1. Thông tin về công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn nhóm công nhân mất tích tại Rào Trăng 3
Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 13 nên hiện tại các hoạt động tìm kiếm nhóm công nhân mất tích tại Rào Trăng 3 đang tạm dừng để đảm bảo an toàn cho lực lượng tìm kiếm; sau bão số 13 hiện tại đã nối lại các hoạt động tìm kiếm, cụ thể:
Ngày 17/11, sau khi đường 71 thông tuyến, các lực lượng cứu hộ đã cơ động vào hiện trường để triển khai thực hiện các phương án tìm kiếm.
Đến 18h chiều 19/11 công tác khơi thông nắn dòng chảy đào sâu hơn 3 mét, rộng 5 mét và dài hơn 100 mét gần như đã hoàn tất;
Hôm nay (20/11) sẽ thi công xong việc nắn dòng;
Thứ 7 (21/11), các lực lượng tập trung ngăn đập;
Chủ nhật (22/11) sẽ tổ chức tìm kiếm dưới lòng sông, đây là một trong những vị trí được cho là có khả năng cao nhất các nạn nhân bị vùi lấp, vì vậy công tác tìm kiếm được các lực lượng thực hiện rất thận trọng.
Các lực lượng cứu hộ đãng nỗ lực thi công, quyết tâm, cố gắng đến cùng để đưa các nạn nhân về với người thân.
2. Thông tin tiếp nhận ủng hộ người dân bị ảnh hưởng do bão lụt Qua kênh UB MTTQVN tỉnh (tính đến 14h00 ngày 19/11/2020)
- Số tiền các đơn vị, các cá nhân đã ủng hộ, cứu trợ lũ lụt là: 77.416.923.621 đồng
- Có 126 đơn vị, cá nhân đăng ký ủng hộ quà cứu trợ lũ lụt (thông qua kênh Mặt trận để nhờ kết nối địa chỉ) với trị giá ủng hộ là 25.627,97 triệu đồng. Đã trao 16.645,97 triệu đồng.
- Số tiền và hàng đã được UBMTTQVN tỉnh phân bổ cứu trợ lũ lụt tính với tổng trị giá 42.487,3 triệu đồng.
Ngoài ra trong những ngày qua đã có rất nhiều các nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà hảo tâm đã đến trao quà trực tiếp cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão lụt.
3. Tổng giá trị thiệt hại của bão số 13 và các đợt thiên tai trước
a) Bão số 13
Tổng giá trị thiệt hại trong đợt bão số 13: 234.078.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi bốn tỷ, không trăm bảy mươi tám triệu đồng).
Trong đó:
Đơn vị: đồng
1
|
Thiệt hại về nhà ở:
|
22.139.000.000
|
2
|
Thiệt hại về giáo dục:
|
3.100.000.000
|
3
|
Thiệt hại về y tế:
|
5.000.000.000
|
4
|
Thiệt hại về nông, lâm nghiệp:
|
5.175.000.000
|
5
|
Thiệt hại về chăn nuôi:
|
572.000.000
|
6
|
Thiệt hại về thủy lợi:
|
123.000.000.000
|
7
|
Thiệt hại về giao thông:
|
20.020.000.000
|
8
|
Thiệt hại về thủy sản:
|
10.122.000.000
|
9
|
Thiệt hại về thông tin liên lạc:
|
2.000.000.000
|
10
|
Thiệt hại về điện lực:
|
9.000.000.000
|
11
|
Thiệt hại về nước sạch:
|
3.950.000.000
|
12
|
Công trình công nghiệp, xây dựng khác
|
30.000.000.000
|
|
Tổng cộng
|
234.078.000.000
|
b) Thiệt hại các đợt thiên tai trước: 2.039.175.000.000 đồng (Hai nghìn không trăm ba mươi chín tỷ, một trăm bảy mươi lăm triệu đồng).
4. Lĩnh vực Nội chính
Sáng 16/11, Tỉnh ủy tổ chức lễ công bố các Quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo đó, ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động, phân công ông Hoàng Khánh Hùng, UVTV Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đến nhận công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 1/12/2020; điều động, phân công ông Nguyễn Chí Tài, UVTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đến nhận công tác tại Ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, kiêm Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh kể từ ngày 16/11/2020.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công ông Đặng Ngọc Trân, UVTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 16/11/2020; điều động ông Lưu Đức Hoàn, TUV, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đến nhận công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy, bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, thời hạn bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày 1/12/2020.
5. Lĩnh vực CCHC
a) Ngày 17/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 10390/UBND-HCC về việc triển khai cấp Căn cước công dân trên địa bàn tỉnh, theo đó giao:
Theo đó việc cấp Căn cước công dân sẽ được triển khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện từ 01/12/2020 đến 01/7/2021.
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế phối hợp cơ quan Công an cấp huyện để đảm bảo con người, cơ sở vật chất phục vụ cấp Căn cước công dân trên địa bàn; lập kế hoạch và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng lịch trình cấp căn cước công dân lần lượt cho từng địa bàn cấp xã, phường, thị trấn để tránh tập trung đông người, quá tải tại các Trung tâm.
b) Ngày 16/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2900/QĐ-UBND phê chuẩn Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành (03 TTHC) trong lĩnh vực thư viện thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh áp dụng quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
c) Ngày 16/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2902/QĐ-UBND về việc Công bố danh mục (04) thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được thay thế và thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
d) Ngày 17/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2933/QĐ-UBND Công bố 16 thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực thừa phát lại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp.
đ) Ngày 17/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2935/QĐ-UBND công bố Danh mục 06 thủ tục hành chính (TTHC) được chuẩn hóa, 19 TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực Trọng tài thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp.
6. Lĩnh vực Văn hóa xã hội
a) UBND tỉnh ban hành các Quyết định số 2911/QĐ-UBND ngày 16/11/2020 và 2916/QĐ-UBND ngày 17/11/2020 về việc công nhận và cấp Bằng Công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 cho Trường Trung học Phổ Thông Hóa Châu, huyện Quảng Điền và Trường Trung học cơ sở Đặng Văn Ngữ, thành phố Huế.
b) Ngày 17/11/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 242/KH-UBND tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Lê Đức Anh (01/12/1920 - 01/12/2020).
Theo đó, bên cạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, Kế hoạch đã đề ra các hoạt động cụ thể như: Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nhà văn hóa Chủ tịch nước Lê Đức Anh vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 01 tháng 12 năm 2020 tại nhà văn hóa Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc. Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia (truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 09 giờ 00 phút ngày 01 tháng 12 năm 2020 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa thiên Huế. Phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Lê Đức Anh vào 08 giờ 00 ngày 30 tháng 11 năm 2020 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Tổ chức triển lãm chuyên đề “Chủ tịch nước Lê Đức Anh - Thân thế và sự nghiệp” vào sáng ngày 01 tháng 12 năm 2020 tại tiền sảnh Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, còn có các hoạt động như công chiếu và phát sóng phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Xây dựng Đề án tôn tạo Nhà văn hóa Chủ tịch nước Lê Đức Anh, trước mắt có phương án chỉnh trang, làm sạch đẹp Nhà văn hóa phục vụ lễ dâng hương, dâng hoa; Xây dựng phóng sự về cuộc đời, sự nghiệp và cống hiến của Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ diễn ra trong tháng 11 năm 2020.
Các hoạt động nhằm tôn vinh và tri ân những công lao, đóng góp to lớn của đồng chí Lê Đức Anh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động nhằm giới thiệu thân thế, sự nghiệp của đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nguyên cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo chủ chốt, có uy tín lớn của Đảng và Nhà nước, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế và của dân tộc; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khích lệ các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ noi gương đồng chí Lê Đức Anh và các đồng chí lãnh đạo, tiền bối tiêu biểu của Đảng, ra sức học tập, lao động và cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
7. Lĩnh vực Đối ngoại
a) Chiều ngày 16/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Cơ quan Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam do ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam làm trưởng đoàn về chương trình hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp dành cho các hộ dân chịu ảnh hưởng nặng nề do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tháng 10 vừa qua.
Theo đó, tổ chức FAO dự kiến sẽ xây dựng chương trình hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp tương đương 587.000 USD cho phục hồi an ninh lương thực ở 03 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Trong đó, tại Thừa Thiên Huế, FAO sẽ hỗ trợ cho 1.500 hộ gia đình ở huyện Phong Điền, Quảng Điền khắc phục khó khăn trước mắt về lương thực thông qua hình thức cấp tiền mặt với tổng số tiền là 2,7 tỷ đồng. Các đối tượng được hỗ trợ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn do FAO đưa ra. Dự kiến, FAO sẽ phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên Huế để triển khai chương trình cứu trợ trên địa bàn tỉnh.
b) Ngày 16/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2910/QĐ-UBND phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai” do ông Christopher Philip Harold Thomas (quốc tịch Úc) tài trợ với tổng vốn dự án là 562.600.000 VNĐ (Năm trăm sáu mươi hai triệu sáu trăm nghìn tám trăm năm mươi đồng chẵn) nhằm thúc đẩy du lịch bền vững bằng việc trao quyền cho phụ nữ, qua đó góp phần gìn giữ, quảng bá giá trị văn hóa thông qua nghiên cứu, ghi chép và sử dụng văn hóa địa phương tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Dự án sẽ được thực hiện tại các xã Điền Hải, huyện Phong Điền; xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền; xã Hương Phong, thị xã Hương Trà; xã Phú An, huyện Phú Vang; xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc với các hoạt động chính sau: Tập huấn cho phụ nữ địa phương cách gìn giữ và quảng bá truyền thống – văn hóa vùng đầm phá, qua đó, nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ trong đời sống, công việc; Tổ chức thực địa tại 05 địa phương để nghiên cứu, ghi chép về văn hóa, lịch sử của cộng đồng sinh sống tại đầm phá; Xuất bản 200 ấn bản sách in và điện tử 100 trang, 1000 tập Brochure và điện tử, về tổng hợp các thông tin về văn hóa, lịch sử về vùng đầm phá; Tổ chức buổi phát hành ấn phẩm và phân phát các ẩn phẩm cho cộng đồng sinh sống tại đầm phá, chính quyền địa phương và các tổ chức du lịch..
c) Ngày 16/11/2020, Chủ tịch UBND ban hành Quyết định số 2903/QĐ-UBND phê duyệt tiếp nhận viện trợ phi dự án từ Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam. Cụ thể, phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ dự án “Hỗ trợ cung cấp bồn rửa tay và nước sát khuẩn cho các em học sinh tại 15 trường tiểu học ở 03 huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế để tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác” với tổng giá trị viện trợ 15.000 EUR (Bằng chữ: Mười lăm nghìn Euro), tương đương 383.542.500 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tám mươi ba triệu năm trăm bốn mươi hai nghìn năm trăm đồng) do Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam tài trợ thông qua Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm giúp đỡ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
8. Lĩnh vực Khoa học Công nghệ
Tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X năm 2020 và phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI năm 2021
Hội thi năm nay thu hút 110 đề tài đăng ký tham gia trên 6 lĩnh vực dự thi gồm: Lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông (10 đề tài); cơ khí và tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải, vật liệu, hóa chất, năng lượng (14 đề tài); nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên môi trường (31 đề tài); y dược (22 đề tài); giáo dục đào tạo và các lĩnh vực khác (33 đề tài). 64 đề tài của các tác giải, nhóm tác giả được ban tổ chức trao giải năm nay có nhiều đề tài được đầu tư rất công phu, chất lượng và được ứng dụng vào thực tiễn.
Ban tổ chức đã chọn và trao 3 giải nhất, 8 giải nhì, 14 giải ba và 39 giải khuyến khích cho các tác giả, nhóm tác giải. Chủ tịch UBND tỉnh đã trao bằng khen cho 2 đề tài đạt giải. Ban tổ chức cũng đã tặng Giấy khen cho 7 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Hội thi lần thứ X, năm 2020.
Ngay sau lễ tổng kết và trao giải, Ban tổ chức đã phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI năm 2021 và kêu gọi sự tham gia, hưởng ứng tích cực từ các đơn vị, tổ chức, các cá nhân trong và ngoài tỉnh.
IV. CÁC CHÍNH SÁCH, CHỈ ĐẠO NỔI BẬT TRONG TUẦN 47
UBND tỉnh đã ban hành các văn bản:
Công điện:
- Số 23/CĐ-UBND ngày 14/11/2020 về việc đảm bảo an toàn công trình và an toàn hạ du nhà máy thủy điện Thượng Nhật (hồi 08h30 ngày 14/11/2020).
Quyết định:
- Số 57/2020/QĐ-UBND ngày 14/11/2020 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 57/2019/QĐ-UBND ngày 25/9/2019 của UBND tỉnh quy định về thu phí tham quan di tích.
- Số 2899/QĐ-UBND ngày 16/11/2020 về việc phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2016-2021.
Kế hoạch
- Số 240/KH-UBND ngày 16/11/2020 rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
- Số 241/KH-UBND ngày 16/11/2020 về việc triển khai thực hiện Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Số 242/KH-UBND ngày 17/11/2020 tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch nước Lê Đức Anh (01/12/1920 - 01/12/2020).
- Số 243/KH-UBND ngày 17/11/2020 tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng giai đoạn 2013 -2020 trên địa bàn tỉnh.
- Số 244/KH-UBND ngày 19/11/2020 xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.
- Số 245/KH-UBND ngày 19/11/2020 triển khai công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.
- Số 246/KH-UBND ngày 19/11/2020 thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Công văn
- Số 10323/UBND-XH ngày 16/11/2020 về việc triển khai Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của TTCP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
*Những chỉ đạo, điều hành về công tác phòng, chống dịch bệnh virut Covid-19 trên địa bàn tỉnh: (của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế):
- Số 200/QĐ-BCĐ ngày 17/11/2020 ban hành Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống lây nhiễm Covid-19 trong thi công dự án, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
(Toàn bộ nội dung các văn bản được đăng tải tại địa chỉ: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/thu-vien-van-ban)
V. CÁC SỰ KIỆN, HỘI NGHỊ LỚN TRONG TUẦN TỚI
- Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường THPT An Lương Đông – Ngày 21/11/2020
- (Dự kiến) Hội nghị gặp mặt cán bộ, chiến sỹ tuyến đầu chống dịch COVID-19 – Ngày 21/11/2020.
- (Dự kiến) Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập huyện Nam Đông và đón nhận Huân chương lao động hạng Ba – Ngày 21/11/2020.
- Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền) – Ngày 22/11/2020
- Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Làng, Thôn, Bản, Tổ dân phố TT Huế lần thứ VIII năm 2020 tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh – Ngày 23/11/2020.
- Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Phong Điền – Ngày 23/11/2020.
- Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh – Ngày 25/11/2020.
- (Dự kiến) Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020 - Ngày 26/11/2020.
VI. GIẢI ĐÁP CÁC KIẾN NGHỊ CỦA CÁC CƠ QUAN THÔNG TẤN BÁO CHÍ ĐÃ TIẾP NHẬN TRONG CÁC TUẦN TRƯỚC
1. Đối với vấn đề Báo Thừa Thiên Huế nêu:
a) Qua một số vụ sạt lở đất gần đây cho thấy năng lực cứu hộ cứu nạn của tỉnh đang thiếu và yếu. Để nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn, tỉnh có những giải pháp gì?
Trên cơ sở trả lời của BCHQS tỉnh, UBND tỉnh trả lời:
* Vấn đề thứ nhất: Có thể khẳng định rằng: Năng lực cứu hộ, cứu nạn của tỉnh không thiếu, không yếu, bởi vì:
Một là: Từ ngày 17/9 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều cơn bão và hoàn lưu của bão số 5,6,7,8,9,13 làm chết: 36 người, mất tích: 12 người, bị thương: 150 người. Đặc biệt, tại khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 đã xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng làm hy sinh 13 cán bộ Đoàn Công tác tìm kiến cứu hộ, cứu nạn và mất tích 17 công nhân của Thủy điện. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh nhanh chống thành lập Sở chỉ huy tiền phương tổ chức triển khai các công việc cần làm ngay cho các Sở, Ban, ngành, địa phương, các lực lượng và triển khai phương án tìm kiếm cứu nạn tại khu vực Rào Trăng 3 bảo đảm sự tập trung chỉ huy, chỉ đạo, hiệp đồng thống nhất từ Sở chỉ huy tiền phương xuống hiện trường được nhanh chống, hiệu quả. Đồng thời, triển khai các Công điện về ứng phó với bão, lũ, rà soát bổ sung các phương án, chủ động chuẩn bị lực lượng phương tiện, cơ sở vật chất hậu cần dự trữ, theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Ban, Bộ, ngành; Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn Trung ương; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Bộ Quốc phòng và Quân khu 4; cấp ủy, chính quyền và các Sở, Ban, ngành liên quan của địa phương, các đơn vị tăng cường tham gia tìm kiếm cứu nạn và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của bà con Nhân dân địa phương nên công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai tích cực, khẩn trưởng, có hiệu quả.
Hai là: Tỉnh đã tổ chức huy động các lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn (6.604 lượt người; 1.636 lượt phương tiện); tổ chức lực lượng khắc phục 35 điểm sạt lở, ngập sâu với hàng trăm ngàn khối đất đá mở thông tuyến đường 71 kết hợp với đường sông và đề xuất sử dụng cả máy bay trực thăng của Bộ Quốc phòng tiếp cận vào khu vực Rào Trăng 3 để tiếp tế lương thực, thực phẩm.
Việc thực hiện phương châm “4 tại chổ” được phát huy có hiệu quả trong thời gian tìm kiếm cứu hộ. Khu vực xảy ra sự cố sạt lở đất một số điểm dọc trục đường cơ động không có sóng điện thoại phải sử dụng Visat vệ tinh và Vô tuyến điện sóng ngắn của Quân đội để kết nối liên lạc giữa chỉ huy và các lực lượng.
Ba là: Tinh thần trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chỉ huy và các lực lượng luôn tích cực, chủ động. Tại khu vực tìm kiếm, cứu nạn từ Ban Chỉ đạo, chỉ huy đến các lực lượng tìm kiếm không quản ngại khó khăn, gian khổ, tiến hành tìm kiếm từ 05 giờ 30 sáng đến 17 giờ 30 chiều, làm xuyên cả buổi trưa; các lực lượng, phương tiện hoạt động liên tục, chạy đua với thời gian, thời tiết, với nhiều phương án đào múc theo phương pháp đảo mái ngói, tìm sâu, tìm kỹ, hạ thấp theo kiểu ruộng bậc thang do địa hình dốc để bảo đảm an toàn cả về lực lượng và phương tiên, đồng thời với quyết tâm cao nhất là tìm được các công nhân mất tích nhằm xoa dịu nổi đau cho gia đình, người thân.
Tuy nhiên, công tác tìm kiếm cứu nạn diễn ra trong thời gian dài, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên gặp những khó khăn nhất định. Để tiếp cận hiện trường tại khu vực Rào Trăng 3 chỉ có hai đường cơ động chính: Đường bộ, duy nhất 01 đường độc đạo (Đường 71) có nhiều ngầm, vách taluy lớn, có nhiều điểm sạt lở, ngập sâu với khối lượng đất đá lớn, nguy cơ mất an toàn cao cho các lực lượng và phương tiện; Đường thủy, đi từ bến Hương Bình theo sông Rào Trăng đến đập Thủy điện Rào Trăng 4 để tập kết, triển khai lực lượng, phương tiện nhẹ, tiếp tế lương thực, thực phẩm, sau đó cơ động vào Thủy điện Rào Trăng 3; có những thời điểm mưa lớn kéo dài, nước lòng hồ Thủy điện dâng cao, gió mạnh, sóng lớn nên công tác cứu nạn gặp nhiều khó khăn, có lúc không thể triển khai tiếp cận được.
Khối lượng sạt lở đất đá tại Thủy điện Rào Trăng 3 rất lớn, được phân thành 3 tầng với bề dày mỗi tầng 3-7m, khoảng 3 triệu m3 đất đá; địa hình hiểm trở, dốc đứng, nguy cơ mất an toàn cao; bên cạnh đó, thời tiết bảo, lũ diễn biến liên tục và phức tạp gây khó khăn cho lực lượng tiếp cận tìm kiếm, cứu nạn, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
* Vấn đề thứ hai: Để chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trong thời gian tới, cần tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:
Một là: Xây dựng các phương án sát với tình hình thiên tai, bão lũ theo như kế hoạch phòng thủ dân sự của tỉnh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân khu, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Hai là: Thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra các công trình có nguy cơ bị sạt lở để có phương án ngăn ngừa, cảnh báo, nhất là ở các địa bàn ven biển, vùng thấp trũng, vùng đồi núi, ven sông suối có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
Ba là: Khi xảy ra sự cố nhanh chóng tham mưu cho Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn Trung ương thành lập ngay sở chỉ huy tiền phương để chỉ đạo, ứng cứu kịp thời, nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Bốn là: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bảo đảm nguồn lực đầy đủ, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Năm là: Hàng năm, thường xuyên tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho các lực lượng làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn.
b) Năm 2020, tỉnh chịu rất nhiều thiệt hại do dịch Covid-19, thiên tai bão lụt xảy ra liên tiếp gây tổng thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng. Tỉnh có giải pháp gì đảm bảo nguồn thu chi, đảm bảo ổn định KTXH. Huy động nguồn lực để thực hiện thắng lợi KTXH. Huy động nguồn lực để thực hiện thắng lợi NQ 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16.
Trên cơ sở trả lời của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh trả lời:
Năm 2020, bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề đến kết quả thực hiện nhiệm vụ trên các ngành, lĩnh vực, ước thiệt hại trên 11.000 tỷ đồng; bên cạnh đó, thiên tai bão lụt xảy ra liên tiếp vào những tháng cuối năm đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước, tổ chức, nhân dân, ước thiệt hại trên 2.000 tỷ đồng.
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chỉnh phủ; sự phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ có hiệu quả của các Bộ, ban, ngành Trung ương, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của các cấp chính quyền và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân nên mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những điểm sáng rõ nét. Nổi bật đó là: Đã có 10/14 chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra; trong đó, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 8.405 tỷ đồng, vượt 10% so với dự toán, tăng 0,1% so với cùng kỳ.
Để đạt được kết quả đó, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Thực hiện nghiêm, triển khai quyết liệt, đồng bộ Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 như UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 94/KH-UBND ngày 08/4/2020; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông đến các ngành, địa phương và nhân dân thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống và ngăn chặn dịch Covid-19 có hiệu quả vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo an sinh xã hội tạo ổn định, đồng thuận trong xã hội như triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 15/4/2020 về tăng cường công tác quản lý, giám sát, thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, tiến hành thành lập Ban chỉ đạo các cấp do đồng chí Chủ tịch UBND làm Trưởng ban. Đảm bảo an toàn cho người cách ly và cán bộ phục vụ (có hơn 20.000 người từ các nơi khác trở về địa phương (trong đó, hơn 8.500 người trở về từ Lào); hỗ trợ người dân do ảnh hưởng dịch Covid -19 đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng, không để xảy ra việc lợi dụng, trục lợi chính sách.
- UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ kinh tế khác theo chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương như: Chỉ đạo Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư 01, ngày 12/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước về Quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Chỉ đạo Cục Thuế tỉnh triển khai thực hiện Nghị định 41/2020/NĐ-CP, ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp. Thực hiện giảm 10% giá bán lẻ điện và giá nước sinh hoạt cho đối tượng khách hàng sản xuất, kinh doanh.
- Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2020, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương tập trung thực hiện một số biện pháp quyết liệt như: Tổ chức giao ban về giải ngân đầu tư công 10 ngày 1 lần; yêu cầu các chủ đầu tư phải có kế hoạch sử dụng vốn và giải ngân, cam kết đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch thi công cụ thể từng dự án, đăng ký với UBND tỉnh; Ban Chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng Tỉnh ủy, Huyện ủy và tương đương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm. Thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn đầu tư công cho công trình, dự án khác nếu chủ đầu tư không làm tốt công tác giải phóng mặt bằng.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai tích cực; thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư và doanh nghiệp để kêu gọi, thu hút đầu tư cũng như kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó ưu tiên các dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn với quyết tâm khởi công 01 dự án/tháng. Tính đến 31/10/2020, Trong 10 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh đã thu hút 25 dự án đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký 7.705 tỷ đồng, bao gồm: 05 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 426,38 tỷ đồng USD và 20 dự án trong nước với vốn đăng ký 7.279 tỷ đồng, đạt khoảng 77% kế hoạch đề ra. Đến nay, toàn tỉnh có 147 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 103.827 tỷ đồng. Tính đến 12/11/2020, có 628 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 8.293,2 tỷ đồng, giảm 3,98% về lượng và giảm 1,41% về vốn; đến nay, có 5.300 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thực hiện điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, hiệu quả như: Đánh giá kỹ tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn để chủ động điều chỉnh, cơ cấu lại nguồn thu, chi ngân sách theo phương châm “thu giảm - chi giảm”. Đồng thời, xây dựng các kịch bản khi nguồn thu ngân sách nhà nước không đảm bảo do tác động của dịch Covid-19 theo thứ tự ưu tiên. Tập trung đẩy mạnh các giải pháp tăng thu ngân sách: Tổ chức đấu giá, đầu thầu các dự án trọng điểm; đấu giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng các khu nhà đất do nhà nước quản lý; đấu giá cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư đối với các khu đất có giá trị cao; đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất (1 lần) các dự án lớn. Đôn đốc triển khai các dự án đầu tư công để tăng thu vãng lai trên địa bàn (thuế VAT). Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tăng cường các giải pháp điều hành chi chặt chẽ, phù hợp với khả năng thu ngân sách địa phương; trong đó, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; không bổ sung chi thường xuyên, trừ trường hợp đặc biệt, cấp bách. Thực hiện việc giảm, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.
- UBND tỉnh đã chỉ đạo tạm hoãn tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Rà soát, điều chỉnh giảm mức thu đối với 22 khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19. Xây dựng và vận hành hiệu quả việc khai báo trực tuyến và tổng hợp tự động tình hình thiệt hại do dịch trên website ddci.thuathienhue.gov.vn để chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ. Chủ động xây dựng phương án hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân tiêu thụ một số sản phẩm nông sản do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền thông tin đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động trên địa bàn về tình hình diễn biến dịch bệnh và các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động yên tâm, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh đã cùng với các doanh nghiệp tham dự các hội nghị trực tuyến do Chính phủ tổ chức để nghe báo cáo tình hình hoạt động và kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, đồng thời, triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp,…
Với sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức và những kết quả đạt được trong năm 2020 và đặc biệt là những thành quả đã đạt được sau 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, sẽ tạo nền tảng vững chắc và động lực quan trọng để tỉnh phát triển mạnh mẽ, nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
2. Đối với Báo Thương hiệu và Công luận: Sau lụt bão vừa rồi, hiện nay ở nhiều địa phương xuất hiện ruồi, muỗi rất nhiều và nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao nhưng người dân tại nhiều xã, phường cho rằng chưa thấy cơ quan y tế dự phòng về tiêu độc, khử trùng nguồn nước. Đề nghị Sở Y tế cho biết sau bão lũ đến nay các trung tâm y tế, cơ sở y tế, dự phòng đã triển khai hoạt động tiêu độc, khử trùng trên địa bàn như thế nào?
Trả lời của Sở Y tế:
* Về công tác tham mưu, chỉ đạo thực thiện:
Sở Y tế đã ban hành các văn bản và trực tiếp chỉ đạo như sau:
+ Kế hoạch số 340/KH-PCTT ngày 17/02/2020 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN ngành Y tế Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành y tế Thừa Thiên Huế năm 2020
+ Công văn số 2546/SYT-NVY ngày 17/09/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão.
+ Công văn số 2754/SYT-NVY ngày 21/09/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong mùa bão lụt.
+ Công văn số 2842/SYT-NVY ngày 26/09/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tham gia tổng vệ sinh sau bão số 5.
+ Công văn số 2912/SYT-NVY ngày 01/10/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tình hình triển khai và khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 5.
+ Công văn số 3148/SYT-NVY ngày 22/10/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai công tác khắc phục và ứng phó với bão và lũ lụt.
+ Công văn số 3219/SYT-NVY ngày 27/10/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai ứng phó với cơn bão số 9 đảm bảo công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch.
+ Công văn số 3203/SYT-NVY ngày 27/10/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ.
+ Công văn số 3208/SYT-NVY ngày 27/10/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường xử lý môi trường sau mùa bão lụt.
+ Công văn số 3220/SYT-KHTC ngày 27/10/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tiếp nhận và phân phối hoá chất khắc phục hậu quả sau bão lụt.
+ Công văn số 3309/SYT-VP ngày 03/11/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ lụt và triển khai ứng phó với bão số 10.
+ Công văn số 3438/SYT-VP ngày 13/11/2020 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai các công tác ứng phó với cơn bão số 13 (VAMCO).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn:
+ Công văn số 1717/KSBT-SKMT-YTTH ngày 09/10/2020 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về việc Tăng cường công tác vệ sinh môi trường và xử lý môi trường sau mùa mưa lũ, kèm theo “Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và Vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt” của Cục Quản lý môi trường Y tế.
+ Công văn số 1781/KSBT-SKMT-YTTH ngày 22/10/2020 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về việc Hướng dẫn xử lý vệ sinh môi trường sau lũ lụt.
* Đáp ứng thuốc men, hóa chất, máy móc phòng phòng chống dịch:
- Sở Y tế đã phân phối kịp thời đến các đơn vị trực thuộc số hàng hóa tiếp nhận từ Bộ Y tế hỗ trợ gồm: Chloramine B 500 kg, Viên khử khuẩn Aquatabs 1.25.000 viên, Khẩu trang M12 100.000 cái, Bộ trang phục phòng chống dịch 7 khoản 300 bộ, Áo phao 300 cái, phao cứu sinh 90 cái, bè cứu sinh 10 cái.
- Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cấp ChloraminB và Aquatals khử khuẩn nguồn nước cho người dân tại các vùng bị ngập lụt và chỉ đạo đơn vị y tế các huyện, xã hướng dẫn người dân thực hiện khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường đúng cách ngay sau khi nước rút.
- Triển khai rà soát hóa chất, vật tư phòng chống dịch đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất để đáp ứng hoạt động phòng, chống dịch khi có bệnh dịch xảy ra.
* Công tác kiểm tra, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão, lụt:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng nguồn nước ngay từ khi nước rút với phương châm nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường đến đó để hạn chế tới mức tối đa nguy cơ lay lan dịch bệnh.
Toàn thể công chức, viên chức và người lao động tất cả các đơn vị trong toàn ngành y tế đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh dọn dẹp cây xanh, khắc phục hậu quả các cơn bão và thực hiện “Ngày Chủ nhật xanh” ra quân vệ sinh môi trường. Sau đợt ra quân, tổng số cán bộ tham gia 2.401 người và tổng số các đơn vị được tổng dọn vệ sinh là 176 đơn vị.
Ban Giám đốc Sở, các phòng chức năng đã đi thực tế trực tiếp tại các đơn vị nhằm đánh giá thực tế thiệt hại và chỉ đạo, đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.
Chỉ đạo các đơn vị chủ động phối hợp với Ban chỉ huy PCTT & TKCN địa phương trong việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
Ngày 16/10/2020, Sở Y tế đã tham gia cùng 2 đoàn công tác của Bộ Y tế, về kiểm tra công tác xử lý và khắc phục lũ lụt tại thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền.
Ngày 21/10/2020, chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thành lập 2 đoàn kiểm tra giám sát, hỗ trợ khắc phục, xử lý môi trường sau lũ lụt tại huyện Phong Điền và huyện Quảng Điền.
Ngày 26/10/2020 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp cùng với đoàn công tác của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích hoạt và ăn uống, lấy mẫu nước tại các nhà máy nước sạch Xuân Lộc và nhà máy nước sạch Nam Đông. Đồng thời tiến hành tổ chức ngoại kiểm, giám sát chất lượng nước tại các nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh.
Từ ngày 02/11 đến 03/11/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tham gia cùng với Đoàn công tác Bộ Y tế xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sau mưa, lũ tại huyện Quảng Điền và kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường dịch bệnh, kế hoạch công tác thực hiện việc xử lý vệ sinh môi trường tại xã Quãng Thọ. Hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ y tế, người dân tại địa bàn tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống suy dinh dưỡng sau mùa mưa lũ.
Ngày 09/11/2020, Sở Y tế thành lập 02 đoàn kiểm tra, giám sát tình hình sốt xuất huyết và hoạt động xử lý vệ sinh môi trường sau lũ lụt tại các hộ gia đình, khu dân cư thuộc phường Trường An, thành phố Huế và thị trấn Sịa, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh bằng các hình thức truyền thông trực tiếp và thông qua phương tiện truyền thông đại chúng.
Sở Y tế chỉ đạo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị y tế tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp vệ sinh môi trường sau bão lũ kết hợp với công tác phòng chống dịch trong thời gian đến.
* Kết quả giám sát dịch bệnh và xử lý môi trường
Hiện nay, tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số ca bệnh không giảm so với tuần trước, xảy ra rải rác ở các địa phương. Việc xử lý hoá chất diện rộng hoặc ổ dịch nhỏ chỉ có ý nghĩa tạm thời, trong khi ý thức tự giác của người dân trong việc thau vét bọ gậy, loại bỏ các vật phế thải chứa nước một cách thường xuyên để phòng chống sốt xuất huyết còn thấp. Các dịch bệnh khác tạm ổn.
Sở Y tế tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch ổ, kiểm tra thường xuyên chỉ số bọ gậy, chỉ số muỗi, tiêu đọc, khử trùng, vệ sinh môi trường, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông.
Một số vấn đề khác các cơ quan báo chí hỏi đã được tiếp nhận và chuyển cho các cơ quan chức năng trả lời. Sau khi các đơn vị được giao nhiệm vụ báo cáo UBND tỉnh, VP UBND tỉnh sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho cho các cơ quan thông tấn báo chí./.
VĂN PHÒNG UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ