Quy hoạch Bố trí ổn định dân cư tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015
  

(Trích Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh)

1. Tên dự án: Dự án Quy hoạch Bố trí ổn định dân cư tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015.

2. Phạm vi, quy mô và đối tượng vùng quy hoạch:

2.1. Phạm vi và quy mô vùng dự án:

Gồm 121 xã thuộc khu vực nông thôn của 8 huyện và vùng ngoại thị thành phố Huế. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 480.000 ha.

2.2. Đối tượng quy hoạch:

Các hộ dân sống ở khu vực nông thôn, bao gồm:

- Các hộ thuỷ diện (dân vạn đò) chưa định cư.

- Các hộ vùng bị ảnh hưởng thiên tai, sạt lở sông, sạt lở biển, lũ quét.

- Các hộ chưa có đất sản xuất và đất ở, các hộ sống rải rác trong các khu rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu.

3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch bố trí ổn định dân cư:

3.1. Quan điểm:

- Việc sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở khu vực nông thôn được xây dựng trên quan điểm xã hội hoá công tác di dãn dân cư. Các cấp, các ngành phải phối hợp với các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội để tuyên truyền, vận động các hộ cần di dời sắp xếp lại nơi cư trú hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước để yên tâm di dời đến nơi ở mới. Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức tốt các dịch vụ xã hội, tạo môi trường để các hộ tái định cư phát triển sản xuất, ổn định đời sống trên cơ sở lồng ghép các chương trình trên địa bàn, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho điểm tái định cư.

- Việc sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở khu vực nông thôn phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển sản xuất nông-lâm-ngư, hình thành các điểm dân cư mới khang trang, văn minh, tiến bộ và phù hợp với truyền thống văn hoá của các dân tộc hiện cư trú trên địa bàn tỉnh.

- Việc sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở khu vực nông thôn phải theo hướng ổn định, bền vững, củng cố an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2. Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát:

Từ nay đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc di chuyển, bố trí, sắp xếp ổn định cho các hộ thuỷ diện, các hộ hiện cư trú ở vùng sạt lở, các hộ chưa có đất ở, đất sản xuất ở khu vực nông thôn của tỉnh và các hộ sống rải rác ở vùng rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu (không thuộc các hộ đã nằm trong Chương trình 134). Giai đoạn 2011-2015 tập trung thực hiện việc bố trí sắp xếp lại dân cư theo nhu cầu di, dãn dân của các xã, nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất nông-lâm-ngư, nâng cao đời sống của các hộ được sắp xếp lại, ổn định dân cư, góp phần giữ vững an ninh chính trị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2006-2010 tổ chức di dãn, bố trí ổn định nơi ở mới cho 3.500 hộ.

- Định hướng giai đoạn 2011-2015 tổ chức sắp xếp theo hình thức di dãn dân trong nội bộ xã cho 5.000 hộ.

- Hình thành 72 điểm dân cư mới với quy mô mỗi điểm từ 30- 40 hộ.

4. Quy hoạch địa bàn bố trí dân cư:

4.1. Giai đoạn 2006-2010:

Bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010 như sau:

  

Huyện

Tổng số

(hộ)

Bố trí xen ghép

Bố trí điểm dân cư mới

Số thôn

Số hộ

Điểm dân cư

Số hộ

Tổng số

3.499

92

644

72

2.855

1. Thành phố Huế

54

2

9

2

45

2. Huyện A Lưới

226

6

226

3. Huyện Hương Thuỷ

101

3

18

1

83

4. Huyện Hương Trà

890

18

133

12

757

5. Huyện Phú Vang

398

6

40

11

358

6. Huyện Quảng Điền

335

6

51

8

284

7. Huyện Phong Điền

594

26

202

11

392

8. Huyện Phú Lộc

677

25

158

13

519

9. Huyện Nam Đông

224

6

33

8

191

4.2. Định hướng đến năm 2015:

Định hướng bố trí sắp xếp các hộ di dãn dân giai đoạn 2011-2015 của từng huyện như sau:

Tổng số hộ di dãn: 5.000 hộ. Trong đó:

+ Huyện A Lưới: 300 hộ.

+ Huyện Hương Thuỷ: 300 hộ.

+ Huyện Hương Trà: 600 hộ.

+ Huyện Phú Vang: 1.600 hộ.

+ Huyện Quảng Điền: 500 hộ.

+ Huyện Phong Điền: 500 hộ.

+ Huyện Phú Lộc: 1.000 hộ.

+ Huyện Nam Đông: 200 hộ.

5. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Hệ thống đường giao thông: Nâng cấp 97 km đường hiện có, làm mới 103 km đường giao thông ở các điểm tái định cư.

- Hệ thống công trình thuỷ lợi: Đầu tư xây dựng 2 hồ chứa nước, 10 đập thuỷ lợi, 13 trạm bơm, bê tông 47 km kênh mương thuỷ lợi.

- Hệ thống điện: Xây dựng 41 trạm biến áp, 31 km đường dây điện trung thế, 80 km đường dây điện hạ thế.

- Nước sinh hoạt: Xây dựng 29 công trình cấp nước tập trung, 1.862 giếng nước.

- Trường học: Xây dựng 37 phòng tiểu học/diện tích 2.140 m2, 38 phòng mẫu giáo, nhà trẻ/2.980 m2.

- Y tế: Xây dựng 17 trạm y tế/4.500 m2.

- Nhà văn hoá: Xây dựng 56 nhà văn hoá thôn/5.040m2.

6. Các giải pháp tổ chức thực hiện:

6.1. Giải pháp về chính sách:

a) Về bố trí đất ở, đất sản xuất:

- Đất ở: đối với các hộ di dời do vùng sạt lở, tới tái định cư xen ghép vào các thôn cũ và các hộ thuỷ diện cấp 150-200 m2/hộ. Các hộ thiếu đất sản xuất đến các khu kinh tế mới, các khu tái định cư và các hộ di dời khỏi vùng rừng phòng hộ xung yếu được cấp 400-500 m2/hộ.

- Đất sản xuất: tại các điểm tái định cư dân thuỷ diện, tuỳ điều kiện đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở từng nơi mà quy định mức giao cho các hộ, mức giao tối thiểu là 0,5 ha. Đối với các hộ thiếu đất sản xuất tái định cư tại các vùng kinh tế mới được giao 1 ha đất nông nghiệp và 1,5-2 ha đất lâm nghiệp.

b) Hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình:

Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các khoản hỗ trợ: di chuyển, khai hoang, tạo nền làm nhà ở, lương thực 12 tháng đầu, giống cây trồng, vật nuôi, mua sắm công cụ sản xuất, giải quyết nước sinh hoạt.

 c) Hỗ trợ cộng đồng vùng dự án:

Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bao gồm: đường giao thông nội vùng, thuỷ lợi nhỏ, phòng học, trạm y tế, công trình cấp nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, khai hoang đất ở, đất sản xuất.

Ở những xã tiếp nhận hộ định cư được hỗ trợ kinh phí để điều chỉnh đất ở và đất sản xuất để giao cho các hộ mới đến, khai hoang, đền bù theo quy định khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất để giao cho hộ.

d) Lồng ghép các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện công tác khuyến nông-lâm-ngư, đào tạo cán bộ, phát triển nguồn lực, đào tạo nghề và đẩy mạnh việc vận động, tuyên truyền.

6.2. Giải pháp về vốn đầu tư:

Ngoài nguồn vốn ngân sách TW và địa phương đầu tư trực tiếp cho Dự án Quy hoạch Bố trí ổn định dân cư theo Quyết định 190/2003/QĐ-TTg, cần lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn viện trợ, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, dự án khác để thực hiện các nội dung dự án Quy hoạch đã đề ra.

6.3. Giải pháp phát triển sản xuất:

- Khu vực tái định cư của các hộ thuỷ diện: Phương hướng phát triển sản xuất cho các khu tái định cư của các hộ thuỷ diện là nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề phụ như đan lưới, dệt xăm…

- Khu vực định cư của các hộ thiếu đất sản xuất:

Đối với các xã thuộc vùng đồng bằng: Tập trung phát triển toàn diện nông-lâm-ngư nghiệp, coi trọng sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tạo điều kiện phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nhỏ.

Đối với các xã thuộc vùng gò đồi, miền núi: Tập trung sản xuất lương thực để bảo đảm an ninh lương thực mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn và dài ngày với các giống mới phù hợp để tăng sản phẩm hàng hoá đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt, lợn, gia cầm bảo vệ diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi và trồng mới rừng.

7. Vốn đầu tư:

7.1. Khái toán vốn đầu tư:            

Tổng vốn:  184.347 triệu đồng.

- Vốn hỗ trợ di chuyển: 6.998 triệu đồng.

- Vốn hỗ trợ khai hoang: 1.835 triệu đồng.

- Vốn hỗ trợ nhà ở: 52.485 triệu đồng.

- Vốn hỗ trợ đời sống: 13.290 triệu đồng.

- Vốn hỗ trợ sản xuất: 6.998 triệu đồng.

- Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: 97.741 triệu đồng.

- Vốn khác:  5.000 triệu đồng.

7.2. Phân nguồn vốn đầu tư:

- Vốn Ngân sách nhà nước và nguồn vốn huy động khác: 173.097 triệu đồng.

- Vốn đóng góp của dân:  11.250 triệu đồng.

8. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2006-2010 và đến 2015.

9. Tổ chức thực hiện:

9.1. Các vùng trọng điểm ưu tiên đầu tư:

- Dự án Bố trí ổn định dân cư vùng kinh tế mới Bắc Ô Lâu, huyện Phong Điền: Tổ chức tiếp nhận, sắp xếp bố trí ổn định chỗ ở cho 100 hộ thiếu đất sản xuất ở các xã thuộc huyện Phong Điền.

- Dự án Tổ chức tái định cư các hộ ở vùng sạt lở, lũ lụt: Xây dựng các Dự án ở huyện Hương Trà 416 hộ, A Lưới 148 hộ, Nam Đông 142 hộ, Phú lộc 125 hộ, Hương Thuỷ 76 hộ.

- Dự án Tổ chức định cư ổn định dân cư thuỷ diện của các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Trà, Phú Vang: Tổ chức xây dựng các Dự án định cư thuộc huyện Phong Điền 359 hộ, Quảng Điền 304 hộ, Phú Lộc 494 hộ, Hương Trà 314 hộ, Phú Vang 376 hộ.

9.2. Cơ chế quản lý điều hành:

- Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

 - Chủ đầu tư: Đối với các dự án di dãn dân trong phạm vi 1 huyện, UBND huyện là Chủ đầu tư. Đối với các dự án di dãn dân liên quan đến 2 huyện trở lên, Sở Nông nghiệp và PTNT là Chủ đầu tư.

- Phân công trách nhiệm các ngành và các cấp chính quyền trong tỉnh:

+ Sở Nông nghiệp và PTNT: Là cơ quan chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự án.

+ Các sở, ban, ngành ở tỉnh: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện trong việc chỉ đạo thực hiện dự án.

+ UBND thành phố Huế và các huyện: Chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền trong địa phương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội để tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện tham gia dự án. Phối hợp với các xã trong việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cho các hộ tái định cư và lựa chọn hạng mục công trình, giám sát thực hiện đầu tư, phát huy quy chế dân chủ để thực hiện dự án đạt hiệu quả cao.

 Bản in]