• Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
    Khu kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô được thành lập theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, có ranh giới địa lý xác định, bao gồm: thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp xã Lộc Bình, xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc), có diện tích 27.108 ha; thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, không có không gian kinh tế riêng biệt, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, ...

  • Khu công nghiệp Phú Bài
    Khu công nghiệp Phú Bài có tổng diện tích hơn 800 ha, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km; cạnh sân bay quốc tế Phú Bài; nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam; cách cảng biển Chân Mây 40 km về phía Nam, cảng biển Thuận An 15 km về phía Bắc.

  • Khu công nghiệp Tứ Hạ
    Khu công nghiệp Tứ Hạ có tổng diện tích 250 ha, nằm trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà; cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12 km về phía Bắc, sân bay quốc tế Phú Bài 25 km, cảng biển Chân Mây 60km, cảng biển Thuận An 10 km. Khu công nghiệp Tứ Hạ nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam; thuận tiện đi lại và vận chuyển vật tư, hàng hoá.

  • Khu công nghiệp Phong Điền
    Khu công nghiệp Phong Điền với quy mô diện tích 400 ha (theo định hướng quy hoạch, Khu công nghiệp Phong Điền dự kiến mở rộng lên 700 ha) và được chia làm 3 khu: khu A với diện tích 210 ha, khu B với diện tích 102,17 ha và khu C với diện tích 87,83 ha. Theo định hướng quy hoạch, Khu công nghiệp Phong Điền dự kiến mở rộng lên 700 ha.Nằm cách thành phố Huế khoảng 35 km về phía Bắc; nằm gần Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam. Cách sân bay quốc tế Phú Bài khoảng 50 km, cảng biển Thuận An 30km, cảng biển Chân Mây khoảng 70 km.

  • Khu công nghiệp Phú Đa
    Khu công nghiệp Phú Đa thuộc xã Phú Đa, huyện Phú Vang, vị trí đất cao, cốt bình quân là 4,5m; không bị ngập lụt; quỹ đất mở rộng khá thuận tiện. Cách Khu công nghiệp Phú Bài 6km, nằm cạnh Tỉnh lộ 10A, 10C, cách cảng Chân Mây 35km và cách cảng Thuận An 10km.

  • Khu công nghiệp La Sơn
    Khu công nghiệp La Sơn thuộc xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, nằm cạnh Tỉnh lộ 14b, nối huyện Nam Đông với Quốc lộ 1A, cách Quốc lộ 1A khoảng 2km.

  • Khu công nghiệp Quảng Vinh
    Khu công nghiệp Quảng Vinh thuộc địa bàn xã Quảng Vinh và một phần xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, vị trí cao, khá bằng phẳng, không bị ngập lụt; quỹ đất phát triển không ảnh hưởng đến dân cư và đất nông nghiệp, do đó việc đền bù, giải phóng mặt bằng ít. Khu công nghiệp này cách Khu công nghiệp Phong Điền 9km; giáp trục đường WB nối với Tỉnh lộ 11A, cách Tỉnh lộ 1A khoảng 600m.

  • Thừa Thiên Huế: Trung tâm du lịch lớn, đặc sắc của cả nước
    Nằm trên các trục giao thông quốc gia như đường sắt, đường bộ Bắc - Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cửa khẩu quốc gia A Đớt, Hồng Vân, hải cảng Thuận An, đặc biệt, có cảng nước sâu Chân Mây là “cửa ngõ” ra biển ngắn nhất và thuận lợi nhất của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; bên cạnh đó sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá, Thừa Thiên Huế thật sự là nơi lý tưởng để du lịch.

  • Thừa Thiên Huế: Trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước
    Tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định là trung tâm y tế chuyên sâu của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với 03 đơn vị đang được nhà nước đầu tư triển khai thực hiện dự án Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực miền Trung -Tây nguyên và cả nước là: Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung ương.

  • Thừa Thiên Huế: Trung tâm văn hóa của miền Trung và cả nước
    Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời. Từ xa xưa với vị trí chiến lược đặc biệt đã từng là phên dậu thứ tư về phương Nam của Đại Việt. Nơi đây luôn giữ một vị thế chiến lược, một miền đất đóng vai trò cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam. Những yếu tố đó đã tạo cho Thừa Thiên Huế truyền thống rất tiêu biểu, đáng tự hào về một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam.


    Trang đầu Trang trước 1 2 Trang kế Trang cuối