Nguyễn Thông
  


1. Vị trí con đường
Thuộc Phường Hương Sơ

Điểm đầu: Trần Quý Khoáng

Điểm cuối: Phường Hương Sơ

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Thông (1827 - 1884): Tự Hi Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am, người thôn Bình Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Gia Định (nay là huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An), sinh ngày 28 tháng 5 năm Đinh Hợi (1827), con ông Nguyễn Hạnh và bà Trịnh Thị A Mầu (nguyên quán ở Thừa Thiên).

Năm 1849, thi đậu cử nhân và ra làm quan với chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang. Năm 1859, quân Pháp chiếm Gia Định, ông xin về Nam tòng quân đánh giặc dưới sự chỉ huy của Thống đốc quân vụ Tôn Thất Hiệp. Năm 1861 đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Tân An liên lạc với Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghi tham gia chống Pháp ở địa phương. Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ (1862), ông nhậm chức Đốc học ở Vĩnh Long, cho xây dựng lại miếu Văn Thánh và liên lạc với các tổ chức chống Pháp..

Năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam kỳ rơi vào tay Pháp, ông ra tỵ địa ở Bình Thuận rồi lãnh chức Án sát Khánh Hòa. Ông dâng lên triều đình bản điều trần bốn vấn đề ích nước lợi dân nhưng không được chấp nhận. Năm 1870 chấm thi ở trường thi Thừa Thiên rồi giữ chức Biện lý Bộ Hình, đến cuối năm được cử Bố chính tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1873, ông cáo quan về Sơn Trung, tỉnh Bình Thuận lập thi xã, mở trường học. Năm 1881, ông được triều đình sung chức Điền nông phó sứ, kiêm lãnh chức Đốc học Bình Thuận.

Tác phẩm chính của Nguyễn Thông gồm có: Khâm định nhân sự kim giám, Dương chính lục, Việt sử thông giám cương mục khảo lược, Kỳ xuyên thi sao, Kỳ xuyên văn sao, Ngọa du sào tập.

 Bản in]
Các bài khác
    Trang đầu Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế Trang cuối  

Du lịch

Dịch vụ

Thư viện ảnh