Kế hoạch phát triển dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế 2008-2020
  

I. Mục tiêu chung

- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng với chất lượng cao như du lịch, văn hóa, thương mại, giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, thông tin và truyền thông... phù hợp với yêu cầu và cam kết khi hội nhập, nhằm tạo chuyển dịch nhanh và vững chắc nền kinh tế theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xây dựng Thừa Thiên Huế từng bước trở thành một trung tâm thương mại - dịch vụ, giao dịch quốc tế trung tâm du lịch quốc gia thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam trung tâm y tế chuyên sâu trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

II. Chỉ tiêu

- Cơ cấu dịch vụ trong GDP toàn tỉnh đến năm 2010 đạt trên 46%.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của khu vực dịch vụ đạt trên 16%.       

- Tỷ lệ lao động của khu vực dịch vụ trong tổng lao động toàn xã hội của tỉnh tăng từ 33,8% (năm 2006) lên 36% vào năm 2010.

III. Kế hoạch phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu

1. Ngành Du lịch, Văn hóa, Thể thao

a) Mục tiêu:

- Đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội xây dựng hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn, một trung tâm du lịch lớn của Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region>.

- Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa Huế, giao lưu với các nền văn hóa khác, phát triển thể thao, khôi phục làng nghề truyền thống, mở rộng đối ngoại, bảo vệ môi trường sinh thái...

- Từng bước xây dựng Huế thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

- Đến năm 2010, thu hút được 2,5 triệu lượt khách du lịch (trong đó khách quốc tế trên 01 triệu lượt) doanh thu đạt 2.200 tỷ đồng toàn tỉnh có trên 300 khách sạn các loại với 7.000 phòng đạt tiêu chuẩn.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp:

- Đôn đốc hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2008 đúng tiến độ các dự án: Khách sạn Hùng Vương, Khách sạn Hoa Trà, Khách sạn Sky Garden, Khách sạn Mondial, thuyền Cung Đình.

- Triển khai tốt đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên cơ sở quy hoạch, xúc tiến triển khai đầu tư các dự án theo Hợp đồng đã ký với Công ty Akitek Tenggara - Singapore.

- Hoàn thành xây dựng quy hoạch một số khu du lịch trọng điểm, trước hết là khu du lịch Lăng Cô, cụm du lịch thành phố Huế và vùng phụ cận, vùng sinh thái Tam Giang - Cầu Hai.

- Tập trung hỗ trợ, khởi công và triển khai theo tiến độ cam kết của nhà đầu tư đối với những dự án lớn: Laguna Việt Nam, Khu Du lịch của Gia Minh Conic, Khách sạn cao tầng Công ty Petrolimex&hellip Nghiên cứu đề án dịch vụ Casino gắn với xây dựng khu du lịch quốc tế tại Bạch Mã.

- Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng thế mạnh của tỉnh duy trì và phát triển các tour du lịch đã triển khai có hiệu quả qua các kỳ Festival.

- Triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch (đào tạo các nhà quản lý, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ&hellip), chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ các dự án du lịch lớn chuẩn bị đưa vào hoạt động giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu hướng dẫn viên tiếng Đức, Nhật, Trung, Nga, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc...

- Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động của Nhà hát Cung Đình, Đoàn ca kịch Huế, Nhà hát rối nước, các nhóm biểu diễn ca Huế trên sông...

- Tổ chức khai thác các hoạt động phục vụ du khách ban ngày và ban đêm trong khu vực Đại Nội.

- Xúc tiến xây dựng &ldquoHãng phim Cố Đô&rdquo, dự án Trung tâm Giải trí Điện ảnh, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng, Bảo tàng Thiên nhiên khu vực miền Trung hoàn thành xây dựng khu tưởng niệm Quang Trung ở núi Bân, khu tưởng niệm Bác Hồ ở A Lưới, khu di tích lưu niệm Nguyễn Chí Diểu.

- Hoàn thành xây dựng giai đoạn I dự án thành phố Festival - Huế.

- Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao bảo đảm đăng cai các hoạt động văn hóa, thể thao có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010, 100% đơn vị công lập thuộc ngành thể dục thể thao chuyển sang dịch vụ công.

-  Xây dựng phương án đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh, môi trường tại các điểm tham quan du lịch, nơi công cộng (bến xe, bến thuyền, nhà ga, sân bay, điểm vui chơi giải trí, điểm bán hàng, cơ sở lưu trú, nhà hàng,&hellip) trên địa bàn thành phố Huế và tại các khu vực có điểm di tích, khu dịch vụ công cộng.

- Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho Thừa Thiên Huế và các kỳ Festival.

- Tổ chức tốt Festival Huế 2008, 2010 Festival nghề truyền thống 2009 và các lễ hội khác.

2. Ngành Thương mại

a) Mục tiêu:

- Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá Bắc -  Nam và trung tâm giao dịch, thương mại, cung cấp dịch vụ trên tuyến Hành lang Đông - Tây và khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

- Xây dựng Huế, Chân Mây, Phú Bài, Tứ Hạ thành các trung tâm thương mại dịch vụ lớn hình thành khu thương mại quốc tế ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu tại A Đớt - Tà Vàng, Hồng Vân - Cu Tai.

- Phấn đấu đến năm 2010, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 8.100 tỷ đồng, tăng bình quân trên 15% /năm giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 300 triệu USD.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp:

- Hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng khu thương mại quốc tế ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu kinh tế cửa khẩu tại A Đớt - Tà Vàng, Hồng Vân - Cu Tai từng bước triển khai đầu tư theo quy hoạch.

- Hoàn thành phê duyệt Điều chỉnh Chương trình xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2007 - 2015 trong năm 2008 và triển khai thực hiện theo Chương trình được phê duyệt.

- Hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2008 Trung tâm thương mại Bắc Trường Tiền, Điểm thông quan tại Khu Công nghiệp Phú Bài.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và mạng lưới phân phối xăng dầu, khí hóa lỏng theo quy hoạch khuyến khích các hộ kinh doanh mở rộng thành các đại lý bán buôn, bán lẻ hiện đại hoặc liên kết tổ chức thành các phố mua sắm, dịch vụ tại trung tâm đô thị.

- Triển khai xây dựng Siêu thị An Hoà khu trưng bày quảng cáo hàng thủ công mỹ nghệ xúc tiến đầu tư xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm tại thành phố Huế, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các chợ đầu mối chọn 2 chợ để thực hiện thí điểm việc chuyển đổi cơ chế quản lý theo Nghị định 02 của Chính phủ.

- Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án: Trung tâm Thương mại dịch vụ Phong Phú, Trung tâm thương mại tại Khu quy hoạch Hương Sơ của Tập đoàn Phú Thái, dự án Kho cảng dầu khí của Công ty Petechim giai đoạn 1 và 2, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây.

- Nghiên cứu để xây dựng thương hiệu và điểm phân phối cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

- Tổ chức cho các doanh nghiệp, doanh nhân nắm vững những cam kết đã ký kết với WTO. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực&hellip

- Thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị.

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đủ điều kiện sẵn sàng làm việc trong các doanh nghiệp thương mại hoặc các trung tâm phân phối của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh theo lộ trình hội nhập đã cam kết.

3. Ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm

a) Mục tiêu:

- Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đa dạng, đa tiện ích với công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phục vụ cho mọi đối tượng một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng huy động vốn bình quân 20 - 30 %/năm tăng trưởng tín dụng bình quân 20 - 25 %/năm tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm trên 40% tổng dư nợ tín dụng.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp:

- Tạo điều kiện hình thành và phát triển các tổ chức dịch vụ tài chính trên địa bàn tỉnh như: dịch vụ kế toán, kiểm toán định giá và thẩm định giá các sàn giao dịch chứng khoán hoặc đại lý nhận lệnh trung tâm cho thuê tài chính trung tâm môi giới, kinh doanh, đấu giá tài sản và quyền sử dụng đất... Đẩy nhanh tiến độ dự án Trung tâm giao dịch tài chính.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong tỉnh và trong nước mở rộng địa bàn hoạt động, thành lập các chi nhánh tại các khu công nghiệp và trung tâm đô thị tiếp cận nhanh thị trường tài chính quốc tế, các ứng dụng công nghệ hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động trong nước và quốc tế.

- Tạo điều kiện cho các hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm, đại lý và môi giới bảo hiểm phát triển. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao chất lượng các sản phẩm, triển khai và mở rộng loại hình: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tài sản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dịch vụ bảo hiểm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, bảo hiểm hàng không, hàng hải...

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đủ điều kiện sẵn sàng làm việc trong các tổ chức dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh theo lộ trình hội nhập đã cam kết.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ngành phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành thiết lập hệ thống cảnh báo sớm tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi cho khách hàng.

4. Ngành Vận tải

a) Mục tiêu:

- Hoàn thiện các tuyến đường giao thông đối nội và đối ngoại, ưu tiên những tuyến đường phục vụ phát triển đột phá cho những ngành kinh tế mũi nhọn.

- Phát triển mạnh các dịch vụ vận tải đi đôi với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải thuộc mọi loại hình.

- Phấn đấu khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân 18 - 20%/năm, vận tải hành khách 5 - 8%/năm.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp:

- Năm 2008, tích cực phối hợp và tạo điều kiện để khởi công dự án đường và cầu Ca Cút, cầu qua sông Hương, nâng cấp mở rộng QL 49A, 49B xử lý các nút giao thông đang gây ách tắc hoàn thành đường và cầu vượt ở Thủy Dương xúc tiến dự án đầu tư nâng cấp cảng Hàng không quốc tế Phú Bài hầm đường bộ qua đèo Phú Gia, đèo Phước Tượng, đường La Sơn - Nam Đông và đường 74.

- Xúc tiến các dự án: xây dựng cầu cảng số 2, 3 ở Chân Mây mở rộng cảng Thuận An đạt công suất 0,5 triệu tấn/năm.

- Xúc tiến đầu tư dịch chuyển các ga đường sắt về gần khu công nghiệp xây mới ga đường sắt tại khu vực Chân Mây - Lăng Cô.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống kho và đường ống vận tải xăng dầu, khí hóa lỏng từ cảng Chân Mây đến các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

- Xây dựng bến xe liên tỉnh ở phía Bắc tại Tứ Hạ.

- Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm triển khai và đưa vào hoạt động: Trạm dừng và cung cấp dịch vụ tại 2 điểm phía Bắc và phía Nam tỉnh của Công ty Dịch vụ Dầu khí Trung tâm dịch vụ vận tải đường bộ và mua bán phụ tùng tại Tứ Hạ của Công ty TNHH Đại An và các dự án liên quan dịch vụ vận tải, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện khác trên các tuyến đường, các khu công nghiệp và trung tâm đô thị.

- Phối hợp với các ngành chức năng xúc tiến mở thêm các đường bay nội địa và quốc tế đến Huế thúc đẩy để sớm đưa tuyến du lịch tàu biển Bắc Hải (TQ) - Quảng Ninh - Chân Mây vào hoạt động chuẩn bị điều kiện đón các chuyến tàu thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam trên biển phối hợp ngành đường sắt tăng thêm toa phục vụ du khách đến Huế trong các dịp lễ hội.

- Xúc tiến và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải như: xây dựng kho bãi và lưu giữ hàng hóa (kể cả kho ngoại quan, kho đông lạnh) bốc xếp hàng hóa cho thuê container bảo hành, sửa chữa và cung ứng phụ tùng...

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá, nhất là dịch vụ vận tải kết nối các điểm du lịch, các trung tâm đô thị các dịch vụ đại lý vận tải (đường biển, đường bộ, đường không)...

5. Ngành Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề

a) Mục tiêu:

- Phát triển nhanh số lượng và chất lượng các cơ sở giáo dục - đào tạo và dạy nghề ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.

- Phấn đấu đến năm 2010, số học sinh ngoài công lập hệ mầm non từ 75 - 85% (nhà trẻ 85%, mẫu giáo 75%) tiểu học 1,2 - 1,5% trung học cơ sở 3,5% trung học phổ thông 40% dạy nghề 30% cao đẳng, đại học từ 30 - 40%.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp:

* Giáo dục mầm non:

- Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai xây dựng trường mầm non dân lập hoặc tư thục ở thành phố Huế và các địa bàn có điều kiện theo chuẩn quốc gia tạo điều kiện sớm triển khai dự án Trường mầm non của Công ty TNHH Mimosa.

- Đến năm 2010, chuyển các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thành phố Huế và một số huyện có điều kiện thuận lợi, kinh tế phát triển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

* Giáo dục phổ thông:

- Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai xây dựng các trường ngoài công lập ở bậc tiểu học, cấp THCS ở thành phố Huế và các huyện có điều kiện, các trường THPT ngoài công lập ở các địa bàn trong toàn tỉnh theo chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2010, thành phố Huế có 5 - 6 trường ngoài công lập ở cấp THPT.

* Giáo dục Trung học chuyên nghiệp:

- Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai xây dựng các trường THCN ngoài công lập.   - Chuyển các cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh quản lý sang loại hình ngoài công lập hoặc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Trước mắt, giao cho các cơ sở đào tạo THCN xây dựng cơ chế tự đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo THCN trên điạ bàn liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài.

* Đại học,  Cao đẳng:

- Phối hợp và tạo điều kiện để Đại học Huế mở rộng, nâng cấp hệ thống đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học theo các thiết chế của trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao cho khu vực miền Trung và cả nước hoàn thiện cơ sở vật chất dạy và học của các trường: Đại học Mỹ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Y - Dược và Học viện Âm nhạc Huế nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.

- Tạo điều kiện thành lập các trường Đại học, Cao đẳng dân lập, tư thục hoặc Cao đẳng cộng đồng xúc tiến hình thành Đại học Công nghệ phấn đấu đến năm 2010 có Viện đại học tư thục công nghệ Nguyễn Tri Phương.

- Tăng cường hợp tác để xây dựng đại học quốc tế tại Huế khuyến khích Đại học Huế  và các trường Cao đẳng trên địa bàn liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các cư xá bảo đảm các điều kiện phục vụ tốt cho sinh viên đến học tập.

* Đào tạo nghề:

- Nâng cấp Trường trung cấp nghề của tỉnh lên Trường cao đẳng nghề xây dựng mới trường Trung cấp kỹ thuật Chân Mây. Đến năm 2010, chuyển phần lớn các cơ sở dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.

- Phát triển các trường dạy nghề ngoài công lập ưu tiên mở các những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, cung ứng kịp thời và có chất lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010, có 2 - 3 cơ sở dạy nghề ngoài công lập ở các huyện, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các khu công nghiệp.

- Thực hiện cổ phần hoá đối với các cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp theo tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp.

* Hợp tác quốc tế:

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức giáo dục nước ngoài liên kết đào tạo hoặc mở các cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc các cấp học đạt tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam, bảo đảm đủ điều kiện sẵn sàng xuất khẩu lao động hoặc làm việc trong các tổ chức nước ngoài.

- Đôn đốc Dự án Trường tiểu học quốc tế Kinder World sớm triển khai và hoàn thành dự án theo tiến độ đã cam kết.

6. Ngành Y tế

a) Mục tiêu:

- Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ y tế nhằm thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài để củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế của địa phương, nhất là mạng lưới y tế cơ sở trên tất cả các lĩnh vực.

- Phấn đấu đến năm 2010: 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện hoạt động và đủ nữ hộ sinh 100% phòng khám đa khoa khu vực được xây dựng kiên cố và có đủ bác sĩ hoạt động 100% xã có bác sỹ. 

- Khuyến khích phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe  ngoài công lập chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho chuyên gia nước ngoài, khách du lịch quốc tế và các đối tượng có thu nhập cao.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp:

- Hoàn thành nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, trạm xá xã đủ sức thực hiện việc khám, chữa bệnh tại địa phương có chất lượng, giải quyết tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến trên.

- Hoàn thành xây dựng Bệnh viện Chân Mây quy mô 500 giường, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh quy mô 500 giường, Bệnh viện thành phố Huế 200 giường, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện đa khoa Bình Điền, Bệnh viện Hương Thủy, Quảng Điền.

- Kêu gọi đầu tư, thực hiện xã hội hóa các bệnh viện chuyên khoa Mắt, Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng, Trung tâm cấp cứu 115....

- Xúc tiến đầu tư nâng cấp Bệnh viện Y học dân tộc thành Viện Y học dân tộc miền Trung và thành lập Chi nhánh của Viện châm cứu Trung ương tại Huế nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và khám chữa bệnh cho mọi đối tượng trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện hoàn thành dự án xây dựng bệnh viện 500 giường của Công ty TNHH Mimosa, bệnh viện đa khoa Hoàng Việt Thắng, bệnh viện phục hồi chức năng, trung tâm phòng chống bệnh xã hội...

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập thêm bệnh viện dân lập, bệnh viện tư, cơ sở chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đại lý thuốc chữa bệnh và các cơ sở dịch vụ y tế khác... phát triển các hình thức khám chữa bệnh tại nhà như bác sĩ gia đình, bác sĩ riêng.

- Phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện 268 và các bệnh viện thuộc các ngành chuyên môn khác quản lý phát triển đa dạng với phương tiện hiện đại, đáp ứng vai trò của một Trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung.

- Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo của Đại học Y Dược và Trương Cao đẳng Y tế, bảo đảm hội nhập với các nước trong khu vực.

- Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với các cơ sở khám, chữa bệnh và cung cấp thuốc chữa bệnh.

7. Ngành Khoa học Công nghệ, Thông tin và Truyền thông 

a) Mục tiêu:

- Chuyển dần các đề tài nghiên cứu khoa học thành sản phẩm dịch vụ khoa học phục vụ sản xuất và đời sống.

- Phát triển hạ tầng và dịch vụ Bưu chính và Viễn thông theo hướng đa dạng, hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập và nhu cầu khai thác của mọi đối tượng, kể cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài.

- Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động xuất bản, phát thanh, truyền hình và thông tin khác theo kịp yêu cầu của hội nhập, vừa phục vụ nhân dân vừa cung cấp dịch vụ kinh doanh chất lượng cao cho mọi đối tượng.

- Duy trì tốc độ tăng doanh thu bưu chính hàng năm tăng trên 15%, doanh thu của các doanh nghiệp kinh doạnh dịch vụ CNTT tăng trên 20%. Đến năm 2010, mật độ điện thoại toàn tỉnh đạt 65 máy/100 dân, trong đó mật độ điện thoại di động là 45 máy mật độ thuê bao Internet đạt 5 thuê bao/100 dân 100% cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở đều ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành và triển khai một số dịch vụ công qua mạng.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp:           

- Triển khai thực hiện tốt Chương trình phát triển khoa học công nghệ của tỉnh đã được phê duyệt.

- Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn pháp luật, tư vấn khoa học kỹ thuật, tư vấn thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý kinh doanh, tư vấn thị trường...

- Chuyển dần các đề tài nghiên cứu khoa học do Nhà nước đầu tư kinh phí thành sản phẩm dịch vụ khoa học phục vụ sản xuất và đời sống khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng đặt hàng với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện dự án điện tử của tỉnh bằng nguồn vốn của WB dự án Internet cộng đồng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản.

- Triển khai kết nối mạng diện rộng của tỉnh đến UBND các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh thực hiện 100% trạm y tế xã được kết nối với Sở Y tế bằng internet và ứng dụng CNTT vào công tác quản lý sức khỏe của nhân dân.

- Xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm dữ liệu của tỉnh.

- Đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động xuất bản, phát thanh, truyền hình và thông tin khác của tỉnh theo kịp yêu cầu của hội nhập, vừa phục vụ nhân dân vừa cung cấp dịch vụ kinh doanh chất lượng cao cho mọi đối tượng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư hệ thống hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khai thác kinh doanh của mọi doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài.

- Tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành thủ tục và đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án &ldquoLàng Truyền thông và Công nghệ thông tin&rdquo, Dự án xây dựng &ldquoThành phố không dây&rdquo.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phát triển các hoạt động xuất bản phần mềm, ghi âm băng đĩa... có chất lượng cao.

- Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ đáp ứng phục vụ chương trình phát triển công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm của tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động trên.

8. Các ngành Dịch vụ khác

a) Mục tiêu:

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn mọi nhu cầu của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

b) Các nhiệm vụ và giải pháp:

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Có chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống đa dạng ở nông thôn, miền núi.


 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối