Quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
  

(Trích Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 02/3/2007 của UBND tỉnh)

 

 

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển:

1.1. Quan điểm:

- Quy hoạch Mạng lưới xăng dầu phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực phù hợp với xu hướng phát triển thị trường xăng dầu... và đặc thù mặt hàng xăng, dầu

- Phát triển mạng lưới xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm trên địa bàn tỉnh góp phần phục vụ đời sống dân sinh đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

- Đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng cơ chế quản lý và đảm bảo nguồn xăng dầu dự trữ quốc gia, dự trữ lưu thông, dự trữ phòng chống lụt bão,…một cách hợp lý, khoa học đảm bảo các cửa hàng xăng dầu (CHXD) trong mạng lưới tuân thủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Nhà nước.

1.2. Mục tiêu:

- Xây dựng mạng lưới xăng dầu bao gồm kho xăng dầu, CHXD trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương, nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các công trình hạ tầng.

- Phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trong công tác quy hoạch và chỉ đạo điều hành tạo cơ sở cho việc sắp xếp hợp lý mạng lưới xăng dầu, cấp phép xây dựng mới các cửa hàng xăng dầu đảm bảo an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường và các quy định khác có liên quan

- Phát triển hệ thống CHXD trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại hóa ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật và xây dựng, các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật huy động nguồn vốn các thành phần kinh tế, thúc đẩy quá trình đầu tư, tái đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

- Mở rộng thị trường cung ứng xăng dầu cho các tỉnh Bắc Trung bộ và các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông

2. Quy mô đầu tư và xây dựng các loại hình cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy hoạch:

2.1. Kho xăng dầu:

Căn cứ Quyết định số 0422/2003/QĐ-BTM ngày 11 tháng 4 năm 2003 của Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế đầu tư xây dựng kho xăng dầu:

a. Kho đầu mối là kho có khả năng trực tiếp tiếp nhận xăng dầu từ tàu thủy chở xăng dầu nhập khẩu hoặc từ các nhà máy lọc dầu, có sức chứa từ 10.000 m3 trở lên, có bến cảng chuyên dụng cho tàu thủy có trọng tải từ 10.000 DWT trở lên neo đậu và bơm rót xăng dầu vào kho.

b. Kho tuyến sau là kho tiếp nhận xăng dầu từ kho đầu mối hoặc từ các kho khác có khả năng tiếp nhận xăng dầu từ kho đầu mối, từ các kho khác hoặc từ nhà máy lọc dầu trong nước và có khả năng nhập, xuất xăng dầu.

2.2. Quy mô cửa hàng xăng dầu:

a. Cửa hàng xăng dầu trên đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc:

Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 0278/2002/QĐ-BTM ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Bộ Thương mại, CHXD được phân thành 3 loại : Loại I, Loại II, Loại III

b. Cửa hàng xăng dầu trên đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện:

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07 tháng 7 năm 1999 của Bộ Thương mại về Hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu và Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4530:1998 căn cứ vào tổng dung tích chứa xăng dầu, quy định CHXD được phân cấp như sau:  cấp I, cấp II, cấp III

2.3. Xây dựng kho và cửa hàng xăng dầu:

Việc xây dựng các kho và CHXD phải đáp ứng đúng theo qui định của nhà nước về: kiến trúc, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, vật liệu xây dựng, sức chứa, công suất thiết bị, trang thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, điểm đấu nối với trục đường giao thông và các giải pháp về kỹ thuật khác.

3. Quy hoạch mạng lưới xăng dầu:

3.1. Định hướng quy hoạch kho xăng dầu:

a. Thời kỳ 2006-2010:

Di chuyển và đầu tư 02 hệ thống kho xăng dầu với quy mô kho tuyến sau để tiếp nhận, dự trữ xăng dầu từ các kho đầu mối và nhà máy lọc dầu trong nước như sau:

+ Di chuyển kho xăng dầu Ngự Bình có sức chứa 2.500m3, diện tích chiếm đất 4.500m2 tại phường An Cựu về kho cảng xăng dầu Thuận An nâng tổng sức chứa kho cảng xăng dầu Thuận An lên 7.000m3 với diện tích chiếm đất 19.500m2

+ Xây dựng kho cảng xăng dầu Chân Mây có sức chứa 7.000m3, diện tích chiếm đất 40.000m2 tại khu vực Chân Mây (Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô) cho tàu dầu 30.000 DWT cập bến.

b. Thời kỳ 2011-2020:

Xây dựng mới kho cảng đầu mối xăng dầu tại cảng Chân Mây với qui mô cấp vùng, có sức chứa từ 50.000 – 70.000 m3 đủ năng lực tiếp nhận xăng dầu từ nước ngoài và Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nâng cấp kho cảng Thuận An nhằm tăng năng lực tiếp nhận và cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Bắc miền Trung và Lào, Đông Bắc Thái Lan.

3.2 Định hướng quy hoạch cửa hàng xăng dầu:

a. Thời kỳ 2006-2010:

Trong thời kỳ này, bố trí mạng lưới CHXD theo hướng kết hợp giữa bố trí theo cụm và phân tán nhằm tận dụng năng lực hiện có của các CHXD trên cơ sở đó nâng cấp, mở rộng quy mô, hiện đại hóa trang thiết bị đồng thời bố trí thêm một số vị trí mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Điều chỉnh lại một số vị trí đáp ứng tình hình phát triển của các vùng, tiểu vùng kinh tế, khu kinh tế, các khu công nghiệp và các vùng dân cư tập trung. Bố trí các CHXD trên các tuyến giao thông chính, những trục giao thông có mật độ phương tiện vận tải qua lại nhiều, các nơi có địa hình cao ráo ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, đảm bảo diện tích đất phù hợp với việc đầu tư, mở rộng và khắc phục thiên tai bão lụt.

Tại các khu tập trung dân cư, thị trấn, huyện lỵ và thành phố Huế, vị trí các CHXD phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu được quy định theo Quy chuẩn xây dựng đô thị Việt Nam

Nâng cấp, cải tạo các CHXD đáp ứng yêu cầu về mặt bằng kinh doanh và không gian kiến trúc, mở rộng các điểm đấu nối của CHXD với đường giao thông đảm bảo an toàn giao thông.

Chuẩn hoá trang thiết bị, đảm bảo việc cung cấp xăng dầu, dầu mỡ nhờn và các sản phẩm hoá dầu khác...phục vụ kịp thời, chính xác, thuận tiện và văn minh cho người tiêu dùng góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

Đến cuối thời kỳ 2006-2010, toàn tỉnh có: 130 cửa hàng xăng dầu (79 cửa hàng loại I, 49 cửa hàng loại II và 2 cửa hàng loại III), trong đó:

- Số cửa hàng phù hợp quy hoạch được giữ nguyên hoặc nâng cấp: 81

- Số cửa hàng không phù hợp quy hoạch phải giải tỏa, di dời: 29

- Xây dựng mới thêm 49 cửa hàng các loại để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thay thế các cửa hàng không phù hợp quy hoạch phải giải tỏa, di dời

Hệ thống CHXD trên địa bàn toàn tỉnh được bố trí như sau: (phụ lục kèm theo)

b. Thời kỳ 2011-2015:

Tập trung đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển mở rộng quy mô và khả năng cung cấp của các CHXD hình thành các cụm CHXD đủ năng lực cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân và thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

Xoá bỏ các cửa hàng, điểm bán xăng dầu không phù hợp, di chuyển các cửa hàng nằm trong các khu vực di tích, danh lam thắng cảnh, khu vực tập trung dân cư đông đúc và bố trí lại tại các vị trí theo phương án quy hoạch mới.

Riêng mạng lưới CHXD thuộc khu vực nội thành của thành phố Huế, điều chỉnh các CHXD ở các khu dân cư tập trung ra vùng ven phát triển một số CHXD ở vùng ít bị lũ lụt để phục vụ khi có thiên tai và ở vùng dân cư mới phát triển.

Xây dựng mới một số cửa hàng để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, và thay thế các cửa hàng bị xóa bỏ, di dời.

Đến cuối thời kỳ 2011-2015, toàn tỉnh có tổng số: 149 CHXD (116 cửa hàng loại I, 31 cửa hàng loại II và 2 cửa hàng loại III), trong đó:

- Số cửa hàng phù hợp quy hoạch được giữ nguyên hoặc nâng cấp: 122 cửa hàng

- Số cửa hàng không phù hợp quy hoạch phải xóa bỏ, di dời: 08 cửa hàng

- Xây dựng mới thêm 27 cửa hàng các loại

Quy hoạch cụ thể trên từng địa bàn huyện, thành phố như sau: (phụ lục kèm theo)

c. Định hướng phát triển đến năm 2020:

Đến năm 2020 tập trung vào các hướng chính sau: Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện, nâng cao chất lượng thương mại - dịch vụ của mạng lưới CHXD ở vùng miền núi, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hiện đại hoá, nâng cao hơn nữa trình độ văn minh thương mại đối với các CHXD ở thành phố, ở trung tâm thị trấn, thị tứ.

4. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2015: 595 tỷ đồng.

a. Giai đoạn 2006-2010: 145 tỷ đồng.

Trong đó:

- Kho xăng dầu cảng Chân Mây: 50 tỷ đồng

- Kho xăng dầu cảng Thuận An: 20 tỷ đồng

- Các cửa hàng xăng dầu: 75 tỷ đồng

b. Giai đoạn 2011-2015: 450 tỷ đồng.

Trong đó:

- Kho xăng dầu cảng Chân Mây: 360 tỷ đồng

- Kho xăng dầu cảng Thuận An: 30 tỷ đồng

- Các cửa hàng xăng dầu: 60 tỷ đồng

5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển quy hoạch xăng dầu:

Vốn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các kho xăng dầu, các CHXD chủ yếu là nguồn vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Nhà nước chỉ hỗ trợ cho những dự án ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa bằng các hình thức cho vay vốn ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của nhà nước.

6. Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng mới cửa hàng xăng dầu:

Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng mới các CHXD là: 1,87 ha

7. Giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch:

7.1. Các Sở, ngành, UBND các cấp có liên quan phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong quá trình thực hiện quy hoạch:

Điều tra, khảo sát, bố trí các địa điểm phù hợp yêu cầu của quy hoạch mạng lưới xăng dầu xây dựng quỹ đất dự phòng phù hợp với tiêu chuẩn từng loại CHXD, kho chứa, kho xăng dầu trong quy hoạch Thực hiện việc xóa bỏ, di dời các điểm kinh doanh xăng dầu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trường, các điểm kinh doanh nằm trong các khu vực di tích, danh lam thắng cảnh, nằm trong khu vực dân cư đông đúc.

- Chỉnh trang, nâng cấp các CHXD chưa đảm bảo đúng theo các tiêu chuẩn của cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

7. 2. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần:

- Tạo điều kiện thuận lợi, huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế bằng nhiều hình thức như tự bỏ vốn, liên doanh liên kết... nhằm tăng khả năng đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng quy mô CHXD, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và văn minh thương mại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút vốn, công nghệ và nâng cao trình độ cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

- Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, phát triển dịch vụ kinh doanh xăng dầu tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

7.3. Các giải pháp về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường:

a. Về an toàn phòng cháy chữa cháy:

Nhiệm vụ phòng chống cháy nổ tại các CHXD được ưu tiên đặt lên hàng đầu CHXD phải thiết kế, kiểm tra, lựa chọn thiết bị và lắp đặt hệ thống PCCC đảm bảo đủ các trang thiết bị, phương án phòng cháy, chữa cháy theo qui định của nhà nước cán bộ nhân viên bán hàng, thủ kho hàng phải được học tập kiến thức và sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC, hệ thống chữa cháy cố định.

Trong vận hành bơm rót xăng dầu phải bảo đảm an toàn đối với người lao động và thiết bị đảm bảo khoảng cách thuận tiện không che khuất tầm nhìn của công nhân vận hành, hệ thống điện chiếu sáng và cường độ ánh sáng vào ban đêm cũng như thiết bị kiểm soát an toàn các khu bể chứa nhiên liệu.

b. Về vệ sinh môi trường:

- Nguồn nước thải nhiễm xăng dầu phát sinh khi rửa bể, rửa xe, rửa các trang thiết bị và nước từ các khu vực nền bãi có vương vãi dầu... được xử lý qua hệ thống lắng gặn theo quy định trước khi thải ra ngoài.

- Nguồn nước phát sinh khi có mưa, nước sinh hoạt thoát ra hệ thống mương hở thẳng ra hệ thống thoát nước chung.

- Nguồn nước thải từ khu vệ sinh được xử lý cục bộ qua bể tự hoại trước khi thoát ra ngoài, không gây ô nhiễm môi trường.

7.4. Các giải pháp về quản lý nhà nước:

- Giám đốc các Sở: Thương mại, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học Công nghệ, Giao thông Vận tải, Du lịch, Thủy Sản, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Chân mây – Lăng cô Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế… căn cứ chức năng nhiệm vụ đã được phân công có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và có biện pháp yêu cầu các cơ sở nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan về thiết kế và xây dựng đúng thiết kế, đảm bảo vệ sinh môi trường, tuyệt đối an toàn trong công tác PCCC và các điều kiện kinh doanh khác.

- Các trường hợp chưa đảm bảo hoặc vi phạm, kiên quyết không cấp giấy phép và yêu cầu cơ sở tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho đến khi cơ sở thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các quy định mới cấp giấy phép cho cơ sở đi vào hoạt động kinh doanh.

- Đối với các cửa hàng nằm trong diện giải tỏa, di dời Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế cần xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó quy định thời điểm di dời, giải toả cho từng cửa hàng và thông báo để các cửa hàng có thời gian chuẩn bị thực hiện. Ưu tiên cho các cửa hàng thuộc diện di dời, giải toả trong việc bố trí lại địa điểm mới theo quy hoạch để sử dụng hợp lý nguồn vốn, trang thiết bị, kinh nghiệm quản lý, giải quyết lao động... của các doanh nghiệp này.

 Bản in]
Các bài khác