Cầm Bá Thước
  

1. Vị trí con đường

Thuộc Khu quy hoạch An Hòa - Hương Sơ

Điểm đầu: Đường Nguyễn Duy Hiệu

Điểm cuối: Khu xem ghép tổ 4 Hương Sơ

2. Tiểu sử lịch sử gắn liền với con đường

Cầm Bá Thước (1858-1895), là người dân tộc Thái (Tên Thái là là Lò Cắm Pán), Ông sinh tại Bản Chiềng Mường Chiềng Ván (Trịnh Vạn) Châu Thường Xuân (nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hoá).

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đã đứng lên xây dựng nghĩa quân chống lại thức dân Pháp ở quê hương. Hoạt động của ông lan rộng khắp các vùng Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hóa và Nghệ An. Những trận đánh của nghĩa quân do ông cầm đầu đã làm cho quân Pháp bị tổn thất nặng nề về người và vũ khí. Có khi nghĩa quân đã khống chế đồn giặc ở Trịnh Vạn. Trước tình hình đó, quân đội Pháp nhanh chóng tổ chức lực lượng nhằm mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ trung tâm của nghĩa quân. Ngày 10/5/1895, quân đội Pháp đem 200 quân từ Trịnh Vạn tấn công vào trung tâm của nghĩa quân. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của nghĩa quân. Sau 4 ngày tấn công dồn dập và phải chịu nhiều tổn thất nặng nề, quân giặc vượt qua được 3 phòng tuyến để đánh vào trung tâm của nghĩa quân. Trước lúc đó, ông đã nhanh chóng cùng nghĩa quân rút khỏi nơi khác. Nhưng đúng lúc này nghĩa quân cũng đã bị suy yếu rõ rệt, hầu hết các cứ điểm của nghĩa quân đều bị quân giặc chiếm. Chúng săn lùng tìm bắt Cầm Bá Thước và binh sĩ còn lại. Và trưa ngày 13/5/1895, Cầm Bá Thước cùng vợ con và 12 nghĩa quân thân tín xa vào tay giặc. Kẻ thù không dám công khai hành hình ông giống các lãnh tụ cần Vương khác mà bí mật thủ tiêu. Cầm Bá Thước hy sinh, Phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá tan rã – Ngọn lửa yêu nước ở quê hương Quế Ngọc bị dập tắt nằm trong sự thất bại chung của phong trào quần chúng lúc bấy giờ.

Theo tương truyền, khi quân Pháp đưa ông đi hành hình qua làng Bùng, xã Xuân Lệ, ông xin xuống giải lao đã cầm cây gậy chống xuống đất và bảo: "Ta có mệnh hệ gì thì hãy nhớ ta đã từng qua đây". Vì thế, sau này người dân hai xã Vạn Xuân và Xuân Lẹ có nhiều ngôi miếu thờ ông. Ở đền thờ của ông có đôi câu đối khẳng định tinh thần chiến đấu, hy sinh cao cả của Cầm Bá Thước là bất tử.

Phiên âm:

Bất tử đại danh thùy vũ trụ

Như sinh chính khí tạc sơn hà

Tạm dịch:

Danh thơm chẳng chết bền trời đất

Chính khí luôn còn với núi sông.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối