiến khoảng tháng 06/2023 sẽ tiến hành lấy ý kiến cử tri về tất cả các nội dung liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó có lấy ý kiến về tên gọi đơn vị hành chính.

Về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững.

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 01 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 06 phường (Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Hải + Điền Hải, Điền Lộc + Điền Hòa, thị trấn Phong Điền + Phong Thu) và 06 xã (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương + Điền Môn). Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở ĐGHC huyện Phong Điền.

- Thị xã Hương Trà nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở ĐGHC xã Hương Toàn.

- Thành lập huyện mới trên cơ sở ĐGHC huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

- Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng.

Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 10 ĐVHC cấp xã (giảm 21 xã và 01 thị trấn, tăng 12 phường), còn 131 ĐVHC cấp xã (74 xã, 51 phường, 06 thị trấn).

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Xin ông chủ tịch cho biết sự khác nhau chủ yếu nào sau khi tỉnh TTH chuyển thành tp TTTW, người dân Huế sẽ được lợi gì? (nhất là về chất lượng cuộc sống của người dân; các dịch vụ công…).
Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.

Câu hỏi của bạn Hạnh Phước Nguyễn, (Coment Fanpage): Xin ông Chủ tịch cho biết khái quát về định hướng Quy hoạch chung đô thị toàn tỉnh TTH mà Tỉnh và các đơn vị có liên quan đang được thực hiện (sau khi đã được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ QH): Tiến độ các khâu triển khai; định hướng phát triển không gian đô thị, quy mô, diện tích, dân số vùng xác định nội thị; định hướng cho các khu chức năng; xác định khu vực trung tâm? ...
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang:

1. Về tiến độ triển khai: Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt NVQH, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 22/11/2022 để tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó bao gồm: Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch; Tổ chức lập đồ án quy hoạch, trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án trước ngày 30/3/2023.

2. Về định hướng phát triển không gian:

- Xác định các mối liên kết tương hỗ về không gian giữa đô thị Thừa Thiên Huế với các đô thị lớn trong vùng, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất phạm vi khu vực được xác định là đô thị trung tâm, hướng phát triển mở rộng đô thị Huế hiện tại, các khu vực đô thị hóa liền kề tại Hương Thủy, Hương Trà, các khu vực đô thị vệ tinh về phía Bắc tại Phong Điền, Quảng Điền, về phía Nam tại Phú Lộc (bao gồm cả khu vực Chân Mây - Lăng Cô), về phía Tây tại Nam Đông, A Lưới để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.

- Xác định quy mô các đô thị trong mô hình cấu trúc đô thị, các khu chức năng, các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển. Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị, xác định tính chất và nguyên tắc kiểm soát phát triển.

- Đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho khu vực dân cư hiện hữu (dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ...). Xác định các khu vực cần bảo tồn xen lẫn trong khu vực đô thị; nhận diện và đề xuất giải pháp cho các không gian mang tính đặc trưng riêng của Huế như di sản Kinh thành, không gian sông Hương; các di sản văn hóa, lịch sử; di sản đô thị (các khu vực phố cổ, thương cảng, thành cổ)… 

- Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo; khu cần bảo tồn, tôn tạo (khoanh vùng, xác định lại ranh giới khu phố cổ, khu phố cũ v.v... và các khu chức năng đặc biệt để đề xuất các vấn đề về bảo tồn, bảo vệ, cho phép phát triển, giữ nguyên v.v...);

- Đề xuất ý tưởng, các mục tiêu, định hướng phát triển và mở rộng đô thị. Vị trí, vai trò các khu vực đô thị phát triển mới trong mối liên hệ tổng thể. Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng; Ngưỡng phát triển về mật độ xây dựng và tầng cao, quy định các loại hình kiến trúc cho từng khu vực.

- Xác định hệ thống trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ (phát triển hệ thống thương mại dịch vụ đô thị, bao gồm các trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm...), trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp đô thị;

- Xác định các vùng, các không gian có đặc trưng riêng của Thừa Thiên Huế cần có nghiên cứu, kiểm soát phát triển riêng so với không gian chung như Không gian ven biển; Không gian đồi núi gắn với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; khu vực đồi núi các huyện A Lưới, Nam Đông. Xác định các không gian trống chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan hàng năm như vùng ngập lũ theo lưu vực sông Hương, sông Bồ; các khu vực có địa chất yếu dễ hình thành điểm sạt lở mùa mưa bão để kiểm soát hoạt động xây dựng;

- Nghiên cứu về ranh giới, định hướng phát triển khu vực nông thôn, trong đó làm rõ mối liên hệ giữa không gian khu vực nông thôn với đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh.

- Thiết kế đô thị: Đề xuất khung thiết kế đô thị tổng thể và khung thiết kế đô thị cho đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh gắn với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hoá, cảnh quan đô thị Thừa Thiên Huế, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh - mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, tầng cao trung bình - điển hình – tối đa cho các khu vực.  Định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực.

- Rà soát và điều chỉnh các khu vực có khống chế về tầng cao và mật độ chưa phù hợp với các tiêu chí bảo tồn kết hợp phát triển được xác định qua khung thiết kế đô thị. Xác định các khu vực kiểm soát linh hoạt theo điều kiện riêng của vị trí địa điểm, tính chất chức năng sử dụng đất, mối liên hệ với hệ thống cảnh quan và không gian di tích lân cận.  

3. Quy mô, diện tích, dân số:

a) Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 4.947 km2.

b) Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa:

- Năm 2030: Dân số toàn đô thị khoảng 1.500.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 65% - 70%.

- Năm 2045: Dân số toàn đô thị khoảng 1.850.0000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 70% - 75%.

c) Dự báo nhu cầu đất đai:

- Đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 40.500 - 41.500 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 17.500 - 18.500 ha;

- Đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 50.000 - 51.000 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 21.000 - 22.000 ha.

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản: Thưa đồng chí, để lên thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế đã đầy đủ điều kiện các tiêu chí mà Bộ chính trị đưa ra chưa? Còn những khó khăn và vướng mắc nào cần tháo gỡ trên bước đường Thừa Thiên Huế lên thành phố trực Thuộc Trung ương?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:
Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh năm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản: Thưa ông Nguyễn Văn Phương, đồng chí cho biết Thừa Thiên Huế đã ban hành những chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, nhất là yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư? Xin đồng chí cho biết những chính sách này đã đưa vào thực tiễn như thế nào?
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:
Điều đặc biệt quan tâm của tỉnh là tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ để phát huy hết năng lực của đội ngũ CBCCVC. Chính vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh, nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, chỉ số hiệu quả quản trị công cũng như đẩy mạnh CCHC để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển;

Về chính sách trong tuyển dụng công chức, một mặt tỉnh đã tạo ra cơ chế cạnh tranh công bằng, công khai trong thi tuyển, xét tuyển, mặt khác đã có những chính sách ưu tiên xét tuyển cho những những người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi; người tốt nghiệp thủ khoa đại học ở trong nước và tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài; người có kinh nghiệm công tác, người có tài năng, năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, TDTT... Những chính sách như vậy đã góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhiều người tài cho địa phương.

Trong 04 năm, từ 2019 đến nay, đã tuyển dụng được 2.212 viên chức, trong đó có 337 người là sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi trở lên, chiếm 15,23% viên chức trúng tuyển.

Tỉnh cũng đã có những chính sách bồi dưỡng và tiếp tục đào tạo để nâng cao chất lượng và giữ chân công chức, viên chức như: Kế hoạch số 61 về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Đề án 02 về đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các cơ sở nước ngoài; Đề án 03 về đào tạo cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở; Quyết định số 46 quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục thực hiện Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

Trong lĩnh vực y tế, để góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 33/2022/NQ-HĐND Quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực bác sĩ cho ngành Y tế của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. Đối tượng áp dụng gồm: Giáo sư, bác sĩ; phó giáo sư, bác sĩ; tiến sĩ, bác sĩ; bác sĩ chuyên khoa cấp II; thạc sĩ, bác sĩ; bác sĩ chuyên khoa cấp I; bác sĩ nội trú; bác sĩ đa khoa tốt nghiệp từ loại khá trở lên có nguyện vọng về làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn tỉnh. Đối tượng thu hút được hưởng trợ cấp 1 năm từ 35 triệu đến 300 triệu, thời gian hưởng trợ cấp là 5 năm.

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản: Thưa Chủ tịch UBND tỉnh, để bảo đảm mọi người dân của Thừa Thiên Huế được tiếp cận bình đẳng, thuận lợi, đầy đủ với chất lượng ngày càng cao các dịch vụ công thiết yếu. Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, ổn định dân cư vùng đầm phá, làng chài; hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thừa Thiên Huế đã có những chính sách, việc làm cụ thể nào? Thưa đồng chí, được biết những chính sách và việc làm cụ thể trong tirru chí này đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, xin đồng chí hãy cho người dân Thừa Thiên Huế được biết cụ thể hơn về điều này?
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:
Hiện nay, Đảng, nhà nước, cả hệ thống chính trị đang tích cực triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG đó là: CTMTQG xây dựng Nông thôn mới, CTMTQG giảm nghèo bền vững; CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân  tộc thiểu số và miền núi. Năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các CT này, có thể ghi nhận bằng các kết quả sau:

1. Về huy động nguồn lực: 

Tổng huy động nguồn lực thực hiện các CTMTQG tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 dự kiến khoảng 3.889.059 triệu đồng; trong đó tổng vốn đầu tư phát triển là 557.061 triệu đồng.

2. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu

a) CTMTQG xây dựng nông thôn mới: 

- Ước đến cuối năm 2022: có 67 xã/94 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 71,3%, hoàn thành kế hoạch năm 2022.   Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 17,44 tiêu chí/xã.  Đối với xã đạt chuẩn nâng cao: Dự kiến đến cuối năm có thêm 03 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao lên 05 xã.  

- Đã tổ chức thành công Lễ công bố thị xã Hương Thủy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Lễ công bố huyện Quảng Điền đạt chuẩn nông thôn mới. 

b) CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phấn đấu đến hết năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3% trở lên. 

c) CTMTQG giảm nghèo bền vững: Phấn đấu đến hết năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 0,8%. 

Liên quan đến công tác giảm nghèo, dân tộc, tôn giáo ... đề nghị các Sở LĐTBXH, Ban Dân tộc, Sở Nội vụ ... tham mưu UBND tỉnh trả lời cụ thể hơn.

Câu hỏi của bạn Facebook Đô thị Huế - Project & Construction, Facebook Đô thị Huế - Project & Construction: Xin hỏi thời điểm nào sẽ trình QH bỏ phiếu và nếu QH thông qua thì hiệu lực sau đó bao lâu ạ. Nhiều người đang làm CCCD gắn chip có nên chờ lên TP rồi làm luôn để giảm bớt phải thay đổi nhiều lân không? Được biết Tỉnh đang dự kiến phương án lên Tp với việc thành lập 3 quận. Về tên gọi ngoài 2 quận trung tâm dự kiến là Thuận Hóa, Phú Xuân cũng nên nghiên cứu quận thứ 3 với tên quậnThừa Thiên thay quận Hương Thủy
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:
Lộ trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được tỉnh cân nhắc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các quy định của pháp luật; trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ bước đầu của Đề án. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 22/11/2022 để triển khai thực hiện Đề án, dự kiến trình các cơ quan của Chính phủ trong quý IV năm 2023 và trình Quốc hội trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024. Vấn đề hiệu lực của Nghị quyết Quốc hội là bao lâu thì sẽ căn cứ thep pháp luật hiện hành, Quốc hội sẽ quyết định việc này.

  Quá trình xây dựng Đề án và trình Quốc hội quyết định là còn nhiều thời gian, vấn đề làm căn cước công dân thì vẫn phải tiến hành bình thường để đảm bảo theo đúng quy định của luật. Các vấn đề liên quan đến giấy tờ tùy thân sẽ được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, kịp thời hướng dẫn chính quyền địa phương các cấp triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân, không thu phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi địa giới hành chính. Trường hợp chưa chuyển đổi thì các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn vẫn được tiếp tục sử dụng.

    Việc lựa chọn phương án tên gọi như thế nào là còn bàn bạc, lấy ý kiến nhiều nhiều cấp, nhiều ngành và người dân. Dự kiến về tên gọi của các quận, trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn những danh xưng nổi tiếng, mang đậm bản sắc văn hóa gắn với vùng đất Huế, kết hợp với việc đảm bảo một số tiêu chí cơ bản có tính định hướng các tiêu chí cơ bản sau: Một là, phải dựa vào tính lịch sử; hai là, tên gọi phải có tính phổ biến, quen thuộc, gần gũi và gắn bó với nhân dân, được nhân dân tiếp nhận một cách tự nhiên trong cuộc sống đời thường; ba là, tên gọi phải có tính đại diện tương đối cho một vùng đất, một khu vực được phân chia các đơn vị hành chính; bốn là, phải đảm bảo tính tương xứng, phù hợp giữa nguồn gốc lịch sử và sự tiêu biểu của danh xưng với mức độ, quy mô của đơn vị hành chính được đặt tên.

 

Câu hỏi của bạn Facebook Hoàng Hải, Facebook Hoàng Hải: Xin chào chương trình, hôm nay tôi đọc bài báo trên báo Thanh niên ngày 17/11/2022 có tiêu đề TP.Huế dự kiến chia làm 2 quận khi Thừa Thiên - Huế trực thuộc trung ương. Tôi chưa hiểu là chỉ tách quận mà giữ Thành phố Huế theo mô hình Thành phố Huế trong Thành phố trực thuộc trung ương Thừa Thiên Huế hay sao? Tách quận nhưng đề nghị giữ theo mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc trung ương. Tức là Thành phố Huế trong thành phố trực thuộc trung ương Thừa Thiên Huế.
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:
Dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không có mô hình thành phố Huế trong Thành phố trực thuộc trung ương mà mô hình thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 01 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 06 phường (Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Hải + Điền Hải, Điền Lộc + Điền Hòa, thị trấn Phong Điền + Phong Thu) và 06 xã (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương + Điền Môn). Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở ĐGHC huyện Phong Điền.

- Thị xã Hương Trà nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở ĐGHC xã Hương Toàn.

- Thành lập huyện mới trên cơ sở ĐGHC huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

- Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng.

Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 10 ĐVHC cấp xã (giảm 21 xã và 01 thị trấn, tăng 12 phường), còn 131 ĐVHC cấp xã (74 xã, 51 phường, 06 thị trấn).

Câu hỏi của bạn Lê Hữu Lam , Chủ tịch Công ty Lâm Hoàng ĐT: 0913.479.129 - 0905.826.649: Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị là cơ hội rất lớn, tạo tiền đề để phát triển Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay và sau này. Tuy nhiên “Muốn trị được bệnh, phải chuẩn đoán đúng bệnh” , thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị tôi thấy rằng Thừa Thiên Huế chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, nhưng bên cạnh đó thách thức lại nhiều hơn. Vậy kính mong Chủ tịch chỉ rõ những thách thức của Thừa Thiên Huế hiện nay, để từ đó có những giải pháp sát thực, khả thi nhằm sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương và tạo tiền đề cho việc phát triển thành phố Huế sau này.
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:
Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh năm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

 


[1]Đề án Thành phố Festival theo Quyết định 143/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố Văn hóa thứ 3 của ASEAN kể từ năm 2014 sau Cebu (Philippines) và Singapore; “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận năm 2016.

Câu hỏi của bạn Lê Hữu Lam, Chủ tịch Công ty Lâm Hoàng ĐT: 0913.479.129 - 0905.826.649: Trong Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã nêu rất rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương, trong đó tôi rất tâm đắc cụm từ “ Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy phát triển … “ . Vậy tỉnh đã có những giải pháp đột phá toàn diện nào để huy động mọi nguồn lực, bao gồm cả Trung Ương, trong và ngoài nước, tại địa phương (người dân và doanh nghiệp), theo tôi cả nguồn lực lớn và nhỏ để phục vụ cho sự phát triển nhanh, nhằm đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương.
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:
Những giải pháp đột phá toàn diện để huy động mọi nguồn lực, bao gồm cả Trung Ương, trong và ngoài nước, tại địa phương (người dân và doanh nghiệp)

Triển khai hiệu quả Kế hoạch 231/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, phân bổ vốn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết, có tính lan toả, động lực.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Tăng cường các biện pháp để quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; đồng thời, tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong dân thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú trọng phát triển kinh tế tập thể. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành các vùng có quỹ đất tập trung có quy mô lớn làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Tranh thủ tối đa và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm, quy mô lớn. Thực hiện tốt việc đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). 
Câu hỏi của bạn Lê Hữu Lam , Chủ tịch Công ty Lâm Hoàng ĐT: 0913.479.129 - 0905.826.649:
Bất kỳ sự phát triển nào thì yếu tố con người mang tính chất quyết định, hơn nữa lại đặt ra trong bối cảnh hiện nay của Thừa Thiên Huế là đang thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh, nhất là đội ngũ người đứng đầu các cấp, các ngành phải là người “ Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, làm việc với cường độ nhanh và quyết liệt. Vậy tỉnh đã có giải pháp nào về công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cực kỳ nhanh và bền vững theo mốc thời gian trong Nghị quyết 54 là đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương và đạt được đầy đủ mục tiêu, tầm nhìn mà Nghị quyết 54 đã chỉ rõ.

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chính phủ đã hành Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; Tỉnh ủy đã ban hành chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03/2/2020 thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, theo đó xác định Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Trong đó nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:

Tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị cùng cấp theo phương châm uchủ động, kịp thời, minh bạch”. Coi trọng nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế theo đúng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, bảo đảm có đủ kỹ năng, trình độ giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tư duy và lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường thực hiện cơ chế một cửa liên thông. Kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Từng bước xã hội hóa và tách các dịch vụ công ra khỏi chức năng quản lý nhà nước.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, nhất là quản lý xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc đô thị; quản lý, cân đối ngân sách. Đổi mới công tác kế hoạch hóa. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, chuẩn bị bộ máy cho việc hình thành các đô thị tương lai; quan tâm đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ở khu vực nông thôn.

          Trên cơ sở nhiệm vụ và giải pháp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đã ban hanh Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 28/3/2020 để triển khai chương trình hành động của Tỉnh ủy và xác định Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh với mục tiêu là Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, nhất là yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với các nhiệm vụ trọng tâm chính như:

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, lợi thế của tỉnh trong bối cảnh mới, nhất là yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Ban hành cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phát huy có hiệu quả đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học để hình thành đội ngũ chuyên gia, cán bộ KH&CN đầu đàn trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn và lợi thế của Tỉnh.

- Tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, xuất khẩu lao động trong đó ưu tiên đào tạo lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Qua các phương tiện truyền thông gần đây tôi được biết, về mô hình TP TTTW trong tương lai dự kiến sẽ chọn phương án 3 quận, 2 thị xã, 4 huyện (nhập Nam Đông và Phú Lộc). Tuy nhiên xin ông cho biết cơ sở nào để tỉnh dự kiến chọn phương án này, trong khi đó có vẽ như chúng ta phải “gò” để có đáp án đẹp nhằm đạt mục tiêu lên TP TTTW mà chưa tính đến các yếu tố về đặc thù văn hóa, truyền thống con người, yếu tố giao thông, địa lý… khi điều chỉnh nhập gộp các đơn vị hành chính. Cụ thể là chuyển phương án chuyển xã Dương Hòa từ Thị xã Hương Thủy sang thị xã Hương Trà tôi thấy chưa hợp lý bởi vì về yếu tố địa lý, văn hóa và giao thông kết nối của xã này với trung tâm thị xã Hương Trà là rất cách trở? (cần làm rõ!)
Trả lời của ông Bạch Chơn Đông - Giám đốc Sở Nội vụ:

Đối với phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo nhiều ngành, nhiều cấp nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Trung ương; bên cạnh đó, tranh thủ tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành của Trung ương. Theo đó, về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh xác định cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững.

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); trong đó có phương án: Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

Vấn đề cho rằng phương án chuyển xã Dương Hòa từ thị xã Hương Thủy sang thị xã Hương Trà chưa hợp lý bởi vì về yếu tố địa lý, văn hóa và giao thông kết nối của xã này với trung tâm thị xã Hương Trà là rất cách trở: Vấn đề này UBND tỉnh đã nghiên cứu rất kỹ và lấy ý kiến các cấp, các ngành; liên quan đến các vấn đề nêu trên UBND tỉnh đã tính toán và có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng để kết nối, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong quá trình sinh hoạt cũng như sự hoạt động của các cấp chính quyền.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Cách chia các quận cũng còn mang tính cơ học, và không thể hiện sự gắn kết giữa các nơi các vùng trong quận (nếu nói lấy ranh giới sông Hương để chia TP hiện hữu thành 2 quận thì cũng không phải): khi chia quận phía Nam kéo dài từ Thủy Bằng về tới Thuận An và lấy cả Hải Dương (Bắc sông Hương), đề nghị giải thích rõ về việc phân chia này, chất lượng và khoảng các trình độ phát triển giữa phương trung tâm như Phú Hội với phường vùng ven như Phú Dương, Thuận An, là quá lớn? Tương tự bên quận phía Bắc cũng vậy, phường Đông Ba chênh lệch lớn với phường Hương Phong, Hương Hồ… Quận Hương Thủy sau khi sắp xếp chỉ còn 7 đơn vị hành chính có đủ theo quy định không?
Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:
Đối với phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh đã chỉ đạo nhiều ngành, nhiều cấp nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Trung ương; bên cạnh đó, tranh thủ tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành của Trung ương. Theo đó, về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh xác định cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững.

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 03 quận; cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

Dự kiến, sau khi thành lập Quận Hương Thủy sẽ có 07 đơn vị hành chính phường; theo quy định tại Nghị quyết 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính thì số đơn vị trực thuộc quận phải là 10 phường trở lên. Tuy nhiên, theo quy định tại các Nghị quyết sửa đổi của Quốc hội đã có quy định những trường hợp đặc thù đối với các đô thị thành lập để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận; do đó, trong quá trình xây dựng Đề án của tỉnh sẽ có nhiều thuận lợi khi áp dụng Nghị quyết và là cơ hội để Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều thuyết phục hơn đối với các cơ quan Trung ương./.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Cho biết nếu phương án 3 quận được lựa chọn là thông qua Huế lên TP TTTW thì việc sắp xếp con người, tổ chức bộ máy và trụ sở làm việc như thế nào? Trong đó trung tâm hành chính – chính trị của quận phía Bắc sẽ đặt tại đâu? Đã tính toán phương án này để đưa vào quy hoạch chung xây dựng đô thị TTH chưa?
chuyenvien1.snv:
- Vấn đề này sẽ triển khai trong quá trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó:

+ Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi hình thành phải bảo đảm theo hướng tinh gọn, hợp lý, không làm tăng thêm đầu mối các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương; bảo đảm quốc phòng, an ninh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Khi xây dựng đề án, UBND tỉnh sẽ đánh giá, phân loại, dự kiến bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp, xác định số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế; việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải có lộ trình hợp lý đảm bảo theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước và phù hợp với thực tế.

- Liên quan đến trụ sở Trung tâm hành chính của quận phía Bắc sẽ được tính toán cụ thể theo hướng thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan hành chính nhà nước. Việc bố trí trụ sở sẽ thực hiện theo hướng sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện có của các đơn vị hành chính cấp xã trước khi tiến hành sắp xếp, thành lập./.

Câu hỏi của bạn Thanh Hằng, Quảng Điền: Tôi được biết mục tiêu của tỉnh là năm 2025 Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, xin hỏi tỉnh sẽ có những chiến lược đột phá gì để hoàn thành được mục tiêu này khi mà thời gian thực hiện chỉ còn hơn 2 năm nữa?
chuyenvien2.skhdt:
Tỉnh sẽ dốc toàn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, Tập trung hoàn thành và triển khai hiệu quả các quy hoạch, đề án quan trọng. Hoàn thành các quy hoạch, đề án: (1) Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065[1]; (3) Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; (4) Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (5) Đề án thành lập thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; (6) xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; (6) Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế.

Thứ hai, Tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Triển khai hiệu quả Kế hoạch 231/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, phân bổ vốn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết, có tính lan toả, động lực.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Tăng cường các biện pháp để quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; đồng thời, tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong dân thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú trọng phát triển kinh tế tập thể. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành các vùng có quỹ đất tập trung có quy mô lớn làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Tranh thủ tối đa và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm, quy mô lớn. Thực hiện tốt việc đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên các lợi thế ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Trong đó, du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistic, đào tạo nguồn nhân lực là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là bứt phá; kinh tế biển là thiết yếu.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả quy hoạch; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị và phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030[2] và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, thành phố Huế mở rộng đạt chuẩn đô thị loại I; xây dựng huyện Phong Điền đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Chân Mây đạt tiêu chí đô thị loại III; nâng cấp và hình thành các đô thị mới: Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Thanh Hà, Phú Mỹ, Phong An, Điền Lộc đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Uu tiên đầu tư xây dựng phát triển khung hạ tầng, phát triển đô thị như: Tuyến đường bộ ven biển, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, Đường vành đai 3, Đường Mỹ An - Thuận An, Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2, Hạ tầng Khu đô thị mới Thuận An theo chương trình phát triển đô thị của tỉnh. Hoàn thiện hạ tầng đô thị thành phố Huế; ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Phong Điền, nâng cấp đô thị thị xã Hương Trà và Hương Thuỷ theo định hướng phát triển của Tỉnh.

Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu; đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại hạ tầng cấp điện, nước, chiếu sáng, viễn thông, thoát nước, xử lý nước thải,... phục vụ tốt dân sinh và chức năng đô thị hiện đại, thông minh.

Một số dự án sẽ triển khai trong thời gian tới: như danh mục các dự án trọng điểm giai đoạn 2022-2025 ở câu hỏi 04.

Đặc biệt như:

- Khởi công cầu vượt sông Hương và Đường Nguyễn Hoàng

- Động thổ Trung tâm Thương mại Aone Mall

- Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài

- Hoàn thành và đưa vào hoạt động Cảng Hàng không T2

- Dự án Đầu tư xây dựng bến tổng hợp – container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây


[1] Đã được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tại Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022

[2] Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Theo như mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025 khi trở thành TP TTTW thì TTH sẽ tự chủ được ngân sách vậy hiện nay mục tiêu đó có khả năng đảm bảo không? Những cơ sở để đảm bảo mục tiêu đó là gì?
Trả lời của ông Nguyễn Hữu Tín - Phó Giám đốc Sở Tài chính:

Mục tiêu theo Nghị quyết 54-NQ-BCT đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ là địa phương tự cân ngân sách. Hiện nay, theo dự toán NSNN năm 2023 được Quốc hội, Chính phủ giao, địa phương vẫn đang là địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương. Tuy nhiên, mức bổ sung cân đối của năm 2023 so với năm 2022 giai đoạn ổn định trước đây đã giảm đến gần 45%. Tỷ lệ cân đối thu/chi theo dự toán giao năm 2023 là 82% (cao hơn nhiều so với năm 2022 tỷ lệ này là 65%, tăng đến 17%). Với tốc độ thu NSNN giai đoạn 2020 - 2022 tăng bình quân đến 15 - 16%/năm, phấn đấu năm 2025 tỉnh sẽ đảm bảo tỷ lệ thu/chi cân đối là 100% là địa phương tự đảm bảo cân đối ngân sách.

Những cơ sở để đảm bảo mục tiêu đó là: 

- Nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phải ổn định, tốc độ tăng thu NSNN đảm bảo không thấp hơn tốc độ tăng thu của giai đoạn trước. Muốn như vậy thì cần có sự nỗ lực của các ngành, các cấp đảm bảo nguồn thu bền vững, phát triển thêm các nguồn thu mới. Ngoài các giải pháp chính sách trong việc quản lý nguồn thu thuế mà ngành Thuế, Tài chính, Hải quan đã thực hiện như hiện nay, Tỉnh cần ưu tiên kêu gọi, tạo điều kiện các dự án đầu tư được triển khai thực hiện trong giai đoạn sắp tới. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử. 

- Chi ngân sách đảm bảo theo dự toán giao, đảm bảo phân bổ ngân sách tiết kiệm, tránh dàn trãi, lãng phí; đồng thời ưu tiên tăng chi đầu tư giảm dần chi thường xuyên. Huy động tối đa nguồn lực ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thi, hạ tầng phát triển phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế, tạo tiền đề cơ sở vật chất để đưa Huế lên thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đảm bảo nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án theo Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương.

Câu hỏi của bạn Phú Lê, Thành phố Huế: Xin lãnh đạo tỉnh cho biết lộ trình đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đang được thực hiện thế nào? Sự khác biết giữa thành phố Huế hiện tại với thành phố Huế khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương? và những người dân chúng tôi được lợi ích gì khi thành phố Huế dần mất đi sự tĩnh lặng vốn có của một vùng đất cố đô?
Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Thừa Thiên Huế là Cố đô còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam – tự hào là nơi gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại. Thừa Thiên Huế có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, có vị trí chiến lược trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thời gian qua tỉnh đã quy hoạch khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản; Khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội (Hoàng thành); di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế; khôi phục các công trình văn hóa, các lễ hội văn hóa, phong tục tập quán xưa, phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh gắn với chính sách dãn dân để duy trì mật độ dân cư, giao thông hợp lý.



Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương

Ngoài ra, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm về phát triển đô thị.

Với sự quan tâm, chỉ đạo định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay sau khi Nghị quyết 54/NQ-TW ban hành, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành mục tiêu mở rộng thành phố Huế theo Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diện tích tăng từ 70,61 km2 lên 265,99 km2; quy mô dân số tăng từ 355.789 người lên 652.572 người; số đơn vị hành chính cấp xã tăng từ 27 lên 36 đơn vị) giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đã được UBTVQH ban hành Nghị quyết Số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó có tính đến yếu tố đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; được Thủ tướng Chính phủ thông qua một số chính sách đặc thù tại Thông báo 410 và Thông báo 269, làm cơ sở để tỉnh phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá; đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đang gấp rút xây dựng các Đề án, Quy hoạch dự kiến trình trong năm 2023 như: Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dù vậy, để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh nằm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.

[1]Đề án Thành phố Festival theo Quyết định 143/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố Văn hóa thứ 3 của ASEAN kể từ năm 2014 sau Cebu (Philippines) và Singapore; “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận năm 2016.

Câu hỏi của bạn Homestay & Farmstay tại Huế, Facebook: Xin Tỉnh cho biết tiến trình trở thành TP TTTW hiện nay được triển khai cụ thể như thế nào rồi? Những thời cơ của Huế khi trở thành TP TTTW!? Xin cảm ơn!
Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Thừa Thiên Huế là Cố đô còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam – tự hào là nơi gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại. Thừa Thiên Huế có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, có vị trí chiến lược trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thời gian qua tỉnh đã quy hoạch khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản; Khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội (Hoàng thành); di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế; khôi phục các công trình văn hóa, các lễ hội văn hóa, phong tục tập quán xưa, phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh gắn với chính sách dãn dân để duy trì mật độ dân cư, giao thông hợp lý.

Ngoài ra, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm về phát triển đô thị.



Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương

Với sự quan tâm, chỉ đạo định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay sau khi Nghị quyết 54/NQ-TW ban hành, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành mục tiêu mở rộng thành phố Huế theo Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diện tích tăng từ 70,61 km2 lên 265,99 km2; quy mô dân số tăng từ 355.789 người lên 652.572 người; số đơn vị hành chính cấp xã tăng từ 27 lên 36 đơn vị) giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đã được UBTVQH ban hành Nghị quyết Số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó có tính đến yếu tố đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; được Thủ tướng Chính phủ thông qua một số chính sách đặc thù tại Thông báo 410 và Thông báo 269, làm cơ sở để tỉnh phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá; đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đang gấp rút xây dựng các Đề án, Quy hoạch dự kiến trình trong năm 2023 như: Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dù vậy, để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh nằm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.

[1]Đề án Thành phố Festival theo Quyết định 143/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố Văn hóa thứ 3 của ASEAN kể từ năm 2014 sau Cebu (Philippines) và Singapore; “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận năm 2016.

Câu hỏi của bạn Nghiêm Chí Thành, Huế: Triển khai thực hiện Nghị quyết 54 tỉnh có thuận lợi, thách thức nào?
Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Thừa Thiên Huế là Cố đô còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam – tự hào là nơi gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại. Thừa Thiên Huế có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, có vị trí chiến lược trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thời gian qua tỉnh đã quy hoạch khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản; Khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội (Hoàng thành); di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế; khôi phục các công trình văn hóa, các lễ hội văn hóa, phong tục tập quán xưa, phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh gắn với chính sách dãn dân để duy trì mật độ dân cư, giao thông hợp lý.



Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương

Ngoài ra, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm về phát triển đô thị.

Với sự quan tâm, chỉ đạo định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay sau khi Nghị quyết 54/NQ-TW ban hành, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành mục tiêu mở rộng thành phố Huế theo Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diện tích tăng từ 70,61 km2 lên 265,99 km2; quy mô dân số tăng từ 355.789 người lên 652.572 người; số đơn vị hành chính cấp xã tăng từ 27 lên 36 đơn vị) giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đã được UBTVQH ban hành Nghị quyết Số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó có tính đến yếu tố đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; được Thủ tướng Chính phủ thông qua một số chính sách đặc thù tại Thông báo 410 và Thông báo 269, làm cơ sở để tỉnh phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá; đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đang gấp rút xây dựng các Đề án, Quy hoạch dự kiến trình trong năm 2023 như: Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dù vậy, để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh nằm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.


Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Cho biết nếu phương án 3 quận được lựa chọn là thông qua Huế lên TP TTTW thì việc sắp xếp con người, tổ chức bộ máy và trụ sở làm việc như thế nào? Trong đó trung tâm hành chính – chính trị của quận phía Bắc sẽ đặt tại đâu? Đã tính toán phương án này để đưa vào quy hoạch chung xây dựng đô thị TTH chưa?
chuyenvien1.snv:

- Vấn đề này sẽ triển khai trong quá trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó:

+ Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi hình thành phải bảo đảm theo hướng tinh gọn, hợp lý, không làm tăng thêm đầu mối các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương; bảo đảm quốc phòng, an ninh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Khi xây dựng đề án, UBND tỉnh sẽ đánh giá, phân loại, dự kiến bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp, xác định số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế; việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải có lộ trình hợp lý đảm bảo theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước và phù hợp với thực tế.

- Liên quan đến trụ sở Trung tâm hành chính của quận phía Bắc sẽ được tính toán cụ thể theo hướng thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan hành chính nhà nước. Việc bố trí trụ sở sẽ thực hiện theo hướng sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện có của các đơn vị hành chính cấp xã trước khi tiến hành sắp xếp, thành lập./.

Câu hỏi của bạn Lê Hữu Lam , Chủ tịch Công ty Lâm Hoàng ĐT: 0913.479.129 - 0905.826.649:

Bất kỳ sự phát triển nào thì yếu tố con người mang tính chất quyết định, hơn nữa lại đặt ra trong bối cảnh hiện nay của Thừa Thiên Huế là đang thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh, nhất là đội ngũ người đứng đầu các cấp, các ngành phải là người “ Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, làm việc với cường độ nhanh và quyết liệt. Vậy tỉnh đã có giải pháp nào về công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cực kỳ nhanh và bền vững theo mốc thời gian trong Nghị quyết 54 là đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương và đạt được đầy đủ mục tiêu, tầm nhìn mà Nghị quyết 54 đã chỉ rõ.

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chính phủ đã hành Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; Tỉnh ủy đã ban hành chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03/2/2020 thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, theo đó xác định Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Trong đó nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau:

Tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, tạo sự thng nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị cùng cấp theo phương châm uchủ động, kịp thời, minh bạch”. Coi trọng nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề ra các chủ trương, đường lối đúng đắn xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế theo đúng các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, bảo đảm có đủ kỹ năng, trình độ giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tư duy và lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường thực hiện cơ chế một cửa liên thông. Kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Từng bước xã hội hóa và tách các dịch vụ công ra khỏi chức năng quản lý nhà nước.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, nhất là quản lý xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc đô thị; quản lý, cân đối ngân sách. Đổi mới công tác kế hoạch hóa. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, chuẩn bị bộ máy cho việc hình thành các đô thị tương lai; quan tâm đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ở khu vực nông thôn.

          Trên cơ sở nhiệm vụ và giải pháp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đã ban hanh Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 28/3/2020 để triển khai chương trình hành động của Tỉnh ủy và xác định Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh với mục tiêu là Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, nhất là yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với các nhiệm vụ trọng tâm chính như:

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, lợi thế của tỉnh trong bối cảnh mới, nhất là yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Ban hành cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phát huy có hiệu quả đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học để hình thành đội ngũ chuyên gia, cán bộ KH&CN đầu đàn trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn và lợi thế của Tỉnh.

- Tổ chức đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, xuất khẩu lao động trong đó ưu tiên đào tạo lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Câu hỏi của bạn Lê Hữu Lam, Chủ tịch Công ty Lâm Hoàng ĐT: 0913.479.129 - 0905.826.649: Trong Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã nêu rất rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương, trong đó tôi rất tâm đắc cụm từ “ Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy phát triển … “ . Vậy tỉnh đã có những giải pháp đột phá toàn diện nào để huy động mọi nguồn lực, bao gồm cả Trung Ương, trong và ngoài nước, tại địa phương (người dân và doanh nghiệp), theo tôi cả nguồn lực lớn và nhỏ để phục vụ cho sự phát triển nhanh, nhằm đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương.
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Những giải pháp đột phá toàn diện để huy động mọi nguồn lực, bao gồm cả Trung Ương, trong và ngoài nước, tại địa phương (người dân và doanh nghiệp)

Triển khai hiệu quả Kế hoạch 231/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, phân bổ vốn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết, có tính lan toả, động lực.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Tăng cường các biện pháp để quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; đồng thời, tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong dân thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú trọng phát triển kinh tế tập thể. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành các vùng có quỹ đất tập trung có quy mô lớn làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Tranh thủ tối đa và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm, quy mô lớn. Thực hiện tốt việc đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). 
Câu hỏi của bạn Xuân Trung Nguyễn, TP Huế : Xin Chủ tịch vui lòng cho biết tầm nhìn, định hướng và kế hoạch của UBND Tỉnh về phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp của địa phương trong thời gian tới. Đặc biệt là nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp từ nay cho đến năm 2025

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội Nguyễn Hữu Phước:

Về vấn đề này, hiện nay UBND tỉnh đã ban hành các văn bản:
1. Chương trình hành động số 432/CTr-UBND ngày 16/11/2022 thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 13/5/2022 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung xây dựng triển khai thực hiện các Đề án, Kế hoạch:
a) Đề án rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) công lập tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động kỹ thuật – dịch vụ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đảm bảo nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đến năm 2030.
b) Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giáo dục nghề nghiệp; Kế hoạch chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025 và một số kế hoạch liên quan GDNN. Việc xây dựng các kế hoạch nói trên sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh có cơ hội sử dụng phần mềm trong quản lý, số hoá văn bản tài liệu, xây dựng thư viện và học liệu số, giảng dạy trực tuyến một số học phần phù hợp. Việc chuyển đổi số giúp đổi mới hoạt động dạy và học đều theo hướng giảm lý thuyết giảng dạy, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, gắn học lý thuyết với thực hành. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19, việc chuyển đổi từ giáo dục truyền thống sang giáo dục số ngày càng trở nên cấp thiết. Với quyết tâm và kế hoạch của các trường cao đẳng, trường trung cấp vượt mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện quá trình chuyển đổi số thành công thời gian sớm nhất để góp phần đưa sự nghiệp GDNN chung của tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
2. Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 15/4/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, tập trung trên tất cả các mặt liên quan GDNN, tuy nhiên, chú trọng nhất trong việc nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
a) Chú trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý từng bước được chuẩn hóa, nhất là kỹ năng tay nghề (chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia); khắc phục tình trạng bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ. Rà soát, đối chiếu Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH  ban hành ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH để có kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo GDNN của tỉnh.
b) Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo tiêu biểu trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp để tuyên dương trong các sự kiện của ngày Kỹ năng lao động Việt Nam.
c) Nâng cao năng lực đánh giá về kiểm định chất lượng cơ sở GDNN nhằm thực hiện có hiệu quả, đúng với quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bên cạnh đó trang bị các kỹ năng, công cụ trong nâng cao hiệu quả năng suất chất lượng tạo cho người học có đủ năng lực làm việc đáp ứng đầu vào cho doanh nghiệp.


Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản: Thưa đồng chí, để lên thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế đã đầy đủ điều kiện các tiêu chí mà Bộ chính trị đưa ra chưa? Còn những khó khăn và vướng mắc nào cần tháo gỡ trên bước đường Thừa Thiên Huế lên thành phố trực Thuộc Trung ương?
Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh năm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Bá Thanh Tùng, Facebook Huế 1962 INN: Cho tôi đặt câu hỏi: trong qúa trình quy hoạch và xây dựng TP. Huế thành TP trực thuộc trung ương thì các dự án đô thị mới đã lâu từ năm 1997 đến nay vẫn chưa thực sự hoàn thành như dự án Đông Nam Thuỷ An có rất nhiều hộ vẫn chưa được cấp sổ đỏ, như lô i13 chúng tôi đã gởi hồ sơ bản vẽ để xin giấy phép xây dựng qua công ty Minh Linh và sau đó là sở xây dựng từ tháng 4/2022 nhưng đến bây giờ vẫn được cấp phép để xây nhà, cho tôi hỏi thủ tục giấy tờ như thế nào cho người dân được rõ!

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang:

1. Về nội dung áp dụng thiết kế mẫu nhà ở điển hình thuộc dự án Khu đô thị mới Đông Nam Thủy An:

Theo Quyết định số 2299/QĐ-SXD ngày 29/12/2015 của Sở Xâu dựng về việc phê duyệt mẫu nhà ở điển hình tại Khu đô thị mới Đông Nam Thủy An, lô đất ký hiệu I13 được áp dụng mẫu thiết kế nhà ở điển hình ký hiệu MT4.2b. Theo điểm d khoản 1Điều 1 Quyết định số 2299/QĐ-SXD ngày 29/12/2015: “Phương án kiến trúc mặt đứng công trình phải được Sở Xây dựng thống nhất bằng văn bản trước khi tiến hành cấp phép xây dựng trong các trường hợp sau:

-  Trường hợp chủ hộ sở hữu từ 2 lô  đất trở lên liền kề nhau, có nhu cầu điều chỉnh phương án kiến trúc mặt đứng phù hợp với công năng sử dụng.

- Trường hợp chủ hộ có nhu cầu xây dựng công trình có số tầng khác với số tầng được quy định.”

Do đó, nội dung đề nghị bổ sung mẫu nhà đối với lô đất I13 với quy mô tầng cao 4 tầng (tương đồng với mẫu thiết kế đã ban hành) là không thuộc các trường hợp được thỏa thuận điều chỉnh mẫu nhà theo Quyết định số 2299/QĐ-SXD ngày 29/12/2015.

2.  Về cơ sở thực hiện thủ tục:

Ngày 05/02/2021, Sở Xây dựng có Công văn số 515/SXD-QHKT về việc bổ sung mẫu nhà ở điển hình đối với các lô đất ký hiệu B13, B23 và Q12 trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND tỉnh tại Công văn số 979/UBND-ĐC ngày 30/01/2021 về việc xây dựng nhà ở thuộc khu vực được xem xét thực hiện chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, tại văn bản số 17/ML-CV ngày 11/5/2022 của Công ty TNHH ĐTTM Minh Linh đề nghị bổ sung mẫu nhà đối với lô đất ký hiệu I13 căn cứ Công văn số 515/SXD-QHKT ngày 05/02/2021 của Sở Xây dựng là không có cơ sở giải quyết.

3.  Triển khai thực hiện:

a)  Về xây dựng theo mẫu: Trong giai đoạn trước mắt, đối với lô đất ký hiệu I-13 và các lô đất chưa được xây dựng công trình nhà ở và đã được ban hành mẫu nhà, đề nghị Công ty TNHH ĐTTM Minh Linh thực hiện xây dựng theo mẫu nhà được duyệt trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về xây dựng, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện nay, Sở Xây dựng đã trình UBND tỉnh phê duyệt Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Đông Nam Thủy An, ngoài ra Sở Xây dựng đang phối hợp các đơn vị liên quan rà soát thẩm định điều chỉnh một số nội dung quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Đông Nam Thủy An. Do đó, đối với các trường hợp điều chỉnh mẫu nhà đã ban hành sẽ báo cáo UBND tỉnh xem xét thực hiện sau khi phê duyệt điều chỉnh cụ bộ quy hoạch và Quy định quản lý xây dựng.

b)  Về cấp phép xây dựng:

Theo điểm e khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, công trình nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn cấp phép xây dựng. Do đó, trường hợp các lô đất thuộc trường hợp NĐT phải xây dựng thô trước khi chuyển nhượng cho người dân thì được miễn cấp phép xây dựng. Hồ sơ thiết kế công trình phải được cơ quan có chức năng thẩm định theo đúng quy định.


Câu hỏi của bạn Nghiêm Chí Thành, Huế: Triển khai thực hiện Nghị quyết 54 tỉnh có thuận lợi, thách thức nào?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Thừa Thiên Huế là Cố đô còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam – tự hào là nơi gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại. Thừa Thiên Huế có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước, vị trí chiến lược trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thời gian qua tỉnh đã quy hoạch khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản; Khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội (Hoàng thành); di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế; khôi phục các công trình văn hóa, các lễ hội văn hóa, phong tục tập quán xưa, phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh gắn với chính sách dãn dân để duy trì mật độ dân cư, giao thông hợp lý.


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương

Ngoài ra, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm về phát triển đô thị.

Với sự quan tâm, chỉ đạo định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay sau khi Nghị quyết 54/NQ-TW ban hành, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành mục tiêu mở rộng thành phố Huế theo Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diện tích tăng từ 70,61 km2 lên 265,99 km2; quy mô dân số tăng từ 355.789 người lên 652.572 người; số đơn vị hành chính cấp xã tăng từ 27 lên 36 đơn vị) giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đã được UBTVQH ban hành Nghị quyết Số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó có tính đến yếu tố đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; được Thủ tướng Chính phủ thông qua một số chính sách đặc thù tại Thông báo 410 và Thông báo 269, làm cơ sở để tỉnh phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá; đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đang gấp rút xây dựng các Đề án, Quy hoạch dự kiến trình trong năm 2023 như: Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dù vậy, để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh nằm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.


[1]Đề án Thành phố Festival theo Quyết định 143/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố Văn hóa thứ 3 của ASEAN kể từ năm 2014 sau Cebu (Philippines) và Singapore; “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận năm 2016.

Câu hỏi của bạn Phú Lê, Thành phố Huế: Xin lãnh đạo tỉnh cho biết lộ trình đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đang được thực hiện thế nào? Sự khác biết giữa thành phố Huế hiện tại với thành phố Huế khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương? và những người dân chúng tôi được lợi ích gì khi thành phố Huế dần mất đi sự tĩnh lặng vốn có của một vùng đất cố đô?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Thừa Thiên Huế là Cố đô còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam – tự hào là nơi gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và toàn nhân loại. Thừa Thiên Huế có vai trò to lớn trong việc dựng nước và giữ nước vị trí chiến lược trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thời gian qua tỉnh đã quy hoạch khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản; Khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội (Hoàng thành); di dời dân cư Khu vực 1 Kinh thành Huế; khôi phục các công trình văn hóa, các lễ hội văn hóa, phong tục tập quán xưa, phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh gắn với chính sách dãn dân để duy trì mật độ dân cư, giao thông hợp lý.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương

Ngoài ra, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án trọng điểm về phát triển đô thị.

Với sự quan tâm, chỉ đạo định hướng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay sau khi Nghị quyết 54/NQ-TW ban hành, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành mục tiêu mở rộng thành phố Huế theo Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diện tích tăng từ 70,61 km2 lên 265,99 km2; quy mô dân số tăng từ 355.789 người lên 652.572 người; số đơn vị hành chính cấp xã tăng từ 27 lên 36 đơn vị) giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; đã được Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; đã được UBTVQH ban hành Nghị quyết Số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trong đó có tính đến yếu tố đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; được Thủ tướng Chính phủ thông qua một số chính sách đặc thù tại Thông báo 410 và Thông báo 269, làm cơ sở để tỉnh phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá; đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh đang gấp rút xây dựng các Đề án, Quy hoạch dự kiến trình trong năm 2023 như: Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dù vậy, để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế gặp không ít khó khăn thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, Thừa Thiên Huế được biết đến là “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”[1]. Quá trình phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải làm sao để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản; giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Thứ hai, là tỉnh có diện tích tự nhiên tương đối lớn gần 5.000 km2 và để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ, chiếm 17%; Vốn doanh nghiệp và dân cư khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm 33%,... Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh.

Thứ ba, việc phải bảo tồn di sản, gìn giữ văn hóa đặc sắc và bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo nên các rào cản đối với các hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn,... Cụ thể, tỉnh đã từ chối nhiều dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều dự án thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan,... để bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa nhu cầu vốn trùng tu, bảo tồn di tích hằng năm trên địa bàn tỉnh khá cao, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong khi, thu ngân sách của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn huy động khác còn hạn chế.

Thứ tư, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa có ngành kinh tế dẫn dắt; chưa tự cân đối ngân sách; GRDP bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước (dù vậy thu nhập thực tế người dân Thừa Thiên Huế được hưởng khá cao, các khoản thu nhập khác như kiều hối, lãi suất tiền gửi ngân hàng, cho thuê tài sản cá nhân, người lao động làm việc tại các địa phương khác gửi về,… quá trình điều tra người dân vẫn chưa phản ánh hết). Chính vì vậy, tạo ra thách thức cho tỉnh trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện cách thức điều tra khảo sát mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh để sớm đạt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người đối với đô thị trực thuộc Trung ương theo các Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211, 1210 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính.

Thứ năm, là tỉnh nằm trong Vùng duyên hải miền Trung, chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn ra thường xuyên tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của tỉnh. Thách thức đặt ra cho tỉnh trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; bố trí, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.


[1]Đề án Thành phố Festival theo Quyết định 143/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thành phố Văn hóa thứ 3 của ASEAN kể từ năm 2014 sau Cebu (Philippines) và Singapore; “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam do Quỹ bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF) đã trao bằng công nhận năm 2016.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Xin ông chủ tịch cho biết sự khác nhau chủ yếu nào sau khi tỉnh TTH chuyển thành tp TTTW, người dân Huế sẽ được lợi gì? (nhất là về chất lượng cuộc sống của người dân; các dịch vụ công…).

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và 27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, vươn ra biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương giúp khôi phục lại vị thế đã có của tỉnh; phục hồi lại văn hóa của đô thị xưa và hình thành, xây dựng đô thị hiện nay. Tiếp tục thực hiện trọng trách của cả nước trong gìn giữ những bản sắc văn hóa của kinh đô xưa, những giá trị chuẩn mực của những con người đất thần kinh, những tinh hoa của nhân loại.

Khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Thừa Thiên Huế phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí theo Nghị quyết số 26/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 27/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH14, 1211/NQ-UBTVQH14 về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính. Qua đó, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nỗ lực huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn, xây dựng thành phố di sản văn hóa của cả nước.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập. Ngoài ra, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lắp đầy các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.

Câu hỏi của bạn Võ Văn Hoàng , Đại diện nhóm "Hue project & construction": Theo như mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025 khi trở thành TP TTTW thì TTH sẽ tự chủ được ngân sách vậy hiện nay mục tiêu đó có khả năng đảm bảo không? Những cơ sở để đảm bảo mục tiêu đó là gì?

Trả lời của ông Nguyễn Hữu Tín - Phó Giám đốc Sở Tài chính:

Mục tiêu theo Nghị quyết 54-NQ-BCT đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ là địa phương tự cân ngân sách. Hiện nay, theo dự toán NSNN năm 2023 được Quốc hội, Chính phủ giao, địa phương vẫn đang là địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương. Tuy nhiên, mức bổ sung cân đối của năm 2023 so với năm 2022 giai đoạn ổn định trước đây đã giảm đến gần 45%. Tỷ lệ cân đối thu/chi theo dự toán giao năm 2023 là 82% (cao hơn nhiều so với năm 2022 tỷ lệ này là 65%, tăng đến 17%). Với tốc độ thu NSNN giai đoạn 2020 - 2022 tăng bình quân đến 15 - 16%/năm, phấn đấu năm 2025 tỉnh sẽ đảm bảo tỷ lệ thu/chi cân đối là 100% là địa phương tự đảm bảo cân đối ngân sách.

Những cơ sở để đảm bảo mục tiêu đó là: 

- Nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phải ổn định, tốc độ tăng thu NSNN đảm bảo không thấp hơn tốc độ tăng thu của giai đoạn trước. Muốn như vậy thì cần có sự nỗ lực của các ngành, các cấp đảm bảo nguồn thu bền vững, phát triển thêm các nguồn thu mới. Ngoài các giải pháp chính sách trong việc quản lý nguồn thu thuế mà ngành Thuế, Tài chính, Hải quan đã thực hiện như hiện nay, Tỉnh cần ưu tiên kêu gọi, tạo điều kiện các dự án đầu tư được triển khai thực hiện trong giai đoạn sắp tới. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử. 

- Chi ngân sách đảm bảo theo dự toán giao, đảm bảo phân bổ ngân sách tiết kiệm, tránh dàn trãi, lãng phí; đồng thời ưu tiên tăng chi đầu tư giảm dần chi thường xuyên. Huy động tối đa nguồn lực ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thi, hạ tầng phát triển phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế, tạo tiền đề cơ sở vật chất để đưa Huế lên thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đảm bảo nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án theo Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 27/5/2020 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương.

Câu hỏi của bạn Hạnh Phước Nguyễn, (Coment Fanpage): Xin ông Chủ tịch cho biết khái quát về định hướng Quy hoạch chung đô thị toàn tỉnh TTH mà Tỉnh và các đơn vị có liên quan đang được thực hiện (sau khi đã được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ QH): Tiến độ các khâu triển khai; định hướng phát triển không gian đô thị, quy mô, diện tích, dân số vùng xác định nội thị; định hướng cho các khu chức năng; xác định khu vực trung tâm? ...

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang:

1. Về tiến độ triển khai: Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt NVQH, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 22/11/2022 để tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó bao gồm: Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch; Tổ chức lập đồ án quy hoạch, trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án trước ngày 30/3/2023.

2. Về định hướng phát triển không gian:

- Xác định các mối liên kết tương hỗ về không gian giữa đô thị Thừa Thiên Huế với các đô thị lớn trong vùng, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất phạm vi khu vực được xác định là đô thị trung tâm, hướng phát triển mở rộng đô thị Huế hiện tại, các khu vực đô thị hóa liền kề tại Hương Thủy, Hương Trà, các khu vực đô thị vệ tinh về phía Bắc tại Phong Điền, Quảng Điền, về phía Nam tại Phú Lộc (bao gồm cả khu vực Chân Mây - Lăng Cô), về phía Tây tại Nam Đông, A Lưới để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.

- Xác định quy mô các đô thị trong mô hình cấu trúc đô thị, các khu chức năng, các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển. Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị, xác định tính chất và nguyên tắc kiểm soát phát triển.

- Đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho khu vực dân cư hiện hữu (dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ...). Xác định các khu vực cần bảo tồn xen lẫn trong khu vực đô thị; nhận diện và đề xuất giải pháp cho các không gian mang tính đặc trưng riêng của Huế như di sản Kinh thành, không gian sông Hương; các di sản văn hóa, lịch sử; di sản đô thị (các khu vực phố cổ, thương cảng, thành cổ)… 

- Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo; khu cần bảo tồn, tôn tạo (khoanh vùng, xác định lại ranh giới khu phố cổ, khu phố cũ v.v... và các khu chức năng đặc biệt để đề xuất các vấn đề về bảo tồn, bảo vệ, cho phép phát triển, giữ nguyên v.v...);

- Đề xuất ý tưởng, các mục tiêu, định hướng phát triển và mở rộng đô thị. Vị trí, vai trò các khu vực đô thị phát triển mới trong mối liên hệ tổng thể. Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng; Ngưỡng phát triển về mật độ xây dựng và tầng cao, quy định các loại hình kiến trúc cho từng khu vực.

- Xác định hệ thống trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ (phát triển hệ thống thương mại dịch vụ đô thị, bao gồm các trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm...), trung tâm công cộng, thể dục thể thao, công viên đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp đô thị;

- Xác định các vùng, các không gian có đặc trưng riêng của Thừa Thiên Huế cần có nghiên cứu, kiểm soát phát triển riêng so với không gian chung như Không gian ven biển; Không gian đồi núi gắn với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; khu vực đồi núi các huyện A Lưới, Nam Đông. Xác định các không gian trống chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan hàng năm như vùng ngập lũ theo lưu vực sông Hương, sông Bồ; các khu vực có địa chất yếu dễ hình thành điểm sạt lở mùa mưa bão để kiểm soát hoạt động xây dựng;

- Nghiên cứu về ranh giới, định hướng phát triển khu vực nông thôn, trong đó làm rõ mối liên hệ giữa không gian khu vực nông thôn với đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh.

- Thiết kế đô thị: Đề xuất khung thiết kế đô thị tổng thể và khung thiết kế đô thị cho đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh gắn với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hoá, cảnh quan đô thị Thừa Thiên Huế, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh - mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, tầng cao trung bình - điển hình – tối đa cho các khu vực.  Định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực.

- Rà soát và điều chỉnh các khu vực có khống chế về tầng cao và mật độ chưa phù hợp với các tiêu chí bảo tồn kết hợp phát triển được xác định qua khung thiết kế đô thị. Xác định các khu vực kiểm soát linh hoạt theo điều kiện riêng của vị trí địa điểm, tính chất chức năng sử dụng đất, mối liên hệ với hệ thống cảnh quan và không gian di tích lân cận.  

3. Quy mô, diện tích, dân số:

a) Quy mô lập quy hoạch: Toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 4.947 km2.

b) Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa:

- Năm 2030: Dân số toàn đô thị khoảng 1.500.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 65% - 70%.

- Năm 2045: Dân số toàn đô thị khoảng 1.850.0000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); chỉ tiêu đô thị hóa khoảng 70% - 75%.

c) Dự báo nhu cầu đất đai:

- Đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 40.500 - 41.500 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 17.500 - 18.500 ha;

- Đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 50.000 - 51.000 ha, trong đó đất dân dụng đô thị và đất khu dân cư nông thôn khoảng 21.000 - 22.000 ha.

Câu hỏi của bạn Facebook Đô Thị Huế , (Coment Fanpage): Cho tôi hỏi: Tỉnh lấy du lịch làm kinh tế mũi nhọn, vậy Tỉnh đã có những giải pháp và các kế hoạch hoạch nào để thu hút du khách. Hiện nay thu ngân sách của tỉnh có tăng nhưng so với nhiều địa phương ở miền trung thôi thì Huế chỉ ở Top giữa, vậy tỉnh có những kế hoạch nào để tăng thu ngân sách (không phụ thuộc vào thu đất), một địa phương không có công nghiệp thì rất khó để phât triển. Hơn nữa, sẽ không tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, dẫn đến họ phải bôn ba vào nam ra bắc để mưu sinh. Ai cũng muốn ở lại để cống hiến cho quê hương, nhưng ở quê hương lại không có nhiều công ăn việc làm.

Liên quan đến lĩnh vực di lịch, Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc trả lời:

Du lịch Thừa Thiên Huế từ lâu đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, với hệ thống tài nguyên đa dạng, phong phú, hấp dẫn từ di sản văn hóa, ẩm thực đến danh lam thắng cảnh, địa hình trải dài đủ núi sông, biển, đầm phá,... thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch. Những năm gần đây, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã từng bước khắc phục khó khăn, đạt được những kết quả khả quan, thể hiện ở mức độ tăng trưởng bình quân 14%/năm và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, phù hợp với yêu cầu, định hướng tại Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, ngành Du lịch bước đầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (theo Đề án“Phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế mũi nhọn” được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 1691/QĐ-UBND, ngày 12/7/2017)

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, ngành du lịch Thừa Thiên Huế phải nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo phục hồi hiệu quả các thị trường khách, phát huy tối đa giá trị điểm đến và tăng lợi thế cạnh tranh điểm đến du lịch cho Thừa Thiên Huế để thu hút khách du lịch, cụ thể:

1. Tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương về phát triển du lịch thông qua các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch cụ thể

- Tập trung thực hiện Đề án phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Xây dựng Đề án phát triển kinh tế đêm tại Thừa Thiên Huế nhằm phát triển bền vững ngành du lịch và các ngành liên quan; nâng cao đời sống kinh tế của người dân; đồng thời phát huy được giá trị di sản, văn hóa, lịch sử.

- Tiến hành lập và triển khai phương án phát triển ngành du lịch: xây dựng các đề án phát triển du lịch các khu, điểm du lịch tại các khu vực biển và đầm phá, sông, hồ, suối thác, các nghề, làng nghề truyền thống; phát triển dịch vụ du lịch tại Quần thể di tích Cố đô Huế...

- Có chính sách miễn, giảm vé tham quan trong một số thời điểm phù hợp nhằm kích cầu du lịch các điểm di tích lịch sử, văn hóa Huế năm 2022 và năm 2023; miễn phí sử dụng các địa điểm như: Công viên, quảng trường, bãi biển, các khu vực di tích,… cho đơn vị tổ chức sự kiện.

2. Tập trung chuyển đổi số trong ngành du lịch, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh

- Triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong hoạt động du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch và hệ thống giám sát du lịch thông minh. Nâng cấp Cổng thông tin du lịch Thừa Thiên Huế và các kênh truyền thông trên mạng xã hội đồng bộ với tên gọi Visit Hue.

- Xây dựng các sản phẩm du lịch thông minh, các công cụ trực tuyến phục vụ tìm kiếm, chia sẻ thông tin, đặt dịch vụ, thanh toán điện tử.

- Tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược nghiên cứu xây dựng và triển khai các dự án chuyển đổi số trong ngành du lịch.

3. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

- Triển khai và đấu nối nhanh các tuyến đường tiếp cận các điểm du lịch như đường Phú Mỹ - Thuận An, đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

- Sớm khởi công một số tuyến đường kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đối với Dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II; hạ tầng du lịch theo chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng năm 2022 tại các địa phương Nam Đông, Quảng Điền Hương Trà;

- Đầu tư các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế nhằm phục vụ du lịch, đặc biệt tiếp tục triển khai các dự án chỉnh trang đô thị cảnh quan hai bờ sông Hương...

- Đốc thúc tiến độ thực hiện của các dự án quy mô lớn về du lịch trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư quy mô lớn vào lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, giải trí.

4. Xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng

- Tập trung xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ xoay quanh các thương hiệu đặc trưng của địa phương đang nỗ lực xây dựng, như: “Huế - Thành phố Lễ hội”,  “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”

- Xây dựng một số sản phẩm, dịch vụ du lịch; tổ chức hoạt động sự kiện gắn với văn hóa - di sản (đặc biệt là tại Quần thể di tích Cố đô Huế), vùng biển, đầm phá và bản sắc con người Huế

- Tiếp tục triển khai Đề án Festival 4 mùa, tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao, lễ hội truyền thống, sự kiện du lịch trong khuôn khổ Festival mùa Thu và Festival mùa đông..

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm vui chơi giải trí, mua sắm ở thành phố Huế và phụ cận, nhất là các  tại tuyến phố đi bộ trên địa bàn thành phố.

- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh, du lịch gắn với hệ thống nhà vườn Huế,với  chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống; khuyến khích du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) về văn hóa, giáo dục, y tế.

- Khuyến khích đầu tư hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái theo mô hình tăng trưởng xanh, có tính chuyên nghiệp, đặc trưng của địa phương tại các khu vực nông thôn, vùng cao, ven biển và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch, dịch vụ; hoàn thiện môi trường du lịch và liên kết, hợp tác phát triển du lịch

- Hoàn thiện để sớm ban hành Quy chế đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, thương mại, khu vui chơi giải trí và khu vực công cộng trên điạ bàn, nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; xây dựng  quy định, cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, địa phương để nâng cao vai trò quản lý nhà nước của ngành du lịch tỉnh

- Tiếp tục phối, kết hợp đồng bộ các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh, các địa phương ở khu vực miền Trung, các tổ chức trong và ngoài nước trong quản lý, khai thác giá trị tài nguyên để phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm  du lịch, tuyến du lịch có tính kết nối, bổ trợ cho nhau.

6. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp để mở rộng thị trường

- Hoàn thiện và triển khai Đề án truyền thông, xúc tiến điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quảng bá.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá điểm đến, sản phẩm, sự kiện lễ hội Festival 4 mùa trên các kênh thông tin truyền thống và một số nền tảng mạng xã hội

- Tham gia quảng bá giới thiệu du lịch tại một số sự kiện, hội chợ du lịch ở trong nước(TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng) và quốc tế ( Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan)

- Đẩy mạnh kết nối các hãng lữ hành lớn ở các thị trường truyền thống, thị trường lớn, thị trường mới; hợp tác với các hãng hàng không, hãng tàu biển nhằm từng bước thu hút các dòng khách du lịch quay trở lại Thừa Thiên Huế. Liên kết, hợp tác với các đối tác truyền thông, doanh nghiệp du lịch, các đơn vị vận chuyển... để xúc tiến và quảng bá thương hiệu du lịch Huế đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

7. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Triển khai những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi hoạt động kinh doanh trong bối cảnh mới nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách du lịch đến địa phương, đảm bảo chất lượng phục vụ du khách; Tiếp tục quan tâm công tác đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên các doanh nghiệp, hướng dẫn viên, cộng đồng làm du lịch.

- Bổ sung biên chế để hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước cho Sở Du lịch; và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện./.

Liên quan đến lĩnh vực thu ngân sách, Sở Tài chính trả lời như sau:

Nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phải ổn định, tốc độ tăng thu NSNN đảm bảo không thấp hơn tốc độ tăng thu của giai đoạn trước. Muốn như vậy thì cần có sự nỗ lực của các ngành, các cấp đảm bảo nguồn thu bền vững, phát triển thêm các nguồn thu mới. Ngoài các giải pháp chính sách trong việc quản lý nguồn thu thuế mà ngành Thuế, Tài chính, Hải quan đã thực hiện như hiện nay, Tỉnh ưu tiên kêu gọi, tạo điều kiện các dự án đầu tư được triển khai thực hiện trong giai đoạn sắp tới

Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp tạo giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu lớn; nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển đô thị thông minh và bền vững. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử

Bên cạnh đó, thực hiện tốt các chương trình trọng điểm : Chương trình phát triển đô thị; Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ; Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


 


Câu hỏi của bạn Nguyễn Hùng, Hương Thủy: Xin hỏi lãnh đạo tỉnh phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương của thành phố Huế trong thời gian đến như thế nào? Hiện nay chưa có thông tin chính thống nào từ các cơ quan nhà nước thông tin khiến chung tôi rất mơ hồ. Và người dân có được tham gia vào việc đặt tên các quận hay không? Xin cảm ơn

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Lộ trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được tỉnh cân nhắc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các quy định của pháp luật; trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ bước đầu của Đề án. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 22/11/2022 để triển khai thực hiện Đề án, dự kiến trình các cơ quan của Chính phủ trong quý IV năm 2023 và trình Quốc hội trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024.

Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông

Đối với việc lấy ý kiến cử tri: Đây còn là một quá trình, UBND tỉnh luôn chủ động và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, dự kiến khoảng tháng 06/2023 sẽ tiến hành lấy ý kiến cử tri về tất cả các nội dung liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó có lấy ý kiến về tên gọi đơn vị hành chính.

Về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững. 

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 01 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 06 phường (Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Hải + Điền Hải, Điền Lộc + Điền Hòa, thị trấn Phong Điền + Phong Thu) và 06 xã (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương + Điền Môn). Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở ĐGHC huyện Phong Điền.

- Thị xã Hương Trà nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở ĐGHC xã Hương Toàn.

- Thành lập huyện mới trên cơ sở ĐGHC huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

- Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng.

Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 10 ĐVHC cấp xã (giảm 21 xã và 01 thị trấn, tăng 12 phường), còn 131 ĐVHC cấp xã (74 xã, 51 phường, 06 thị trấn).

Câu hỏi của bạn Lưu Vinh, Facebook: Xin chào chương trình, tôi rất muốn được hỏi về kế hoạch trong năm tới về đề án thành lập TPTTTW: Khi nào thì sẽ lấy ý kiến nhân dân, khi nào sẽ hoàn chỉnh đề trình ra các Bộ, ngành, Chính phủ và đặc biệt là trình ra Quốc hội- cơ quan quyết định cuối cùng? Tôi xin chân thành cám ơn chương trình!


 Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Lộ trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được tỉnh cân nhắc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các quy định của pháp luật; trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ bước đầu của Đề án. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 22/11/2022 để triển khai thực hiện Đề án, dự kiến trình các cơ quan của Chính phủ trong quý IV năm 2023 và trình Quốc hội trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024.


Đối với việc lấy ý kiến cử tri: Đây còn là một quá trình, UBND tỉnh luôn chủ động và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, dự kiến khoảng tháng 06/2023 sẽ tiến hành lấy ý kiến cử tri về tất cả các nội dung liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó có lấy ý kiến về tên gọi đơn vị hành chính.

Về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững.

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 01 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 06 phường (Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Hải + Điền Hải, Điền Lộc + Điền Hòa, thị trấn Phong Điền + Phong Thu) và 06 xã (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương + Điền Môn). Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở ĐGHC huyện Phong Điền.

- Thị xã Hương Trà nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở ĐGHC xã Hương Toàn.

- Thành lập huyện mới trên cơ sở ĐGHC huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

- Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng.

Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 10 ĐVHC cấp xã (giảm 21 xã và 01 thị trấn, tăng 12 phường), còn 131 ĐVHC cấp xã (74 xã, 51 phường, 06 thị trấn).

Câu hỏi của bạn Quốc Vương, Huế: Được biết, năm 2023 là năm bứt phá để xây dựng thành phố thành Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương? Vậy tỉnh có giải pháp để thực hiện trong giai đoạn này? Lãnh đạo tỉnh có thể chia sẽ một số dự án sẽ triển khai trong thời gian tới và địa điểm thực hiện?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Năm 2023 là năm rất quan trọng trong tiến trình thực hiện mục tiêu đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đây cũng là năm mà tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thiện các hồ sơ trình các Bộ ban ngành, Chính phủ. Chính vì vậy, Tỉnh sẽ dốc toàn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, Tập trung hoàn thành và triển khai hiệu quả các quy hoạch, đề án quan trọng. Hoàn thành các quy hoạch, đề án: (1) Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065[1]; (3) Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương, bao gồm phân loại đô thị loại IV đối với đô thị Phong Điền; (4) Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (5) Đề án thành lập thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; (6) xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; (6) Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế.


Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường

Thứ hai, Tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Triển khai hiệu quả Kế hoạch 231/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh uỷ (khoá XVI) thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế để huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, phân bổ vốn theo kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết, có tính lan toả, động lực.

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương. Tăng cường các biện pháp để quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; đồng thời, tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế để tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút đầu tư khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong dân thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; chú trọng phát triển kinh tế tập thể. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành các vùng có quỹ đất tập trung có quy mô lớn làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Tranh thủ tối đa và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư các công trình trọng điểm, quy mô lớn. Thực hiện tốt việc đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Thứ ba, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên các lợi thế ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Trong đó, du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistic, đào tạo nguồn nhân lực là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là bứt phá; kinh tế biển là thiết yếu.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả quy hoạch; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị và phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh theo kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030[2] và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó, thành phố Huế mở rộng đạt chuẩn đô thị loại I; xây dựng huyện Phong Điền đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Chân Mây đạt tiêu chí đô thị loại III; nâng cấp và hình thành các đô thị mới: Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Thanh Hà, Phú Mỹ, Phong An, Điền Lộc đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.

Uu tiên đầu tư xây dựng phát triển khung hạ tầng, phát triển đô thị như: Tuyến đường bộ ven biển, Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, Đường vành đai 3, Đường Mỹ An - Thuận An, Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2, Hạ tầng Khu đô thị mới Thuận An theo chương trình phát triển đô thị của tỉnh. Hoàn thiện hạ tầng đô thị thành phố Huế; ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Phong Điền, nâng cấp đô thị thị xã Hương Trà và Hương Thuỷ theo định hướng phát triển của Tỉnh.

Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị kiểu mẫu; đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại hạ tầng cấp điện, nước, chiếu sáng, viễn thông, thoát nước, xử lý nước thải,... phục vụ tốt dân sinh và chức năng đô thị hiện đại, thông minh.

Một số dự án sẽ triển khai trong thời gian tới: như danh mục các dự án trọng điểm giai đoạn 2022-2025 ở câu hỏi 04.

Đặc biệt như:

- Khởi công cầu vượt sông Hương và Đường Nguyễn Hoàng

- Động thổ Trung tâm Thương mại Aone Mall

- Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài

- Hoàn thành và đưa vào hoạt động Cảng Hàng không T2

- Dự án Đầu tư xây dựng bến tổng hợp – container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây


[1] Đã được Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tại Quyết định 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022

[2] Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi của bạn Thu Thảo, Huế: Nghị Quyết 54 có nêu Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế. Vậy xin hỏi lãnh đạo tỉnh "bản sắc văn hóa Huế" là gì và kế hoạch để nâng tầm những bản sắc đó?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

Phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế là một trong những mục tiêu chính mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế quyết tâm xây dựng từ trước đến nay.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc là những giá trị chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới; là cái gốc của nền văn hóa, những nét đặc trưng làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi vùng miền; là tinh hoa được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của vùng đất đó, được con người tạo ra và gắn liền với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia nào đó, một địa phương nào đó.

Bản sắc văn hóa Huế cũng vậy, hơn 700 năm hình thành và phát triển Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế và tiếp biến nền văn hóa bản địa hàng nghìn năm Sa huỳnh, chăm pa đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần phong phú với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa, hàng chục làng nghề truyền thống, hàng trăm lễ hội đặc sắc, cùng với những phong tục tập quán đa dạng (trang phục, nếp sống, ẩm thực,…) âm nhạc, mỹ thuật, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau đã hình thành nên những nét đặc sắc của Văn hóa Huế.


Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng

Với bề dày lịch sử, văn hóa xứ Huế đã có sắc thái, tầm ảnh hưởng và vị thế nhất định trong nước và quốc tế. Tiếp tục phát huy, nâng tầm bản sắc văn hóa Huế, thời gian tới tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đầu tư mọi nguồn lực để bảo tồn và phát triển văn hóa Huế ngay chính “cốt lõi” trong các tầng kết cấu của bản sắc văn hóa; từ nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan đến cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người và cao hơn nữa là qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đầu tiên, là ưu tiên nguồn lực để đầu tư, hoàn thành các công trình văn hóa trọng điểm, có quy mô như Quảng trường văn hóa thể thao, Trung tâm Hội nghị quốc tế, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật, Thư viện Tỉnh, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật, Trung tâm Không gian sáng tạo và công nghiệp văn hóa... cùng với đó là tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các hồ sơ di sản văn hóa, di săn văn hóa phi vật thể quốc gia, quốc tế; Ứng cử, tham gia các danh hiệu có uy tín, mang tầm khu vực và quốc tế làm cơ sở để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm Văn hóa lớn, sặc sắc của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030. 

Câu hỏi của bạn Thái Bình, Phong Điền: Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065. Vậy, Thừa Thiên Huế có các giải pháp gì để phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh. Đặc biệt, sắp tới, để xây dựng huyện Phong Điền trở thành thị xã, tỉnh sẽ có những giải pháp đầu tư như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang:

Như đã nói ở trên, nội dung nghiên cứu về định hướng phát triển không gian đô thị là một trong những nội dung chính mà Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã đặt ra, cần giải quyết trong đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế mà tỉnh đang lập, trong đó đã đưa vào một số gợi ý như sau:

+ Nghiên cứu mô hình phát triển, cấu trúc không gian; phân bố hệ thống đô thị gắn với tổ chức đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở kế thừa các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, Quy hoạch chung thành phố Huế...; Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; Trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.

+ Đề xuất các giải pháp cụ thể về kiểm soát phát triển không gian đô thị Huế hiện hữu và phần mở rộng, các đô thị vệ tinh; Nghiên cứu các giải pháp quản lý tầng cao và mật độ các khu vực đặc trưng như khu vực Kinh thành, khu vực lân cận các điểm di tích, khu vực dọc hai bên bờ sông Hương, khu vực ven biển, các đầm phá và vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên...

Ngoài ra, với định hướng phát triển và quản lý đô thị, hành chính phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 và Nghị quyết số  27/2022/UBTVQH15 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về phân loại đơn vị hành chính, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và để phù hợp với đặc thù của đô thị Huế, phát huy các lợi thế và tiềm năng của các địa phương; Thừa Thiên Huế định hướng mô hình đô thị trực thuộc trung ương trong tương lai được xác định theo dạng mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, hướng biển, phát huy vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng: tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung và dựa trên nền tảng của hệ thống di tích Cố đô Huế, các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể, các cơ sở văn hóa tâm linh phật giáo và các thắng cảnh thiên nhiên sông Hương, núi Ngự, đầm phá Tam Giang..., là điểm đến hấp dẫn di sản văn hóa thế giới. Và thành phố Thừa Thiên Huế sẽ là một trung tâm giao lưu văn hóa lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam, Nam Á kết  nối văn hóa - du lịch Thừa Thiên Huế với các cụm di sản thế giới khác trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trong khu vực, ASEAN và Đông Á. Đến năm 2025, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương dự kiến với 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, thành phố Huế chia làm 02 Quận, là khu vực lõi di sản có phạm vi phía Bắc của sông Hương, lấy kinh thành Huế làm trung tâm và các khu vực phụ cận đi kèm để tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa của nhân loại; và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, đầu mối giao thương quốc tế của khu vực Duyên hải miền Trung, hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc phía bờ Nam sông Hương; Đồng thời, nâng cấp Thị xã Hương Thủy lên Quận, huyện Phong Điền lên Thị xã và nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc. Sau năm 2030, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thêm thành phố Chân Mây (đô thị loại III) tách từ huyện Phú Lộc và nâng cấp thị xã Hương Trà lên Quận. Định hướng đến năm 2050, tiếp tục nâng cấp huyện Phú Vang và huyện Quảng Điền lên thị xã, tạo nên một mô hình thành phố trực thuộc trung ương hoàn chỉnh với 04 Quận, 01 thành phố, 03 thị xã và 01 huyện.

Trên cơ sở đó, với định hướng Phong Điền trở thành thị xã trong tương lai, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang ưu tiên nguồn lực để lập và hoàn thành các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Phong Điền, đầu tư hạ tầng, kiến trúc cảnh quan, nâng cấp đô thị, đặc biệt các chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu, trong đó bao gồm định hướng các giao thông kết nối và tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống hạ tầng khung, làm cơ sở để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang

Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Hồng, Huế: Nghị quyết 54 đặt ra mục tiêu xây dựng TTH trở thành trung tâm giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, tỉnh có kế hoạch, giải pháp gì để triển khai thực hiện mục tiêu này?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đoàn Minh Thắng:

Nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/5/2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2811/QĐ-UBND ngày 04/11/2021 về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy.

Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy đã xác định mục tiêu của giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế là xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đổi mới toàn diện giáo dục Phổ thông, giáo dục Nghề nghiệp và giáo dục Đại học, phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh mới, yêu cầu cấp thiết về nghiên cứu, thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nghị quyết số 05-NQ/TU đã đặt ra các nhiệm vụ giải pháp để xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, cụ thể như sau:


Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đoàn Minh Thắng

1. Tiếp tục rà soát, sắp xếp bảo đảm quy hoạch mạng lưới trường, lớp và cơ sở đào tạo

Hoàn thiện Đại học Huế theo mô hình - cấu trúc Đại học Quốc gia. Trong đó, sắp xếp lại các đơn vị thành viên, trực thuộc theo hướng liên thông, kết nối, chia sẻ và sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn lực dùng chung. Huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng gắn với xây dựng, hoàn thiện khu đô thị Đại học Huế theo hướng văn minh, hiện đại, thông minh với không gian mở, hài hòa, bền vững. Sắp xếp và chuyển đổi công năng một số cơ sở giáo dục để tạo nguồn lực đầu tư.

Xây dựng hệ thống đào tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng thu gọn đầu mối, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư. Rà soát, đánh giá, phân cấp mạng lưới hệ thống giáo dục đại học, phổ thông hợp lý để ưu tiên đầu tư thích đáng cho một số trường học, lĩnh vực thế mạnh.

Tập trung nguồn lực hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Chú trọng xây dựng môi trường, cảnh quan trường học lành mạnh, thân thiện; thiết bị dạy học, thư viện thông minh; ký túc xá văn minh, an toàn 4 cho sinh viên, học sinh.

Tăng cường đầu tư trường, cụm lớp cho cấp học mầm non; bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh học 2 buổi/ngày. Nâng tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng ít nhất mỗi huyện, thị xã, thành phố Huế có một trường học kiểu mẫu ở mỗi cấp học. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới giáo dục nghề nghiệp theo hướng đồng bộ, tinh gọn, cơ cấu hợp lý cả về trình độ và ngành nghề đào tạo; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu bảo đảm chuẩn hóa, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu theo vị trí việc làm. Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Chú trọng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu hội nhập.

Rà soát, bổ sung, xây dựng các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, nhất là việc giữ chân và thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao ở lại Huế. Bảo đảm Đại học Huế có số lượng tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư đạt tiêu chí của Đại học Quốc gia. Chăm lo đời sống, môi trường làm việc cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt là ở miền núi và vùng khó khăn. Khắc phục tình trạng thiếu giảng viên có trình độ cao trong các trường cao đẳng, đại học và giáo viên cơ hữu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học để hình thành đội ngũ chuyên gia, cán bộ đầu đàn trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn và có lợi thế của tỉnh.

3. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; đổi mới mạnh mẽ và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện gắn với đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng giáo dục mũi nhọn, phát triển tài năng. Phấn đấu tăng tỷ lệ đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.

Chú trọng xây dựng văn hóa học đường gắn với tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức; tình yêu gia đình, Tổ quốc, đồng bào; bồi đắp, phát huy giá trị văn hóa và con người Huế; sống tích cực, lành mạnh, trách nhiệm trong học sinh, sinh viên.

Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; tập trung đầu tư cho môn ngoại ngữ, tin học. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục địa phương. Chú trọng giáo dục phát triển toàn diện, giáo dục thể chất, nâng cao thể lực, sức khoẻ, tầm vóc, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập, xóa mù chữ. Bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi bền vững, chất lượng, tiến tới phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi.

Tập trung phát triển toàn diện Đại học Huế. Phát triển Trường Đại học Y Dược trở thành cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Xây dựng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từng bước trở thành bệnh viện thực hành đạt các tiêu chuẩn khu vực Đông Nam Á, tiệm cận chuẩn chất lượng quốc tế. Xây dựng Viện Công nghệ sinh học thành trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân của Trung tâm khoa học công nghệ quốc gia.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế của tỉnh và khu vực như: công nghệ thông tin, du lịch, đào tạo giáo viên, khoa học sức khỏe, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa - bảo tồn... Đầu tư thích đáng cho một số ngành trọng điểm, chuẩn hóa chương trình đào tạo theo Khung trình độ quốc gia. Phát triển các chương trình đào tạo tiên tiến, liên kết với nước ngoài, kết nối hoạt động nghiên cứu với thực hành.

Nâng cao chất lượng tuyển sinh về cả quy mô và chất lượng đào tạo, tăng sức cạnh tranh theo từng lĩnh vực chuyên sâu và thế mạnh, giữ vững uy tín, thương hiệu Đại học Huế.

 Bảo đảm nguồn lực tài chính cho sự phát triển bền vững của Đại học Huế. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề phù hợp với chuẩn nghề của các trường trong khu vực ASEAN, nhất là các trường chất lượng cao và trường nghề trọng điểm. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục.

Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh, hình thành nền tảng số; hướng đến xây dựng nền giáo dục thông minh, nền giáo dục số, hiện đại, phục vụ mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu.

Đại học Huế tập trung nghiên cứu, triển khai các dự án về chuyển đổi số và xây dựng Đại học thông minh; đào tạo trực tuyến trên các nền tảng công nghệ số chiếm 30 - 60% trong chương trình đào tạo.

Phát huy có hiệu quả đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Ưu tiên đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện tốt Nghị quyết 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị; Kế hoạch 138-KH/TU, ngày 20/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

5. Tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo

Đẩy mạnh hợp tác, phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Tích cực, chủ động hợp tác quốc tế về nâng cao năng lực quản trị đại học và bảo đảm chất lượng giáo dục, nhất là các chương trình hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực, liên ngành để tập hợp các giáo sư, nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo sư danh dự Đại học Huế, các nhà khoa học Việt Nam tham gia.

Tăng cường hợp tác, trao đổi giáo dục với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, địa phương, doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn lực cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao vị thế của Đại học Huế.

Nâng cao hiệu quả đầu tư đối với công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo, phục vụ sản xuất, kinh doanh và hợp tác quốc tế, khai thác có hiệu quả các phòng thí nghiệm chất lượng cao. Thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc ở một số trường đại học.

Có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, học viện, phân viện, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp để chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn. Thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp sáng tạo trong học sinh, sinh viên.

6. Xây dựng các chính sách phù hợp để phát triển giáo dục - đào tạo chất lượng cao; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục với hình thức phù hợp

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính, cơ chế thuế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là phát triển giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Xây dựng cơ chế thuận lợi, minh bạch để khuyến khích các doanh nghiệp, xã hội đầu tư; thu hút các nguồn lực quốc tế thông qua hợp tác, liên kết đào tạo.

Xây dựng xã hội học tập. Tạo môi trường học tập, nghiên cứu, thúc đẩy ứng dụng nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên; bồi đắp truyền thống Thừa Thiên Huế - vùng đất học. Quan tâm xây dựng đô thị đại học ở Huế, thu hút sinh viên trong nước và quốc tế.

Phát huy hiệu quả vai trò của Hội Khuyến học tỉnh. Mở rộng quỹ khởi nghiệp sáng tạo, quỹ phát triển khoa học - công nghệ và quỹ khuyến học, khuyến tài. Đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ nhân tài, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là chế độ, chính sách về khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn lực chất lượng cao; khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên bồi dưỡng học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế.

Gắn kết chặt chẽ các hệ thống giáo dục trên địa bàn; giữa Đại học Huế với địa phương. Hỗ trợ Đại học Huế quảng bá nhằm thu hút sinh viên; kết nối với các doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Nhà nước để triển khai có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục. Quan tâm, chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, xuất khẩu lao động, nhất là ưu tiên đào tạo lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

7. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương của Nghị quyết trong các cơ quan, đoàn thể, trong mỗi dòng họ, gia đình, người dân. Qua đó, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển giáo dục - đào tạo của Thừa Thiên Huế.

Chú trọng chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm đối với địa phương trong đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong sinh viên.

Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng. Tiếp tục sắp xếp bộ máy làm việc tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII). 

Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ đối với quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tăng cường vai trò tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt đối với các cơ sở đào tạo đại học. Chú trọng công tác quản trị nội bộ; phát huy vai trò của người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục và địa phương. Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Thực hiện cơ chế phối hợp tương hỗ giữa Đại học Huế, các cơ sở đào tạo trên địa bàn với ngành giáo dục địa phương một cách hiệu quả, chất lượng.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát. Xử lý nghiêm những tiêu cực trong việc thi, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo đảm đúng thực chất, công bằng. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm môi trường an toàn, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Làm tốt công tác tổ chức cán bộ. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục và đào tạo những cán bộ, giáo viên không đủ phẩm chất, năng lực.
Câu hỏi của bạn Võ Thị Hằng, Huế: Thừa Thiên Huế vẫn còn những mặt hạn chế như: Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế chưa bảo đảm tính bền vững vậy đặc biệt là lợi thế về du lịch xin hỏi nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc:

Trong thời gian qua, về tình hình kinh tế chung của tỉnh cũng đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt trong năm 2022, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách, vì vậy nền kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các ngành, lĩnh vực; đã có 14/14 chỉ tiêu chủ yếu thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 8,56%, thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.701 tỷ đồng, vượt 85,1% dự toán, tăng 12% cùng kỳ.

Về lĩnh vực du lịch, thời gian qua, tỉnh đã tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vốn có để phát triển kinh tế du lịch địa phương. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2016-2019 khoảng 13%, doanh thu du lịch giai đoạn này tăng cũng xấp xỉ gần 15%. Có thể nói, rất ít địa phương có đủ các sản phẩm, loại hình du lịch cho khách tham quan, trải nghiệm như ở Huế. Nơi đây hội tụ nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch từ di sản văn hóa, ẩm thực đến danh lam thắng cảnh, địa hình trải dài đủ núi sông, biển, đầm phá,…Vì vậy, Huế thời gian qua, vẫn giữ và đưa du khách trải nghiệm với nhiều loại hình du lịch khác nhau phù hợp với mục tiêu về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, bảo tồn nguyên vẹn về cảnh quan tự nhiên, môi trường sống,...

Tuy nhiên, du lịch Thừa Thiên Huế phát triển vẫn còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh có nhiều hạn chế và nguyên nhân, cụ thể:

- Hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, vẫn còn hạn chế, đặc biệt hạ tầng đến các khu du lịch, tại các khu du lịch và các tuyến đường ven sông, ven đầm phá và biển. Số lượng buồng phòng lưu trú, nhất là phân khúc từ 3-5 sao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và các công ty lữ hành.

- Thiếu các dự án với đầu tư mang tính quy mô lớn, tạo điểm nhấn và sản phẩm mang tính dẫn dắt xu hướng du khách; dịch vụ sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ mang tính tương tác, trải nghiệm ở khu di sản và các khu du lịch khác.

- Tình hình nguồn nhân lực du lịch có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng do nhiều người lao động phải nghỉ việc, chuyển đổi nghề nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh và bị hút đến một số địa phương đang có những dự án du lịch quy mô lớn đang hoặc chuẩn bị đi vào hoạt động.

- Còn thiếu những hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra đều trong quý, tháng tại địa phương

- Các sản phẩm mới: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá dịch vụ chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa có sự kết nối thành tour tuyến; công tác quảng bá cho các sản phẩm này còn hạn chế, chưa thu hút. Các loại hình du lịch, sản phẩm kinh tế về đêm còn hạn chế

- Việc khai thác thế mạnh các giá trị của di sản văn hóa chưa thực sự hiệu quả, sản phẩm vẫn còn nghèo nàn, thiếu các sản phẩm, hàng lưu niệm, phần lớn mới chỉ tập trung khai thác các giá trị di sản văn hóa, các công trình kiến trúc ở khu vực Đại Nội, hệ thống lăng tẩm và phụ cận cho phát triển du lịch, nhiều giá trị di sản văn hóa khác trên địa bàn tỉnh chưa được khai thác đưa vào phát triển du lịch hoặc đã đưa vào khai thác  nhưng ở mức độ bước đầu, chưa thực sự hấp dẫn.


 Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc

Nguyên nhân của những hạn chế nói trên là: (bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan)

- Thứ nhất, thực sự chúng ta vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, thiết chế hiện có để phát triển du lịch, đặc biệt công tác kêu gọi đầu tư, chưa nhiều những dự án đầu tư du lịch tạo sức hút, mang tính điểm nhấn. Tuy nhiên vì đảm bảo tính chất của vùng đất di sản nên thời gian qua tỉnh cũng thận trọng, dè dặt hoặc bỏ qua một số dự án quy mô lớn, những nhà đầu tư có tiềm lực.

 - Thứ hai, phải thừa nhận hiện nay tình hình phát triển du lịch của rất nhiều địa phương dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm tương đồng như du lịch biển, vui chơi giải trí,...

- Thứ ba, thực tế nguồn lực của địa phương cũng có hạn, yêu cầu đầu tư phát triển nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Do đó, sự tập trung nguồn lực cho đầu tư du lịch vẫn chưa thực sự mạnh, còn dàn trải.

- Thứ , các doanh nghiệp đầu tư, khai thác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn mỏng, năng lực, quy mô doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành, dẫn đến năng lực khai thác còn hạn chế về thu hút khách cũng như phát triển các sản phẩm mới.

- Thứ năm, chính sách riêng ưu đãi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch chưa có, gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước nước ngoài; vẫn còn  thiếu các thương hiệu du lịch tầm cỡ có đẳng cấp trên địa bàn tỉnh.

- Thứ sáu, các đường bay nội địa từ các thị trường khách trong nước đến và đi từ Thừa Thiên Huế còn hạn chế, vẫn chưa có đường bay quốc tế; tần suất chuyến bay từ các đầu cầu TPHCM, Hà Nội vẫn còn thấp. Việc nâng tần suất và mở thêm các đường bay trong nước và kết nối với các cố đô trong khu vực và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn.

Thứ bảy, các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh triển khai còn chậm do khó khăn chung của nền kinh tế và doanh nghiệp, đồng thời do sự phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp chưa được tích cực và thiếu sự giám sát đốc thúc quyết liệt của một số cấp, ngành liên quan trong tỉnh.

Ngoài ra, thời tiết khí hậu địa phương cũng là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định sự phù hợp của địa điểm và thời gian, chất lượng sản phẩm. Bão lũ, mưa quá nhiều, nắng quá nóng ở Huế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển hành khách, các công trình dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng,... từ đó đã ảnh hưởng đến nhu cầu hoạt động tại các địa điểm du lịch: du lịch sinh thái, du lịch biển, đầm phá, suối thác,...trên địa bàn tỉnh.

Câu hỏi của bạn Lê Thọ, Huế: Chủ tịch Quốc hội ban hành Nghị quyết 26 và 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13. Theo ông, việc này sẽ tác động như thế nào đến sự phát triển của tỉnh trong tương lai, đặc biệt là khi tỉnh đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Phải khẳng định rằng, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 26 và 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 là điều kiện hết sức thuân lợi cho việc xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương của tỉnh.

Mục tiêu Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị là xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.Tại các Nghị quyết sửa đổi của Quốc hội đã có quy định những trường hợp đặc thù đối với các đô thị thành lập để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận; đó là thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, trong quá trình xây dựng Đề án của tỉnh sẽ có nhiều thuận lợi khi áp dụng Nghị quyết và là cơ hội để Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều thuyết phục hơn đối với các cơ quan Trung ương./.

Câu hỏi của bạn Lê Quý, Hương Thủy: Xin hỏi lãnh đạo tỉnh, tiến độ xây dựng nhà ga quốc tế phú bài hiện nay như thế nào. Và vài trò của nhà ga này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp tỉnh Thừa Thiên Huế cất cánh, sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thành:

Tiến độ sân bay Phú Bài : Hiện nay, dự án nâng cấp, mở rộng sân bay Phú Bài (Giai đoạn 1) đang ở giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ chính thức đưa vào sử dụng vào đầu Quý II năm 2023.

Sau khi hoàn thành (giai đoạn 1) sân bay Phú Bài sẽ đạt công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm (trong đó có khoảng 1 triệu khách Quốc tế và 4 triệu khách nội địa).

Với vai trò là đầu mối giao thông quan trọng, sau khi đưa vào sử dụng sân bay Phú Bài với vị trí hết sức thuận lợi (không quá xa thành phố, gần các khu công nghiệp, ga đường sắt…) sẽ hỗ trợ tích cực cho nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là du lịch của tỉnh, thực hiện đúng phương châm “Giao thông đi trước một bước”.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Việt, TP Huế : Được biết, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch..., vậy các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư xây dựng như thế nào để xúng tầm là trung tâm văn hoá lớn? Tỉnh Thừa Thiên Huế có chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp văn hoá thúc đẩy sự đóng góp của văn hoá trong phát triển kinh tế của tỉnh không?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; xứng tầm là Trung tâm Văn hóa lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á vào năm 2025 theo tinh thần Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế đang tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thiết yếu cấp tỉnh; bổ sung các công trình đầu tư trung hạn, để hình thành nên các công trình văn hóa trọng điểm có quy mô lớn, giá trị nghệ thuật cao; bố trí nguồn lực để hoàn thành các Dự án, Đề án về văn hoá trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả các thiết chế, tạo điểm nhấn cho Văn hóa Huế,

+ Tập trung triển khai và hoàn thành các dự án trọng điểm: Dự án di dân ra khỏi khu vực I di tích Kinh thành Huế và bảo tồn trùng tu các di tích trọng điểm thuộc quần thể di tích Cố đô, di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và di tích cách mạng tiêu biểu... để bảo tồn bền vững và phát huy giá trị một cách hiệu quả và bền vững các di tích quý giá này.

+ Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, đặc biệt là những thiết chế trọng điểm; tăng cường trang thiết bị, phương tiện hiện đại, đồng bộ. Ưu tiên lập dự án đầu tư xây dựng mới một số công trình lớn như: Quảng trường Văn hóa thể thao Bà Triệu, Trung tâm Văn hóa và hội nghị tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh.. Triển khai hỗ trợ phát triển các bảo tàng, nhà trưng bày tư nhân, bảo tàng ngoài công lập... Xây dựng và triển khai đề án phát triển các thiết chế văn hóa ở cơ sở theo hướng đa dạng, tổng hợp về mô hình, khắc phục tỷ lệ đang còn thấp về xây dựng thiết chế văn hóa so với cả nước; từng bước quan tâm đầu tư xây dựng, củng cố và phát huy hiệu quả, công năng hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hóa cấp huyện, hệ thống thiết chế văn hóa xã, phường, thị trấn, làng, thôn, bản, tổ dân phố phù hợp và có hiệu quả.

* Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp văn hoá thúc đẩy sự đóng góp của văn hoá trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 về Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Ngày 27 tháng 4 năm 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó đã nêu rõ yêu cầu, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế và là thế mạnh của tỉnh; có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của tỉnh, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng, bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

- Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Thừa Thiên Huế, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong tỉnh và xuất khẩu; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

- Tiếp tục triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa Thừa Thiên Huế, các tài năng tiêu biểu về văn hóa của tỉnh tại các liên hoan nghệ thuật trong nước và quốc tế; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện xúc tiến du lịch, thương mại, ngoại giao.

- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới; xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa của Thừa Thiên Huế ở nước ngoài.

Hiện nay, tỉnh đang giao cho Sở Văn hoá và Thể thao nghiên cứu, đề xuất ý tưởng hình thành không gian công nghiệp văn hóa tại Cung An Định để trưng bày, triển lãm, biểu diễn các chủ đề nghệ thuật đặc sắc của Huế với các nội dung chủ yếu: Trưng bày tác phẩm mỹ thuật, trình diễn Áo dài, biểu diễn Ca Huế nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, có thương hiệu và lợi thế cạnh tranh có đóng góp quan trọng cho GRDP của tỉnh.


Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng

Câu hỏi của bạn Phan Thành Phan, Thủy Bằng, Thành Phố Huế: Tỉnh đang triển khai công tác Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lãnh đạo tỉnh có thể cho biết chi tiết hơn để người dân có thể hình dung một đô thị Huế trong tương lai là như thế nào?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang triển khai lấy ý kiến Báo cáo cuối kỳ (dự kiến tổ chức vào ngày 29/12/2022); dự kiến trình Trình Hội đồng thẩm định quy hoạch Quốc gia và Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2023.

Thông qua quy hoạch, bức tranh đô thị Huế trong tương lai được cụ thể hóa theo hướng là đô thị hướng biển trên cơ sở thích ứng với biến đổi khí hậu; theo mô hình tập hợp các đô thị. Mô hình này được cấu thành bởi đô thị trung tâm và các đô thị văn hóa, sinh thái cảnh quan thân thiện với môi trường được phát triển bền vững trong mối quan hệ gắn kết đô thị - nông thôn - thiên nhiên. Về bản chất, thành phố Thừa Thiên Huế sẽ được hình thành bởi nhiều đô thị quy mô nhỏ và vừa; phát triển xen cài giữa các đô thị là sự chuyển tiếp hài hòa giữa các vùng bảo tồn sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, đất nông nghiệp đặc sắc của địa phương; chúng được liên kết với nhau bằng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối nhanh và lan rộng bằng vành đai xanh và hành lang xanh.

Ngoài ra, đô thị Huế sẽ hình thành ba khu vực trung tâm bao gồm:

(1) Vùng trung tâm Khu vực lõi bao gồm TP. Huế - TX. Hương Trà - TX. Hương Thủy là trung tâm dịch vụ tổng hợp về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng, vận tải, CNTT và truyền thông, giải trí… và là một trung tâm của Vùng và cả nước về văn hoá-du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;

(2) Trung tâm đô thị phía Tây Bắc với hạt nhân là đô thị Phong Điền là trung tâm khu vực về dịch vụ du lịch, y tế, công nghiệp,...;

(3) Trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là đô thị Chân Mây - Lăng Cô trở thành đô thị cảng với lợi thế cảng nước sâu, trở thành đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá, trung tâm Logistic trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu hỏi của bạn Cuộc Đời, Facebook: Dạ chào chương trình ạ. Cho e hỏi về hãng hàng không viettravel airlines. Hãng hàng không này chọn sân bay phú bài làm căn cứ, và được xếp 1 sự kiện nổi bật nhất trong năm 2020 của huế mình. Nhớ năm đó người dân huế háo hức vì có hãng hàng không chọn căn cứ tại quê hương mình với hy vọng sẽ giúp huế kết nối được với nhiều nơi trên việt nam và thế giới giúp phát triển kinh kế đặc biệt là du lịch. Nhưng rồi 2 năm qua đã cắt đường bay và không có 1 đường bay nào nối huế. Dự án tổ hợp khách sạn cao cấp ở đường nguyễn huệ cũng từ lâu k xây dựng, sắt thép rỉ rét . Tôi là người dân huế thật sự thấy thất vọng . Mong cơ quan chức năng sẽ có những tính toán, phê duyệt cho những dự án sau để phục vụ thiết thực cho sự phát triển của quê hương huế lên trực thuộc trung ương . Em cảm ơn

Trả lời của :

Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc

Theo kế hoạch, Vietravel Airlines sẽ mở đường bay đến Huế cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng như Trung tâm bảo dưỡng tàu bay, Trung tâm đào tạo tại Huế. Tuy nhiên, do là hãng mới thành lập nên chưa có lịch sử slot bay ((lượt cất, hạ cánh hay cụ thể hơn là là khoảng thời gian các hãng bay được phân bổ để cất, hạ cánh mỗi chuyến bay trên phi trường.) nên cần phải có sự chấp thuận của Cục Hàng không Việt Nam cấp. Mặt khác, hiện nay nhu cầu bay trong nước từ các tỉnh thành đến Huế và ngược lại chưa nhiều, tỷ lệ lấp đầy  chỗ trên máy bay của các hãng vẫn còn dư. Do vậy, trong giai đoạn tới, sau khi dự án mở Cảng HKQT Phú Bài hoàn thành, nhà ga quốc tế T2 đi vào hoạt động, Vietravel Airlines sẽ xúc tiến bay các thị trường khách du lịch quốc tế mà Vietravel Airlines đang có thế mạnh khai thác, và tính toán tập trung bay các đường trục có nhiều khách thương mại đến và đi kết nối với Huế trong năm 2023.

 

* Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Dự án Xây dựng công trình chuỗi dịch vụ lữ hành bổ trợ có tầm vóc quốc tế tại số 01 Nguyễn Huệ, thành phố Huế do Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel làm chủ đầu tư được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư lần đầu năm 2017, điều chỉnh lần thứ nhất năm 2019. Tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng. Dự án bị chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Hiện nay, Nhà đầu tư đang cam kết lại tiến độ thực hiện dự án. UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư phù hợp.

Thời gian vừa qua, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn như: Thành lập 04 Tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh tại các Quyết định số 379 đến 382/QĐ-UBND ngày 08/02/2022 và thành lập, phân công thành viên giúp việc Tổ công tác tại Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 10/6/2022; Các Sở, ban ngành cũng đã thành lập Tổ giúp việc Tổ công tác để tham mưu lãnh đạo Sở ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác.

 Về lâu dài cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp khác để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn như:

- Chỉ đạo xây dựng, cập nhật, bổ sung các quy hoạch liên quan dự án (quy hoạch tỉnh, quy hoạch đo thị tỉnh, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch sử dụng đất,…). Cần xác định công tác tổ chức lập và phê duyệt các loại quy hoạch trên địa bàn tỉnh là một giải pháp đột phá để kêu gọi, triển khai các dự án đầu tư, góp phần quan trọng trong việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực để thực hiện dự án. Như xây dựng, thẩm định, phê danh mục dự án làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư; nâng cao chất lượng thẩm định năng lực của nhà đầu tư dựa trên hồ sơ năng lực của nhà đầu tư như năng lực tài chính (thông qua báo cáo tài chính hợp lệ của nhà đầu tư), kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự, lực lượng nhân sự,... của nhà đầu tư để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực; tính toán, phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường dự án; phát huy vai trò của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh trong việc kêu gọi đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư ...

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, kịp thời báo cáo HĐND tỉnh, UBND tỉnh các khó khăn, vướng mắc để hỗ trợ, giải quyết.

- Chỉ đạo, đôn đốc UBND cấp huyện, các sở ngành liên quan làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng liên quan dự án; bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.


Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường

Câu hỏi của bạn Trần Nhung, Xuân Phú, thành phố Huế: Thời gian gần đây, việc phát triển đô thị đã có phần làm ảnh hường đến hệ thống thoát nước ở thành phố Huế, gây ngập lụt cục bộ nhiều nơi ở Trung tâm. Vậy khi Thừa Thiên Huế khi trở thành thành phố Trực thuộc trung ương thì việc các công trình, dự án lớn được xây dựng nhiều hơn là điều không tránh khỏi. vậy tỉnh đã có những giải pháp gì để hạn chế việc ngập lụt cục bộ như những thành phố lớn đang xảy ra hiện nay.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang:

Thực trạng: Thực trạng trong những năm qua, với tình hình thời tiết diễn biến xấu, bất thường; phát sinh nhiều trận mưa với cường độ lớn và kéo dài, nước các sông dâng cao đã làm ngập lụt nhiều khu vực có địa hình thấp trũng. Mặt khác, tại một số khu vực đã xảy ra tình trạng ngập cục bộ khi có mưa.

- Tình trạng ngập cục bộ (ngập cục bộ khi có mưa) xuất hiện là do: Hệ thống thoát nước mưa hiện trạng chưa đảm bảo; các hồ, kênh, mương hiện trạng bị lấn chiếm, san lấp, xây dựng bị thu hẹp làm cho nước mưa thoát chậm; hệ thống thoát nước mưa hiện trạng chưa đảm bảo khẩu độ, địa hình chia cắt do cống băng đường ít và tiết diện nhỏ; không có khả năng lưu chứa khi mưa với cường độ lớn; một số cống, cửa xả ở phía hạ lưu bị tắt, nghẽn không thường xuyên nạo vét; một số khu vực do các công trình đang thi công nhưng thiếu giải pháp thoát nước mưa tạm thời. Riêng đối với các khi đô thị mới (như khu đô thị mới An Vân Dương) hệ thống các kênh, hồ tiêu năng, mương, hệ thống thoát nước chính theo quy hoạch được duyệt chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, hạ lưu hệ thống thoát nước chưa được đầu tư, dẫn đến tình trạng hệ thống thoát nước mưa chỉ đủ chuyển tải lưu lượng nước mưa lưu vực bản thân cục bộ dự án mà thiếu sự kết nối liên tục từ vị trí thu đến vị trí xả nước.

Giải pháp hạn chế, khắc phục: Khi tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương thì vùng lõi đô thị sẽ được mở rộng, tốc độ phát triển đô thị sẽ tăng, sự ảnh hưởng đến thoát nước, ngập úng sẽ lớn đặc biệt trong bối cảnh chịu ảng hưởng bởi biến đổi khí hậu như hiện nay. Do đó, để hạn chế, khắc phục tình trạng ngập lụt, ngập cục bộ trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp trước mắt và lâu dài, cụ thể một số giải pháp như sau:


Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Minh Khang

1. Về lâu dài:

- Trong định hướng, quy hoạch phát triển đô thị Thừa Thiên Huế cần quan tâm dành nhiều không gian cho nước, như: Khơi thông, nạo vét, mở rộng hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ hiện tại. Đồng thời khi san lấp phát triển đô thị mới cần phải đánh giá kỹ tác động đến ngập úng để quy hoạch mới hồ tiêu năng, hồ cảnh quan, không gian cây xanh, hệ thống sông, kênh thay thế, đấu nối với hệ thống sông ngòi hiện trạng nhằm đảm bảo thoát nước cho vực đô thị mới cũng như đô thị hiện trạng. Điều này chúng ta có nhiều điều kiện để thực hiện, đó là chúng ta còn dư địa quỹ đất lớn, từ trước đến nay, đặc biệt trong nghị Quyết 54-NQ/TW tỉnh ta định hướng phát triển đô thị theo hướng sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường. Đồng thời tỉnh ta cũng đang lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 theo Nghị quyết 54, do đó nội dung trên sẽ được giải quyết trong đồ án Quy hoạch.

- Quan tâm bằng nhiều nguồn lực khác nhau để phát triển không gian cho nước trong các khu vực quy hoạch đã được phê duyệt (như khu đô thị mới An Vân Dương) bao gồm: Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khung (trong đó có hệ thống thoát nước, đấu nối với hạ lưu), nạo vét, khơi thông, mở rộng hệ thống sông ngòi hiện có, hệ thống kênh mương sinh thái, hồ tiêu năng, công viên cây xanh theo quy hoạch được duyệt để tăng khả năng thoát nước cho khu vực;

- Sau khi Quy hoạch được duyệt, song song với phát triển đô thị, cần dành nguồn lực tương thích để phát triển hạ tầng, trong đó có không gian cho nước. Nội dung này sẽ được thể hiện ở kế hoạch phát triển đô thị toàn tỉnh cũng như cho từng đô thị.

2. Trước mắt:

- Cần thường xuyên kiểm tra các khu vực có tình trạng nước mưa ứ đọng, ngập cục bộ khi có mưa; tổ chức nạo vét, khơi thông các rảnh, cống, mương và cửa xả hiện trạng (đặc biệt tại các vị trí cửa xả nước ra sông, biển; nguồn tiếp nhận) để dòng chảy không bị nghẽn, tắt và thu hẹp.

- Nâng cấp các cống ngang đường (băng đường) khi thấy khẩu độ cống chưa đảm bảo thoát nước thuận lợi (xuất hiện tình trạng nước ứ đọng khi có mưa).

- Hạn chế xây dựng công trình, nâng cao độ các tuyến đường cắt ngang hướng thoát lũ khi chưa đánh giá và có giải pháp thoát nước phù hợp.

Câu hỏi của bạn Nguyễn Gia Bảo, Thủy Xuân, Huế: Nghị quyết 54 xác định Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế”. Vậy liên quan đến công tác bảo tồn di sản. Cho tôi hỏi Khu vực An Lăng nơi chôn cất vua Dục Đức và hai vị vua yêu nước Thành Thái, Duy Tân song hơn 40 năm qua có hàng chục hộ dân sống nhếch nhác trong khuôn viên lăng, trong đó có nhiều người từng là cán bộ công tác tỉnh Bình Trị Thiên. Vậy xin hỏi, khi nào người dân nơi đây mới được di dời để trả mặt bằng lại cho di tích.

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

Khu lăng mộ vua Dục Đức tọa lạc tại đường Duy Tân, thuộc phường An Cựu, thành phố Huế là một trong những công trình đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1997 (Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 (quyết định 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009). Hiện nay, di tích lăng mộ vua Dục Đức được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phân công cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trực tiếp quản lý (quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 14/9/2021) theo quy định của pháp luật.

Di tích lăng mộ vua Dục Đức (bao gồm cả lăng vua Thành Thái và vua Duy Tân) có diện tích khá lớn (hơn 85 nghìn bốn trăm mét vuông) với hơn 20 công trình khác nhau đang được bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trước quá trình đô thị hóa, di tích đã bị xâm phạm nghiêm trọng, nhiều hộ gia đình sinh sống bên trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích. Để giải quyết những bất cập trong quản lý về đất đai và bảo vệ sự toàn vẹn của di tích. Năm 2022, UBND tỉnh đã có báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích cố đô Huế đến 2030, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 42/QĐ-TTg ngày 11/01/2022).

Hiện nay, UBND tỉnh đã phân công cho Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích cố đô Huế đến 2030, tầm nhìn 2050 theo nhiệm vụ và quy mô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một trong những quy hoạch có quy mô lớn nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Sau khi hoàn thành quy hoạch (năm 2023) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. UBND tỉnh sẽ phân công cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch đảm bảo theo quy định của pháp luật về di sản và các quy định có liên quan.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng

Câu hỏi của bạn Phan Thành, Huế: Là một người dân thành phố Huế, tôi cảm thấy rất vui mừng trước những nỗ lực của tỉnh trong quá trình xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Và nhiều người cũng nói đùa rằng, thành phố Huế đã có dấu hiệu trở thành một thành phố lớn khi tình trạng kẹt xe ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, xin hỏi lãnh đạo tỉnh có giải pháp gì để giải quyết bài toán nêu trên, nhất là các tuyến đường nội thành vào giờ cao điểm. Xin cảm ơn

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thành:

Giải pháp chống kẹt xe ở đô thị :  

Ở Việt Nam, tình trạng kẹt xe đã trở nên khá phổ biến ở các thành phố lớn, và tình trạng này cũng đã bắt đầu xuất hiện ở một số tuyến đường trung tâm thành phố vào giờ cao điểm, để hạn chế tình trạng này, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiến hành đồng bộ một số giải pháp như sau:

1.Thực hiện giãn dân:

- Chúng ta đang thực hiện dự án di dân lịch sử đối với khu vực dân cư sống trong phạm vi khu vực Thành nội, để giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có giải tỏa áp lực giao thông, do các tuyến đường trong khu vực thành nội hầu như không còn khả năng mở rộng

-Xây dựng thêm các khu đô thị mới, do dời một số cơ quan khỏi khu vực trung tâm để bố trí lại mật độ xây dựng cũng như dân cư một cách hợp lý hơn.

2.Đầu tư hạ tầng giao thông:

Tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của các loại phương tiện: Hiện đang đầu tư cầu Nguyễn Hoàng qua sông Hương, Cầu Thuận An qua cửa Thuận an kết nối với tuyến đường ven biển, đường vành đai, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay …và rất nhiều tuyến giao thông quan trọng khác để giải tỏa áp lực về giao thông.

3.Tổ chức lại hệ thống giao thông trên phạm vi toàn thành phố:

Với hạ tầng giao thông hiện có, tỉnh đang lập đề án tổ chức lại hệ thống giao thông toàn thành phố một cách khoa học, sau đó sẽ từng bước triển khai trên thực tế, nhiều giải pháp cũng đã được Thành phố triển khai như xe đạp thí điểm, các tuyến đường đi bộ, hệ thống giao thông công cộng, đỗ xe trên phố theo ngày chẵn, lẻ …

4.Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, bên cạnh đó tỉnh cũng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm.

5.Tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng trong điều hành hệ thống giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.

Hy vọng với các biện pháp đồng bộ nêu trên, tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm sẽ sớm được khắc phục.

Câu hỏi của bạn Hà My, Huế:

Được biết Thừa Thiên Huế sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực để triển khai 16 dự án trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà giai đoạn 2022-2025. Vậy xin hỏi lãnh đạo tỉnh tiến độ các dự án này đã được triển khai như thế nào, và khi nào hoàn thành?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Ngoài các chính sách, giải pháp hỗ trợ cấp bách và giải pháp trọng tâm nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực để triển khai một số dự án trọng điểm, có tính động lực, lan tỏa và tạo không gian phát triển mới tại Quyết định 2818/QĐ-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025, và đến nay tiến độ triển khai các dự án như sau:

(1) Dự án đường ven biển: đang gấp rút thi công xây dựng dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

(2) Cầu vượt sông Hương và đường Nguyễn Hoàng: đang chuẩn bị khởi công xây dựng công trình. Dự kiến khởi công vào ngày 23/12 này (công tác chuẩn bị khởi công đến nay đã cơ bản hoàn thành).

(3) Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài: đã bố trí kinh phí thực hiện, đang hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị khởi công xây dựng công trình năm Q1/2023

(4) Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2: . Đê chắn sóng (giai đoạn 1) với chiều dài 450m đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào hoạt động, giai đoạn 2 với chiều dài 300m đang được triển khai thi công, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.

(5) Đường vành đai 3: đang chuẩn bị khởi công xây dựng công trình 2023.

(6) Dự án nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài: khởi công cuối năm 2020, dự kiến hoàn thành Quý 1/2023.

(7) Dự án Casino Laguna: do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Hiện tại, Nhà đầu tư đang chuẩn bị các thủ tục để tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án.

(8) Trung tâm thương mại và dịch vụ Aeon Mall Huế: Dự án dự kiến hoàn thành các thủ tục xây dựng để khởi công trong quý I/2023, hoàn thành Quý I/2026.

(9) Dự án tổ hợp thương mại dịch vụ, khách sạn cao cấp tại số 8-10 Phan Bội Châu và 19 Nguyễn Huệ, thành phố Huế: Dự án đang triển khai xây dựng phương án đấu dự kiến hoàn thành các thủ tục xây dựng để khởi công trong quý I/2023.

(10) Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình, tại xã Vinh Hiền và xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc.

(11) Khu Tổ hợp khách sạn kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê tại khu đất 20 Nguyễn Huệ: Dự án đang triển khai các thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi phân kì 1 – Tuyến giao thông trục chính và khu F,… Tuy nhiên, dự án chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu nên chưa được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện nay, UBND tỉnh đang giao UBND huyện Phú Lộc tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đối với khu vực Lộc Bình.

(12) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gilimex (Phú Bài 4, giai đoạn 2): khởi công tháng 11/2022.

(13) Tổ hợp Khu dịch vụ thương mại và du lịch Phạm Văn Đồng, thành phố Huế: Khởi công Quý II/2021 và dự kiến hoàn thành Quý IV/2024.

(14) Khu đô thị phía Bắc - phường Hương Long, phường An Hòa, phường Kim Long và phường Hương An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế: Đang kêu gọi đầu tư.

(15) Dự án sân golf Lộc Bình, huyện Phú Lộc: Dự án đang triển khai các thủ tục về bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi phân kì 1 – Tuyến giao thông trục chính và khu F,… Tuy nhiên, dự án chưa được phê duyệt quy hoạch phân khu nên chưa được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Hiện nay, UBND tỉnh đang giao UBND huyện Phú Lộc tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đối với khu vực Lộc Bình.

(16)  Dự án trung tâm logistics tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: Hiện nay, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất 03 dự án có mục tiêu kinh doanh kho, bãi, dịch vụ logistics tại khu cảng Chân Mây với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.765 tỷ đồng, diện tích 44,2ha; dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất các dự án này trong quý I/2023 và sẽ đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động quý I/2025.

Dự án Đầu tư xây dựng bến tổng hợp – container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây: được cấp phép đầu tư tháng 10/2022, có tổng vốn đầu tư khoảng 1.678 tỷ đồng, chiều dài cầu cảng 540m, năng lực tiếp nhận tàu hàng đến 70.000DWT, tàu container đến 4.000TEU; giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào quý I/2024, giai đoạn 2 hoàn thành quý I/2025.

Câu hỏi của bạn Lê Trương Nhật Quang, 67B Ông Ích Khiêm, thành phố Huế: 1. Khi nào tỉnh trình đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương ra quốc hội? 2. Giải pháp nào để quảng bá điểm đến Huế trong thời gian tới khi Huế sắp trở thành thành phố trực thuộc trung ương?

1. Khi nào tỉnh trình đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương ra quốc hội?

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Lộ trình xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được tỉnh cân nhắc chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các quy định của pháp luật; trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các nhiệm vụ bước đầu của Đề án. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 435/KH-UBND ngày 22/11/2022 để triển khai thực hiện Đề án, dự kiến trình các cơ quan của Chính phủ trong quý IV năm 2023 và trình Quốc hội trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024.

Đối với việc lấy ý kiến cử tri: Đây còn là một quá trình, UBND tỉnh luôn chủ động và thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, dự kiến khoảng tháng 06/2023 sẽ tiến hành lấy ý kiến cử tri về tất cả các nội dung liên quan đến Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó có lấy ý kiến về tên gọi đơn vị hành chính.

Về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, cần đảm bảo các nguyên tắc:

a) Tôn trọng hiện trạng, đồng thời xem xét các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đặc điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Không làm phát sinh các đơn vị hành chính mới và hạn chế sự xáo trộn giữa đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác.

c) Việc thành lập các đơn vị hành chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đơn vị hành chính; tiêu chí về phân loại đô thị và các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường.

d) Mở rộng hợp lý phạm vi của các quận nhằm hướng đến mục tiêu phát triển vùng lõi nội thị của thành phố trực thuộc Trung ương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ và bền vững.

Bám sát các nguyên tắc trên, dự kiến phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm: 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện); cụ thể:

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Huế từ 29 phường, 07 xã còn lại 32 phường, chia thành 02 quận: Quận phía Bắc gồm 13 phường, Quận phía Nam gồm 19 phường.

- Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở ĐGHC của thị xã Hương Thủy (sau khi điều chỉnh xã Dương Hòa về thị xã Hương Trà).

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 01 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 06 phường (Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Hải + Điền Hải, Điền Lộc + Điền Hòa, thị trấn Phong Điền + Phong Thu) và 06 xã (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Chương, Phong Bình, Điền Hương + Điền Môn). Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở ĐGHC huyện Phong Điền.

- Thị xã Hương Trà nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở ĐGHC xã Hương Toàn.

- Thành lập huyện mới trên cơ sở ĐGHC huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông

- Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng.

Với phương án trên, số ĐVHC cấp huyện không tăng, giảm 10 ĐVHC cấp xã (giảm 21 xã và 01 thị trấn, tăng 12 phường), còn 131 ĐVHC cấp xã (74 xã, 51 phường, 06 thị trấn).

 

2. Giải pháp nào để quảng bá điểm đến Huế trong thời gian tới khi Huế sắp trở thành thành phố trực thuộc trung ương? 

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc:

Tiếp tục phát huy và khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh mới là Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh vừa phê duyệt Đề án Truyền thông, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế đến 2025, tâm nhin 2030 giao cho Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương triển khai từ năm 2023, sẽ tập trung vào một số vấn đề sau:

- Trước hết cần hoàn thiện và định vị lại toàn bộ hệ thống sản phẩm du lịch được xem là thế mạnh của du lịch Huế gồm du lịch văn hóa gắn với tìm hiểu lối sống sinh hoạt, tìm hiểu di sản, cộng đồng, làng nghề, lễ hội; du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và một số loại hình du lịch mới mà du lịch Huế đang hướng tới đó là du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch mua sắm…

- Đối với thị trường khách, đẩy mạnh thu hút thị trường khách quốc tế, đặc biệt cần tập trung các thị trường khách truyền thống gồm các khu vực ĐNA, Bắc Á, Châu Âu, Mỹ và một số nước khác. Coi trọng thị trường khách nội địa, gồm từ các đô thị lớn và đầu mối phân phối khách là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh thành đang có sự phát triển kinh tế-xã hội mạnh (Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bắc Giang,.) đồng thời thúc đẩy thị trường nội vùng và liên vùng.


Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông

- Thúc đẩy liên kết truyền thông, quảng bá thương hiệu du lịch Huế gắn với

các chiến lược truyền thông của quốc gia, tăng cường đẩy mạnh công tác liên kết truyền thông, quảng bá với các tỉnh thành có ký kết hợp tác.

- Đẩy mạnh truyền thông các thương hiệu: Huế - thành phố Di sản, Văn hóa và Lễ hội; Huế - thành phố Festival, Huế - Kinh đô ẩm thực Việt Nam; Huế - kinh đô Áo Dài… Cần tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá theo đúng thị trường, đúng phân đoạn cần tập trung thu hút, tránh lãng phí các nguồn lực.

- Có kế hoạch tăng cường quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế trên một số kênh truyền hình quốc tế và trong nước có tầm ảnh hưởng lớn (như CNN, BBC, KBS, NHK,.. hay VTV, HTV,..). Mời một số KOL (nhân vật có tầm ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực ) và VBlogger ở trong nước và quốc tế có  số lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, đến tham quan, trải nghiệm và giao lưu ở địa phương để có các chia sẻ, quảng bá trên các kênh mạng xã hội và kênh báo đài.

Trong xu thế của “chuyển đổi số” hiện nay, tỉnh đã giao Sở Du lịch phối hợp với Sở Thông tin – Truyền thông và các đơn vị liên quan đang triển khai từng bước xây dựng Hệ sinh thái du lịch thông minh với các mục tiêu: Xây dựng điểm đến thông minh; điểm đến du lịch sáng tạo, được xây dựng trên cơ sở công nghệ tiên tiến đảm bảo sự phát triển bền vững của các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác của du khách hội nhập vào môi trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm đến, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân; tạo nên sự Trải nghiệm thông minh. Du khách không chỉ trải nghiệm mà còn tạo ra, ghi chú hoặc bổ sung thêm các dữ liệu tạo thành nền tảng cho trải nghiệm. Đồng thời hỗ trợ cho công tác xúc tiến, quảng bá thông minh, hỗ trợ trao đổi các nguồn lực du lịch và sự kết hợp của trải nghiệm du lịch.

Từ năm 2018, để phục vụ cho công tác xúc tiến, quảng bá, tỉnh đã giao Sở Du lịch xây dựng Cổng thông tin Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với tên miền visithue.vn với 3 ngôn ngữ Việt, Anh và Pháp, triển khai app visithue để quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế trên 2 nền tảng IOS và Android để du khách dễ dàng tiếp cận thông tin về du lịch Huế trên điện thoại thông minh. Đồng thời, ngành du lịch tỉnh còn triển khai xây dựng các trang mạng xã hội, bao gồm: 02 trang fanpage thông tin về điểm đến, Twitter, Instagram, Youtube, Tiktok, Zalo… Đa số các trang mạng xã hội đã được xác thực người dùng (gắn tích xanh) và có lượng quan tâm lớn, góp phần vào công tác quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế thời gian qua và giai đoạn sắp tới.

Câu hỏi của bạn Võ My, Nam Đông: Theo tôi được biết, trong tương lai, nếu thành phố Huế trở thành thành phố trung ương thì sẽ tiến hành xác nhập huyện Nam Đông và huyện Phú Lộc. Vậy cho tôi hỏi thông tin trên có chính xác không các vấn đề liên quan đến giấy tờ tùy thân thì phải xử lý như thế nào khi tôi đã mất rất nhiều thời gian để thực hiện căn cước công dân

Trả lời của Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông:

Trong trường hợp huyện mới được thành lập trên cơ sở nhập 02 huyện Nam Đông và Phú Lộc được Quốc hội thông qua; các vấn đề liên quan đến giấy tờ tùy thân sẽ được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, kịp thời hướng dẫn chính quyền địa phương các cấp triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân, không thu phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi địa giới hành chính.

Câu hỏi của bạn Như Oanh, Huế: Qua đọc nghị quyết 54 của Bộ chính trị, có thể nói nghị quyết đã mở ra cho tỉnh hướng đi phát triển mới trong đó nhấn mạnh việc quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh (đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị), bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Xin hỏi, sắp tới định hướng cũng như việc triển khai của tỉnh đối với vấn đề này là như thế nào?

Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương:

Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hoà giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Đây là một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực từ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng Đô thị Huế ngày càng thể hiện được sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố con người, di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên, hình ảnh đô thị ngày một nâng cao, cảnh quan môi trường ngày càng sạch đẹp. Chúng ta đã triển khai song song và đồng thời nhiều đề án chính sách lớn, nhiều dự án mang tính chất động lực, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, đem lại nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận như: đề án Di dời dân cư trong các khu vực I khoanh vùng bảo vệ di tích; các dự án phục hồi, trùng tu hệ thống di tích Cố đô Huế; dự án chỉnh trang công viên hai bên bờ sông Hương; các dự án nạo vét, chỉnh trang các sông trên địa bàn thành phố Huế; dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế; đã hoàn thành mở rộng chỉnh trang trục đường Hà Nội; hoàn thành phần lớn hạng mục đường Phú Mỹ - Thuận An, đường Chợ Mai – Tân Mỹ để tăng cường kết nối đô thị trung tâm về phía biển; Việc mở rộng, nâng công suất Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài đang bám sát tiến độ đề ra...

Thừa Thiên Huế cũng là một trong những địa phương đầu tiên xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử (CQĐT) sau khi khung Chính phủ điện tử (CPĐT) được ban hành năm 2017. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông về mô hình CPĐT, chỉ số phát triển CPĐT cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc trong nhiều năm liền. Thừa Thiên Huế cũng đã được nhiều giải thưởng về phát triển đô thị thông minh như: Giải thưởng “Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á” của Ban tổ chức Telecom Asia Awards 2019 với mô hình “Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh”; "Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S)" đạt "Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022" ở top 10 hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị nói trên, Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 19/10/2022, trong đó tiếp tục khẳng định mục tiêu lập quy hoạch:

+ Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

+ Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

+ Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch nêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 22/11/2022 về tổ chức lập đồ án quy hoạch, trong đó giao Sở Xây dựng sớm triển khai hoàn thành lập quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, phấn đấu trình Bộ Xây dựng thẩm định trong Quý I/2023.

Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ QH đã đặt ra cho đặc trưng của đô thị Huế trong tương lai, trong đó có một số nội dung theo định hướng nói trên, cụ thể  như sau:

+ Rà soát định hướng quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện để dự báo các nhu cầu, cơ hội phát triển trong giai đoạn mới của Tỉnh, hài hòa với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trên địa bàn.

+ Tổ chức không gian cho các chức năng mang tính đặc thù của Thừa Thiên Huế như trung tâm về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á; Trung tâm về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đầm phá ven biển.

+ Nghiên cứu bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường của sông Hương gắn với trục cảnh quan trung tâm thành phố Huế; bảo vệ các vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lập An; khai thác hiệu quả các khu vực ven biển gắn với thích ứng biến đổi khí hậu từ Phong Điền tới Phú Lộc; bảo tồn hiệu quả vườn Quốc gia Bạch Mã, khu vực đèo Hải Vân gắn với phát triển du lịch bền vững.

+ Tăng cường liên kết về giao thông kết nối với Quốc tế, các đô thị lân cận như Quảng Trị, Đà Nẵng. Khắc phục các tồn tại, bất cập trong hệ thống hạ tầng nội vùng để liên kết khu vực đô thị trung tâm với khu vực đô thị vệ tinh, vùng miền phía Tây như Nam Đông, A Lưới.

Sau khi đồ án quy hoạch nêu trên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung nguồn lực để tiếp tục triển khai hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị, hoàn thành phủ kín quy hoạch phân khu, nâng cao tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết, tổ chức quản lý và kêu gọi đầu tư, triển khai thực thi quy hoạch, tạo động lực và tạo sự chuyển biến một cách rõ nét trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và các mục tiêu xa hơn nữa theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW đã đề ra.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án phát triển kết cấu hạ tầng mang tính chất động lực, kết nối liên vùng như: Dự án tuyến đường bộ ven biển tỉnh và cầu vượt biển Thuận An; Dự án cầu qua Sông Như Ý trên đường 100m thuộc Đô thị mới An Vân Dương; Khởi công cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng và đường Vành đai III; sớm hoàn tất các thủ tục để khởi công đường Tố Hữu – Phú Bài vào đầu năm 2023; bổ sung quy hoạch các tuyến đường kết nối liên vùng với thị trấn Phú Đa (Phú Vang), thị trấn Sịa (Quảng Điền), ...

Hiện nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đang tiếp tục hỗ trợ tỉnh dự án xây dựng mô hình đô thị kỹ thuật số thông minh cho quy hoạch không gian đô thị; Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã có văn kiện đề xuất Hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số ngành Xây dựng; Tổ chức hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cũng đã có thông báo chính thức về việc chọn Huế để thí điểm triển khai mô hình quy hoạch đô thị thông minh... Đồng thời, tỉnh cũng đang chỉ đạo tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển đô thị thông minh, bền vững; kêu gọi đầu tư các dự án đô thị sinh thái, đồng bộ hạ tầng và thông minh; thành phố truyền thông thông minh; khu trung tâm công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo tại khu đô thị mới An Vân Dương…

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng thành phố Huế (NQ1264) và mới đây nhất là Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù về phân loại đô thị và phân loại đơn vị hành chính (NQ26, NQ27), cùng với những nỗ lực, định hướng và những việc đã, đang làm trên là những nền tảng để chúng ta phấn đấu sớm triển khai hoàn thành Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.

Câu hỏi của bạn Trần Khôi, Phú Lộc: Thừa Thiên Huế là địa phương có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh của biển. Vậy tỉnh đã tận dụng gì những tiềm năng, thế mạnh này trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường:

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc khu vực vùng biển và ven biển Trung Trung Bộ (Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi)[1] với 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông. Khu vực này có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng an ninh, nằm ở trung độ của dải ven biển cả nước; nguồn tài nguyên biển phong phú, nhiều tiềm năng về dầu khí, một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước. Với những lợi thế sẵn có về phát triển và điều kiện vị trí cửa ngõ thông thương ra biển của tuyến hành lang xuyên Á Đông – Tây qua Bắc Thái Lan – Nam Lào – Miền Trung Việt Nam, một cửa ngõ ra biển của khu vực Bắc Tây Nguyên; lợi thế kết nối, giao lưu kinh tế thương mại, hàng hải ba miền Bắc – Trung – Nam, kết nối hình thành vành đai kinh tế ven biển động lực phát triển Miền Trung. Đây là khu vực có nhiều thuận lợi, triển vọng hình thành phát triển cụm ngành kinh tế biển mạnh gắn với xây dựng trung tâm kinh tế biển có tầm mức quốc tế cao của quốc gia.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài hơn 100km dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và rộng từ 1 - 10 km; bao gồm 44 đơn vị cấp xã thuộc địa phận thành phố Huế và 04 huyện: Phong ĐiềnQuảng ĐiềnPhú VangPhú Lộc. Tổng diện tích đất tự nhiên và mặt nước khoảng 1.011 km2 (chiếm trên 20% diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế); trong đó tiêu biểu của vùng là hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với chiều dài hơn 70km, diện tích mặt nước rộng trên 220 km2, có tiềm năng to lớn về hải sản, hơn 500 loài cá trong đó 30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao, năng suất khai thác bình quân gần 40.000 tấn/năm. Trong những năm qua, kinh tế biển và đầm phá đang trở thành động lực phát triển của tỉnh, tạo diện mạo mới cho toàn vùng, góp phần khai thác lợi thế phát triển du lịch và thủy sản, giải quyết tình trạng chia cắt, cô lập trong mùa mưa bão, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phát huy lợi thế của một tỉnh ven biển, Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới là:

- Phát triển kinh tế biển và đầm phá trên cơ sở tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái kết hợp với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ biển, năng lượng tái tạo; gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, hình thành hệ thống khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa. Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

- Việc mở rộng thành phố Huế là bước mở đầu quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị và cũng tạo điều kiện cho thành phố phát triển đô thị về nhiều hướng, đặc biệt là về hướng biển. Cùng với việc sau khi tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh và cầu qua cửa biển Thuận An hình thành sẽ mở ra tuyến đường du lịch ven biển đi dọc bờ biển Thừa Thiên Huế. Tuyến đường đi gần bờ biển hơn (cách bờ biển không quá 2km và tùy vị trí) sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các đô thị ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân tại các xã ven biển nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung;

- Đồng thời kết nối thông suốt với tuyến đường bộ ven biển quốc gia đã quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải theo hướng Bắc - Nam và tăng tính kết nối đến các các cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm ven biển miền Trung.

Bên cạnh đó, định hướng phát triển của Thừa Thiên Huế là:

(1) Phát triển các ngành kinh tế biển: du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; công nghiệp ven biển; nuôi trồng và khai thác hải sản; năng lượng tái tạo;

(2) Xây dựng và phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, hình thành các khu đô thị sinh thái ven biển;

(3) Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai;

(4) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển;

(5) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và định hướng phát triển kinh tế vùng biển và ven biển, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau để xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương:


Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế gắn với phát triển kinh tế biển. Rà soát, đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hoà, đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

- Xây dựng các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết liên quan đến phát triển vùng biển và ven biển cùng kế hoạch triển khai chi tiết, với sự tham gia của các cấp, các ngành và vận động sự chung sức, đồng lòng của người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Triển khai thực hiện Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 và Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

- Để phát triển Thừa Thiên Huế lên tầm cao mới, tỉnh sẽ tập trung cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên lợi thế ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Trong đó, du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistics, đào tạo nguồn nhân lực là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là bứt phá; kinh tế biển là thiết yếu. Tập trung xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, có giá trị gia tăng cao, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu…

- Phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và đô thị đồng bộ, hiện đại và thông minh, bảo đảm sự hài hoà giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm: hoàn thành đầu tư tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa biển Thuận An; nâng cấp công suất cảng hàng không quốc tế Phú Bài; nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây thành cảng Container, cảng du lịch (đầu tư bến số 4,5,6,7,8) và cảng Phong Điền, khu neo đậu trú bão khu vực Thuận An; … Tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hóa trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

 - Bảo vệ môi trường biển; bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động về bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh trên hướng biển. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; đối ngoại và hợp tác quốc tế.


[1] Theo Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030.

Câu hỏi của bạn Facebook Kiều Oanh, Facebook: Xin hỏi UBND tỉnh, trong các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, để Huế trở thành Trung tâm KHCN đến nay đã được hỗ trợ như thế nào, kết quả ra sao?

Trả lời của ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ:

Với tinh thần lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới và ứng dụng công nghệ, nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, năng lực hấp thu công nghệ của doanh nghiệp; tạo ra các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm theo chủ trương, định hướng của tỉnh; hình thành và phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Với một số chính sách hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND quy định về hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Sau 2 năm triển khai Nghị quyết đã hỗ trợ cho trên 110 tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp áp dụng các dự án đổi mới, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất theo Tiêu chuẩn Quốc tế, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp về nguồn vốn để đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới công nghệ, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và áp dụng hệ thống, mô hình, công cụ cải tiến trong quản lý hiện đại, kết nối khách hàng, tiếp cận thị trường mới, đồng thời tạo sức hút cho các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu sáng tạo,… góp phần quan trọng nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng GDP của quốc gia, địa phương. Do vậy, với kinh phí hỗ trợ không nhiều các chính sách của tỉnh mang tính vốn mồi, kích thích nguồn vốn tự huy động của các doanh nghiệp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp (Chủ đầu tư) huy động được các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để nâng cao năng lực doanh nghiệp nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng; qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, hiệu quả ban đầu của việc triển khai một số chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ của tỉnh trong thời gian qua là rất tích cực, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ

Câu hỏi của bạn Xuân Trung Nguyễn , Xuân Trung Nguyễn :

Xin gửi đến Ban tổ chức Buổi đối thoại trực tuyến “Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc trung ương” câu hỏi sau: Điều dễ thấy nhất về văn hóa khi đến một thành phố là giao thông. Xin Chủ tịch vui lòng cho biết về việc xây dựng văn hóa giao thông trong định hướng, kế hoạch "phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế" của UBND Tỉnh cho thành phố trực thuộc Trung ương tương lai. Đặc biệt là về nghiên cứu và đào tạo văn hóa giao thông trước và sau khi có giấy phép lái xe. Trân trọng cảm ơn

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thành:

Để duy trì và phát triền văn hóa giao thông, hiện tỉnh đang áp dụng các biện pháp sau:

- Đưa giáo dục về văn hóa giao thông vào trong trường học;

- Tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông, văn hóa giao thông đối với các đối tượng khác, đặc biệt là các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hành khách như lái xe, phụ xe, tiếp viên… thông qua hiệp hội Vận tải, Sở Giao thông Vận tải đã ban hành bộ quy tắc ứng xử về văn hóa giao thông dành cho lái xe trên nguyên tắc đồng thuận để phục vụ hành khách tốt hơn.

- Tổ chức tốt hệ thống phản ảnh hiện trường để hành khách có thể phản ảnh các hành vi tiêu cực khi tham gia giao thông và xử lý nghiêm minh các hành vi này.

- Bên cạnh đó, tâp trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông: Mở rộng hệ thống giao thông, tổ chức lại hệ thống giao thông, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ và tạo cạnh tranh lành mạnh đối với tất cả các dịch vụ vận tải hành khách.


Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thành

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản:

Thưa Chủ tịch UBND tỉnh, Thừa Thiên Huế đang xây dựng môi trường đậm đà bản sắc văn hóa Huế gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, xem đây là lợi thế so sánh lâu dài thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển du lịch với phát triển văn hóa, kính mong đồng chí cho biết Thừa Thiên Huế đã triển khai và có kết quả về vấn đề này như thế nào?

Trả lời của Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc:

Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Từ hơn 710 năm trước, với vị trí chiến lược đặc biệt - nối giữ hai miền Nam - Bắc, nơi đây đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, Kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Thừa Thiên Huế là nơi duy nhất còn lưu lại tổng thể kiến trúc của một kinh đô với những giá trị di sản vật thể và phi vật thể vô giá. Bên cạnh đó, với diện tích hơn 5.000 km2, dân số gần 1,2 triệu người, Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa, du lịch; là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh của đa dạng vùng miền[1]; thành phố Huế - đô thị loại I còn là thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố Văn hóa ASEAN.

Xác định được những tiềm năng và thế mạnh của mình, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Xác định giá trị, tài nguyên văn hóa - di sản là loại hình du lịch chủ đạo, điểm nhấn cùng kết nối các sản phẩm dịch vụ , du lịch khác. Việc gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển du lịch với phát triển văn hoá đã đạt được những thành tựu rất khả quan như sau:


 Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc

1. Trong phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm xây dựng sản phẩm chủ lực:

Từ năm 1990 đến năm 2019, du lịch liên tục tăng trưởng trên tất cả mọi chỉ tiêu. Số lượt khách đến Thừa Thiên Huế năm 1990 chỉ đạt 81.500 lượt thì đến 2019 đạt 4,8 triệu lượt; doanh thu tăng từ 154 tỷ (1990) lên 4.900 tỷ (2019). Trong đó, lượng khách tham quan các điểm di tích, văn hóa tăng nhanh từ 1,5 triệu lượt khách (năm 2015) lên 3,5 triệu lượt khách (năm 2019), nguồn thu từ phí tham quan di tích tăng nhanh từ 150 tỷ đồng (năm 2015) lên 381 tỷ đồng (năm 2019). Tóm lại, khách du lịch đến Huế phần lớn tham quan, trải nghiệm các sản phẩm, điểm đến gắn với loại hình du lịch văn hóa, di sản, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số khách đến Huế.

Xác định văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ đi trước để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau; là sức hút đặc biệt của địa phương đối với du khách. Những năm qua, các di sản vật thể và phi vật thể đã và đang tiếp tục được đầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy và phát triển, đưa vào khai thác để phát triển du lịch. Cụ thể là Quần thể di tích Cố đô Huế bao gồm Đại Nội và các lăng tẩm; nhiều công trình, kiến trúc như hệ thống các nhà thờ, điện, phủ đệ, chùa chiền, miếu mạo; các di tích lịch sử cách mạng; văn hóa ẩm thực; các lễ hội truyền thống; nghề và làng nghề truyền thống... đã thực sự trở thành những dòng sản phẩm du lịch chính của du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian qua.

Đã và đang tập trung đa dạng và nâng cao chất lượng các điểm di tích, đặc biệt khai thác các dịch vụ cao cấp như tại Duyệt Thị Đường, Đông Khuyết Đài, sản phẩm hàng lưu niệm...; Tái hiện, phục dựng các sinh hoạt, hoạt động thời vua chúa trong Hoàng cung (Lễ Ban sóc, Lễ đổi gác, Lễ dựng nêu), các trò chơi dân gian, khai thác mô hình thực tế ảo, sân khấu thực cảnh…; Phát huy các giá trị bên ngoài Đại Nội để khai thác các dịch vụ, trải nghiệm phục vụ khách du lịch mà bên trong không khai thác được như Thái Y Viện, ẩm thực cao cấp (ngự thiện), bảo tàng cung đình...; Khai thác, kết nối phát triển không gian quanh quần thể di tích như Huế đêm, phố đi bộ, phố ẩm thực...; Xây dựng tua trải nghiệm đi bộ/ xe đạp và thưởng trà ở khu vực thượng thành kết hợp đi thuyền trên tuyến hoa sen và súng ở hộ thành hào (trước mắt thử nghiệm ở khu vực phía Nam). Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2022 sẽ chính thức thực hiện Festival 4 mùa trên địa bàn tỉnh với nhiều lễ hội, sự kiện, hoạt động hấp dẫn sẽ được triển khai, phục vụ khách du lịch xuyên suốt quanh năm.

Đã tập trung xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch và dịch vụ xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như  “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố Lễ hội”. Tăng tiện ích cho khách du lịch, tập trung dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide/ minh họa qua quét QR), giải trí thực tế ảo VR, VR 360 phục vụ khách du lịch tham quan quần thể di tích Cố đô Huế và các điểm đến khác.

Đáng chú ý, việc khai thác các lợi thế về di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, thúc đẩy du lịch phát triển. Công tác trùng tu, tôn tạo, phục hồi các giá trị di sản văn hóa, công trình lịch sử luôn được chú trọng để tạo ra những điểm đến, những sản phẩm phong phú phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế sẽ góp phần gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai.

Nhiều di tích cấp quốc gia như Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại số 112 Mai Thúc Loan và khu di tích Dương Nỗ; di tích nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu, di tích Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di tích về danh tướng Nguyễn Tri Phương, di tích tháp Champa Phú Diên,… cũng đã được ưu tiên đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị. Hệ thống các bảo tàng cũng được quan tâm khai thác, phát huy, đã làm phong phú thêm các điểm đến cho du khách.

Ngoài ra, việc khai thác phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế đã tạo được cơ hội tương tác với du khách, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa Huế. Các lĩnh vực nhiếp ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, đồ cổ, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn... trên địa bàn đã được bảo hộ, đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ. Đã hình thành hệ thống trục không gian văn hóa, nghệ thuật đường Lê Lợi[2]. Các bảo tàng mỹ thuật tư nhân, Bảo tàng Nghề thêu XQ, các gallery, các không gian sáng tạo nghệ thuật, Trung tâm giám định và đấu giá tác phẩm mỹ thuật ngoài công lập, Trung tâm Điện ảnh hiện đại được đưa vào hoạt động…bước đầu đã tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú. Những thiết chế văn học nghệ thuật này ngoài việc thu hút du khách thập phương còn góp phần quảng bá văn hóa Huế, con người Huế đi khắp muôn nơi.

Công tác quảng bá, giới thiệu về điểm đến để khai thác về đô thị di sản, văn hóa cũng được quan tâm, tích cực triển khai nhằm thu hút khách du lịch, phục vụ phát triển du lịch với nhiều hình thức, nội dung quảng bá khác nhau. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực cũng được quan tâm đào tạo, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch tại các điểm đến khai thác di sản, văn hóa.

2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa để phát triển du lịch:

Thứ nhất, tăng cường, đẩy mạnh công tác phối hợp quản lý nhà nước giữa ngành du lịch và ngành văn hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở các địa phương, đơn vị đối với hoạt động văn hóa, du lịch dịch vụ; hoàn thiện môi trường du lịch và liên kết, hợp tác phát triển du lịch; bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong phát triển văn hóa, du lịch để quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế với các đơn vị, địa phương trong nước và quốc tế.

Thứ hai, tập trung huy động nguồn lực để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và di sản một cách nguyên bản, đồng bộ. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, trùng tu các di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế; di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo tồn phố cổ, làng cổ. Bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, vịnh biển Lăng Cô, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Vườn quốc gia Bạch Mã,... Hỗ trợ và tạo điều kiện hoàn chỉnh hệ thống bảo tàng văn hóa, nhất là bảo tàng ngoài công lập. Chủ động phối hợp các bộ, ngành Trung ương xây dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn lực trong công tác bảo tồn, mở rộng quan hệ với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực di sản. Tiếp tục thực hiện đăng ký nguồn tài trợ dự án của Chính phủ Nhật cho các dự án cần bảo vệ khẩn.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng. Phát triển các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch đẳng cấp, chuyên nghiệp, khác biệt gắn với di sản văn hóa; vùng biển, đầm phá và con người Huế, trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, nâng cao chất lượng loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Festival 4 mùa. Phát huy lợi thế của thành phố Festival, các loại hình hoạt động Festival, xem các kỳ Festival là sản phẩm du lịch chủ lực của Thừa Thiên Huế.

Thứ tư, tập trung thực hiện chuyển đổi số trong phát triển du lịch với quan điểm xuyên suốt là xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, ưu tiên phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh. Xây dựng các sản phẩm du lịch thông minh: phát triển nhiều hơn các sản phẩm trải nghiệm thực tế ảo VR360, nhạc nước, 3D mapping, ánh sáng điện tử; hoàn thiện bộ audio guide nhiều ngôn ngữ trên cơ sở chuẩn hóa bộ thuyết minh các điểm di tích và di sản... Hoàn thiện hệ thống ki ốt thông tin tự động ở các tuyến đường, khu phố đông khách du lịch, đầu tư bảo tàng số và các không gian trải nghiệm sản phẩm số trong du lịch…



[1] Ngoài thiên Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tổng diện tích trên 22 nghìn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Thừa Thiên Huế còn có những di sản nhiên kỳ vĩ và thu hút như Vườn quốc gia Bạch Mã; Vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới…

[2]Gồm Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng; Điềm Phùng Thị; Bảo tàng văn hóa Huế; Nhà trưng bày tác phẩm mỹ thuật Phật Giáo tại Liễu quán.

Câu hỏi của bạn Mạnh Hùng, Huế: Đầu tư cho văn hoá là quá trình đầu tư cho phát triển lâu dài, tỉnh Thừa Thiên Huế có những chính sách gì để đầu tư cũng như kêu gọi đầu tư cho phát triển văn hoá?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

- Tỉnh đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác quy hoạch, trùng tu các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng tiêu biểu; hoàn thành giai đoạn 1 Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế và đang triển khai thực hiện giai đoạn 2. Đây là nhiệm vụ quan trọng để trả lại cảnh quan cho di sản Huế, là tiền đề để triển khai công tác quy hoạch lại toàn bộ hệ thống di tích cố đô Huế, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác, phát huy hiệu quả nhất giá trị của các di sản để thúc đẩy phát triển du lịch.

- Đối với các di tích nằm ngoài quần thể di tích Cố đô Huế, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về bảo tồn, tu bổ các di tích trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, trong đó tập trung đầu tư tu bổ, tôn tạo các công trình, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hóa, trong đó tập trung cho các di tích cấp quốc gia đặc biệtdi tích cấp tỉnh quan trọng.

- Hiện nay, tỉnh cũng đang tập trung các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, đặc biệt là những thiết chế trọng điểm như: Chỉnh trang trục văn hóa hai bờ sông Hương tạo điểm nhấn cho đô thị Huế, Quảng trường Văn hoá thể thao Bà Triệu, Trung tâm Văn hoá và hội nghị tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh. Xây dựng và triển khai đề án phát triển các thiết chế văn hóa ở cơ sở theo hướng đa dạng, tổng hợp về mô hình, khắc phục tỷ lệ đang còn thấp về xây dựng thiết chế văn hóa so với cả nước.

- Tỉnh cũng đã ban hành 01 Nghị quyết để hỗ trợ phát triển các bảo tàng, nhà trưng bày tư nhân, bảo tàng ngoài công lập, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 bảo tàng tư nhân được hình thành và đang hoạt động. Đặc biệt hằng năm, tỉnh đều bố trí 01 nguồn kinh phí riêng để sưu tầm các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu, có giá trị phục vụ cho hoạt động trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

- Duy trì kế hoạch tổ chức các kỳ Festival Huế và Festival Nghề truyền thống ngày càng chuyên nghiệp, chất lượng, huy động nguồn lực xã hội hóa và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, hình thành các sản phẩm du lịch; đặc biệt Festival Huế được đổi mời cách thức tổ chức bằng hình thức Festival 4 mùa.

- Hình thành và phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá thương hiệu Huế, con người Huế; xác lập các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa: Nhã nhạc Cung đình, Ca Huế, Tuồng Huế, Ẩm thực, Áo dài, tín ngưỡng, văn hóa dân tộc thiểu số... thông qua điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành phim trường tự nhiên lớn nhất cả nước và khu vực.

- Tỉnh TT Huế hiện đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ văn hóa; phát triển thị trường văn hóa nhằm quảng bá các giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của Thừa Thiên Huế đến bạn bè trong nước, quốc tế.  

Câu hỏi của bạn Nguyễn văn Anh, Phong điền:

Trong xu thế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có xây dựng trung tâm về KHCN, vậy định hướng nào cho hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) để Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KNĐMST cho khu vực miền trung và Tây nguyên.

Trả lời của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng:

Thừa Thiên Huế là một trong ba địa phương tiêu biểu được vinh danh trong hoạt hỗ trợ có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên toàn quốc, và là tỉnh có nhiều hoạt động sôi nổi trở lại sau đại dịch Covid-19. Tiếp tục phát huy những thành tựu của các năm trước, ngay từ đầu năm 2022, được sự quan tâm của UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành triển khai nhiều hoạt động đồng bộ nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng như Diễn đàn Khởi nghiệp mùa xuânTriển lãm sản phẩm KH&CN và đổi mới sáng tạo; Tổ chức sự kiện “Gặp gỡ các Trưởng làng công nghệ quốc gia, ra mắt làng công nghệ AI tại Huế; đặc biệt là hoạt động gần đây nhất đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã trực tiếp đối thoại với hơn 300 đoàn viên thanh niên, các doanh nghiệp trên toàn tỉnh về các giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cùng với các hoạt động tạo sức lan tỏa trong hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ trong đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong hoạt động phát triển thương mại hoá sản phẩm khoa học công nghệ, đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Với những nỗ lực trong hoạt động kiến tạo và hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp, năm 2022 tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự được BTC Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam vinh danh là thành phố hấp dẫn về KNĐMST.   

Mặc dù có những thành công và kết quả mang lại từ hoạt động KNĐMST được vinh danh và ghi nhận, tuy nhiên với tiềm năng phong phú, đa dạng, Thừa Thiên Huế đang trên lộ trình phát triển đô thị Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều tiềm năng và tài nguyên phong phú của Huế vẫn còn chưa khai thác để khởi nghiệp và phát triển đầu tư, vẫn chưa thu hút được các nguồn lực bên ngoài đến chuyển giao công nghệ, và phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ cao, để Thừa Thiên Huế tiếp tục xứng đáng là thành phố hấp dẫn về KNĐMST, trong thời gian tới, ngành KHCN mong muốn lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp ĐMST trên toàn tỉnh, theo định hướng phát triển mạng lưới hệ sinh thái KNĐMST mở. Trong đó, cần tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách đặc thù tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Thu hút các Startup trong và ngoài nước đến khởi nghiệp tại Huế, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khởi nghiệp tại Huế. Góp phần xây dựng chính quyền kiến tạo, hoạch định các chiến lược phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, đặt ra những bài toán, những vấn đề trọng tâm để các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia đầu tư phát triển, trọng tâm là trong các lĩnh vực ưu thế của tỉnh như CNTT gắn với kinh tế số, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục, đặc biệt là phát huy giá trị văn hóa Huế để phát triển bền vững. Đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, các sáng chế, giải pháp hữu ích. Phát triển mạnh mẽ thị trường cung cầu công nghệ, gia tăng sự gắn kết giữa nhà khoa học với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các DN khởi nghiệp. Tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp KN ĐMST trên cơ sở hình thành Văn phòng hỗ trợ DN khởi nghiệp tư vấn ươm tạo các ý tưởng KNĐMST từng bước xây dựng Huế trở thành Trung tâm KNĐMST Quốc gia tại miền Trung.


Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hồ Thắng

Câu hỏi của bạn Hồ Thành , Quảng Điền:

Tôi là nông dân sinh ra và lớn lên tại huyện Quảng Điền, nghề nghiệp chính là trồng lúa, chăn nuôi tại hộ gia đình. Cho tôi hỏi khi Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc trung ương thì diện tích lúa ở quê tôi có bị thu hẹp lại không, hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình tôi từ trước đến nay có thay đổi gì không, hay phải chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác, xin lãnh đạo cho biết rõ

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Long An:

Chỉ tiêu đất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2030 theo tổng hợp từ 09 đơn vị cấp huyện là 385.035,38 ha, chỉ tiêu Quốc gia phân bổ cho Tỉnh theo Quyết định 326/QĐ-TTg là 391.727 ha; theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT thì chỉ tiêu đất nông nghiệp ngoài chỉ tiêu phân bổ, cấp tỉnh được phép xác định bổ sung.

Chỉ tiêu đất nông nghiệp thấp hơn so với chỉ tiêu phân bổ là 6.691,62 ha; nguyên nhân do trong giai đoạn quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội các huyện đều có xu thế tăng dần tỷ trọng phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghiệp và giảm dần lĩnh vực nông nghiệp. Mặt khác, theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, định hướng phát triển đô thị như huyện Phong Điền thành thị xã, xây dựng một số xã thành phường tại các địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn,… nên hệ thống phát triển hạ tầng, phát triển đô thị tại các địa phương cần thiết phải quy hoạch đạt chuẩn. Chính vì vậy nhóm đất nông nghiệp trong thời kỳ quy hoạch giảm dần để chuyển sang mục đích phi nông nông nghiệp để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của địa phương.

Mặc dù chỉ tiêu đất nông nghiệp thấp hơn so với chỉ tiêu phân bổ là 6.691,62 ha; tuy nhiên, đối với các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh trong nhóm đất nông nghiệp như đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trong phương án quy hoạch sử dụng đất của 09 huyện vẫn đảm bảo phù hợp so với chỉ tiêu Quốc gia phân bổ cho tỉnh theo Quyết định 326/QĐ-TTg. 

- Đối với chỉ tiêu đất trồng lúa quy hoạch đến năm 2030 theo tổng hợp từ 09 đơn vị cấp huyện là 28.975,21 ha, chỉ tiêu Quốc gia phân bổ cho tỉnh theo Quyết định 326/QĐ-TTg là 28.497 ha; như vậy chỉ tiêu đất trồng lúa đảm bảo phù hợp với phân bổ; cao hơn chỉ tiêu phân bổ là 478,21 ha. Trong đó chỉ tiêu đất chuyên trồng lúa nước cao hơn phân bổ là 115,46 ha.

Ngoài ra, công tác bảo vệ, quản lý và sử dụng đất trồng lúa đã được quy định tại Nghị định số 35/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 62/2019/NĐ-CP), theo đó đã quy định chặc chẽ các chính sách bảo vệ đất lúa; do đó, diện tích đất trồng lúa tại huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung vẫn được duy trì, ổn định đến năm 2030.

- Đối với chăn nuôi:

Ngày 08/12/2022, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND về việc Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; Vùng nuôi chim yến và Chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Theo đó, một số khu vực sẽ không được phép chăn nuôi, đề nghị bà con tham khảo quy định tại Nghị quyết để thực hiện.

- Về hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Nghị quyết 54 của BCT đã khăng định "Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch, nhất là ở các địa bàn miền núi". Đây là nội dung xuyên suốt để thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp của tình từ khi nghị quyết 54 được ban hành.



Ông Nguyễn Long An - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Báo ĐT Đảng cộng sản:

Thưa Chủ tịch UBND tỉnh, tiêu chí Tăng trưởng GRDP theo Nghị Quyết 54 của BCT là 7,5 - 8,5%/năm; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12%/năm. Thu ngân sách nhà nước tăng 12 - 13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025. Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500 - 4.000 USD (theo cách tính hiện hành). Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 53 - 54% GRDP; công nghiệp và xây dựng 31 - 32%; nông nghiệp 7 - 9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 - 7%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2 - 2,2%. Tỉ lệ đô thị hóa đạt 62 - 65%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 56 - 57%. Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 100%. Tỉ lệ lao động được đào tạo đạt 65 - 70%. Xin đồng chí cho biết tiêu chí này Thừa Thiên Huế hiện tại có những con số cụ thể nào?

Trả lời của  Ông Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư: 

Giai đoạn 2020 - 2025, Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra 10 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó: có 05 chỉ tiêu về kinh tế, 05 chỉ tiêu về xã hội - môi trường. Kết quả thực hiện năm 2021-2022 như sau:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 02 năm 2021-2022 ước đạt 6,7%/năm, chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (theo Nghị quyết: Tăng trưởng GRDP 7,5-8,5%/năm).

(2) Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân là 9,3%/năm, chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (theo Nghị quyết: Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12%/năm).

(3) Thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 9.107 tỷ đồng (năm 2020) lên 12.700 tỷ đồng (năm 2022); tăng trưởng bình quân thời kỳ 2020-2022 tăng 16%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (theo Nghị quyết: Thu ngân sách Nhà nước tăng 12 - 13%/năm)

(4) GRDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 2.400 USD, gấp 1,19 lần so với năm 2019 (2.010 USD) (theo Nghị quyết: Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500 - 4.000 USD)

(5) Năm 2022, tỷ trọng các ngành tương ứng: Dịch vụ 46,3% - công nghiệp và xây dựng 34,4% - nông nghiệp 10,8% - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,5% (theo Nghị quyết: Dịch vụ chiếm 53 - 54% GRDP; công nghiệp và xây dựng 31-32%; nông nghiệp 7-9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6-7%)

(6) Ước đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,02%, (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) (Nghị quyết đến năm 2025 giảm còn 2 - 2,2%).

(7) Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh 56% (Nghị quyết là 62 - 65%).

(8) Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng duy trì 57,39% (Nghị quyết đạt 56 - 57%)

(9) Đến nay, tỷ lệ người dân dùng nước sạch toàn tỉnh đến nay đạt 96% (Nghị quyết là 100%); 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt trên 93%).

(10) Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68% (Nghị quyết đạt 65 - 70%)

Tỉnh vẫn đang phấn đấu triển khai để đảm bảo đến năm 2025 đạt được các chỉ tiêu mà Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã đề ra.


Ông Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư 

Câu hỏi của bạn Hoàng Oanh, Thủy Xuân, thành phố:

Thưa đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản. Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022. Xin đồng chí cho biết Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện tiêu chí này thế nào? Mong đồng chí cho biết những số liệu cụ thể?

Trả lời của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng:

Bộ tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương đối với Thừa Thiên Huế - đô thị có tính chất đặc thù trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các nước, cơ sở lý thuyết và thực tiễn của quá trình hình thành và phát triển đô thị Huế. Theo đó có 4 tiêu chí nhận diện:

- Tiêu chí 1: Vai trò lịch sử và yếu tố di sản trong chức năng đô thị.

- Tiêu chí 2: Số lượng, quy mô di sản, di tích và Vai trò của di sản trong phát triển kinh tế đô thị.

- Tiêu chí 3: Yếu tố văn hóa, truyền thống trong đô thị.

- Tiêu chí 4: Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Nội dung bộ tiêu chí được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2779/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 11 năm 2020, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để thực hiện bộ tiêu chí và đã đạt được một số kết quả:

Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc, việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Trung ương của Thừa Thiên Huế cũng rất khác so với các đô thị trực thuộc Trung ương khác của Việt Nam. Bởi Thừa Thiên Huế có những nét riêng biệt, đặc thù của một thành phố di sản và được định hướng phát huy tối đa thế mạnh đặc trưng của địa phương, là trung tâm di sản, cảnh quan thiên nhiên hài hòa, là nơi có nhiều tiềm năng to lớn để khai thác kinh tế du lịch di sản một cách hiệu quả nhất. Đô thị Thừa Thiên Huế sẽ không phát triển như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh với các tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp dày đặc và mật độ dân cư đông đúc, mà sẽ phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc truyền thống... Nói cách khác, Thừa Thiên Huế sẽ phát triển đô thị theo hướng bền vững trên cơ sở thế mạnh đặc trưng của mình, theo mô hình đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có gần 1000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 90 di tích cấp tỉnh; Ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015, tạo tiền đề tiếp tục xây dựng hồ sơ di sản nghệ thuật Ca Huế đệ trình UNESCO đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dệt Dèng của dân tộc Tà Ôi, lễ hội aza koonh huyện A Lưới cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc huy động các nguồn lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được tỉnh quan tâm đầu tư. Với nguồn đầu tư trong nước và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhiều công trình đã được bảo tồn, trùng tu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm Thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế), cung An Định, các công trình tại lăng vua Gia Long, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức, lăng vua Đồng Khánh, 10 cổng Kinh thành... Nhiều di tích cấp quốc gia như: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan và khu di tích Dương Nỗ; di tích nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu, di tích Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di tích về danh tướng Nguyễn Tri Phương, di tích tháp Champa Phú Diên,…đã được ưu tiên đầu tư trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị. Công tác điều tra, nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gồm các loại hình nghệ thuật cung đình, nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống trong những năm qua cũng được chú trọng. Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương đã đề ra về bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn truyền thống Huế đặc trưng trên địa bàn thành phố Huế, ở làng cổ Phước Tích; phát huy du lịch cộng đồng tại Cầu ngói Thanh Toàn; bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, vịnh biển đẹp thế giới Lăng Cô, Vườn Quốc gia Bạch Mã...

Phát huy hệ thống các bảo tàng. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 5 bảo tàng công lập và 05 bảo tàng ngoài công lập đang hoạt động. Các Bảo tàng lưu giữ nhiều cổ vật, di vật gắn liền với văn hóa cung đình, văn hóa dân gian, về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử - văn hóa, các anh hùng, danh nhân tiêu biểu của quê hương đất nước góp phần bảo quản, trưng bày và tuyên truyền nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa. Công tác quản lý cổ vật, bảo vật quốc gia của Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua đã được chú trọng. Hiện nay, Thừa Thiên Huế có 10 nhóm cổ vật với 35 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.


Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bùi Thanh Dũng

Buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế của lãnh đạo tỉnh với chủ đề THỪA THIÊN HUẾ TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG” đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong cả nước, rất nhiều câu hỏi đã được gửi về hộp thư của Ban biên tập và đường dây nóng của BTC.

Qua 2 giờ đối thoại, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành đã trả lời thẳng thắn, đầy trách nhiệm những câu hỏi của cá nhân, tổ chức gửi tới buổi đối thoại. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nên còn nhiều câu hỏi được tiếp nhận nhưng chưa thể trả lời trực tiếp đến bạn đọc tại buổi đối thoại, cụ thể câu hỏi của bạn: Nguyễn Bá Thanh Tùng; Thanh Hằng; Võ Văn Hoàng; Lê Hữu Lam; Hoàng Oanh; Mạnh Hùng; Võ Văn Hoàng; Trần Khôi; Như Oanh; Facebook Hoàng Hải và Facebook Đô thị Huế - Project & Construction. BTC đã tổng hợp lại đầy đủ, và tiếp tục trả lời sau kết thúc đối thoại. Kính mời quý vị bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung trả lời tại chuyên mục “Trao đổi và tháo gỡ” trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế (địa chỉ www.thuathienhue.gov.vn).

Vâng, thưa ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trước khi kết thúc buổi đối thoại chắc hẳn ông cũng có đôi điều muốn chia sẻ cùng bạn đọc, xin mời ông:


Phát biểu
bế mạc đối thoại trực tuyến chủ đề: 

“Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”

Kính thưa quý vị, qua gần 2 giờ đối thoại trên Cổng thông tin tỉnh, chúng tôi đã nhận và trả lời, giải đáp một cách chu đáo đầy trách nhiệm rất 53 câu hỏi của người dân, tổ chức, doanh nghiệp gửi đến chương trình.

Qua nghe các ý kiến, câu hỏi, phản ánh của quý vị gửi về chương trình, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 54-NQ/TW đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong tổ chức thực hiện.

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó sẽ tập trung hoàn thành và triển khai hiệu quả các quy hoạch, đề án quan trọng, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả quy hoạch; Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị và phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ,phát huy vị thế 4 trung tâm: Văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; Sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; thích nghi biến đối khí hậu; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số; Tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh; mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế...

Thưa quý vị, với sự quan tâm của Trung ương, các cấp bộ ngành, sự đồng lòng của người dân, Thừa Thiên Huế đang đứng trước thời cơ lớn để sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Chúng tôi xác định, mọi sự phát triển của tỉnh nhà đều hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thông qua buổi đối thoại, lãnh đạo tỉnh phần nào nắm bắt thêm được các tâm tư, nguyện vọng của người dân để từ đó có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp các nhiệm vụ, giải pháp trên bước đường xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trự thuộc trung ương.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo tỉnh, xin cám ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và trực tiếp tham gia buổi đối thoại hôm nay.

Nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới, thay mặt lãnh đạo tỉnh, chúc quý vị đón một năm mới thật nhiều sức khoẻ, niềm vui, hạnh phúc và thành công! Xin trân trọng cám ơn.