Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực năm 2010
  

(Theo Kế hoạch Số: 05/KH-UBND ngày 05/01/2010)

I. Mục tiêu

1. Nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt chất lượng thi tốt nghiệp THPT, BTTHPT và tuyển sinh đại học duy trì, nâng cao chất lượng và phát triển các chỉ tiêu về huy động trẻ ra lớp, xóa mù, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và từng bước thực hiện phổ cập trung học phổ thông.

2.  Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

3. Phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

4. Phát triển đa dạng, đa cấp hệ thống đào tạo nghề tập trung đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghịêp hoá-hiện đại hoá.

5. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa về giáo dục và đào tạo nghề.

II. Nhiệm vụ

1. Về nội dung nâng cao chất lượng giáo dục

a) Quan tâm chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục đạo đức, gắn với xác định động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.

b) Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học, thực hiện nghiêm túc, chất lượng công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

c) Thực hiện chương trình quản lý chất lượng trường phổ thông theo bộ tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Triển khai thực hiện &ldquoĐề án về Nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ".

đ) Thực hiện Kế hoạch liên ngành Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao- Du lịch, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Hội Khuyến học tỉnh về phong trào thi đua &ldquoXây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực&rdquo nhằm đảm bảo yêu cầu &ldquo3 đủ&rdquo đối với mỗi học sinh: &ldquođủ ăn, đủ sách vở, đủ quần áo&rdquo và tích cực chống bỏ học giữa chừng.

2. Về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD

a) Đánh giá kết quả thực hiện Đề án &ldquoNâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006-2010"

b) Đảm bảo số lượng và chất lượng tuyển dụng giáo viên cho mỗi cấp học, bậc học tăng cường và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với nhà giáo và CBQLGD.

Triển khai tổ chức học tập, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (phấn đấu trong vài năm tới 100% hiệu trưởng các trường phổ thông và CBQL được sang học tập và trao đổi kinh nghiệm tại Singapore, riêng năm 2010- có khoảng 190- 200 người được đi học tập).

c) Hoàn thành chuyển đổi tất cả các trường mầm non, phổ thông bán công sang công lập, tư thục theo Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ GD-ĐT.

3. Về xây dựng cơ sở vật chất trường học

a) Đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu đến hết năm 2010 hoàn thành trên 70% chỉ tiêu quốc gia Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên.

b) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, hoàn thành các dự án xây dựng trường trong năm 2010 nhằm:

- Đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày ở tiểu học

- Xây dựng các phòng chức năng như: phòng thí nghiệm, bộ môn, học liệu, tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật, nhà đa năng...

- Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất cho các trường để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia.

Phấn đấu tăng thêm 38 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có: 3 trường THPT, 11 trường THCS, 16 trường Tiểu học và 8 trường MN.

c) Tăng cường giáo dục nhận thức về bảo quản và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất thiết bị dạy học gắn chặt 02 nhiệm vụ xây dựng và duy tu bảo dưỡng, chống xuống cấp đối với tất cả các công trình trường học.

4. Về phát triển đa dạng hệ thống đào tạo nghề, đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật,  công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội

a) Chỉ tiêu: Trong năm 2010 phấn đấu đào tạo nghề cho 15.000 lao động (Trong đó, Cao đẳng 8% Trung cấp 24% và sơ cấp 68%), đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% (Trong đó, CĐ 1,28% Trung cấp 25% và Sơ cấp 62%). 

b) Nhiệm vụ:

- Tập trung nguồn lực đầu tư để hình thành hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề trọng điểm, trường chất lượng cao ở các vùng, ngành kinh tế trọng điểm tiếp tục đầu tư, nâng cấp CSVC, trang thiết bị, đội ngũ cho các trường trung cấp nghề, trong đó ưu tiên nâng cấp Trường trung cấp nghề Thừa Thiên Huế thành Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế.

- Tăng cường, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là các Trung tâm dạy nghề cấp huyện. Nâng cao trình độ đội ngũ đồng thời với việc thực hiện các chính sách đặc thù đối với giáo viên dạy nghề.

- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong đào tạo nghề.

- Thực hiện có hiệu quả dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề (chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo) phát triển các hình thức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người sau cai nghiện góp phần đảm bảo công bằng và trật tự xã hội.

- Khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình dạy nghề ngoài công lập ở khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các khu Công nghiệp trên địa bàn. Các cơ sở đào tạo liên kết với các doanh nghiệp nhằm đào tạo gắn với bố trí việc làm.

- Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi thông tin về cung cầu lao động trên địa bàn thông qua sàn giao dịch việc làm thường xuyên và định kỳ tổ chức các sàn giao dịch việc làm lưu động đến tận các huyện và trung tâm cụm xã, tạo cơ hội cho người nghèo, người dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận thị trường lao động xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động.

5. Về xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề

a) Tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các cấp, các ngành, đến mọi người dân về vai trò, tầm quan trọng, sự tham gia của giáo dục - đào tạo và đào tạo nghề vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gia đình và xã hội. Làm cho mỗi người dân ý thức đầy đủ hơn về quyền lợi và trách nhiệm trong tham gia, phát triển giáo dục - đào tạo, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong xã hội hoá giáo dục và xây dựng một xã hội học tập.

b) Thực hiện khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài về phát triển giáo dục đào tạo và đào tạo nghề.

II. Tổ chức thực hiện

1. Nguồn lực

a) Nguồn lực cho giáo dục: Tổng nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện các chương trình là 360, 6 tỷ đồng (chưa tính nguồn dự kiến Trung ương hỗ trợ chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên năm 2010 khoảng 85 tỷ đồng)

Trong đó: -Vốn NSNN (tỉnh, huyện, xã  đầu tư cho giáo dục) và lồng ghép các chương trình, dự án khác (134, 135, ODA): 225, 6 tỷ đồng (trong đó NSNN: 200,6 tỷ, nguồn khác: 25 tỷ)

- Vốn huy động xã hội hóa: 135 tỷ đồng.

b) Nguồn lực cho đào tạo nghề: Tổng nguồn vốn huy động: 17,291 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia 8,970 tỷ đồng (đầu tư nâng cấp, trang thiết bị 7, 4 tỷ đồng, dạy nghề cho đối tượng đặc thù 1,5 tỷ đồng và giám sát 70 triệu đồng) xã hội hóa 6,2 tỷ đồng và ngân sách địa phương 2,12 tỷ đồng (dạy nghề cho đối tượng chính sách và chi thường xuyên).

2. Phân công thực hiện

a) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 tháng 1 năm 2010 theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 hàng tháng cuối quí và định kỳ 6 tháng, năm báo cáo Sở KH&ĐT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

b) Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể về thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn lực lao động theo kế hoạch đã được duyệt, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 tháng 1 năm 2010 theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 hàng tháng cuối quí và định kỳ 6 tháng, năm báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

c) Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong quá trình xây dựng và triển khai cụ thể Kế hoạch về chương trình trọng điểm ở địa phương, đơn vị mình.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu việc bố trí các nguồn kinh phí đảm bảo cho các đơn vị liên quan hoàn thành nhiệm vụ của Chương trình.

e) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, báo cáo thường xuyên với Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện Chương trình của các Sở, ngành, địa phương liên quan.

Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để giải quyết./.

 Bản in]