Duyệt Thị Đường
  

Địa điểm: Nằm trong khu vực Tử Cấm Thành.

Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) nằm bên trong Tử Cấm Thành. Đây là nơi dành riêng cho Vua, Hoàng thân quốc thích, các quan đại thần, và quốc khách của triều đình đến xem biểu diễn nghệ thuật (chủ yếu là xem các vở Tuồng cung đình).

Duyệt Thị Đường có tổng diện tích 11.740 m2. Diện tích xây dựng nhà hát 1.182m2. Toàn bộ khuôn viên nhà hát trước đây được dùng để trồng các loại cây thuốc Nam quý hiếm. Bên hữu nhà hát là Ngự y viện, nơi để sao chế thuốc chữa bệnh cho nhà Vua và Hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi dùng để chế biến các món ăn phục vụ nhà Vua. Tất cả đều được ngăn với nhà hát bằng bức tường.

Vật liệu xây dựng nhà hát đều bằng gỗ lim, có chiều cao 12m, gồm 2 tầng. Trần nhà được chạm nổi cảnh trăng, sao, các vì tinh tú, mặt trời, biểu hiện của vũ trụ thu nhỏ… Bên ngoài được chạm khắc hình rồng, phụng và các hoa văn…Sân khấu hình vuông ở giữa nhà hát. Vị trí vua ngồi ở trong một vòm ngay chính giữa lầu hai, phía trước hai bên vòm có treo hai câu đối của Vua Minh Mạng. Hai bên trái, phải là nơi dành cho các quốc khách. Các quan của triều đình ngồi trên trường kỷ đặt hai bên tả, hữu sân khấu. Hoàng gia ngồi xem biểu diễn trên lầu hai. Sân khấu có ba mặt, phía sau là hậu trường, có hai phòng hai bên dành cho các diễn viên hoá trang, thay phục trang để chuẩn bị biểu diễn.

Trải qua gần 200 năm, dưới sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh. Nhà hát Duyệt Thị Đường đã gánh chịu nhiều hư hỏng nặng nề và được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Từ 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế hoàn chỉnh lần cuối, và chính thức đi vào hoạt động thường xuyên từ tháng 3/2003, do Nhà hát truyền thống cung đình thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đảm nhiệm.


www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  

Du lịch

Dịch vụ