Di tích Miếu thờ và Mộ phần Trương Phi Phong - Di tích lịch sử cấp tỉnh
  

Địa chỉ: xã Hương Phong, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Trương Phi Phong sinh năm Giáp Tý (1444), xuất thân từ dòng dõi con nhà tướng, là một trong những nhánh hậu duệ (đời thứ 4) của Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi dưới thời Lê Sơ (thế kỷ XV).

Dựa trên gia phả dòng họ và các tài liệu văn tế, bài vị, các câu đối, hoành phi…lưu giữ tại di tích, Trương Phi Phong là Đô Chỉ huy Sứ trong đại binh của vua Lê Thánh Tông đi bình Chiêm năm 1471. Sau chiến thắng bình Chiêm 1471, Trương Phi Phong được bố trí ở lại và được trao quyền quản lý, trấn ải vùng đất mới, giữ vững an ninh, tổ chức di dân mở đất, lập làng xã.

Đô Chỉ huy Sứ Trương Phi Phong cùng với các bậc tiền bối các họ Lê, Phan, Võ, Nguyễn, Trần, Huỳnh và họ Bùi đã tạo lập ra làng Vân Quật. Sau khi mất (1516) ông đã được an táng tại khu vực Cồn Mồ thuộc làng Vân Quật Thượng và được triều đình nhà Lê phong tước vị: “Bổn xã lập miếu thờ cúng để sáng tỏ một gia tộc lớn có công khai canh đầu tiên”.

Để tôn vinh và ghi nhớ công lao của Trương Phi Phong, nhân dân làng Vân Quật đã xây dựng một ngôi Miếu để thờ, đồng thời tôn ông là vị Thành Hoàng của làng.

Công lao của Trương Phi Phong gắn liền với quá trình mở nước về phương Nam của Đại Việt và sự ra đời của các làng xã trên vùng đất Thuận Hóa, trong đó có làng Vân Quật, nay thuộc xã Hương Phong, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Di tích lịch sử được công nhận lần này là địa chỉ đỏ để giáo dục và tuyên truyền truyền thống yêu nước của nhân dân ta và trên mảnh đất địa linh nhân kiệt Vân Quật này, dư âm của vị tiền nhân vẫn vọng về từ lòng đất như truyền thêm sức mạnh và hào khí tinh thần cho các thế hệ con cháu của làng Vân Quật Thượng.

Di tích Miếu thờ và Mộ phần Trương Phi Phong được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 413/QĐ-UBND ngày 26/2/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

thuathienhue.gov.vn
 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối  

Du lịch

Dịch vụ