Di tích miếu Âm Hồn
  

Địa điểm: Ngã tư đuờng Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Di tích miếu Âm Hồn (ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn), phường Thuận Lộc, thành phố Huế 

Năm 1895, khi thực dân Pháp tiến hành quy hoạch, điều chỉnh lại đường phố Huế, nhiều nơi trong Thành Nội đã phát hiện được hố chôn tập thể của hàng trăm hài cốt, tập trung nhiều nhất ở rãnh cống khu vực Hồ Phu Văn (miếu Âm Hồn ngày nay). Đây là hài cốt của những người chết trong biến cố “Thất thủ kinh đô”  đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (tức ngày 5 tháng 7 năm 1885). 

Để tưởng nhớ những người đã chết vì vận nước, nhân dân tự quyên góp tiền của, xây dựng ngôi miếu Âm Hồn và lấy ngày thất thủ kinh đô 23 tháng 5 hàng năm làm ngày húy kị “quảy cơm chung”. Lễ cúng âm hồn được tổ chức chu đáo theo nghi thức thờ cúng tín ngưỡng cổ truyền ở Huế, với những bài văn tế thống thiết, ai oán: Ca ngợi tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của quan và quân triều đình Huế, tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm và khóc than cho những linh hồn tử nạn.

Những năm tháng sống tại ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan, Nguyễn Sinh Cung thường đến xem các buổi lễ cúng tế ở Miếu Âm Hồn nghe những bài văn tế bi ai thống thiết, cảm thương cho đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh vì vận nước. Chính những bài văn tế đã khơi dậy trong tâm hồn Nguyễn Sinh Cung tình cảm thương dân, yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đây chính là một trong những nhân tố góp phần hun đúc nên nhận thức và tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh.


www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  

Du lịch

Dịch vụ