Lồng đèn Huế
  
Huế là thành phố lễ hội, từ xa xưa trong các lễ hội cung đình, lồng đèn đã được sử dụng để thắp sáng và trang trí, nổi bật là lồng đèn ú, lồng đèn kéo quân. Ngày nay, dịp Tết lễ, Festival, Phật Đản, Trung Thu...lồng đèn nhiều kiểu dáng luôn là điểm nhấn lung linh.
Đèn treo trước nhà, trước chùa, nhà thờ; Đèn thả trên sông, đèn cho lễ rước đường phố; Đèn sắp đặt trên đường phố, trên sông; Đèn đạo cụ trên sân khấu....Phong phú, đa dạng sắc màu và kiểu dáng là đặc trưng của lồng đèn Huế. Ngoài những loại lồng đèn truyền thống như: lồng đèn ú khung tre dán giấy có tám mặt, bốn tua, một mặt chừa trống để bỏ đèn dầu vào, trên các mặt có dán họa tiết; lồng đèn hoa sen tám cánh, lồng đèn hình ngôi sao năm cánh. Lồng đèn kéo quân hình lục giác có trục quay chính giữa nhờ sức gió từ lửa thổi lên tạo ra vòng quay đều đặn. Khi làm lồng đèn này, quan trọng nhất là phải biết gấp dán chong chóng để sao cho chiếc đèn có thể quay khi đèn cầy được đốt cháy bên trong. Còn có loại lồng đèn hình tổ ong, lồng đèn hình trái ấu và các loại lồng đèn hình các con vật khác cũng được thấy trong mùa Phật Đản và Trung Thu.
 
 
Các nhà làm giấy, làm Diều, làm hoa giấy ở đường Chi Lăng, Huỳnh Thúc Kháng, Bạch Đằng, phố cổ Bao Vinh, hay từ xa làng nghề hoa giấy Thanh Tiên...giờ đã tấp nập sản xuất đèn nhân các mùa lễ hội. Để làm ra một đèn lồng cần sự góp sức của nhiều người. Mỗi người một việc từ vót tre, cắt giấy màu hay vải, dán hồ và phơi. Làm xong, đèn lồng được treo lên ở mái hiên, các hàng cây...Số còn dư được móc trên các quang gánh, xe xích lô đi bán dạo quanh các phố như một niềm vui tinh thần.
 



TT Festival Huế
 Bản in]
Các bài khác