Kế hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bưởi Thanh Trà đến năm 2025
  

 (Theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 04/07/2019 của UBND tỉnh)

 

Thực hiện Quyết định 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020; căn cứ nhu cầu thực tiễn sản xuất cây bưởi Thanh Trà của các địa phương; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu bưởi Thanh Trà đến năm 2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung:

Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi Thanh Trà, thay đổi nhận thức và kỹ thuật sản xuất cho người nông dân nhằm hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức sản xuất củ sang phương thức sản xuất mới có áp dụng khoa học công nghệ, góp phần bảo vệ nguồn gen, bảo tồn văn hóa nhà vườn Huế, duy trì và phát triển ổn định vùng nguyên liệu cây bưởi Thanh Trà.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Mở rộng diện tích trồng mới bưởi Thanh Trà khoảng 116 ha. Phấn đấu đến năm 2020 ổn định diện tích vùng nguyên liệu đạt 942 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 643 ha, năng suất trái đạt 17-18 tấn/ha, sản lượng ước đạt khoảng 10.900-11.500 tấn quả/năm.

- Xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo vườn cây già cỗi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Dự kiến khoảng 10 vườn, 01 ha.

- Đào tạo, tập huấn cho những hộ nông dân trồng bưởi Thanh Trà, nhằm nâng cao trình độ về kỹ thuật thâm canh bền vững cây bưởi Thanh Trà có áp dụng công nghệ cao, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để cải tạo, chăm sóc theo hướng VietGAP, phòng trừ sinh vật gây hại trên vườn cây bưởi Thanh Trà.

- Tổ chức các hội thi trái ngon Thanh Trà cấp tỉnh, hội thảo quảng bá từ cấp huyện đến cấp tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.

1. Định hướng:

- Bưởi Thanh Trà chỉ thích ứng và cho năng suất trên các loại đất bãi bồi ven sông,... Vì vậy, việc trồng mới cần tập trung vào các địa phương có diện tích đất bãi bồi thích hợp với sinh trưởng phát triển của cây như ven sông Hương, sông Bồ, sông ÔLâu, sông Truồi, Hương Vân, Phong Thu, thị trấn Phong Điền, Thủy Biều, Dương Hòa,...; không phát triển diện tích trên các vùng đất không thích ứng với đặc tính sinh trưởng phát triển của cây nhằm đảm bảo giá trị nguyên vẹn của loại cây đặc sản này.

- Chú trọng công tác cải tạo, nâng cao chất lượng các vườn cây đã trồng, thiết kế bao bì, nhãn mác, tăng cường công tác quảng bá thương hiệu “Thanh Trà Huế” để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm.

2. Diện tích kế hoạch cây bưởi Thanh Trà toàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025:

TT

Đơn vị

Hiện trạng năm 2018

Năm 2019 (ha)

Năm 2020 (ha)

Năm 2025(ha)

Tổng diện tích

Diện tích cho sản phẩm

Tổng diện tích

Diện tích cho sản phẩm

Tổng diện tích

Diện tích cho sản phẩm

1

Phong Điền

270,32

294,12

151,5

294,12

151,5

294,12

270,32

2

Quảng Điền

8,2

8,2

1,2

8,5

1,2

11

8,5

3

Hương Trà

240,68

244,98

192,83

246,58

202,73

243,06

241,06

4

Hương Thủy

66,5

74,5

41,5

90,25

48,5

104,75

70,25

5

Phú Lộc

75

110

75

130

75

225

130

6

Huế

159

162

155

165

159

170

162

7

Nam Đông

5

5,5

3

7

5

10

5,5

8

A Lưới

1,03

1,03

0,7

1,03

0,7

1,03

1,03

Tổng

825,73

900,33

620,73

942,48

643,63

1.058,96

888,66

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1. Giải pháp kỹ thuật:

- Ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học đối với cây đặc sản bưởi Thanh Trà đồng bộ từ chọn tạo giống đến toàn bộ quy trình sản xuất. Sử dụng giống được sản xuất từ nguồn giống cây đầu dòng đã được công nhận, khuyến khích dùng giống cây ghép đối với các vùng trồng mới.

- Tập huấn chuyển giao vào sản xuất các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình quản lý dịch hại, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt,..., công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; thay thế dần các vườn quả giống cũ bằng các giống mới, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo sản xuất cây bưởi Thanh Trà an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Sử dụng kỹ thuật bao trái, công cụ thu hoạch để nâng cao chất lượng mẫu mã quả bưởi Thanh Trà. Quản lý chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại trên cây bưởi Thanh Trà.

2. Giải pháp về thông tin tuyên truyền và khuyến nông:

- Xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông phục vụ phát triển vùng nguyên liệu cây bưởi Thanh Trà theo hướng đồng bộ từ ứng dụng khoa học công nghệ đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận chất lượng, các mô hình trình diễn, đào tạo, tập huấn cho các đối tượng tham gia sản xuất.

- Thực hiện đồng bộ nhiều phương pháp chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân sản xuất bưởi Thanh Trà an toàn, chất lượng. Hình thành mạng lưới tuyên truyền viên, khuyến nông viên là các nông dân sản xuất giỏi (dùng chính sách nông dân dạy nông dân), phối hợp cùng cán bộ khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin ở Trung ương và địa phương như Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các hệ thống phát thanh, truyền hình cấp huyện và truyền thanh cấp xã để tuyên truyền kỹ thuật sản xuất, quảng bá về cây đặc sản và nhãn hiệu “Thanh Trà Huế”  rộng rãi đến với người sản xuất và tiêu dùng.

3. Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ:

- Tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chí cánh đồng lớn. Khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, Hiệp hội ngành hàng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, đặc biệt là kết nối hệ thống các siêu thị làm khâu cầu nối để tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng thị trường ngoại tỉnh theo hướng đa dạng hoá thị trường.

- Triển khai mạnh mẽ và thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thông qua các chương trình, lễ hội, hội thi đối với cây bưởi Thanh Trà, hỗ trợ xây dựng thương hiệu; xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm bưởi Thanh Trà.

4. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ như: Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/03/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh như: Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 52/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng, biên soạn tài liệu tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây bưởi Thanh Trà; kinh phí tổ chức Hội thi trái ngon Thanh Trà,...

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng thâm canh, cải tạo nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây bưởi Thanh Trà để chuyển giao, hướng dẫn cho nông dân làm theo và nhân rộng.

5. Kinh phí thực hiện kế hoạch:

Kinh phí thực hiện kế hoạch do người dân (trồng bưởi Thanh Trà) đầu tư là chính. Ngân sách nhà nước (bao gồm từ các chương trình, dự án) hỗ trợ cho công tác giống, chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hội thi quảng bá thương hiệu cây đặc sản bưởi Thanh Trà, hỗ trợ trồng mới,... theo các chính sách hiện hành.

Khái toán kinh phí:

      Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

I

Trồng mới bưởi Thanh Trà

Ha

116

51,7

5.997,2

 

II

Xây dựng các mô hình

 

 

 

663,8

 

1

Mô hình chuyển giao quy trình sản xuất bưởi Thanh Trà an toàn gắn với chuổi giá trị

 

 

260,2

Khuyến nông Trung ương

2

Mô hình cải tạo cho diện tích già cỗi (10 vườn)

ha

01

363,6

363,6

 

3

Bình tuyển cây đầu dòng bưởi Thanh Trà (10cây/năm x 2 năm)

cây

20

2

40

 

III

Tập huấn chuyển giao

 

 

 

591,0

 

1

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVTV cho nông dân (50 người/lớp x 30 lớp x 2 năm)

Lớp

60

9,85

591,0

 

III

Hội thi, quảng bá, xúc tiến thị trường.

 

 

 

2.200

 

1

Hội thi cấp thi cấp tỉnh

tỉnh

1

200

200

Kế hoạch khuyến nông tỉnh giai đoạn 2019-2020

2

Xây dựng chỉ dẫn địa lý Huế cho bưởi Thanh Trà

 

 

2.000

2.000

Vốn khoa học công nghệ Trung ương và đối ứng địa phương

 

Tổng kinh phí

 

 

 

9.452

                                                                                   

- Tổng nhu cầu kinh phí:                                          9.452.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án) và đầu tư của nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác.          

+ Các chương trình dự án như: nguồn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề nông thôn, sự nghiệp khoa học công nghệ; kinh phí khuyến nông trung ương, địa phương...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện; báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo quy định; tổ chức tổng kết đánh giá định kỳ để rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng phương hướng cho những năm tiếp theo.

- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật phù hợp sản xuất từng vùng, từng địa phương. Dự báo phát hiện tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn cách phòng ngừa sinh vật gây hại; xử lý đạt hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Chỉ đạo Trung tâm khuyến nông xây dựng mô hình trình diễn về thâm canh, cải tạo vườn cây bưởi Thanh Trà cho các vùng nguyên liệu. Tập huấn cho những hộ nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây bưởi Thanh Trà, phát triển sản xuất cây bưởi Thanh Trà an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng an toàn thực phẩm. Đồng thời xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với cây đặc sản bưởi Thanh Trà.

2. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế hàng năm cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Trên cơ sở vốn các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu cây bưởi Thanh Trà đến năm 2020 tiết kiệm, hiệu quả.

4. Sở Công thương:

Nghiên cứu, rà soát các chính sách phù hợp về thương mại để hỗ trợ, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm bưởi Thanh Trà trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản gắn với chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua lễ hội Thanh Trà Huế và triển khai các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Rà soát các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, các công nghệ sau thu hoạch, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nhân rộng các mô hình có hiệu quả.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chuyên mục về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, các công nghệ sau thu hoạch. Phối hợp các đơn vị liên quan giới thiệu, quảng bá cây đặc sản bưởi Thanh Trà trên thông tin truyền thông và đại chúng.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế:

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng Kế hoạch thực hiện và tổ chức phát triển sản xuất vùng trồng cây bưởi Thanh Trà trên địa bàn các xã, phường cụ thể đến năm 2025.

- Tổ chức tuyên truyền nhằm tăng cường liên kết, trao đổi giữa các hộ trồng bưởi Thanh Trà thông qua câu lạc bộ khuyến nông, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hiệp hội.

- Vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây bưởi Thanh Trà, phát triển sản xuất cây bưởi Thanh Trà an toàn VietGAP, không lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên trái cây.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác chỉ đạo, phát triển sản xuất, xây dựng chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích nông dân thực hiện Kế hoạch.

- Tổ chức, triển khai thực hiện đầy đủ công tác quản lý nhà nước đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), tăng cường công tác quản lý, giám sát các vùng sản xuất an toàn trên địa bàn.

www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác