I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
2. Nguyên tắc cho phép thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh
3. Tiêu chuẩn yêu cầu về nhóm sản phẩm chế biến bắt buộc đối với một số loại khoáng sản khai thác trên địa bàn tỉnh
- Cát thạch anh
- Cao lanh
- Đối với các loại khoáng sản sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng như: đá vôi, đá sét, Puzzolan, sắt phụ gia v.v...
- Đối với các loại khoáng sản còn lại
II. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Quy trình chung cho các loại khoáng sản phải thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hoặc các loại khoáng sản quý hiếm
2. Quy trình đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc khoáng sản để phục vụ làm nguyên liệu cho nhà máy đã có
Đối với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc xin khai thác khoáng sản để phục vụ làm nguyên liệu cho các nhà máy trên địa bàn tỉnh (chỉ cấp phép cho Nhà đầu tư xây dựng nhà máy hoặc nhà đầu tư hợp tác với nhà máy để cung cấp nguyên liệu) thì Nhà đầu tư chủ động nghiên cứu trước, làm việc để thống nhất với địa phương liên quan và báo cáo UBND tỉnh hồ sơ theo nội dung quy định tại Bước 2 chấp thuận chủ trương đầu tư nêu trên (trường hợp nhà đầu tư hợp tác với Nhà máy để cung cấp nguyên liệu thì phải có thêm văn bản đề nghị của chủ đầu tư Nhà máy). Trên cơ sở đó, UBND tỉnh sẽ xem xét và giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện và các sở, ngành liên quan để tổ chức khảo sát thực địa, kiểm tra quy hoạch, khả năng nguồn nguyên liệu, khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, an ninh trật tự, cảnh quan môi trường v.v....; tham mưu báo cáo UBND tỉnh chấp thuận chủ trương địa điểm cho phép đầu tư thăm dò, khai thác (địa bàn Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thì do Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô chủ trì).
Trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô) cùng các sở, ngành, địa phương liên quan, UBND tỉnh sẽ xem xét cụ thể và trả lời bằng văn bản đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc không chấp thuận chủ trương đầu tư. Trường hợp cần thiết thì UBND tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp để nghe Nhà đầu tư và các ngành liên quan báo cáo để quyết định chủ trương đầu tư.
Sau khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, Nhà đầu tư Triển khai thủ tục thăm dò vùng nguyên liệu, xin giấy phép khai thác khoáng sản và hoàn chỉnh thủ tục đất đai được quy định điểm 3.2 khoản 1 Mục I nêu trên (Bước 3) nêu trên (trừ nội dung công việc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô chủ trì khảo sát thực địa để xác định khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản).
III. THU HỒI, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
UBND tỉnh sẽ quyết định chấm dứt hoạt động của dự án thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc đề nghị thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau:
- Vi phạm các quy định của pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động;
- Không hoàn tất thủ tục triển khai dự án đầu tư, không khởi công dự án đúng thời gian đã cam kết hoặc sau khi khởi công, dự án thực hiện chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ nhà đầu tư đã cam kết, tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận cho phép triển khai dự án đầu tư (ngoại trừ các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được UBND tỉnh đồng ý tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện);
- Không đáp ứng về yêu cầu theo tiêu chuẩn sản phẩm đã cam kết.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản mà không thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai và môi trường theo quy định;
- Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản mà không thực hiện đúng các yêu cầu ghi trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
(Theo Công văn số 3399/UBND-NĐ ngày 01/7/2008 của UBND tỉnh)