Đặc điểm chung về hình thái thái trằm, bàu
  

Ở Thừa Thiên Huế có tới 78 trằm, 4 bàu lớn nhỏ có tên, không tên và gặp ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Phong Điền, Quảng Điền. Trong vùng cát nội đồng thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền có hệ thống trằm bàu phân bố xen kẽ với trảng cát có hướng chung là Tây Bắc - Đông Nam. Đi từ phía quốc lộ 1A về đầm phá Tam Giang lần lượt gặp trằm ông Đàm, trằm Bàn (còn có tên trằm Ông Môi, hay trằm Mỹ Xuyên), trằm Cồn Tiên, trằm Nghiêm, trằm Thiềm, trằm Bàng, trằm Bàu Bàng. Chếch về phía Đông Nam và cũng với hướng từ rìa đồng bằng về phá Tam Giang còn có bàu Sen, bàu Niên, bàu Đen, bàu Tròn, bàu Thu, bàu Ruông... Các trằm, bàu dài từ 1.000-2.000m đến 5.000-8.000m, rộng từ 10-20m đến 300-400m, sâu khoảng 0,2-2,5m và phân bố cách nhau từ 200-500m đến 1.000-3.000m. Nước trong trằm, bàu rất phong phú, quanh năm có nước, đủ tưới cho ruộng đồng kể cả lúc khô hạn. Hiện có 21 trằm, bàu đóng vai trò như là hồ chứa nước với khả năng tưới từ 10 đến 35ha, ở một số hồ khả năng tưới lên đến 80-140 ha (hồ trằm Mỹ Xuyên).

 

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

 Bản in]