Bến Nghé
  

1. Vị trí con đường

Đường Bến Nghé nằm trên địa bàn phường Phú Hội, về phía Nam sông Hương, khởi đầu từ ngã sáu đường Hùng Vương (trung tâm thành phố Huế), chạy qua ngã tư Phó Đức Chính đến ngã năm giao nhau các đường Trần Cao Vân, Đội Cung, Nguyễn Thái Học, Võ Thị Sáu, dài 440m. Đường khá rộng, lưu thông hai chiều.

2. Lịch sử con đường

Đường này có từ cuối thế kỷ 19, sang những năm đầu thế kỷ 20 được sát nhập vào thành phố, người Pháp cho nâng cấp mặt nền và đặt tên là đường <st1:place w:st="on"><st1:city w:st="on">Verdun (Rue de Verdun). Sau năm 1956 đặt tên là đường Phạm Hồng Thái. Tháng 1/1977, UBND tỉnh Bình Trị Thiên ra quyết định đặt lại tên mới là đường Bến Nghé.

3. Địa danh lịch sử gắn liền với con đường

Bến Nghé Là tên một con sông, một vùng đất thuộc Sài Gòn - Gia Định xưa (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Sông Bến Nghé là tên gọi thường trong dân gian, tên chữ là Đức Giang. Sông phát nguồn ở thác lớn Bương Đầm, chảy xuống thủ sở Tầm Phong, đến sông Băng Bột, Bình Đầy, thông đến Bến Đở trước tỉnh (Gia Định cũ) rồi chuyển hướng Bắc chảy xuống hướng Đông đến cửa Tam Giang Nhà Bè, hợp với sông Phước Bình, dài 142 dặm, rồi chảy vào biển Cần Giờ. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì sông này có nhiều chi lưu chi Tây Nam chảy trong địa giới tỉnh, chi phía Đông nhiều cá sấu lớn, đuổi bắt nhau kêu rống như tiếng trâu rống nên có tên gọi là Bến Nghé. Còn dân gian xưa giải thích rằng, tại đây có vũng trâu nằm nên gọi là Bến Nghé. Năm 1789, quân chúa Nguyễn lập xưởng thủy sư trên bờ sông này kéo dài 3 dặm. Năm 1836, đúc Cửu đỉnh Huế, vua Minh Mạng cho chạm hình sông Bến Nghé vào Cao Đỉnh. Tại vùng Bến Nghé còn có rạch Bến Nghé, chợ Bến Nghé (ở phía Đông tỉnh Bình Dương), nơi đây ngày xưa dân cư tấp nập, phố xá trù mật. Khi quân Pháp chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đã cảm niệm bằng bài thơ Chạy giặc trong đó có câu: "Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây." Bến Nghé là hình ảnh Nam Bộ trên đất cố đô Huế. Phòng Cảnh sát kinh tế, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, mặt sau của Trường PTCS Nguyễn Tri Phương nằm trên đường này.


Đường Bến Nghé

 

 

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối