Sau 9 ngày đêm liên tục diễn ra các hoạt động văn hóa - du lịch, đêm nay (13-6) trên bãi bồi cạnh cầu Gia Hội, chợ Đông Ba, ngó qua Đập Đá, diễn ra lễ bế mạc Festival Huế 2010. Bạn bè ba miền đất nước, bạn bè năm châu nói lời giã biệt và hẹn ngày tái ngộ vào tháng 6-2012.
|
Giai
điệu bạn bè tại Festival Huế 2010. |
Văn
hóa Việt hội tụ, tỏa sáng
Ngoài các đoàn nghệ thuật đến từ Hà Nội, TPHCM, đoàn ca múa nhạc An
Giang phô diễn vẻ đẹp văn hóa các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khơmer. Đoàn Lào Cai
đem về cố đô Huế Hồn
núi miền Tây Bắc với tiếng khèn, tiếng sáo và điệu nhảy của người Mông,
người Dao. Đoàn Đăk Lăk đem theo hơi thở núi rừng và lễ hội buôn làng Tây Nguyên
tạo thành một đại tiệc văn hóa đa sắc, đa hương. v.v...
Xuất xứ từ nhiều vùng miền khác nhau nhưng qua các chương trình nghệ
thuật có thể nhận ra sự giao thoa văn hóa, sự hội nhập để tỏa sáng, phát triển,
sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại.
Hồ Tĩnh Tâm không chỉ là gương soi ký ức của nhân vật trong chương
trình Hơi
thở của nước mà còn là một hành trình văn hóa qua hai miền di sản. Văn minh
sông Hồng giao hòa với văn minh sông Hương các di sản văn hóa quan họ, chèo cổ,
ca trù, ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế được tôn vinh trong một không gian diễn
xướng từ dân gian đến cung đình.
Cung Diên Thọ về đêm réo rắt cung thanh của Âm sắc Việt với Nhã
nhạc Huế, ca
Huế thính phòng và nhóm Cỏ
lạ tươi trẻ, như là sự tiếp nối, sự chuyển giao thế hệ bảo tồn âm nhạc
truyền thống.
Cặp bài trùng Đặng Tuệ Nguyên- nhạc sĩ và Phó An My - nghệ sĩ piano,
có cùng niềm đam mê tìm kiếm, sáng tạo ngôn ngữ âm nhạc mới. Cả hai đều có ý
tưởng thêu dệt, giao thoa, pha trộn ngôn ngữ âm nhạc sáng tạo trên cây đàn piano
với âm nhạc dân gian Việt Nam. Lần này là lần thứ ba họ đến với Festival Huế và
tiếp tục thành công với các sáng tác theo ý tưởng tạo tương phản đối nghịch
nhưng hài hòa giữa piano với dân ca Việt Nam. Tác phẩm mới của họ mang tên Tiếng
thốt.
Bạn
bè năm châu hội ngộ
Festival Huế càng về sau quy mô càng lớn hơn, nội dung phong phú
hơn, mời gọi được đông đảo bạn bè gần xa tụ hội. Đây là lần đầu tiên hội đủ các
đoàn nghệ thuật đến từ khắp năm châu. Trong đó có những đoàn trở lại Festival
Huế lần hai, lần ba với chất lượng nghệ thuật cao hơn và thu hút khán giả đông
hơn. Các chương trình nghệ thuật nước ngoài thu hút khán giả thể hiện được sự
phát triển và thành công của quá trình hợp tác, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam
và các quốc gia trên thế giới. Không chỉ các đoàn trong khu vực châu Á thể hiện
rõ tính tương đồng về văn hóa trong khu vực mà nhiều chương trình có sự hòa hợp
giữa hai nền văn hóa, giữa nghệ thuật hiện đại phương Tây và nghệ thuật truyền
thống Việt Nam.
Thật bất ngờ, lần đầu tiên Waltherr Giger, nhà soạn nhạc phương Tây
đã phổ mười bài thơ trăng của nhà thơ phương Đông tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử.
Đêm 22-5, Trường
ca trăng được tổ chức tại Thụy Sĩ do ca sĩ Camille Huyền, một ca sĩ Huế xa
xứ trình diễn, được xem là chương trình khai mạc sớm Festival Huế 2010 ở nước
ngoài. Rồi Trường
ca trăng tiếp tục được trình diễn bốn suất trong Festival Huế 2010, cũng
với giọng ca của Camille Huyền và cây ghita của nhạc sĩ Waltherr Giger. Âm hưởng
dân ca Thụy Sĩ và những giai điệu hát ru Việt Nam đã làm nên một Trường
ca trăng đầy bất ngờ và sâu lắng.
Đoàn nghệ thuật Siphon Cosmique từ Pháp đến Huế cả tháng xây dựng
kịch bản, tuyển diễn viên nghiệp dư ở làng quê để dựng những vở diễn độc đáo, có
sự pha trộn ngôn ngữ điện ảnh, âm nhạc và hành động của hài kịch, múa. Các nghệ
sĩ chuyên nghiệp Pháp và “nghệ sĩ” nông dân Việt Nam đã làm rộn ràng, náo nức
những làng quê ven Huế với sân khấu lưu động là năm chiếc xe công nông.
Hướng
về ngàn năm Thăng Long - Hà Nội
Chủ đề Di
sản văn hóa với hội nhập và phát triển - hướng về ngàn năm Thăng Long – Hà
Nội được thể hiện ngay từ chương trình khai mạc với hai phần Khát
vọng ngàn năm và Hội
ngộ cố đô. Khát
vọng ngàn năm gồm các tiết mục ca ngợi khí phách của cha ông, khát vọng
thống nhất non sông, từ Hoa Lư đến Thăng Long ngàn năm tỏa sáng. Hội
ngộ cố đô gồm sáu tiết mục của các đoàn nước ngoài và các ca khúc Hà
Nội - Huế - Sài Gòn, Âm vang ngày hội.
Và cũng rất dễ nhận diện trong từng chương trình của mỗi đoàn nghệ
thuật.
Đoàn Sao Biển (Phú Yên) bên cạnh thể hiện bản sắc vùng duyên hải Nam
Trung Bộ với những câu hò, điệu lý, bài chòi, những vũ điệu Chămpa là những ca
khúc hào hùng về Hà
Nội linh thiêng hào hoa, Trống hội Thăng Long, Đá Bia dấu tích thời mở
cõi tái hiện những dấu son lịch sử của hành trình mở nước, mở cõi. Ngược
dòng Hương Giang và Rất
Huế là sự đồng điệu trong ngày hội ngộ cố đô, tạo không khí giao lưu thân
mật, ấm cúng “như
cây một cội như con một nhà”.
Trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu hơn 100 họa sĩ trẻ và sinh viên,
Đại học Nghệ thuật Huế trình diễn mỹ thuật Ký
ức từ cố đô Thăng Long đến cố đô Huế. Họ cùng nhau vẽ bức tranh trên lòng
đường dài hơn 50m, tái hiện sinh động không gian văn hóa, phong cảnh, kiến trúc,
đặc sản của ba miền. Bố cục bức tranh trải dài từ cố đô Thăng Long đến cố đô
Huế.
Trên cầu Trường Tiền, 1.000 cánh diều đủ sắc màu tạo thành một tác
phẩm sắp đặt. Lễ hội Áo dài bên cửa Thượng Tứ mang tên Vọng
thiên niên với 1.000 bộ áo dài, 1.000 bông sen trắng và 1.000 chiếc đèn
lồng tỏa ánh sáng lung linh xung quanh đàn tế Nam Giao không chỉ góp phần làm
cho lễ tế trang trọng, huyền bí... mà còn là những con số chủ ý làm đậm chủ đề
hướng về đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội v.v...