Kế hoạch Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế đến năm 2025
  

 (Theo Kế hoạch số 150 /KH-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020,Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế đến năm 2025 với những nội dung như sau:

1. Mục tiêu cụ thể:

-Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng khoảng 473,0ha vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế.

- Hình thành vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm hiệu quả, bền vững và có chất lượng, giá trị kinh tế cao; góp phần xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm dầu tràm.

- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho người dân từ việc gây trồng, sản xuất và chế biến tinh dầu tràm.

2. Phạm vi:

Kế hoạchphát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế đến năm 2025thực hiện trên địa bàn các huyện, thị xã: Phong Điền,Phú Lộc,Hương Trà, Hương Thủy.

3. Đối tượng:

- Về đối tượng thực hiện: Các cơ sở sản xuất kinh doanh dầu tràm, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

- Về loại đất:Chủ yếu đất cát nội đồng ven biển, đất lầy thụt bỏ hoang, đất dọc các tuyến hành lang an toàn lưới điện, đất dưới tán rừng, đất rừng trồng chưa khép tán...

4. Khối lượng kế hoạch:

Tổng diện tích đưa vào kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế đến năm 2025 là khoảng 473,0ha.

a) Kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế đến năm 2025 của các địa phương:

TT

Huyện, thị xã

Tổng diện tích (ha)

Phân theo điều kiện lập địa (ha)

Đất cát nội đồng, ven biển

Đất lầy thụt bỏ hoang

Đất dọc các tuyến hàng lang an toàn lưới điện

Đất trồng rừng chưa khép tán

Đất khác

I

Huyện Phong Điền

200,0

119,0

1,0

 

 

80,0

1

Xã Phong Xuân

50,0

 

 

 

 

50,0

2

Xã Phong Sơn

10,0

 

 

 

 

10,0

3

Xã Phong An

20,0

 

 

 

 

20,0

4

Xã Phong Hiền

57,0

57,0

 

 

 

 

5

Thị trấn Phong Điền

10,0

10,0

 

 

 

 

6

Xã Phong Hòa

30,0

30,0

 

 

 

 

7

Xã Phong Bình

10,0

10,0

 

 

 

 

8

Xã Phong Chương

10,0

9,0

1,0

 

 

 

9

Xã Điền Lộc

3,0

3,0

 

 

 

 

II

Huyện Phú Lộc

119,0

62,0

 

20,0

37,0

1

Xã Lộc Bổn

14,0

2,0

 

10,0

 

2,0

2

Xã Lộc Thủy

80,0

50,0

 

5,0

 

25,0

3

Xã Lộc Tiến

25,0

10,0

 

5,0

 

10,0

III

Thị xã Hương Trà

35,2

 

 

13,5

21,7

 

1

Phường Hương Văn

8,4

 

 

8,4

 

 

2

Phường Hương Vân

26,8

 

 

5,1

21,7

 

IV

Thị xã Hương Thủy

14,0

2,0

 

2,0

10,0

 

1

Xã Thủy Phù

14,0

2,0

 

2,0

10,0

 

 

Tổng

368,0

183,0

1,0

36,0

32,0

117,0

b) Kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế đến năm 2025 của các đơn vị chủ rừng:

TT

Đơn vị

Tổng diện tích (ha)

Phân theo điều kiện lập địa (ha)

Đất dọc các tuyến hàng lang an toàn lưới điện

Đất khác

I

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân

44,5

44,5

 

1

Huyện Phú Lộc

44,5

44,5

 

 

Thị trấn Lăng Cô

44,5

44,5

 

II

Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong

27,2

23,2

4,0

1

Thị xã Hương Trà

23,7

19,7

4,0

 

Phường Hương Hồ

0,2

0,2

 

 

Xã Hương Thọ

4,1

3,1

1,0

 

Xã Hương Bình

11,1

9,1

2,0

 

Xã Bình Điền

4,2

4,2

 

 

Xã Bình Thành

4,2

3,2

1,0

2

Thị xã Hương Thủy

2,2

2,2

 

 

Xã Thủy Bằng

2,2

2,2

 

3

Thành phố Huế

1,3

1,3

 

 

Phường An Tây

1,3

1,3

 

III

Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệpNam Hòa

15,8

15,8

 

1

Thị xã Hương Trà

0,2

0,2

 

 

Xã Hương Thọ

0,2

0,2

 

2

Thị xã Hương Thủy

1,1

1,1

 

 

Xã Phú Sơn

1,1

1,1

 

3

Huyện Phú Lộc

14,5

14,5

 

 

Xã Lộc Sơn

0,8

0,8

 

 

Xã Lộc An

3,5

3,5

 

 

Xã Lộc Hòa

6,1

6,1

 

 

Xã Lộc Điền

4,2

4,2

 

IV

Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Phong Điền

17,5

17,5

 

1

Huyện Phong Điền

17,5

17,5

 

 

Xã Phong An

1,8

1,8

 

 

Xã Phong Mỹ

9,7

9,7

 

 

Xã Phong Thu

1,8

1,8

 

 

Thị trấn Phong Điền

4,1

4,1

 

 

Tổng

105,0

101,0

4,0

5. Khái toán nhu cầu vốn và nguồn vốn:

a)Tổng nhu cầu vốn phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế đến năm 2025 khoảng 23,65tỷ đồng.

b)Nguồn vốn:Từ các chương trình, dự án; nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP, Quyết định 38/2016/QĐ-TTg,Quyết định 32/2016/QĐ-UBND; vốn vay, liên doanh liên kết.

- Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm của địa phương: 368ha x 50 triệu đồng/ha = 18.400 triệu đồng.

- Phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm của các đơn vị chủ rừng: 105ha x 50 triệu đồng/ha = 5.250 triệu đồng.

6. Một số giải pháp chủ yếu:

a)Giải pháp về chính sách:

Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó quan tâm hỗ trợ thành lập các loại hình tổ chức sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác; hỗ trợ chuyển đổi các loại hình sản xuất có hiệu quả thấp sang trồng nguyên liệuchế biến dầu tràm; hỗ trợ đầu tư, tiếp nhận ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.

b) Giải pháp về đất đai:

Rà soát quy hoạch vùng trồng nguyên liệu dựa trên điều kiện lập địa phù hợp với đặc tính tự nhiên của cây tràm, ưu tiên chọn những vùng đất mà cây tràm có khả năng sinh trưởng, phát triển lâu dài,vùng đất bán ngập và nơi có các cơ sở chế biến dầu tràm phát triển.

c)Giải pháp về kỹ thuật:

- Xây dựng các vườn ươm cây giống tràm của địa phương hiện có; sưu tầm, tuyển chọn cây trội, giống mới và xây dựng vườn nhân để áp dụng các phương pháp nhân giống mới vào sản xuất phục vụ cho kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu.

- Ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức canh tác để tăng năng xuất, sinh khối.

d)Giải pháp về nguồn vốn:

- Tranh thủnguồn vốn từ các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương từ cácchương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khuyến nông, phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Huy động vốn bằng các hình thức như góp vốn, hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết giữa hộ gia đình, cá nhân với các cơ sản xuất và doanh nghiệp có năng lực,vốn vay từ các chính sách tín dụng ưu đãi cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

7. Tổ chức thực hiện:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp vớiSở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch này. Tập trung ưu tiên lồng ghép nhiệm vụ phục hồi và phát triển vùng nguyên liệu dầu tràm vàocác chương trình, dự án có liên quan trên địa bàn.

- Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, nghiên cứu cơ chế chính sách; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện.

b) Sở Công thương:

Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói bằng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dầu tràm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu sản xuất dầu tràm Huế chất lượng cao.

c) Các Công ty TNHH Nhà nước1 Thành viên Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ:

Xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệudầu tràm trên diện tích được giao quản lý; hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất có năng lực, huy động vốn bằng các hình thức như góp vốn, vay vốn… để tổ chức thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

d) Chính quyền địa phương cấp huyện, xã:

Tuyên truyền vận động các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thay đổi nhận thức, phương thức sản xuất theo hướng bền vững, hiệu quả; hỗ trợ người dân chuyển đổicác loại đất sản xuất kém hiệu quả sang phát triển trồng tràm.Đề xuất, hỗ trợ các cơ sở sản xuất trên địa bàn tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín từ lò chưng cất đến bao bì, nhãn mác./.

www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác