Nê Ngõa
  

1. Vị trí con đường

Thuộc Phường Hương Vinh

Điểm đầu: Đường Thanh Hà

Điểm cuối: Đường Nguyễn Văn Linh

2. Tiểu sử lịch sử gắn liền với con đường

Nê Ngõa, tên một tổ chức nghề nghiệp do triều Nguyễn thành lập, nay là một trong những làng nghề truyền thống ở Hương Vinh, thành phố Huế.

Kinh đô Huế, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của phong kiến Việt Nam vào thế kỷ XIX, đã từng là nơi tụ hội của rất nhiều thợ thủ công lành nghề khắp nước. Trong đó, từ thế kỷ XVI (1558) với mưu đồ cát cứ, xây dựng cơ ngơi riêng cho mình Nguyễn Hoàng trên bước đường vào Nam đã chiêu mộ rất nhiều thành phần phò tá giúp đỡ mình, dĩ nhiên, trong đó có không ít những người thợ thủ công giỏi.

Dưới thời Nguyễn, có một tổ chức nghề nghiệp mang tên "Nê ngõa tượng cục" - tổ chức của những người thợ xây, làm nghề gạch ngói, được triều đình trưng tập về kinh đô phục vụ nhu cầu phát triển của ngành xây dựng lúc bấy giờ. Hiểu theo nghĩa chữ Hán, "nê" chỉ ngành thợ nề; "ngõa" có nghĩa là gạch ngói; "tượng cục" được hiểu là một tổ chức gồm đội ngũ những người thợ lành nghề thuộc ngành nghề nào đó.

Trong thời nhà Nguyễn, do yêu cầu phát triển của ngành xây dựng, những người thợ nề, thợ làm gạch ngói khắp nơi được trưng tập về kinh đô làm việc. Trong điều kiện từ xa đến phục vụ, đội ngũ những người thợ lành nghề này đã được nhà Nguyễn cắt một dải đất nằm dọc theo con "hói hàng Tổng" để họ cư trú, nằm trong địa phận làng Địa Linh. Nê ngõa tượng đường nơi thờ vị tổ sư ngành nề và làm ngói cũng được dân "hàng cục" (tên gọi tập thể những thành viên của Nê ngõa tượng cục) xây dựng và thờ cúng trong xóm Ngõa tượng. Mỗi năm cứ đến ngày 24 tháng 11 (ÂL) các phái thợ nề khắp tỉnh Thừa Thiên cũ lại quy tụ về đây kỵ tổ sư. Trong bài vị thờ tại Nê ngõa tượng đường ông tổ nghề người họ Hoàng (Hoàng Ngọc Quốc Công) và hiện ở đó còn giữ một sắc chỉ vào triều Bảo Đại phong “Dực bảo trung hưng linh phù chi thần” thay cho một sắc chỉ vào triều Tự Đức đã bị tiêu hủy.

Trong chương trình tái thiết các khu di tích lịch sử văn hoá dưới sự bảo trợ của UNESCO hiện nay ở Huế các thành viên trong Nê ngõa tượng cục đã góp phần không nhỏ trong công tác trùng tu bước đầu với trên dưới hai mươi thành viên, trong đó có những bàn tay khéo mà ông cha họ đã từng đóng góp dựng nên những công trình ấy. Qua thời gian và những biến động lịch sử, đôi tay của thế hệ tiếp nối đang phát huy tài năng để hàn gắn những đổ vỡ và đào tạo thế hệ kế nghiệp.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối