Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học - Năm 2013 - 2015

Tên đề tài, dự án:
Nghiên cứu, tìm nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thay thế cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Mã số: 2013-015

- Cấp: Tỉnh

- Lĩnh vực: Công nghiệp - Thương mại

- Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng

- Chủ nhiệm đề tài:

- Thành viên tham gia chính:

Mục tiêu định hướng:

Có được nguồn nguyên liệu thay thế cát lòng sông đảm bảo chất lượng, có tài nguyên dự báo đủ lớn và giá thành hợp lý để làm vật liệu xây dựng – cốt liệu nhỏ cho bê tông trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

- Sản phẩm dự kiến:

+ Quy trình sản xuất, chế biến nguồn vật liệu thay thế cát lòng sông để chế tạo bê tông, vữa.

+ Đánh giá được cấp tài nguyên dự báo (cấp 334) cho khoáng sản (vật liệu thay thế cát lòng sông).

+ Báo cáo khoa học.

+ Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.

 

Kết quả:
Ngày 10/10/2015, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, tìm nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng thay thế cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” do Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế chủ trì và TS Nguyễn Đại Viên làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sử dụng cát mịn kết hợp với đá mi, cát mịn với cát nghiền với tỷ lệ phù hợp để chế tạo bê tông đạt tiêu chuẩn dùng trong xây dựng các công trình dân dụng, đường giao thông nông thôn; nghiên cứu sử dụng cát mịn để chế tạo vữa đạt tiêu chuẩn dùng trong các công trình xây dựng; nghiên cứu, xác định các đặc trưng kỹ thuật của bê tông, vữa sử dụng các loại cốt liệu hỗn hợp nêu trên; cường độ chịu nén, chịu kéo khi uốn, mô đun đàn hồi, khả năng chống thấm, chống mài mòn bê tông… Từ đó, xây dựng chỉ dẫn kỹ thuật sử dụng các loại vật liệu nghiên cứu để thay thế cát lòng sông trong bê tông và vữa; phân tích đánh giá cấp tài nguyên dự báo đối với các loại vật liệu thay thế cát lòng sông. Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài đã xác định hướng đi cho từng nội dung nghiên cứu, đặc biệt đối với việc lựa chọn vật liệu và thành phần bê tông. Trong điều kiện của địa phương, hoàn toàn có thể sử dụng vật liệu thay thế cát lòng sông để chế tạo bê tông, vật liệu thay thế đó là hỗn hợp cốt liệu nhỏ bao gồm đá mi và cát mịn hoặc hỗn hợp cát nghiền và cát mịn. Việc chọn tỷ lệ phối trộn các loại cốt liệu nhỏ để tạo thành hỗn hợp cốt liệu có mô đun độ lớn tốt là yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới tính chất của bê tông. Trong các trường hợp nghiên cứu, việc chọn tỷ lệ đá mi và cát mịn là 65-35 cho kết quả tốt. Có thể sử dụng cát mịn khai thác trên địa bàn tỉnh nhằm thay thế cát lòng sông để chế tạo vữa có cường độ đến 75 với giá thành hợp lý. Kết quả đạt được của đề tài đã góp phần vào việc các loại vật liêu có thể thay thế (cát mịn, đá mi và cát nghiền) trên địa bàn tỉnh là tương đối lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu trong những năm đến và trong tương lai.
Kinh phí đề tài:
Thời gian thực hiện:    2013 - 2015
  Bản in]