Những loại hình nghệ thuật của làng quê Yaese bắt nguồn chính từ cuộc sống thường nhật. Thông qua nghệ thuật, người dân sống trên hòn đảo này cầu nguyện những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Một trong những hình thức cầu nguyện mà các ngôi làng ở Yaese đang gìn giữ – đó là múa Sư tử.
Vào thời đại Vương quốc Lưu Cầu, các quân vương thường được gọi bằng cái tên trìu mến là Ganashi, và đối với Sư tử, người dân đảo Yaese vẫn bày tỏ sự tôn kính trong cách gọi khi ghép Sư tử với Ganashi, như những vị thần bảo vệ hòn đảo tránh mọi rủi ro, bất hạnh. Ở thành phố Yaese, khi múa trong nghi lễ ngày rằm tháng 8, sư tử sẽ cầm 4 chữ cái như “Ngũ cốc phong nhưỡng” (Mùa màng bội thu) hay “Vô bệnh tức tai” (Không bệnh tật, không thiên tai) thay cho lời cầu nguyện. Nơi có lịch sử sùng bái Sư tử lâu đời nhất, chừng 300 năm trước là làng Choshitahaku.
Sư tử hoạt náo là bài biểu diễn sôi động đặc trưng của loại hình múa Sư tử, người múa đầu sẽ đứng trên đầu gối của người múa đuôi, cả hai liên tục thay đổi trước sau một cách linh hoạt.
Múa sư tử đã gắn chặt với cuộc sống con người với quan niệm xua tan bệnh tật, cầu cho vụ mùa bội thu, quanh năm no đủ. Mặc dù múa sư tử có gốc tích khác nhau, nhưng phần lớn chúng ra đời sau những biến cố bi thương như nạn chết chóc hàng loạt vì dịch bệnh, đói kém, vào thời kỳ mà lương thực thiếu thốn và y tế không phát triển như hiện nay.
Cùng với mong muốn phục dựng và kế thừa các bài múa sư tử cổ xưa, đội ngũ đạo diễn múa trong vùng đang được đào tạo và đầu tư nhằm duy trì và phát triển hình thức nghệ thuật này. Múa sư tử đã và đang gắn kết con người với nhau qua giao lưu biểu diễn và góp phần cho việc khôi phục văn hóa bản địa.
Tại Festival Huế 2018, Đoàn múa Sư tử Tomoyose và Choshitahaku của thành phố Yaesu tỉnh Okinawa sẽ biểu diễn giao lưu cùng đoàn múa Lân sư rồng Thái Nghi Đường Huế.