Đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng cho người lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
  
(CTTĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới ba tháng cho người lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với mục đích tăng cường công tác đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, nhất là lao động vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Triển khai thực hiện chính sách đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định của Nhà nước, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, gắn đào tạo nghề ngắn hạn với giải quyết việc làm tại từng địa phương.  Kịp thời trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số; tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển đổi việc làm phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.  Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự đồng thuận, vào cuộc của doanh nghiệp, người lao động trong thực hiện chính sách đào tạo nghề góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ hội nhập và ứng dụng khoa học công nghệ 4.0.

Kế hoạch yêu cầu đào tạo phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, gắn với mô hình nông thôn thông minh ở cấp xã. Huy động sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội; các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định. Tổ chức đào tạo đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với giải quyết việc làm ổn định, tăng thu 2 nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh và không tổ chức đào tạo nghề cho lao động khi chưa xác định được nơi làm việc và có mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề.

Mục tiêu đề ta là đào tạo nghề cho khoảng 3.300 lao động nông thôn, trong đó có 2.100 lao động học nghề phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đạt 64% và có 1.200 lao động học nghề nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đạt 36%. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề: Sau khi tốt nghiệp, có từ 85% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Đối tượng là người lao động có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh; trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định hiện hành; nam từ đủ 15 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định hiện hành) có nhu cầu học nghề để tìm việc làm, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với ngành nghề cần học.

Nguyên tắc hỗ trợ đào tạo nghề được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và các quy định hiện hành. Các nghề đào tạo gồm: nghề nông nghiệp; nghề phi nông nghiệp.

Kế hoạch đề ra các nội dung triển khai như tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn; Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các cơ sở GDNN công lập; Phát triển chương trình, giáo trình; đào tạo bồi dường đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề; Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động và gắn kết với doanh nghiệp; Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện.

Tập tin đính kèm
STT Tên tập tin Tải về
1 Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới ba tháng cho người lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. (Xem File đính kèm)
www.thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 Trang kế Trang cuối